TIẾT 54: KIỂM TRA VIẾT 45 PHÚT
*Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan tới bài học: Tính chất của một số hiđrocacbon đã học, cách làm bài tập.
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
Kiểm tra mức độ hiểu, biết kiến thức của Hs, kiểm tra các kĩ năng trình bày bài làm của Hs.
2/ Kĩ năng:
Hs phải có kĩ năng viết PTHH, viết CT cấu tạo phân tử của các hợp chất hữu cơ.
3/Thái độ:
Giáo dục cho các em tính cẩn thận trong khi làm bài kiểm tra và tinh thần tự luyện, tự kiểm tra thường xuyên, thái độ trung thực khi làm bài kiểm tra.
4, Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới ), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập ), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/3/2018
Ngày dạy : 9A: 13/3/2018
9B : 13/3/2018
TUẦN 28
TIẾT 53: LUYỆN TẬP
*Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan tới bài học: Tính chất của các hiđrocacbon
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
hs được củng cố lại các kiến thức đã học về hiđro cacbon.
Hệ thống lại được mối quan hệ giữa cấu tạo, tính chất của các hiđrocacbon.
2/ Kĩ năng:
Củng cố các kĩ năng giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ.
3/Thái độ:
4, Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
Năng lực chuyên ngành:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ( biết cách đọc tên các chất )
+ Năng lực tính toán hóa học ( biết cách sử dụng các phép tính số mol, nồng độ tính toán).
+ Năng lực thực hành thí nghiệm: Biết mô tả các hiện tượng xảy ra trong bài
tập thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy học:
Máy chiếu, phiếu trong
2/ Phương pháp:
Đàm thoại , phiếu học tập , hoạt động nhóm.
III. Các hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập trắc nghiệm
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 3:Gv phát đề bài tập trắc nghiệm.
Hoạt động cuối: Vận dụng, đánh giá, dặn dò
Gv cho hs làm kiểm tra 15 phút.
Hs làm bài
Hs nộp bài
Đề bài trắc nghiệm cho học sinh ôn luyện;
Câu 1: Clo là chất khí có màu
A. nâu đỏ. B. vàng lục.
C. lục nhạt. D. trắng xanh.
Câu 2: Tính chất nào sau đây là của khí clo ?
A. Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.
B. Tác dụng với nước tạo thành axit clorơ (HClO2).
C. Tác dụng với oxi tạo thành oxit.
D. Có tính tẩy màu trong không khí ẩm.
Câu 3: Clo là phi kim có độ hoạt động hoá học
A. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh nhưng yếu hơn flo.
B. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh và flo.
C. yếu hơn flo, lưu huỳnh nhưng mạnh hơn photpho.
D. yếu hơn flo, photpho và lưu huỳnh.
Câu 4: Clo tác dụng với nước tạo ra
A. hỗn hợp hai axit. B. hỗn hợp hai bazơ.
C. hỗn hợp muối. D. một axit hipoclorơ.
Câu 5: Clo tác dụng với natri hiđroxit tạo thành
A. muối natri clorua và nước.
B. nước javen.
C. hỗn hợp các axit.
D. muối natri hipoclorit và nước.
Câu 6: Chất dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là A. mangan đioxit và axit clohiđric đặc.
B. mangan đioxit và axit sunfuric đặc.
C. mangan đioxit và axit nitric đặc.
D. mangan đioxit và muối natri clorua.
Câu 7:
Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm
A. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc.
B. ruột bút chì, chất bôi trơn.
C. mũi khoan, dao cắt kính. D. điện cực, chất khử.
Câu 8:
Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí ?
A. Canxi. B. Silic. C. Cacbon. D. Magiê.
Câu 9:
Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là
A. CuO, CaO, Fe2O3. B. PbO, CuO, ZnO.
C. Fe2O3, PbO, Al2O3. D. Na2O, ZnO, Fe3O4.
Câu 10:
Trộn một ít bột than với bột đồng (II) oxit rồi cho vào đáy ống nghiệm khô, đốt nóng, khí sinh ra được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư. Hiện tượng quan sát được là
A. màu đen của hỗn hợp không thay đổi, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.
B. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu đỏ, dung dịch nước vôi trong không thay đổi.
C. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu đỏ, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.
D. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu trắng xám, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.
