Giáo án Hóa học 12 - Tiết 37 đến tiết 69

I -MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được: hệ thống kiến thức của các chương về kim loại (đại cương về kim loại: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt và một số kim loại quan trọng).

2. Kĩ năng

- Dựa vào cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá để dự đoán tính chất của đơn chất và hợp chất của các kim loại.

- Giải bài tập tự luận bài tập trắc nghiệm xác định kim loại.

3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ các đồ vật bằng kim loại (chống ăn mòn kim loại) và bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản ở địa phương.

II - CHUẨN BỊ

 - Yêu cầu HS lập bảng tổng kết kiến thức của các chương về kim loại trước khi lên lớp tiết ôn tập phần hoá học kim loại.

III - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc121 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Tiết 37 đến tiết 69, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp X gồm Na, Na2O, NaOH và Na2CO3 phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 12,25% (loãng) đến khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc), biết dY/H2 = 11,50 và dung dịch Z chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 16,00%. Cô cạn dung dịch Z được 28,40 gam rắn khan. Giá trị của m là A. 19,80. B. 11,10. C. 17,50. D. 20,60. Câu 28. Khi dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Dựa vào đồ thị trên, khi lượng CO2 đã dẫn vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa xuất hiện tương ứng là A. 0,15 mol B. 0,45 mol C. 0,35 mol D. 0,50 mol Câu 29. Nhôm và hợp kim của nhôm có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Để xác định hàm lượng kim loại nhôm trong một loại hợp kim của nhôm (có chứa lượng nhỏ Mg và Zn), người ta đem 10,070 gam hợp kim đó chia thành 2 phần bằng nhau rồi tiến hành 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Hòa tan phần 1 trong dung dịch NaOH (đặc, nóng, dư) thu được 5,824 lít khí (đktc). Thí nghiệm 2: Hòa tan phần 2 trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được 5,936 lít khí (đktc). Hàm lượng của nhôm trong hợp kim trên là A. 91,160% . B. 92,950%. C. 45,580%. D. 69,710%. Câu 30. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,90 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 23,64. B. 15,76. C. 21,92. D. Kết quả khác. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn bài: 1/3/2018 Tiết dạy: 52 Hoa Lư, ngày.tháng..năm 2018 Kí duyệt Nguyễn Văn A Bài 31 - SẮT I. Mục tiêu dạy học 1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức - Biết vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử. - Biết tính chất vật lý, tính chất hóa học và trạng thái tự nhiên của sắt. b. Kĩ năng - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết cấu hình e nguyên tử, viết phương trình hoá học của các phản ứng minh hoạ tính chất của sắt. - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm - Rèn luyện khả năng học tập theo phương pháp so sánh, đối chiếu và suy luận logic. c. Thái độ - Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập. - Có ý thức bảo vệ những đồ dùng bằng sắt và hợp kim của sắt làm sao để có kết quả tốt nhất 2. Về phát triển năng lực Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau: - Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. - Năng lực tính toán. - Năng lực hoạt động nhóm - Năng lực đánh giá. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. GV - Máy tính, máy chiếu. - Các phiếu học tập 2. HS - Ôn lại các kiến thức đã học về cấu hình electron, tính chất kim loại III. Chuỗi các hoạt động: A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (5 phút) 1. Mục tiêu hoạt động - Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. - Nội dung HĐ: Vị trí cấu hình e của sắt, dự đoán tính chất của sắt 2. Phương thức tổ chức HĐ - GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1 - Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Trong HĐ này không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê các câu hỏi hoặc vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS: + HS có thể viết sai cấu hình electron của Fe2+, Fe3+ + Gặp khó khăn khi xác định tính chất hóa học của Sắt - Giải pháp hỗ trợ: + GV nhắc lại cho HS cách viết cấu hình của ion + GV gợi ý cho HS dựa vào tính chất chung của kim loại để dự đoán tính chất của Sắt Phiếu học tập số 1 Câu 1: Nguyên tử Fe có Z = 26. 1. Em hãy viết cấu hình electron của Fe, Fe2+, Fe3+. 