I. Kiến thức cần nhớ
1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các khái niệm
Vật thể tạo nên từ chất
Chất tạo nên từ nguyên tử
2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử:
- đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
- hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 11 Bài 8: Bài luyện tập 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...............
Ngày dạy : ................
Tuần: 06 - Tiết: 11
Bài 8: BÀI LUYỆN TẬP 1
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Hệ thống lại những kiến thức về các khái niệm cơ bản: chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, phân tử.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân biệt chất, vật thể; tách chất
- Kỹ năng giải một số bài tập về xác định nguyên tố hóa học dựa vào nguyên tử khối.
c. Thái độ:
Giáo dục cho HS thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học, biết cách vận dụng lý thuyết vào thực tế.
2. CHẨN BỊ :
- GVCB: Bảng phụ; hệ thống những kiến thức cơ bản của chương
Cách giải bài tập sgk,1 số bài tập nâng cao
- HSCB: Ôn lại các khái niệm cơ bản đã học từ bài 2 – 6.
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp:1
Kiểm tra bài cũ:
c. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ:10’
- Treo sơ đồ lên bảng
- Nhắc lại một số kiến thức trọng tâm.
+ Vật thể được cấu tạo từ đâu?
+ Chất tạo nên từ đâu?
+ Có mấy loại chất?
+ Thế nào là đơn chất?
+ Thế nào là hợp chất?
- Gọi 1 HS đọc thông tin sgk
- Đặt ra hệ thống câu hỏi, gọi HS lần lượt trả lời:
+ Nguyên tử là gì?
+ Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
+ Hạt nhân có cấu tạo như thế nào?
+ Nguyên tố hóa học là gì?
+ Nguyên tử khối là gì?
+ Phân tử là gì?
+ Phân tử khối là gì?
- Quan sát sơ đồ
- Ghi nhớ những kiến thức trọng tâm.
→ Vật thể tạo nên từ chất
→ Chất tạo nên từ nguyên tử
→ Có 2 loại: đơn chất, hợp chất
→ Là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
→ Là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
- Đọc thông tin
- Trả lời:
→ Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
→ Gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ được tạo bởi 1 hay nhiều lớp e mang điện tích âm.
→ gồm hạt proto (p, +) và hạt nơtron (n, không mang điện)
→ là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p
→ Là khối lượng nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon
→ Là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
→ Là khối lượng phân tử đựơc tính bằng đvC
I. Kiến thức cần nhớ
1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các khái niệm
Vật thể tạo nên từ chất
Chất tạo nên từ nguyên tử
2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử:
- đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
- hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
- Nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ được tạo bởi 1 hay nhiều lớp e mang điện tích âm.
- Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon
Phân tử khối là khối lượng phân tử đựơc tính bằng đvC
Hoạt động 2: Bài tập:30’
- Gọi 1 HS làm bài tập 1 sgk/31
a) Phân biệt đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, chất?
b) Tách riêng từng chất trong hỗn hợp: bột sắt, nhô, mùn gỗ.
Bài tập 2 sgk/31
- Treo sơ đồ cấu tạo nguyên tử Mg.
- Gọi 2 HS làm 2 câu a, b
- Nhận xét và đưa đáp án đúng.
Bài tập 3/31:
- Gọi 1 HS đọc bài tập 3 và lên bảng sữa.
Bài tập 4/31sgk:
- Gọi 1 HS đọc và làm bài tập.
Bài tập 5/31:
- Gọi HS đọc đề.
- HD HS: câu sau gồm 2 ý:
+ Ý 1: nước cất là 1 hợp chất
+ Ý 2: vì nước cất sôi đúng ở 100oC
? Ý nào đúng, ý nào sai?
? Có thể sửa ý 1 hoặc ý 2 lại được không? Sửa như thế nào?
- Lên bảng làm bài tập 1:
a) + Vật thể tự nhiên: thân cây
+ Vật thể nhân tạo: chậu
+ Chất: chất dẻo, nhôm, xenlulozơ
b) Dùng nam châm hút sắt ra khỏi hỗn hợp
Cho hỗn hợp còn lại vào nước: Nhôm nặng hơn nước nên chìm xuống đáy, còn gỗ nhẹ hơn nước nên nổi lên mặt. Ta vớt gỗ lên và lọc sắt ra ta thu được 2 chất còn lại.
Làm bài tập và chữa vào vở.
a) Theo đề cho: hợp chất nặng hơn H2 3 lần mà PTK(H2) = 2
→ PTK của hợp chất
= 31 x PTK(H2)
=31 x 2 = 62đ.v.C
b) Hợp chất gồm: 1O và 2X
PTK h.chất = 16+2X = 62 đ.v.C
→
Vậy X là Natri (Na)
- Nhớ lại những kiến thức đã học hoàn thành bài tập 4.
- Đọc đề
- HS suy nghĩ làm bài
→ Cả 2 ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích cho ý 1.
- Có thể
II. Bài tập:
Bài tập 1:
a)+ Vật thể tự nhiên: thân cây
+ Vật thể nhân tạo: chậu
+ Chất: chất dẻo, nhôm, xenlulozơ
b) Dùng nam châm hút sắt ra khỏi hỗn hợp.
Cho hỗn hợp còn lại vào nước: Nhôm nặng hơn nước nên chìm xuống đáy, còn gỗ nhẹ hơn nước nên nổi lên mặt. Ta vớt gỗ lên và lọc sắt ra ta thu được 2 chất còn lại.
Bài tập 2:
a) Số p = 12
Số e = 12
Số lớp e = 3
Số e ngoài cùng = 2
b) + Giống:
-lớp 1: có 2e
-lớp 2: có 8e
-lớp ngoài: có 2e
+ Khác:
Ca Mg
p=20 p=12
e=20 e=20
số lớp e=3 sl e=3
Bài tập 3/31:
(bài giải ở HĐHS)
Bài tập 4:
a) Ng.tố hóa học
Hợp chất
b) Phân tử
Liên kết với nhau
Đơn chất
c) Đơn chất
Ng.tố hóa học
d) Hợp chất
Phân tử
Liên kết với nhau
e) Chất
Nguyên tử
Đơn chất
Bài tập 5:
“Nước cất là 1 hợp chất, vì nước cất sôi ở 100oC”
→ Phương án D đúng
- Sửa ý 1: Nước cất là nước tinh khiết
- Sửa ý 2: Vì nước cất được tạo nên từ 2 nguyên tố H và O.
d. Củng cố:3’
Bài tập: Phân tử 1 hợp chất gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử hiđro và nặng bằng nguyên tử oxi.
a) Tính NTK của X, cho biết tên, KHHH của X.
b) Tính % về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.
Giải: a) Theo đề bài: + Hợp chất gồm: 1X và 4H
→ PTK của HC = X + 4x1 (1)
+ PTK của HC = PTK của O2 = 16 (2)
Vậy từ (1) và (2) ta có: X + 4 = 16
→ X = 16 – 4 = 12 đ.v.C
Vậy X là nguyên tố Cacbon
b) % về khối lượng của C trong hợp chất là:
e. Dặn dò:1’
- Làm hoàn chỉnh các bài tập vào vở bài tập.
- Ôn lại định nghĩa: Đơn chất, hợp chất, phân tử.
- Xem trước bài 9 : “CÔNG THỨC HÓA HỌC”
f. Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 11_Bai 8_Bai luyen tap.doc