Câu 11: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần ? \
A. K, Ba, Mg, Fe, Cu. B. Ba, K, Fe, Cu, Mg.
C. Cu, Fe, Mg, Ba, K. D. Fe, Cu, Ba, Mg, K.
Câu 12: Các nguyên tố sau O, K, Al, F, Mg, P. Hãy chỉ ra thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
A. Mg, Al, K, F, P, O. B. Al, K, Mg, O, F, P.
C. K, Mg, Al, F, O, P. D. K, Mg, Al, P, O, F.
Câu 13:Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 3, nhóm II. B. chu kỳ 3, nhóm III.
C. chu kỳ 2, nhóm II. D. chu kỳ 2, nhóm III.
Câu 14: Để loại bỏ khí axetilen trong hỗn hợp với metan người ta dùng
A. nước. B. khí hiđro.
C. dung dịch brom. D. khí oxi.
Câu 15: Cho các chất sau: CH4, Cl2, H2, O2. Có mấy cặp chất có thể tác dụng với nhau từng đôi một ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 16:Hoá chất nào sau đây dùng để phân biệt 2 chất CH4 và C2H4 ?
A. Dung dịch brom. B. Dung dịch phenolphtalein.
C. Quì tím. D. Dung dịch bari clorua.
Câu 17:Khi đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích là
A. 5,6 lít. B. 11,2 lít. C. 16,8 lít. D. 8,96 lít.
Câu 18: Khi đốt cháy khí etilen thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ
A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 1 : 1.
Câu 19:Trong điều kiện nhiệt độ, áp suất không đổi thì khí etilen phản ứng với khí oxi theo tỉ lệ tích là
A. 1 lít khí C2H4 phản ứng với 3 lít khí O2.
B. 1 lít khí C2H4 phản ứng với 2 lít khí O2.
C. 2 lít khí C2H4 phản ứng với 2 lít khí O2.
D. 2 lít khí C2H4 phản ứng với 3 lít khí O2.
Câu 20: Tổng số mol giữa chất phản ứng và sản phẩm khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí etilen là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Đề kiểm tra 15 phút
ĐỀ 1
Câu 1:Các trái cây, trong quá trình chín sẽ thoát ra một lượng nhỏ chất khí là
A. metan. B. etan. C. etilen. D. axetilen.
Câu 2: 1 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ 2 mol brom trong dung dịch. Hiđrocacbon X là
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 3: Chất có liên kết ba trong phân tử là
A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. benzen.
Câu 4: Phân tử nào sau đây có cấu tạo là mạch vòng sáu cạnh đều nhau ba liên kết đơn đôi xen kẻ nhau ?
A. Axetilen. B. metan. C. Benzen. D. Xiclohexan.
Câu 5: Phản ứng đặc trưng của benzen là
A. phản ứng cháy.
B. phản ứng cộng với hiđro (có niken xúc tác).
C. phản ứng thế với brom (có bột sắt).
D. phản ứng thế với clo (có ánh sáng).
Câu 6:
Trong các phản ứng sau phản ứng hóa học đúng là
A. C6H6 +Br à C6H5Br + H
B. C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
C. C6H6 + Br2 àC6H6Br2
D. C6H6 +2Br C6H5Br + HBr
Câu 7:Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 8 gam khí metan là
A. 11,2 lít. B. 4,48 lít. C. 33,6 lít. D. 22,4 lít
Câu 8:Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là
A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.
B. tham gia phản ứng cộng với khí hiđro.
C. tham gia phản ứng trùng hợp.
D. tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước.
Câu 9: Hóa chất dùng để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu được khí metan tinh khiết là
A. dung dịch brom.
B. dung dịch phenolphtalein.
C. dung dịch axit clohidric.
D. dung dịch nước vôi trong.
Câu10:Khí etilen cho phản ứng đặc trưng là
A. phản ứng cháy. B. phản ứng thế.
C. phản ứng cộng. D. phản ứng phân hủy.
ĐỀ 2
Câu 1: Khí tham gia phản ứng trùng hợp là
A. CH4. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H6.
Câu 2: 0,1 mol hiđrocacbon X phản ứng vừa đủ với 0,1 mol brom trong dung dịch. X là
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C2H4.
Câu 3: Khi đốt hoàn toàn 1 hiđrocacbon A người ta thu được số mol CO2 và số mol H2O bằng nhau. Vậy A là
A. CH4. B. C2H6. C. C2H2. D. C3H6.
Câu 4: Khi đốt hoàn toàn 1 hiđrocacbon A ta thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol của H2O. Vậy A là A. C2H6. B. C2H2. C. C3H4. D. C2H4.
