Giáo án Hóa học 9 cả năm - Trường THCS Cảnh Dương

 

Tiết 42

LUYỆN TẬP CHƯƠNG III

Phi kim- Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức :

 -Giúp HS hệ thống hoá lại các kiến thức đã học trong chương như: Tính chất của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit cacbonic, t/c của muối cacbonat; Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn t/c của các ng/tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn

 -HS biết: Chọn chất thích hợp lập sơ đồ dãy chuyển đổi giữa các chất. Viết PTHH cụ thể; Biết xây dựng sự chuyển đổi giữa các loại chất và chuyển hoá thành dãy chuyển đổi và ngược lại; Biết vận dụng bảng tuần hoàn để cụ thể hoá ý nghĩa của ô nguyên tố, chu kì, nhóm; so sánh tính kim loại , tính phi kim của một nguyên tố với những ng/tố lân cận.

 

doc173 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 9 cả năm - Trường THCS Cảnh Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/1 lớp -Hoá chất: Than hoạt tính, mực viết, nước, CuO, d/d Ca(OH)2, Mẫu vật: Than chì (Ví dụ: ruột bút chì)Các bon vô định hình (than gỗ, than hoa) -Dụng cụ: Giá sắt, 2 ống nghiệm, ống dẫn khí có nút cao su, ống tt to sắp xếp như hình 3.7 (82), đèn cồn, cốc thuỷ tinh, phễu, muôi sắt, giấy lọc, bông => Sử dụng cho các thí nghiệm: 1u, 2b C, cacbon cháy trong oxi (2a) - máy chiếu III. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ – chữa bài tập về nhà: 10p H 1: Nêu cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Viết PTHH H 2:Gọi HS chữa bài tập 10 SGK trang 81 – Gọi HS khác nhận xét, sửa sai 2. Bài mới: (25’) Hoạt động của GV và HS Nội dung HS: Đọc thông tin sách giáo khoa GV: Lấy ví dụ kết hợp chiếu máy Nguyên tố oxi có hai dạng thụ hình Oxi ( O2 ) Ozon ( O3 ) - Dạng thụ hình của nguyên tố là gì ? GV: Giới thiệu các dạng thụ hình cacbon ,chiếu máy HS: Nghiên cứu thông tin HS: Điền các tính chất vật lý của mỗi dạng thụ hình HS: Bổ sung GV: Nhận xét, bổ sung GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kết hợp chiếu hình ảnh HS: Làm thí nghiệm theo nhóm - Nhận xét về tính chất của than gỗ ? GV: Than dùng để làm trắng đường chế tạo mặt nạ phòng độc. HS: Rút ra kết luận HS: Làm thí nghiệm: đưa tàn đóm đỏ vào bình chứa oxi HS: Nêu hiện tượng HS: Viết phương trình phản ứng GV: Làm thí nghiệm - Trộn it đồng (II) oxit và than cho vào ống nghiệm khô có ống dẫn khí sang một cốc chứa dung dịch Ca(OH)2. Đốt nóng - Vì sao nước vôi trong bị vẫn đục - Chất rắn sinh ra có màu đỏ đó là chất gì ? HS: Viết phương trình phản ứng HS: Viết phương trình phản ứng C + Fe3O4; C + PbO; C + Fe2O3 HS: Nêu ứng dụng của Cacbon HS: Nhận xét, bổ sung HS: Rút ra kết luận - Gv chiếu một số hình ảnh về ứng dung cuả cácbon và tác hại khi đốt than trong đời sống, sản xuất đặc biệt trong tính hấp phụ của than gỗ và than hoạt tính... I. Các dạng thụ hình của cacbon 1. Dạng thụ hình là gì ? => Dạng thụ hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố hoá học tạo nên. 2. Cacbon có những dạng thụ hình nào ? Cacbon Kim cương Than chì Cacbon vô định hình Cứng trong suốt Mềm Xốp Không dẫn điện Dẫn điện Không dẫn điện II. Tínhchất của Cacbon 1. Tính hấp phụ => Than gỗ có tính hấp phụ 2. Tính chất hoá học a) Tác dụng với oxi C + O2 CO2 + Q (tỏa) b) Cacbon tác dụng với oxit của một số kim loại. C + CuO CO2 + Cu => Cacbon có tính khử III. Ứng dụng của Cacbon (Sách giáo khoa) 3 Luyện tập – củng cố: 7p 1.