Bài 1: Lập CTHH cho các hợp chất:
a. Cu(II) và Cl b. Al và (NO3) c. Ca và (PO4)
d. ( NH4) và (SO4) e. Mg và O g. Fe(III) và (SO4).
Bài 2: Lập CTHH giữa sắt có hóa trị tương ứng trong công thức FeCl2 với nhóm (OH).
Bài 3: Lập CTHH cho các hợp chất:
1. Al và (PO4) 2. Na và (SO4) 3. Fe (II) và Cl
4. K và (SO3) 5. Na và Cl 6. Zn và Br
7. Na và (PO4) 8. Ba và (HCO3) 9. Mg và (CO3)
10. K và (H2PO4) 11. Hg và (NO3) 12.Na và (HSO4)
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8: Lập công thức hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC
I. LÝ THUYẾT VỀ CTHH
1. Công thức hóa học của đơn chất: Ax
Với kim loại và một số phi kim ở trạng thái rắn thì x = 1. Ví dụ: Cu, Ag, Fe, Ca
Với các phi kim ở trạng thái khí thường thì x = 2. Vi dụ: O2; Cl2; H2; N2
2. Công thức hóa học của hợp chất: AxByCzDt
H20
3. Ý nghĩa của CTHH:
CTHH cho biết:
Nguyên tố nào tạo ra chất.
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
Phân tử khối của chất.
4. Quy tắc về hóa trị:
“ Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia”
a b
AxBy => a.x = b.y.
5. Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị:
Các bước thực hiện:
Viết CT dạng chung: AxBy.
Áp dụng qui tắc hóa trị: x.a = y.b
Rút ra tỉ lệ: xy = ba = b′a′ (tối giản)
Viết CTHH.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Bài tập mẫu:
Lập CTHH cho các hợp chất:
a. Al và O
b. Ca và (OH)
c. NH4 và NO3.
Giải:
III II
a. CT dạng chung: AlxOy.
- Áp dụng qui tắc về hóa trị, ta có: x.III = y.II
- Rút ra tỉ lệ: x/y = II/III => x = 2; y = 3
- Suy ra CTHH: Al2O3
II I
b. CT dạng chung: Cax(OH)y.
- Áp dụng qui tắc về hóa trị: x.II = y.I
- Rút ra tỉ lệ: xy = III => x = 1; y = 2
- Suy ra CTHH: Ca(OH)2 (Chỉ số bằng 1 thì không ghi trên CTHH)
c. CT dạng chung: (NH4)x(NO3)y.
- Áp dụng qui tắc về hóa trị: x.I = y.I
- Rút ra tỉ lệ: xy = II => x = 1; y = 1
- Suy ra CTHH: NH4NO3
2. Bài tập củng cố:
Bài 1: Lập CTHH cho các hợp chất:
a. Cu(II) và Cl b. Al và (NO3) c. Ca và (PO4)
d. ( NH4) và (SO4) e. Mg và O g. Fe(III) và (SO4).
Bài 2: Lập CTHH giữa sắt có hóa trị tương ứng trong công thức FeCl2 với nhóm (OH).
Bài 3: Lập CTHH cho các hợp chất:
1. Al và (PO4) 2. Na và (SO4) 3. Fe (II) và Cl
4. K và (SO3) 5. Na và Cl 6. Zn và Br
7. Na và (PO4) 8. Ba và (HCO3) 9. Mg và (CO3)
10. K và (H2PO4) 11. Hg và (NO3) 12.Na và (HSO4)
Cách làm khác:
Viết CT dạng chung: AxBy.
Tìm bội số chung nhỏ nhất của 2 hóa trị (a,b) = c
Suy ra: x = c: a ; y = c:b
Viết CTHH.
Ví dụ: Lập CTHH cho hợp chất: Al và O
Giải:
III II
- CT dạng chung: AlxOy.
- BSCNN (3,2) = 6
- x = 6: 3 = 2; y = 6 : 2 =3
- Vậy CTHH: Al2O3
Ghi chú: Có thể lập nhanh một CTHH
- Khi a = 1 hoặc b = 1 hoặc a = b = 1 => x = b ; y = a.
- Khi a, b không phải là bội số của nhau (a không chia hết cho b và ngược lại) thì x = b; y = a.
Chẳng hạn: Trong ví dụ trên: 2 và 3 không phải là bội số của nhau => x = 2; y = 3 => CTHH: Al2O3.
Cảm ơn các bạn đã chia sẻ!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 9 Cong thuc hoa hoc_12445522.doc