Câu 5: Chất không làm mất màu dung dịch brom là
A. C2H6. B. C2H2. C. C2H4. D. C3H4
Câu 6: Phản ứng đặc trưng của benzen là
A. phản ứng cháy.
B. phản ứng cộng với hiđro (có niken xúc tác).
C. phản ứng thế với brom (có bột sắt).
D. phản ứng thế với clo (có ánh sáng).
Câu 7: Axetilen có tính chất vật lý
A. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
B. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí .
D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Câu 8: Hoá chất nào sau đây dùng để phân biệt 2 chất CH4 và C2H4 ?
A. Dung dịch brom. B. Dung dịch phenolphtalein.
C. Quì tím. D. Dung dịch bari clorua.
Câu 9: Trong các hiđrocacbon sau khi đốt hiđrocacbon nào sinh ra nhiều muội than ?
A. C2H6 B. CH4 C. C2H4 D. C6H6
Câu 10:Khi đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích là
A. 5,6 lít. B. 11,2 lít. C. 16,8 lít. D. 8,96 lít.
ĐỀ 3
Câu 1: Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là
A. nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.
B. nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.
C. nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.
D. nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.
Câu 2: Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là
A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. etan
Câu 3:Hợp chất hữu cơ nào sau đây chỉ có phản ứng thế với clo, không có phản ứng cộng với clo?
A. C6H6 B. C2H2 C. C2H4 D. CH4
Câu 4:Tính chất vật lí cơ bản của metan là
A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.
B. chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.
C. chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Câu 5: Cho khí metan tác dụng với khí oxi theo phản ứng sau:
Tổng hệ số trong phương trình hoá học là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 6: Để loại bỏ khí axetilen trong hỗn hợp với metan người ta dùng
A. nước. B. khí hiđro.
C. dung dịch brom. D. khí oxi.
Câu 7: Cho các chất sau: CH4, Cl2, H2, O2. Có mấy cặp chất có thể tác dụng với nhau từng đôi một ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 8: Khi đốt khí axetilen, số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là
A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 1 : 1.
Câu 9: Biết 0,01 mol hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 100ml dung dịch brom 0,1M. Vậy X là
A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C2H6.
Câu 10: Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?
A. CH4 ; C6H6. B. C2H4 ; C2H6.
C. CH4 ; C2H4. D. C2H4 ; C2H2.
Ngày soạn: 5/3/2018
Ngày dạy : 9A: 17/3/2018
9B : 16/3/2018
TIẾT 54: KIỂM TRA VIẾT 45 PHÚT
*Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan tới bài học: Tính chất của một số hiđrocacbon đã học, cách làm bài tập.
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
Kiểm tra mức độ hiểu, biết kiến thức của Hs, kiểm tra các kĩ năng trình bày bài làm của Hs.
2/ Kĩ năng:
Hs phải có kĩ năng viết PTHH, viết CT cấu tạo phân tử của các hợp chất hữu cơ.
3/Thái độ:
Giáo dục cho các em tính cẩn thận trong khi làm bài kiểm tra và tinh thần tự luyện, tự kiểm tra thường xuyên, thái độ trung thực khi làm bài kiểm tra.
4, Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
Năng lực chuyên ngành:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ( biết cách đọc tên các chất )
+ Năng lực tính toán hóa học ( biết cách sử dụng các phép tính số mol, nồng độ tính toán).
II. Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy học: Thiết kế ma trận đề kiểm tra và xây dựng đề kiểm tra
Tên
Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. chương 3: Phi kim – Sơ lược bảng tuần hoàn các nghuyên tố hóa học
Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Hiểu được muối cacbonat nào bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1 đ
10%
2
1 đ
10%
2. Chương 4: Hidrocacbon
Nhận biết được chất nào là hợp chất hữu cơ, viết CTCT
Cấu tạo phân tử , bài tập nhận biết chất, viết sơ đồ biến hóa, viết PTHH
Bài tập tính theo PTHH
Bài tập xác định CTPT
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
1đ
10%
3
1,5đ
15%
2
3đ
30%
2
1đ
10%
1
2đ
20%
10
9đ
90%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
4
2,5 đ
25%
5
4,5 đ
45%
3
3 đ
30%
12
10 đ
100%
ĐÊ 1:
I.TRẮC NGHIỆM ( 3,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Dãy các muối đều bị nhiệt phân hủy là