Đốt cháy 1,5 gam một loại than có lẫn tạp chất ko cháy trong oxi dư. Toàn bộ khí thu được sau p/ư được hấp thụ vào d/d nước vôi trong dư, thu được 10 gam kết tủa a.Viết các PTPƯHH b.Tính thành phần phần trăm cacbon có trong loại than trên ? 2.Viết PTHH hoàn thành sơ đồ : 4.Hướng dẫn về nhà(3’) - học thuộc ghi nhớ - Làm toàn bộ bài tập còn lại trong vở bài tập - nghiên cứu trước bài các oxit của các bon Ngày soạn: 15/12/2013 Ngày dạy : 18/12/2013 Tiết 34 : CÁC OXIT CỦA CACBON I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết được: - CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao. - CO2 có những tính chất của oxit axit 2.Kĩ năng - Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các phương trình hoá học. - Nhận biết khí CO2, một số muối cacbonat cụ thể. - Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO và CO2 trong hỗn hợp. 3. Giáo dục : lòng yêu thích môn học, Tinh thần hợp tác trong học tập II. Chuẩn bị: -Điều chế khí CO2 , thu vào 4 lọ tt -Tranh vẽ hình 3.11; 3.13 III. Tiến trình lên lớp : 1. KIểm tra bài củ: 5p - Dạng thù hình của một nguyên tố là gì? Cho hai thí dụ. - Gọi 1 HS chữa bài tập 2 3.Bài mới(35’) Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV giới thiệu I HS nghe và ghi bài ? Khí CO độc như thế nào ? (Gv gơị ý cho học sinh sử dụng phần em có biết để trả lời ) ?? NC Khí CO sinh ra trong điều kiên ntn ? trong đời sống ta bắt gặp trường hợp này khi nào ? Cách phòng tránh nhiễm độc CO -GV giới thiệu: ở điều kiện thường, CO ko p/ư với nước, kiềm và axit ? Vì sao Co ko pư với nước ,axit, bazơ ? ? học ở bài nào ? ?CO là chất có khả năng gì ? gặp ở bài học nào ? (luyện gang ) GV goi HS viết PTPƯ của CO với oxit sắt trong lò luyện gang GV sử dụng tranh vẽ hình 3.11 giới thiệu thí nghiệm CO t/d CuO Gọi HS viết PTPƯ - Gv giới thiệu phản ớng của CO với oxi HS rút ra nhận xét: ? Nêu ứng dụng của CO dựa và cho biết ứng dung của đó dựa vào tính chất nào ? HS rút ra ứng dụng của CO từ t/c hoá học của CO GV cho HS quan sát lọ đựng CO2 HS tính tỉ khối của CO2 với kk GV làm thí nghiệm rót CO2 từ lọ sang cốc có nến cháy bên trong HS nhận xét hiện tượng (nến tắt) ? dựa vào kiến thức vừa tìm hiểu phát biểu tính chất vật lí của CO2 ? HS trả lời câu hỏi:? Nêu các t/c hoá học của CO2, vì sao CO2 có các t/c hh đó (CO2 là oxit axit nên có đủ các t/c hh của oxit axit) GV gọi HS viết PTPƯ minh hoạ GV treo tranh hình 3.13 giới thiệu thí nghiệm: cho một mẩu giấy quì vào ống nghiệm đựng nước, rồi sục khí cacbonic vào. Đun nóng d/d thu được Hiện tượng: Giấy quì tím chuyển sang màu hồng (CO2 t/d nước tạo dd axit) ? Vì sao khi đun lại chuyển tím (axit bị phân huỷ, trong d/d ko còn axit nữa) ? H2CO3 là axit như thế nào ?(Ko bền ) GV giới thiệu CO2 t/d NaOH xảy ra 2 trường hợp , tuỳ thuộc vào tỉ lệ số mol giữa CO2 và NaOH mà có thể tạo ra muối HS đọc SGK về ứng dụng của CO2, tóm tắt những ý chính vào vở GV: Giải thích cơ sở KH của việc sử dụng CO2 trong SX nước giải khát có gaz và bảo quản thực phẩm bằng tuyết cacbonic I. Cacbon oxit (CO) 1. Tính chất vật lí CO là chất khí ko màu, ko mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn kk, rất độc 2. Tính chất hoá học a) CO là oxit trung tính: ở điều kiện thường, CO ko p/ư với nước, kiềm và axit