Giáo án Hóa học 8 - Tiết 57 Bài 36: Nước (tiết 2)

Hoạt động 2: Tính chất hóa học: 20’

- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét các hiện tượng xảy ra khi:

+ Nhúng quỳ tím vào cốc nước.

+ Cho mẫu natri vào cốc nước

+ Thu khí sinh ra bằng cách đẩy không khí và đốt khí đó.

+ Nhúng quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng.

- Giảng giải: dung dịch làm quỳ tím hóa xanh đó là 1 loại bazơ (NaOH)

- Yêu cầu HS rút ra kết luận

 

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 57 Bài 36: Nước (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ............. Ngày dạy : ............... Tuần: 29 - Tiết: 57 Bài 36: NƯỚC (tiết 2) 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - HS nắm được tính chất vật lý và hóa học của nước. - HS hiểu và viết được PTHH thể hiện tính chất hóa học của nước - Nắm đựơc các nguyên nhần và biện pháp tránh ô nhiễm môi trường nước. b. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS kỹ năng viết PTHH và tính toán theo PTHH. c. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức yêu thích môn học. 2. CHẨN BỊ : - GVCB: Dụng cụ, hóa chất thí nhiệm TCHH của nước. - HSCB: Đọc bài trước ở nhà. 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp: 1’ Kiểm tra bài cũ: 5’ -GV: Nêu thành phần hóa học của nước. - HS: Nước là hợp chất được tạo bởi 2 ntố hóa học là H và O. c. Bài mới: * Mở bài: 1’ Chúng đã đã tình hiểu thành phần hóa học của nước. Vậy nước có những tính chất vật lý và hóa học gì? HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Tính chất vật lý: 5’ - Cho HS q.sát cốc nước cất. - y/c HS nhận xét các tính chất: + Trạng thái, màu sắc, mùi vị của nước. + Nhiệt độ sôi của nước. + Nhiệt độ hóa rắn của nước - Nhận xét, rút ra kết luận. - Quan sát nước cất - Nhận xét → Chất lỏng không màu, không mùi, không vị. → tosôi = 100o C (p=1atm) tohóa rắn = 0oC II Tính chất của nước 1. Tính chất vật lý: - Nước là chất lỏng, không màu, không mùi không vị, sôi ở 100oC và hóa rắn ở 0oC. - Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí. Hoạt động 2: Tính chất hóa học: 20’ - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét các hiện tượng xảy ra khi: + Nhúng quỳ tím vào cốc nước. + Cho mẫu natri vào cốc nước + Thu khí sinh ra bằng cách đẩy không khí và đốt khí đó. + Nhúng quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng. - Giảng giải: dung dịch làm quỳ tím hóa xanh đó là 1 loại bazơ (NaOH) - Yêu cầu HS rút ra kết luận - Gọi HS viết PTHH. - GV làm TN cho HS quan sát: + Cho 1 cục nhỏ vôi sống (CaO) vào cốc thủy tinh và rót 1 ít nước vào. + Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng → Hiện tượng như thế nào? + Giải thích? - Gọi Hs viết PTHH. - Thông báo: Nước còn có thể kết với với 1 số oxit bazơ khác (K2O, Na2O, Ba(OH)2) tạo ra bazơ - GV làm thí nghiệm cho HS quan sát và nhận xét hiện tượng:. + Đốt photpho trong lọ đựng oxi. + Rót 1 ít nước vào lọ và lắc đều cho chất bột tan ra. + Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng. - Giảng giải: Dung dịch tạo thành sau phản ứng làm quỳ tím hóa đỏ là axit (H3PO4). - Gọi HS viết PTHH. - Thông báo: Nước còn có thể hóa hợp với nhiều oxit axit khác (SO2, SO3, N2O5, CO2) tạo ra axit. → Không có hiện tượng gì. → Mẫu natri chạy nhanh trên mặt nước (nóng chảy thành giọt tròn màu trắng) và tan dần. → Nghe tiếng nổ. Đó là khí H2. → Quỳ tím hóa xanh →Nước có thể tác dụng với 1 số kim loại ở nhiệt độ thường như: K, Na 2Na +2H2O→2NaOH +H2↑ → Phản ứng tỏa nhiệt, có hơi nước bốc lên và CaO tan dần trong nước. → Giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. → Vậy CaO đã hóa hợp với nước tạo thành bazơ (Ca(OH)2) → PTHH: CaO+H2O→Ca(OH)2 → Có chất bột màu trắng xuất hiện bám vào thành lọ (P2O5) → P2O5 tan trong nước → Quỳ tím hóa đỏ - PTHH: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 2. Tính chất hóa học: a. Tác dụng với kim loại: Nước có thể tác dụng với 1 số kim loại ở nhiệt độ thường (như: K, Na, Ba, Ca) tạo thành bazơ và giải phóng khí hiđro. - PTHH: 2Na+2H2O→2NaOH+H2 b. Tác dụng với oxit bazơ: - Nước kết hợp với 1 số oxit bazơ tạo ra bazơ. (Dung dịch bazơ làm quỳ tím → xanh) - PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2 c. Tác dụng với oxit axit: Nước tác dụng với 1 số oxit axit tạo ra axit. (Dung dịch axit làm quỳ tím → đỏ) PTHH: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Hoạt động 3: Vai trò của nguồn nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm môi trường nước: 7’ - Cho HS đọc thông tin sgk: - Hỏi: + Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất là gì? + Chúng ta cần có những biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm? - Đọc thông tin sgk. - trả lời. + Hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. + Nước cất cần thiết cho đời sống và sản xuất - Biện pháp: + Không vứt rác bừa bãi. + Xử lý nước thải sinh hoạt. III. Vai trò của nguồn nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm môi trường nước: - Vai trò: + Hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. + Nước cất cần thiết cho đời sống và sản xuất - Biện pháp: + Không vứt rác bừa bãi. + Xử lý nước thải sinh hoạt d. Củng cố: 5’ - GV: Viết PTHH xảy ra khi cho H2O tác dụng với K, Na2O, BaO, SO3, CO2. - HS: 1) 2K + H2O → 2KOH 2) Na2O + H2O → 2NaOH 3) BaO + H2O → Ba(OH)2 4) SO3 + H2O → H2SO4 5) CO2 + H2O → H2CO3 e. Dặn dò: 1’ - Học bài - Làm bài tập 1→ 6 sgk trang 125 - Đọc trước bài 37: “Axit – Bazơ – Muối” f. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 57_Bai 36_Nuoc(2).doc
Tài liệu liên quan