A. Na2CO3, NaHCO3, CaCO3. B. Na2CO3, Li2CO3, K2CO3.
C. Na2CO3, CaCO3, K2CO3. D. MgCO3, NaHCO3, CaCO3.
Câu 2. Bình chữa cháy có nhóm hóa chất là
A. NaCl, H2SO4. B. CaCO3, H2SO4. C. NaHCO3, H2SO4. D. NaHSO4, HCl.
Câu 3. Khí A có tính chất rất độc, không màu, ít tan trong nước, cháy trong không khí sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Khí A là
A. Cl2. B. H2. C. CO2. D. CO.
Câu 4. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là
A. theo chiều tăng dần của nguyên tử khối.
B. theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
C. theo chiều tăng dần tính kim loại, giảm dần tính phi kim.
D. theo chiều tăng dần tính phi kim, giảm dần tính kim loại.
Câu 5. Thành phần chính của xi măng là
A. canxi silicat và natri silicat. B. nhôm silicat và kali silicat.
C. nhôm silicat và canxi silicat. D. canxi silicat và canxi aluminat.
Câu 6. Khí clo tác dụng được với
A. dung dịch H2SO4. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch NaOH. D. Na2O rắn.
Câu 23. Cho các cặp dung dịch dưới đây, cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. H2SO4 và NaHCO3. B. NaOH và NaHCO3.
C. BaCl2 và K2CO3. D. K2CO3 và NaCl.
Câu 7: Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tính phi kim tăng dần :
A. Mg, Na, Si, P B. Ca, P, B, C
C. C, N, O, F D. O, N, C, B
Câu 8. Hóa chất dùng để phân biệt các khí metan, cacbon đioxit, etilen là
A. khí clo. B. dung dịch brom.
C. nước vôi trong. D. nước vôi trong và dung dịch brom.
Câu 9. Dung dịch brom được dùng làm thuốc thử để phân biệt các chất trong cặp
A. CH4 và C2H4. B. CH4 và CO2.
C. C2H4 và C2H2. D. CH4 và Cl2.
Câu 10. Chất có tác dụng kích thích quả mau chín là
A. CO2. B. C2H4. C. C2H2. D. SO2.
Câu 11: Một hợp chất hữu cơ :
-Là chất khí ít tan trong nước.Cháy tỏa nhiều nhiệt, tạo thành khí Cacbonic và hơi nước.Hợp chất chỉ tham gia phản ứng thế với Clo, không tham gia phản ứng cộng Clo.Hợp chất đó là :
A. CH4 B. C2H2 C. C2H4 D. C6H6
Câu 12: Để điều chế polietilen từ phản ứng trùng hợp người ta dùng
A.CH2=CH2 B.CH=CH C.CH4 D.CH3-CH3
Câu 13. Dạng thù hình của cacbon được ứng dụng rộng rãi làm chất hấp phụ trong các loại mặt nạ phòng độc là
A. kim cương. B. than gỗ. C. than chì. D. than đá.
Câu 14. Dãy nào chỉ gồm các hợp chất hữu cơ?
A. KHCO3, CH3Cl, C2H4
B. H2O, CH4, C2H4
C. CaCO3, C2H2, CH4
D. CH4, CH3Cl, C2H4
Câu 15. Chất A là một hi đrocacbon, biết trong phân tử A có số nguyên tử hiđro gấp 2 lần số nguyên tử cacbon; . Công thức phân tử của chất A là:
A. C2H4. B. C3H6. C . C2H6. D. CH4.
II- TỰ LUẬN ( 7,0 điểm)
Câu 16(2,5điểm). Viết các PTHH ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) thể hiện các phản ứng hóa học đặc trưng của metan, etilen, axetilen, benzen và cho biết loại phản ứng.
Câu 17(2,0 điểm). Viết công thức cấu tạo cho mỗi công thức phân tử: C2H4 và C6H6 và nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử.
Câu 18( 2,5 điểm). Cho V lít ( đktc) hỗn hợp khí X gồm mêtan và axetilen hấp thụ vào bình đựng dung dịch brôm ( dư) thì thấy có 16 gam brôm phản ứng và 8,96 lít khí thoát ra khỏi bình.
Tìm V
Tìm % thể tích của mỗi chất khí trong hỗn hợp X.
(Cho Br = 80, H= 1, C =12).
BÀI LÀM
I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Sau khi khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất ở phần đề, HS điền đáp án đó vào bảng dưới đây:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đ/a
II- TỰ LUẬN ( 7,0 điểm)
ĐÊ 2:
Câu 1. Dãy các muối đều không bị nhiệt phân hủy là
A. Na2CO3, NaHCO3, CaCO3. B. Na2CO3, Li2CO3, K2CO3.
C. Na2CO3, CaCO3, K2CO3. D. MgCO3, NaHCO3, CaCO3.
Câu 2. Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào
A. dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch NaCl. D. H2SO4 đặc.
Câu 3. Trên mũi khoan để khai thác dầu mỏ, người ta có gắn
A. thép tốt. B. đá thạch anh.
C. kim cương. D. đá hoa cương
Câu 4. Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm vẩn đục nước vôi trong là
A. Zn. B. Na2SO3. C. FeS. D. Na2CO3.
Câu 5: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng:
A.Ba(OH)2 và K2CO3. B.MgCO3 và HCl.