b) CO là chất khử Ví dụ: 4CO + Fe3O4 4CO2 + 3Fe CO + CuO CO2 + Cu n/x: ở nhiệt độ cao , CO khử được nhiều oxit kim loại - CO cháy trong oxi hoặc trong kk với ngọn lửa màu xanh, toả nhiều nhiệt 2CO + O2 2CO2 3) Ứng dụng: ( SGK ) II. Cacbon đioxit: (CO2) 1) Tính chất vật lí: CO2 là chất khí ko màu, không mùi, nặng hơn kk 2) Tính chất hoá học: a) Tác dụng với nước: CO2 phản ứng với nước tạo dung dịch axit (P/ư xảy ra 2 chiều) CO2 + H2O H2CO3 b) Tác dụng với d/d ba zơ: Khí CO2 t/d NaOH : CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O c) Tác dụng với oxit bazơ: CO2 + CaO CaCO3 * Kết luận: CO2 có những t/c của oxit axit 3) ứng dụng: CO2 dùng để chữa cháy, bảo quản thực phẩm. CO2 còn được dùng trong sản xuất nước giải khát có gaz, sản xuất sôđa, phân đạm, urê... 3. Củng cố : 3’ - Gọi HS nêu những ý chính trong bài ? Vì sao CO2 được dùng làm chữa cháy ? ? Trả lời câu hỏi 3,4 trong sgk 4. Dặn dò: (2’) - L àm toàn bộ bài tập có trong vở bài tập - Xem lại toàn bộ kiến thức đã học chuẩn bị ôn tập ------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 14/12/2013 Ngày dạy : 17/12/2013 Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu bài học: -Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ, kim loại, để HS thấy được mối quan hệ giữa đơn chất với hợp chất vô cơ -Từ tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ, kim loại, phi kim, biết thiết lập sơ đồ chuyển đổi từ kim loại thành các hợp chất vô cơ và ngược lại, đồng thời xác lập được mối liên hệ giữa từng loại chất; Biết chọn đúng các chất cụ thể làm thí dụ và viết các PTPƯbiểu diễn chuyển đổi giữa các chất; từ các chuyển đổi cụ thể rút ra được mối quan hệ giữa các loại chất II. Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi, bài tập các dạng, máy chiếu III. Tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2. Tiến trình ôn tập GV đặt vấn đề: Các em đã học t/c của các loại h/c vô cơ và t/c hh của kim loại, phi kim. Vậy mối quan hệ giữa chúng như thế nào? chúng ta sẽ thiết lập mối quan hệ đó thông qua các bài tập cụ thể sau: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận theo nội dung: - Từ kim loại có thể chuyển hoá thành những loại hợp chất nào? Viết sơ các chuyển hoá đó. - Viết PTHH minh hoạ cho các chuyển hoá mà các em đã lập được ? Cho ví dụ ? HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào bảng phụ và báo các kết quả GV cho HS các nhóm thảo luận nhóm để viết các sơ đồ chuyển hoá các hợp chất vô cơ thành kim loại (lấy ví dụ minh hoạ và viết PTHH) HS thảo luận nhóm, Viết kết quả vào bảng phụ và báo các kết quả. I./ Kiến thức cần nhớ 1) Sự chuyển đổi kim loại thành các loại hợp chất vô cơ a) Kim loại -> muối Ví dụ: Zn + H2SO4 -> ZnSO4 + H2 b) Kim loại -> bazơ -> muối1 -> muối2 Ví dụ: Na -> NaOH -> Na2SO4 -> NaCl c) Kim loại -> oxit bazơ -> bazơ -> muối1 -> muối2 Ví dụ: Ba -> BaO ->Ba(OH)2 -> BaCO3 -> BaCl2 d) Kim loại -> oxit bazơ -> muối1 -> bazơ ->muối2 -> muối3 Ví dụ: Cu -> CuO -> CuSO4 -> Cu(OH)2 -> CuCl2 -> Cu(NO3)2 2) Sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại: a) muối -> kim loại Ví dụ: CuCl2 -> Cu CuCl2 + Fe -> Cu + FeCl2 b) Muối -> bazơ -> oxit bazơ -> kim loại Ví dụ: Fe2(SO4)3 -> Fe(OH)3 -> Fe2O3 -> Fe (1) Fe2(SO4)3 + 6KOH 2Fe(OH)3 3K2SO4 (2) Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O (3) Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 c) Bazơ -> muối -> kim loại Ví dụ: Cu(OH)2 -> CuSO4 -> Cu Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2O 3CuSO4 + 2Al Cu + Al2(SO4)3 GV giới thiệu bài tập 1 bằng cách chiếu máy GV hướng dẫn HS làm bài bằng cách kẻ bảng GV giới thiệu bài tập 2 bằng máy chiếu Bài tập 2: Hoà tan hoàn toàn 4,54 gam hỗn hợp gồm Zn, ZnO bằng 100 ml d/d HCl 1,5M. Sau p/ư kết thúc thu được 448 cm3 khí (ở ĐKTC) Viết các PTPƯ xảy ra Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu Tính nồng độ mol của các chất có trong d/d sau khi p/ư kết thúc (giả thiết Vdd sau p/ư thay đổi ko đáng kể so với thể tích của dd axit Gọi một HS lên viết PTPƯ và đổi số liệu, các HS làm bài tập vào vở GV gợi ý để HS so sánh sản phẩm của p/ư 1 và 2. Từ đó biết sử dụng số mol H2 để tính ra số mol Zn ->gọi HS làm tiếp phần b Bài tập 3 : Ngâm một vật bằng sắt nặng 100 gam trong 300 gam dung dịch PbCl2 35% Viết PTHH xãy ra Tính Khối lượng sắt còn dư lại sau khi phản ứng kết thúc Tính khối lượng Pb tạo ra và khối lượng của vật sắt sau khi phản ứng kết thúc biết toàn bộ lương Pb tạo ra bám hết lên vật bằng sắt ? II. Bài tập Bài tập 1: Cho các chất sau: CaCO3, FeSO4 H2SO4, K2CO3, Cu(OH)2, MgO -Gọi tên, phân loại các chất trên -Trong các chất trên, chất nào t/d được với: D/d HCl D/d KOH D/d BaCl2 Viết các PTPƯ xảy ra Bài tập 2 Bài giải: a) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (1) ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O (2) b. mZn = 1,3 g ; mZnO = 3,24g c. CM (HCl dư) = 0,3 (mol); Bài tập 3 a. PT: Fe + PbCl2 FeCl2 + Pb b. nFe = 100 : 56 = 1,8 mol m PbCl2 = 300.35) : 100 = 70 g n PbCl2 = 70 ; 278 = 0,25 nFe dư = 1,78 - 0,25 = 1,53 mFe = 1,53 . 56 = 85,7 gam c. mPb = 0,25 . 207 = 51,75 mvật = 85,7 + 51,75 =137,5gam IV. Dặn dò: 1p - HS ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì - Bài tập: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 SGK-72 -In đề cương ôn tập cho HS Câu1 : Hoàn thành dãy biến hóa sau : a. Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al2(SO4)3 Al Al2O3 b. Cu(OH)2 CuO Cu Cu(NO3)2 Cu(OH)2 CuCl2 a. Fe2O3 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2(SO4)3 Fe FeCl3 c. Ca CaO Ca(OH)2 CaCO3 CaCl2 CaCO3 CaO Câu 2 : Nhớ lại và nêu hiện tượng của các thí nghiệm đã được là hoặc quan sát tại lớp Đốt bột nhôm trong không khí Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dụng với dung dịch H2SO4 Cho Fe tác dụng với dung dịch CuSO4 Ag và dung dịch HCl e. Đốt dây sắt trong không khí ở nhiệt độ cao Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dụng với dung dịch Na2SO4 l. Cho Zn tác dụng với dung dịch CuSO4 AgNO3 và dung dịch HCl Cho Na vào dung dịch CuSO4 Cho Na vào nước Fe vào dung dịch HCl Cho Cu(OH)2 rắn vào dung dịch HNO3 Câu 3 : Viết lại dãy hoạt động hóa học của kimloại ? nêu ý nghĩa của dãy hoạt động cho ví dụ minh họa ? Câu 4 : Nêu tất cả các cách dùng để phân biệt kim loại sắt và nhôm ? Câu 5 : Ngâm một vật bằng sắt nặng 100 gam trong 300 gam dung dịch PbCl2 35% Viết PTHH xãy ra Tính Khối lượng sắt còn dư lại sau khi phản ứng kết thúc Tính khối lượng Pb tạo ra và khối lượng của vật sắt sau khi phản ứng kết thúc biết toàn bộ lương Pb tạo ra bám hết lên vật bằng sắt ? Câu 6 : Có 3 mảnh kim lọa giống hệt nhau là Al, Cu , Fe nêu phương pháp phân biệt