Hoạt động 1: Thành phần của không khí: 15’
1. Thí nghiệm:
- Tiến hành thí nghiệm: Lấy ống trụ chia làm 6 vạch, đặt ống trụ không đáy vào chậu nước đến mức 1. Đốt P đỏ ngoài không khí rồi cho vào ống trụ và đậy kín miệng bằng nút cao su.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Trong khi P cháy, mực nước trong ống trụ thay đổi thế nào?
+ Vì sao có hiện tượng như vậy?
+ Oxi trong không khí phản ứng hết chưa? Vì sao ?
+ Nước dâng lê đến vạch thứ 2, chứng tỏ điều gì?
+ Vậy tỉ lệ chất khí còn lại trong không khí là bao nhiêu?
- Thông báo: chất khí còn lại đó không duy trì sự cháy, sự sống, không làm đục nước vôi trong → đó là khí Nitơ.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về thành phần không khí.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 45 Bài 28: Không khí – sự cháy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...............
Ngày dạy : ..............
Tuần: 23 - Tiết: 45
Bài 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí và nắm được thành phần của không khí theo thể tích gồm có 78%N2 ; 21% O2 và 1% khí khác.
- HS hiểu và biết đượccách bảo vệ không khí trong lành.
b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát tìm tòi và nhận xét các hiện tượng hóa học.
c. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức giữ cho môi trường không khí trong sạch, không bị ô nhiễm và yêu thích môn học .
2. CHẨN BỊ :
- GVCB: Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.
- HSCB: Ôn tập kiến thức về oxi.
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp: 1’
Kiểm tra bài cũ: 10’
- HS1: Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách nào? Viết PTHH minh họa.
- GV: Trong PTN, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KMnO4, KClO3.
to
PTPƯ:
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
to
2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑
- HS2: Thế nào là phản ứng phân hủy? Viết PTHH minh họa.
- GV: Phản ứng phân hủy là PƯHH trong đó chỉ có 1 chất tham gia phản ứng sinh ra 2 hay nhiều chất mới.
to
Vd: CaCO3 → CaO +CO2 ↑
c. Bài mới:
* Mở bài: 1’ Thành phần của các chất khí trong không khí là bao nhiêu? Có cách nào xác định được? tại sao cần bảo vệ môi trường không khí luôn trong sạch?
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Thành phần của không khí: 15’
1. Thí nghiệm:
- Tiến hành thí nghiệm: Lấy ống trụ chia làm 6 vạch, đặt ống trụ không đáy vào chậu nước đến mức 1. Đốt P đỏ ngoài không khí rồi cho vào ống trụ và đậy kín miệng bằng nút cao su.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Trong khi P cháy, mực nước trong ống trụ thay đổi thế nào?
+ Vì sao có hiện tượng như vậy?
+ Oxi trong không khí phản ứng hết chưa? Vì sao ?
+ Nước dâng lê đến vạch thứ 2, chứng tỏ điều gì?
+ Vậy tỉ lệ chất khí còn lại trong không khí là bao nhiêu?
- Thông báo: chất khí còn lại đó không duy trì sự cháy, sự sống, không làm đục nước vôi trong → đó là khí Nitơ.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về thành phần không khí.
- Quan sát hiện tượng
→ Mực nước trong ống trụ dâng lên đến mức thứ 2.
→ Vì P đã tác dụng với oxi trong không khí
→ Đã phản ứng hết. Vì áp suất trong không khí giảm, do đó mực nước dâng lên thay thế cho oxi, và khi hết oxi thì nước không dâng nửa.
→ Lượng oxi đã phản ứng khoảng 1/5 thể tích không khí
→ 4/5
- Rút ra kết luận
I. Thành phần của không khí
1. Thí nghiệm:
- Thí nghiệm : (sgk)
Không khí là hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 về thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm khỏang 21% về thể tích không khí, phần còn lại là khí nitơ.
Hoạt động 2: Ngòai khí oxi và nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác: 5’
- Đặt câu hỏi gọi HS trả lời:
? Theo em trong không khí ngoài khí O2 và N2 còn có khí nào khác?
? Em hãy chứng minh trong hkông khí có hơi nước?
? Giải thích hiện tượng có màng trắng mỏng trên mặt hố vôi tôi?
? Còn khí nào khác không?
- Yêu cầu HS rút ra kết luân.
→ CO2 , hơi nuớc
→ Cốc nước lạnh có những giọt nước nhỏ đọng bên ngoài, sương mù
→ Do có khí CO2 trong không khí tác dụng với vôi tôi
→ Bụi khói, khí hiếm
- Rút ra kết luận
2. Ngòai khí oxi và nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác
Ngoài oxi và nitơ, trong không khí còn có các khí khác như: CO2, hơi nước, khí hiếm, bụi khói chiếm khỏang 1% thể tích không khí.
Hoạt động 3: Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm: 5’
- Hỏi: ? Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
? Tác hại của ô nhiễm mội trường?
? Theo các em nghĩ cần có biện pháp nào phòng tránh ô nhiễm môi trường?
→ Các khí độc do các nhà máy thải ra, các lò đốt, các phương tiện giao thông, chặt phá cây rừng bừa bải.
→ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật, gây hạn hán, lủ lụt
→ Hạn chế khí độc thải ra, trồng nhiều cây xanh
3. Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm
- Không khí ô nhiễm gây tác hại đến sức khỏe con người và động vật, phá hoại các công trình xây dựng.
- Biện pháp bảo vệ không khí:
d. Củng cố: 7’
Gọi HS1 đọc ghi nhớ sgk
HS2: Thành phần không khí gồm những khí nào và chiếm thể tích bao nhiêu?
GV: Không khí là hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 về thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm khỏang 21% về thể tích không khí, phần còn lại là khí nitơ.
HS3: Nêu biện pháp bảo vệ không khí tránh ô nhiễm.
GV: Hạn chế khí độc thải ra.
Trồng nhiều cây xanh.
- Cho HS làm bài tập 1/sgk: → Đáp án: C
e. Dặn dò: 1’
- Học bài
- Làm các bài tập 1, 2 trang 98 sgk vào vở bài tập.
- Xem trước phần II: “Sự cháy và sự oxi hóa chậm”
f. Rút kinh nghiệm :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 45_Bai 28_Khong khi - su chay.doc