C.NaCl và K2CO3. D.H2SO4 và KHCO3.
Câu 6. Hợp chất Y là chất khí không màu, không mùi. Khi bị ngộ độc khí Y thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê, nặng có thể gây ngừng thở và tử vong. Hợp chất Y là
A. CO2. B. SO2. C. CO. D. SO3.
Câu 7. Khí axetylen có lẫn SO2 và CO2, để thu được axetylen tinh khiết có thể
A. cho hỗn hợp qua dung dịch kiềm dư. B. cho hỗn hợp qua dung dịch brôm.
Câu 8: Để phân biệt hai khí CO và CO2 riêng biệt, có thể dẫn các khí này vào dung dịch
A.NaOH B.HCl C.H2SO4 D.Ba(OH)2
Câu 9. Chất có tác dụng kích thích quả mau chín là
A. CH4. B. C2H2. C. C2H4. D. C2H6.
Câu 10:Trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, axetilen được điều chế bằng cách cho canxi cacbua (thành phần chính của đất đèn) phản ứng với nước. Công thức hóa học của canxi cacbua là
A. CaO. B. CaC2. C. CaCO3. D. CaCl2.
Câu 11. Công thức cấu tạo đúng của axetilen là
A. CH2 - CH2. B. CH CH.
C. CH = CH. D. CH2 = CH2.
Câu 12. Cặp chất nào sau đây tạo ra hỗn hợp nổ khi cháy.
A. CH4 và O2. B. C2H4 và O2. C. C2H2 và O2. D. C6H6 và O2.
Câu 13. Dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng dần độ hoạt động hóa học của các phi kim:
A- Cl2 , F2 , C , Si
B- Si , C , Cl2 , F2
C- Cl2 , Si , C , F2
D- C , Cl2 , F2 , Si
Câu 14. Biết 0,1 mol hiđrocacbon A có thể làm mất màu tối đa 0,2 mol Br2. Vậy CTPT của A là:
A. CH4 ; B. C2H4 ; C. C2H2 ; D. C6H6.
( IV)
Câu 15. Cho các hiđrocacbon sau đây:
CH2= CH–CH3 ; CH º C– CH3 ; CH3 –CH2 – CH2 – CH3 ;
(I) (II) (III)
Chất làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường là :
Các chất (I), (II) và (IV)
B- Các chất (I) và (II)
; C- Các chất (II) và ( IV)
; D- Các chất (I) và (IV)
II- TỰ LUẬN ( 6,0 điểm)
Câu 16(2,5điểm). Viết các PTHH ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) thể hiện các phản ứng hóa học đặc trưng của metan, etilen, axetilen, benzen và cho biết loại phản ứng.
Câu 17(2,0 điểm). Viết công thức cấu tạo cho mỗi công thức phân tử: CH4 và C2H2 và nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử.
Câu 18( 2,5 điểm). Cho V lít ( đktc) hỗn hợp khí X gồm mêtan và êtilen hấp thụ vào bình đựng dung dịch brôm ( dư) thì thấy có 8 gam brôm phản ứng và 11,2 lít khí thoát ra khỏi bình
Tìm V
Tìm % thể tích của mỗi chất khí trong hỗn hợp X.
(Cho Br = 80, H= 1, C =12).
BÀI LÀM
I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Sau khi khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất ở phần đề, HS điền đáp án đó vào bảng dưới đây:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đ/a
II- TỰ LUẬN ( 7,0 điểm)
2/ Phương pháp:
Kiểm tra đánh giá
III. Các hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1, Nội dung đề kiểm tra
( giống phần chuẩn bị)
2, Biểu điểm – đáp án
( giống phần chuẩn bị)
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 3:Gv phát đề kiểm tra
Yêu cầu học sinh làm bài nghiêm túc
Hoạt động cuối: Vận dụng, đánh giá, dặn dò
thu bài kiểm tra, nhận xét đánh giá tinh thần và thái độ làm kiểm tra.
Hs làm bài
Hs nộp bài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAOANHOA9TUAN 28.doc