chúng ? Câu 7 : Ngâm một vật bằng Pb nặng 207 gam trong 300 gam dung dịch CuCl2 35% Viết PTHH xãy ra Tính Khối lượng Pb còn dư lại sau khi phản ứng kết thúc Tính khối lượng Cu tạo ra và khối lượng của vật Pb sau khi phản ứng kết thúc biết toàn bộ lương Cu tạo ra bám hết lên vật bằng chì ? Câu 8:(2,0điểm) a/ Giải thích nguồn gốc các mỏ muối ở trong lòng đất ? b/ Mẹ em bảo em đi mua một loại phân bón hóa học về bón cho cây lạc em sẽ chọn loại phân bón nào? vì sao ? Câu 9 : (3,0điểm) Cho a hỗn hợp gồm Cu và Fe vào 400ml dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra 5,6 lít khí H2(đktc) và 9 g một chất rắn không tan. a. Tính a và % về khối lượng của 2 kim loại trong hh ? b.Tính nồng độ mol của H2SO4 loãng đã dùng? c.(NC) Đem toàn bộ H2SO4 ở trên phản ứng vừa đủ với V lít KOH 0,2 M . Tính V ? Câu 10. (1điểm) Nối các cột chỉ thí nghiệm với các cột chỉ hiện tượng cho phù hợp Thí nghiệm Hiện tượng 1. Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 a. Dung dịch vẩn đục có kết tủa trắng 2. Ngâm dây đồng vào dung dịch AgNO3 b. Có kết tủa nâu đỏ 3. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 c. Có chất rắn màu xám bám ngoài dây đồng 4. Thổi khí CO2 vào dung dịch Canxi Hiđrôxítd. d. Có bọt khí thoát ra e. Kết tủa trắng xanh và hóa nâu ngoài không ------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 5/12/2013 Ngày dạy : 15/12/2013 Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I I- Mục tiêu : 1- Kiến thức : - Kiểm tra đánh giá kiến thức về bốn loại hợp chất vô cơ : Oxi, axit, bazơ, muối và chương kim loại 2- Kĩ năng : - Rèn luyện kỹ năng tư duy lô gic làm bài kiểm tra 3- Thái độ : - Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc, tôn trong mọi người trong kiểm tra II- Chuẩn bị GV: - Đề kiểm tra HS: - Ôn lại kiến thức về kiến thức về bốn loại hợp chất vô cơ : Oxi, axit, bazơ, muối và chương kim loại PP: - Kiểm tra đánh giá III: Nội dung và đáp án đề kiểm ĐỀ SỐ 1 Câu 1.(1,5đ) a.Viết lại dãy hoạt động hoá học của kim loại và cho biết dãy gồm mấy nhóm kim loại cho ví dụ ? b. Dây tóc bóng đèn sợi đốt làm bằng kim loại gì ?Vì sao người ta lại chọn kim loại đó ? Câu 2.(2,5đ) Hoàn thành dãy biến hoá sau Fe FeCl2 Fe(OH)2 FeO FeSO4 Fe Câu 3.(2đ) Xét xem các cặp chất sau cặp nào có phản ứng ,nếu có thì viết PTHH Cu và HCl c. Fe và BaCl2 b. NaOH và H2SO4 d. Cu và AgNO3 Câu 4.(1,5đ) Có ba kim loại màu trắng là Ag, Al, Fe hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết , viết phương trình phản ứng ? Câu 5.(2,5đ) Cho sắt tác dụng với 300 g dung dịch HCl 35% a. Nêu hiện tượng xãy ra b. Tính thể tích khí hiđrô thoát ra (đktc) c. Nồng độ % của dung dịch sau phản ứng ĐỀ SỐ 2 Câu 1. (1,5đ) a. Hãy sắp xếp các kim loại sau theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hoá học Ca, Cu, Cr, Al, Pb? b. Máy bay hay đồ dùng gia đình thường làm bằng kim loại gì ?Vì sao người ta lại chọn kim loại đó ? Câu 2. (2,5đ) Hoàn thành dãy biến hoá sau Al Al2O3 Al2(SO4)3 Al(OH)3 AlCl3 Al Câu 3.(2đ) Xét xem các cặp chất sau cặp nào có phản ứng ,nếu có thì viết PTHH a. Zn và HCl c. H2SO4 và BaCl2 b. NaOH và H2SO4 d. Fe và H2SO4 đặc nguội Câu 4.(1,5đ) Có ba kim loại màu trắng là Ag, Al, Fe hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết, viết phương trình phản ứng ? Câu 5.