2. Xác định vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Câu 2: Dự đoán tính chất của Sắt. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1 - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động nhóm, GV kịp thời phát hiện khó khăn vướng mắc của HS để có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được các Hs đã có những kiến thức nào, những kiến thức nào cần điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. II. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 2: Tính chất vật lý của Sắt (5 phút) 1. Mục tiêu hoạt động: nếu được tính chất vật lý của Sắt gồm: Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, có khối lượng riêng lớn (D=7,9g/cm3), nóng chảy ở 15400C. Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có tính nhiễm từ. 2. Phương thức tổ chức hoạt động GV: cho HS tìm hiểu SGK. Sau khi tìm hiểu SGK, GV yêu cầu HS nêu tính chất vật lý của Sắt. Hoạt động chung cả lớp: GV mời 1 HS nêu tính chất vật lý của Sắt, các HS khác góp ý bổ sung. Sau đó GV phân tích để HS nắm rõ hơn . 3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động. - Sản phẩm: HS nêu và nắm được tính chất vật lý của Sắt. - Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Thông qua sản phẩm học tập: báo cáo của cá nhân tìm ra chỗ sai và chuẩn hóa kiến thức. Hoạt động 3: Tính chất hóa học của Sắt (15 phút) 1. Mục tiêu hoạt động Nắm được tính chất hóa học của Sắt 2. Phương thức tổ chức hoạt động. Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS nêu lại dự đoán tính chất hóa học của Sắt ở hoạt động 1 GV yêu cầu chia HS thành 3 nhóm nhỏ và hoàn thành phiếu học tập số 2: HS: Đại diện các nhóm lên trình bày trên bảng; các nhóm khác góp ý kiến, sửa chữa, bổ sung Phiếu học tập số 2 1 .Hoàn thành các phản ứng sau (nếu có) và xác định vai trò của Sắt trong các phản ứng? 2. Cho biết các phản ứng thuộc tính chất chung gì của kim loại? Nhóm 1: - Fe + O2 - Fe + S - Fe + Cl2 - Fe + C Nhóm 2: -Fe + H2SO4(loãng) → -Fe + H2SO4(đặc) → -Fe + HNO3 (loãng) → -Fe + HNO3 (đặc) → Nhóm 3: - Fe+ CuSO4 ® - Fe + MgSO4 ® - Fe + H2O -Fe + H2O 3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động. -Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 2 - Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động: Thông qua sản phẩm học tập của các nhóm HS; GV tìm ra chỗ sai và chuẩn hóa kiến thức Hoạt động 4: Trạng thái tự nhiên (3 phút) 1. Mục tiêu hoạt động Nắm được trạng thái tự nhiên của Sắt gồm: - Sắt chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ trái đất. - Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất. Quặng sắt quan trọng: manhetit (Fe3O4), hematit đỏ ( Fe2O3), hematit nâu (Fe2O3.nH2O), xiđerit (FeCO3), pirit (FeS2). - Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu. 2. Phương thức tổ chức hoạt động. GV: cho HS tìm hiểu SGK. Sau khi tìm hiểu SGK, GV yêu cầu HS nêu trạng thái tự nhiên của Sẳt. GV: mời 1 HS nêu trạng thái tự nhiên của Sắt, các HS khác góp ý bổ sung. Sau đó GV phân tích để HS nắm rõ hơn . III. Hoạt động luyện tập (15 phút) a, Mục tiêu hoạt động: - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về tính chất hóa học của Sắt - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. - Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3 b, Phương thức tổ chức HĐ: - Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, mở rộng sự liên tưởng tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 1. Mức độ biết: Câu 1. Trong các tính chất lý học của sắt thì tính chất nào là đặc biệt? A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. B. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. C. Khối lượng riêng rất lớn. D. Có khả năng nhiễm từ. Câu 2. Phản ứng nào trong đó các phản ứng sau sinh ra FeSO4? A. Fe + Fe2(SO4)3 B. Fe + CuSO4 C. Fe + H2SO4 đặc, nóng D. A và B đều đúng. Câu 3. Phương trình phản ứng nào dưới đây không đúng: A. Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2; B. Fe + H2O FeO + H2; C. Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu; D. Fe + Cl2 ® FeCl2. 2.Mức độ hiểu: Câu 1. Cấu hình electron nào dưới đây được viết đúng: A. 26Fe3+(Ar)3d5; B. 29Cu2+(Ar) 3d74s2; C. 26Fe (Ar) 3d74s1; D. 24Cr2+(Ar) 3s24d2. Câu 2. Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Fe(OH)2 với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là A. 11. B. 14. C. 12. D. 9. Câu 3. Phương trình phản ứng nào dưới đây không đúng: A. 3Fe + 2O2 Fe3O4; B. 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2; C. Fe + H2O FeO + H2; D. Fe + 2H2SO4 đặc FeSO4 + SO2+ 2H2O. 3.Vận dụng thấp .Câu 1. Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là A. 15 gam. B. 17 gam. C. 16 gam. D. 18 gam Câu 2. Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam Câu3. Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là A. Zn. B. Ni. C. Al. D. Fe. Câu 4. Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là A. 231 gam. B. 23,2 gam. C. 232 gam. D. 234 gam. 4.Vận dụng cao Câu 1. Cho phản ứng: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O, hệ số cân bằng của các chất phản ứng lần lượt là: A. 8, 10, 2; B. 10, 2, 8; C. 2, 8, 10; D. 5, 9, 6. Câu 2 : Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là A. 9,75. B. 8,75. C. 7,80. D. 6,50. IV. Vận dụng và tìm tòi mở rộng ( 2 phút ) 1. Mục tiêu hoạt động: Nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập nhằm mở rộng kiến thức của HS, GV động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là những HS khá giỏi và chia sẻ với các bạn trong lớp. 2. Nội dung hoạt động: HS giải quyết câu hỏi sau: Trong các quặng Sẳt sau quặng nào chứa hàm lượng Sắt cao nhất: manhetit, hematit đỏ, xiđerit, pirit. 3. Phương thức tổ chức hoạt động: GV hướng dẫn HS về nhà làm 5. Kiển tra, đánh giá kết quả hoạt động: GV cho HS báo cáo kết quả hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp theo, động viên khích lệ HS kịp thời. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn bài: 2/3/2018 Tiết dạy: 53 Hoa Lư, ngày.tháng..năm 2018 Kí duyệt Nguyễn Văn A Bài 32 - HỢP CHẤT CỦA SẮT - Tiết 53 về hợp chất của sắt gồm các nội dung: Tính chất cửa các hợp chất Fe2+. - Bài giảng được thiết kế theo hướng: GV là người tổ chức, định hướng các hoạt động học tập còn HS thực hiện các nhiệm vụ do GV chuyển giao một cách chủ động, tích cực. GV theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm giúp HS giải quyết vấn đề học tập một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực cho HS. - Bài giảng thực hiện trong 2 tiết. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Biết được : - Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt. Hiểu được : + Tính khử của hợp chất sắt (II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II). + Tính oxi hoá của hợp chất sắt (III) : Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III). 2. Kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt. - Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học . - Nhận biết được ion Fe2+ , Fe3+ trong dung dịch. - Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng. - Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm. 3. Thái độ - Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập. - Có ý thức bảo vệ những đồ dùng bằng sắt và hợp kim của sắt làm sao để có kết quả tốt nhất 4. Về phát triển năng lực Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau: - Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. - Năng lực tính toán. - Năng lực hoạt động nhóm. - Năng lực đánh giá. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. GV: Đinh sắt, mẩu dây đồng, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch FeCl3. 2. HS: Làm BTVN, đọc bài mới trước khi đến lớp. III. PHƯƠNG PHÁP Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm. IV. Chuỗi các hoạt động: 1. Giới thiệu chung GV huy động các kiến thức HS đã được học về phản ứng oxh- khử. HĐ trải nghiệm, kết nối: Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học và quan sát nêu hiện tượng HS. HĐ hình thành kiến thức: Thông qua các thí nghiệm, trả lời phiếu học tập và các kiến thức đã học HS hình thành kiến thức về tính chất của các hợp chất của sắt. 2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (15 phút) Mục tiêu hoạt động: - Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. - Nội dung HĐ: Tìm hiểu về tính chất hóa học Fe2+ (tính khử). Phương thức tổ chức hoạt động: - GV tổ chức cho các nhóm HS tiến hành các thí nghiệm hoặc tìm video các thí nghiệm theo sự phân công ở phiếu học tập 2, 3,4. - GV yêu cầu các nhóm HS: quan sát, nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích. - HS trả lời, từ các thông tin HS trả lời. GV gợi ý để HS hoàn thành vào phiếu học tập. Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động: - Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành câu hỏi trong phiếu học tập số 1, 2, 3, 4. - Dự kiến khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: + Dựa vào thông tin đã cho trong phiếu học tập, kết hợp với kiến thức đã học. HS có thể hoàn thành các phiếu học tập Nếu HS gặp khó khăn ở phần này, GV có thể gợi ý cách làm thí nghiệm. GV chú ý sau khi thí nghiệm xong ngâm dụng cụ trong dung dịch Ca(OH)2. Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của FeO. Mục tiêu hoạt động: - Nêu được tính khử và tính oxi hóa , viết PTHH chứng minh tính chất của sắt (II). - Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ. Phương thức tổ chức hoạt động: -HĐ cá nhân: Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập 1. -HĐ nhóm: GV cho HS hoạt động nhóm nhằm trao đổi, bổ sung trong kết quả hoạt động cá nhân. -HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung . GV giúp HS tìm lỗi sai để hoàn chỉnh kiến thức. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Em hãy cho biết tính chất hoá học cơ bản của hợp chất sắt (II) là gì? Vì sao? Câu 2: Yêu cầu HS cho biết TCVL của FeO - HS: nghiên cứu tính chất vật lí của sắt (II) oxit. - GV: Yêu cầu HS lên bảng minh họa TCHH của FeO - HS: viết PTHH của phản ứng biểu diễn tính khử của FeO. - GV: giới thiệu cách điều chế FeO. - HS: Nghe TT. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: + HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về viết phương trình phản ứng. Khi đó GV lưu ý cho HS về tính chất của FeO. Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động: - Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành câu hỏi phiếu học tập số 1. I. Tính chất của FeO: a. Tính chất vật lí: (SGK) b. Tính chất hoá học 3FeO + 10H+ + → 3Fe3+ + NO­ + 5H2O c. Điều chế -Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo. Hoạt động 2: Tìm hiểu Sắt (II) hiđroxit Mục tiêu hoạt động: - Biết cách viết phương trình phản ứng chứng minh tính khử của Fe(OH)2. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Phương thức tổ chức hoạt động: -HĐ cá nhân: Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập 2. -HĐ nhóm: GV cho HS hoạt động nhóm nhằm trao đổi, bổ sung trong kết quả hoạt động cá nhân. -HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung . GV giúp HS tìm lỗi sai để hoàn chỉnh kiến thức. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - GV: Yêu cầu HS cho biết TCVL của Fe(OH)2 - HS: nghiên cứu tính chất vật lí của sắt (II) hiđroxit. - GV: biểu diễn thí nghiệm điều chế Fe(OH)2. - HS: quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích vì sao kết tủa thu được có màu trắng xanh rồi chuyển dần sang màu nâu đỏ. -Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: + HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về viết phương trình phản ứng. Khi đó GV lưu ý cho HS về tính chất của FeO. Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động: -Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành câu hỏi phiếu học tập số 2: HS: Đại diện các nhóm HS được treo bảng lên trình bày. Các nhóm HS còn lại theo dõi so sánh với phần nghiên cứu mà mình thu nhận được, nhận xét và hoàn thiện phần kiến thức vào phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 2. Sắt (II) hiđroxit a. Tính chất vật lí : (SGK) b. Tính chất hoá học Thí nghiệm: Cho dung dịch FeCl2 + dung dịch NaOH FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2¯ + 2NaCl 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 c. Điều chế: Điều chế trong điều kiện không có không khí. GV: Nhận xét, đính chính một số điểm kiến thức quan trọng và thiếu chính xác nếu HS còn nhầm lẫn đồng thời bổ sung, minh họa một số phần kiến thức trên slide. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: trong quá trình HS hoạt động cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức . Hoạt động 2: Tìm hiểu muối sắt (II) Mục tiêu hoạt động: - Nêu được tính khử và, viết PTHH chứng minh tính khử của muối sắt (II). - Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ. Phương thức tổ chức hoạt động: - HĐ cá nhân: Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập 3. - HĐ nhóm: GV cho HS hoạt động nhóm nhằm trao đổi, bổ sung trong kết quả hoạt động cá nhân. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung . GV giúp HS tìm lỗi sai để hoàn chỉnh kiến thức. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 - GV: Yêu cầu HS cho biết TCVL của muối sắt (II) - HS: Nghiên cứu tính chất vật lí của muối sắt (II). - GV: Yêu cầu HS lên bảng minh họa TCHH của muối sắt (II) - HS: Lấy thí dụ để minh hoạ cho tính chất hoá học của hợp chất sắt (II). - GV: Giới thiệu phương pháp điều chế muối sắt (II). - HS: Nghe TT. - GV: Vì sao dung dịch muối sắt (II) điều chế được phải dùng ngay ? - HS: Nghe TT. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: + HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về viết phương trình phản ứng. Khi đó GV lưu ý cho HS về tính chất của FeO. Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động -Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành câu hỏi phiếu học tập số 3: HS: Đại diện các nhóm HS được treo bảng lên trình bày. Các nhóm HS còn lại theo dõi so sánh với phần nghiên cứu mà mình thu nhận được, nhận xét và hoàn thiện phần kiến thức vào phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 3. Muối sắt (II) a. Tính chất vật lí : Đa số các muối sắt (II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước. Thí dụ: FeSO4.7H2O; FeCl2.4H2O b. Tính chất hoá học c. Điều chế: Cho Fe (hoặc FeO; Fe(OH)2) tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2­ FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O % Dung dịch muối sắt (II) điều chế được phải dùng ngay vì trong không khí sẽ chuyển dần thành muối sắt (III). GV: Nhận xét, đính chính một số điểm kiến thức quan trọng và thiếu chính xác nếu HS còn nhầm lẫn đồng thời bổ sung, minh họa một số phần kiến thức trên slide. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: trong quá trình HS hoạt động cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức . C. Hoạt động luyện tập (7 phút) Mục tiêu hoạt động: - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về tính chất hóa học của Fe2+ và Fe3+. - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. Nội dung HĐ: làm các bài tập sau: 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau: a) HNO3 + FeO b) FeCl2 + Cl2 c) HNO3+Fe(OH)2 2: Nghiên cứu thí nghiệm sau: TN: “HNO3 đặc tác dụng FeO”. Cho mẫu FeO vào một nhánh của ống nghiệm (hai nhánh), cho 2ml dung dịch HNO3 đặc vào nhánh còn lại, dùng bông có tẩm dd NaOH đặt trên miệng ống nghiệm, nghiêng ống nghiệm cho dung dịch HNO3 tràn qua nhánh chứa FeO. Quan sát, nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và xác định vai trò của HNO3 trong phản ứng trên dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố nitơ? 3. Viết PTHH của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau: Phương thức tổ chức hoạt động: Cho hs lên bảng làm. Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động: - Sản phẩm hoạt động: HS bổ sung, hoàn thiện nội dung đúng trong phiếu học tập của cá nhân. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: trong quá trình HS hoạt động cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức . D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng (3 phút) Mục tiêu hoạt động: - Giúp HS giải quyết các câu hỏi bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho HS. - GV động viên các HS tham gia nghiên cứu và chia sẻ kết quả với lớp. Phương thức tổ chức hoạt động: - GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp, trực tiếp tại địa phương..). GV có thể chia lớp thành 3 nhóm: 5. Bài tập về nhà: (1') - Bài tập về nhà: 1 → 3 trang 145 (SGK). - Xem trước phần HỢP CHẤT SẮT III. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn bài: 5/3/2018 Tiết dạy: 54 Hoa Lư, ngày.tháng..năm 2018 Kí duyệt Nguyễn Văn A Bài 32 - HỢP CHẤT CỦA SẮT - Tiết 54 về hợp chất của sắt gồm các nội dung: Tính chất cửa các hợp chất Fe3+. - Bài giảng được thiết kế theo hướng: GV là người tổ chức, định hướng các hoạt động học tập còn HS thực hiện các nhiệm vụ do GV chuyển giao một cách chủ động, tích cực. GV theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm giúp HS giải quyết vấn đề học tập một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực cho HS. - Bài giảng thực hiện trong 1 tiết. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Biết được : - tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt. Hiểu được : + Tính oxi hoá của hợp chất sắt (III) : Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III). 2. Kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt. - Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học. - Nhận biết được ion Fe3+ trong dung dịch. - Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng. - Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm. 3. Thái độ - Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập. - Có ý thức bảo vệ những đồ dùng bằng sắt và hợp kim của sắt làm sao để có kết quả tốt nhất. 4. Về phát triển năng lực Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau: - Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. - Năng lực tính toán. - Năng lực hoạt động nhóm - Năng lực đánh giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12317641.doc
Tài liệu liên quan