(2,5đ) Cho kim loại nhôm tác dụng với 200g dung dịch CuSO4 15% Nêu hiện tượng xãy ra ? Tính khối lượng nhôm đã phản ứng ? Nồng độ % của dung dịch sau phản ứng? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1- HOÁ 9 Câu 1(1,5đ): a. Dãy hoạt động hoá học : K,Na, Ba,Ca //Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, H// Cu, Hg, Ag, Pt, Au. (0,5đ) - Dãy gồm 3nhóm kim loại mạnh ( K,Na,..) Nhóm kim loại Tb( Mg,...Pb), Nhóm kim loại yếu( Cu......Au) (0,5đ) b. Dây tóc bóng đèn làm bằng kim loại vonfram vì kim loại này có nhiệt độ nóng chảy cao 3410oC (0,5đ) Câu 2:(2,5đ) (1) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (0,5đ) (2) FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 +2 NaCl (0,5đ) (3) Fe(OH)2 FeO + H2O (0,5đ) (4) FeO + H2SO4 FeSO4 + H2O (0,5đ) (5) FeSO4 + Zn ZnSO4 + Fe (0,5đ) Câu 3:(2đ) Xét các cặp chất sau cặp có phản ứng và viết PTHH Cu và HCl Ko pư (0,5đ) Fe và BaCl2 Ko pư (0,5đ) c. 2 NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O (0,5đ) d. Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2 Ag (0,5đ) Câu 4 (1,5đ): Phương pháp hóa học nhận biết 3 kim loại Ag, Al, Fe - Trích 3 mẩu thử - Cho 3 mẩu thử tác dụng với NaOH loãng nếu kim loại nào tan và sủi bọt là Al (0,5đ) - Cho 2 mẩu thử còn lại vào axit HCl mẩu thử nào tan ra là Fe (0,5đ) mẩu thử còn lại là Ag PT: 2Al + 2NaOH + H2O 2NaAlO2 + 2H2 (0,25đ) Fe + 2 HCl FeCl2 + H2 (0,25đ) Câu 5 (2,5đ): Cho sắt tác dụng với 300 g dung dịch HCl 35% Hiện tượng xãy ra : sắt tan ra và sủi nhiều bọt khí (0,25đ) b. mHCl = (35.300) : 100 = 105g (0,25đ) nHCl = m : M = 105 : 36,5 = 2,9 mol (0,25đ) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (0,25đ) 1mol 2mol 1mol 1mol 1,45mol 2,9mol 1,45mol 1,45mol (0,25đ) VH2 = n. 22,4 = 1,45.22,4 = 32,5lit (0,25đ) c. mFeCl2 = n .M = 1,45 .127 = 184,15 g (0,25đ) md d = mFe + md dHCl - mH2 = 1,45 . 56 + 300 - 1,45. 2 = 378,3g (0,5đ) C% = (mFeCl2 : md d ) .100 = (184,15 : 378,3) .100 = 48,7% (0,25đ) ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu1 (1,5đ) Cu, Pb, Cr, Al, Ca (0,75đ) Máy bay và đồ dùng gia đình thường làm bằng kim loại nhôm vì kim loại nhôm nhẹ, bền ,đẫn điện dẫn nhiệt tôt, dẻo, .. (0,75đ) Câu 2(2,5đ): hoàn thành dãy biến hoá : 4Al + 3O2 2Al2O3 (0,5đ) Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3 H2O (0,5đ) Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 2Al(OH)3 + 3 BaSO4 (0,5đ) Al(OH)3 + 3 HCl AlCl3 + 3 H2O (0,5đ) 2 AlCl3 + 3Mg 2Al + 3MgCl2 (0,5đ) Câu 3(2đ): Các cặp chất có phản ứng , PTHH a. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (0,5đ) b. H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2 HCl (0,5đ) c. 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2 H2O (0,5đ) d. Fe và H2SO4 đặc nguội : Ko phản ứng (0,5đ) Câu 4(1,5đ) : Phương pháp hóa học nhận biết 3 kim loại Ag, Al, Fe - Trích 3 mẩu thử - Cho 3 mẩu t/d dd NaOH loãng nếu kim loại nào tan và sủi bọt là Al (0,5đ) - Cho 2 mẩu thử còn lại vào axit HCl mẩu thử nào tan ra là Fe (0,5đ) mẩu thử còn lại là Ag Pt 2Al + 2NaOH + H2O 2NaAlO2 + 2H2 Fe + 2 HCl FeCl2 + H2 (0,5đ) Câu 5(2,5đ) Cho kim loại nhôm tác dụng với 200g dung dịch CuSO4 15% Nêu hiện tượng xãy ra : có một chất rắn màu đỏ bám lên kim loại nhôm, dung dịch màu xanh chuyển thành ko màu. (0,5đ) mCuSO4 = ( C% . md d ):100 = (200.15) :100 = 30g (0,25đ) nCuSO4 = m : M = 30 : 160 = 0,19 mol (0,25đ) 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu (0,25đ) 2mol 3mol 1mol 3mol 0,13mol 0,19mol 0,063mol 0,19mol mAl = n . M = 0,13 .27 = 3,51gam (0,25đ) c. mAl2(SO4)3 = n .M = 0,63 . = 21,5 g (0,25đ) md d = mAl + md dCuSO4 - mCu = 3,51 + 200 - 12,16 = 191,35g (0,5đ) C% = (mct : md d ) .100 = (21,5: 191,35) .100 = 11,24% (0,25đ) MA TRẬN ĐỀ Các mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Tỉ khối chất khí và ng/tử Câu 1: 2đ 1 câu : 2đ PTHH Câu 2: 2đ 1 câu (2 điểm) Chuyển đổi m.n.v Câu3 : 2 đ 1 Câu : 2đ Tính theo CTHH Câu 4 : 2đ 1Câu : 1,5đ Tính theo PTHH Câu 5: 2đ 1 câu : 2,5 đ Tổng 1Câu :2đ 1 câu : 2 đ 3 câu : 6 đ 5 câu : 10đ Ngày soạn: 3/1/2014 Ngày dạy : 6/1/2014 Tiết 37 AXITCACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết được: - H2CO3 là axit yếu, không bền - Tính chất hoá học của muối cacbonat (tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, bị nhiệt phân huỷ) - Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường. -Tính chất hóa học của H2CO3 và muối cacbonat. 2.Kĩ năng - Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các phương trình hoá học. - Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO và CO2 trong hỗn hợp. 3. Giáo dục : lòng yêu thích môn học, Tinh thần hợp tác trong học tập II. Chuẩn bị: -Tranh vẽ chu trình cacbon trong tự nhiên, máy chiếu -Hoá chất: d/d NaHCO3,, d/d Na2CO3,d/d HCl, d/d K2CO3, d/d Ca(OH)2, d/d CaCl2 -Dụng cụ: 5 ống nghiệm, ống hút, -> Sử dụng cho 3 thí nghiệm phần 2b, mỗi lớp 4 nhóm Hs làm thí nghiệm III. Tiến trình lên lớp: 1. Trả bài kiểm tra học kì 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung HS đọc SGK sau đó tóm tắt và ghi vào vở GV thuyết trình, HS ghi bài vào vở HS đọc SGK sau đó tóm tắt và ghi vào vở GV thuyết trình, HS ghi bài vào vở GV giới thiệu có hai loại muối: cacbonat trung hoà và cacbonataxit - GV yêu cầu HS lấy ví dụ về các muối cacbonat theo phân loại trên - GV cho HS quan sát bảng tính tan, xác định tính tan của muối cacbonat trung hoà - GV giới thiệu tính tan của muối cacbonat axit - Các nhóm HS làm thí nghiệm: Cho d/d NaHCO3, Na2CO3 lần lượt t/d với d/d HCl - GV giới thiệu t/c này - GV hướng dẫn HS viết PTPƯ HS đọc SGK và nêu ứng dụng HS quan sát H3.17 phân tích về chu trình của cacbon trong tự nhiên; GV sửa sai cho HS nếu có I. Axit cacbonic (H2CO3) 1) Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí: SGK 2) Tính chất hoá học: - H2CO3 là một axit yếu, d/d H2CO3 làm quì tím ngả đỏ nhạt- H2CO3 là axit ko bền, dễ bị phân huỷ ngay thành CO2 và H2O H2CO3 H2O + CO2 II. Muối cacbonat: 1. Phân loại: - Muối cacbonat trung hoà VD: CaCO3, Na2SO4... - Muối cacbonat axit: VD: NaHCO3, Ca(HCO3)2... 2. Tính chất: a) Tính tan: - Đa số muối cacbonat ko tan trong nước, trừ muối cacbonat của KL kiềm như Na2CO3, K2CO3.... - Hầu hết các muối hiđro cacbonat đều tan trong nước b) Tính chất hoá học: 1.Tác dụng với d/d axit Muối cacbonat t/d với d/.d axit tạo thành muối mới và giải phóng khí CO2 HCl + Na2CO3 NaCl + H2O + CO2 2. Tác dụng với d/d bazơ K2CO3 + Ba(OH)2 BaCO3 + KOH 3.Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ: - Nhiều muối cacbonat (trừ muối cacbonat trung hoà của KL kiềm) bị nhiệt phân huỷ, giải phóng khí cacbonic VD: 2NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2 Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2 CaCO3 CaO + CO2 3) ứng dụng: SGK III. Chu trình cacbon trong tự nhiên: HS nghe và tự ghi bài 3. Luyện tập – củng cố : Bài tập 1: (HS làm bài vào bảng nhóm- Cho HS các nhóm khác n/x bổ sung) Trình bày phương pháp để phân biệt các chất bột: CaCO3 , NaHCO3, Ca(HCO3)2, NaCl. Bài tập 2: ( HS làm bài tập vào vở, một HS lên bảng làm,HS khác n/x, bổ sung) Hoàn thành PTPƯ theo sơ đồ: CCO2Na2CO3BaCO3 NaCl 4. Dặn dò: - BTVN: 1,2,3,4,5 SGK - HS soạn bài tiếp theo Silic và công nghiệp siliccat ----------------------------------------------------------- Ngày soạn: 7/1/2013 Ngày dạy : 10/1/2013 Tiết 38 SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT I. Mục tiêu: 1.Kiến thức : Biết được: - Silic là phi kim hoạt động yếu (tác dụng được với oxi, không phản ứng trực tiếp với hiđro), SiO2 là một oxit axit (tác dụng với kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao). - Một số ứng dụng quan trọng của silic, silic đioxit và muối silicat. - Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng. - Si, SiO2 và sơ lược về đồ gốm, sứ, xi măng, thủy tinh. 2.Kĩ năng - Đọc và tóm tắt được thông tin về Si, SiO2, muối silicat, sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng. - Viết được các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất của Si, SiO2, muối silicat 3. Giáo dục : lòng yêu thích môn học, Tinh thần hợp tác trong học tập II. Chuẩn bị: Các mẫu vật, tranh ảnh về: Đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, xi măng; Sản xuất các loại đồ vật đó, MÁY chiếu III. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ, chữa bài tập về nhà: HS1 - Nêu các t/c hoá học của muối cacbonat HS 2 - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài 3,4 SGK 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HS các nhóm đọc SGK, thảo luận nhóm nêu trạng thái tự nhiên, t/c của silic (viết vào vở hoặc bảng nhóm) GV tổng kết lại GV giới thiệu nội dung, học sinh ghi bài GV đặt vấn đề: SiO2 thuộc loại hợp chất nào? Vì sao? Tính chất hoá học của nó? HS thảo luận nhóm ghi ý kiến vào bảng nhóm GV dán bảng của 1 -> 2 nhóm lên bảng rồi gọi HS các nhóm n/x GV tổng kết GV kể tên các sản phẩm của nghành công nghiệp sản xuất đồ gốm, sứ HS thảo luận nhóm ghi lại nội dung thảo luận vào phiếu học tập Nguyên liệu sản xuất Các công đoạn chính Kể tên các cơ sở sản xuất đồ gốm, sứ ở Việt Nam HS đọc SGK, thảo luận nhóm theo các nội dung: Thành phần chính của xi măng Nguyên liệu chính Các công đoạn chính Cơ sở s/x xi măng ở nước ta HS đọc SGK nêu các nội dung sau: Thành phần của thuỷ tinh Nguyên liệu chính Các cơ sở sản xuất GV gọi HS phát biểu lần lượt từng phần I. Silic: 1) Trạng thái thiên nhiên: - Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxi - Silic chiếm ẳ khối lượng vỏ trái đất - Trong thiên nhiên, silic ko tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ ở dạng hợp chất - Các hợp chất của silic tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét (cao lanh) 2) Tính chất: a.Silic là chất rắn màu trắng, khó nóng chảy -Có vẻ sáng của kim loại -Dẫn điện kém -Tinh thể silic tinh khiết là chất bán dẫn b.Là phi kim hoạt động yếu hơn cacbon, clo. Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao Si + O2 SiO2 c.Silic được dùng làm vật liệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an hoa 9.doc