TIẾT 56: THỰC HÀNH :
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA HIĐROCACBON
( giáo án chi tiết)
*Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan tới bài học: Tính chất của các hiđrocacbon.
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
+ Học sinh biết và hiểu được kĩ hơn các kiến thức về hiđrocacbon
2/ Kĩ năng:
+ Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học.
3/Thái độ:
+ Giáo dục cho các em tính cẩn thận , tiết kiệm trong học tập , thực hành hoá học
4, Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới ), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập ), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/3/2018
Ngày dạy: 9A: 19/3/2018
9B: 22/3/2018
TUẦN 29
TIẾT 55: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4: HIDROCACBON
( giáo án chi tiết)
*Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan tới bài học: Tính chất của các hiđrocacbon
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
hs được củng cố lại các kiến thức đã học về hiđro cacbon.
Hệ thống lại được mối quan hệ giữa cấu tạo, tính chất của các hiđrocacbon.
2/ Kĩ năng:
Củng cố các kĩ năng giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ.
3/Thái độ:
4, Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
Năng lực chuyên ngành:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ( biết cách đọc tên các chất )
+ Năng lực tính toán hóa học ( biết cách sử dụng các phép tính số mol, nồng độ tính toán).
+ Năng lực thực hành thí nghiệm: Biết cách sử dụng hóa chất và thiết bị để làm thí nghiệm, biết quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy học:
Tivi kết nối máy tính.
2/ Phương pháp:
Đàm thoại , phiếu học tập , hoạt động nhóm.
III. Các hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I) Kiến thức cần nhớ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 3: I) Kiến thức cần nhớ
Gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm, nhớ lại cấu tạo , tính chấtvà ứng dụng của metan, etilen, axetilen, benzen.
Gv phát phiếu cho hs, chiếu nội dung phiếu học tập Yêu câù hs lên bảng viết ptpư minh hoạ
Hs làm việc theo nhóm, sau đó cử đại diện lên báo cáo kết qủa trên phiếu trong, Hs khác nhận xét bổ sung.
Metan
etilen
axetilen
Benzen
CTCT
Đặc điểm cấu tạo phân tử
Chứa liên kết đơn
hai nguyên tử C liên kết với nhau bằng liên kết đôi
2 nguyên tử C liên kết với nhau bằng liên kết ba
Vòng 6 cạnh : 3 liên kết đôi xen lẫn 3 liên kết đơn
Phản ứng đặc trưng
Phản ứng thế
Phản ứng cộng
Phản ứng cộng
Phản ứng thế
ứng dụng chính
Làm nhiên liệu, nguyên liệu.
làm nguyên liệu.
Làm nhiên liệu, nguyên liệu.
làm nguyên liệu.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Các phản ứng hoá học minh họa:
1, Phản ứng của metan
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
Phản ứng của etilen
C2H4+ Br2 C2H4Br2
Phản ứng của axilen
C2H2 + 2Br2 C2H2Br4
Phản ứng của Benzen
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
II) Bài tập
Bài 1 (SGK –tr 133)
H3C – CH2 – CH3;
H2C= C = CH2
HC C - CH3
Bài 2 (SGK –tr 133)
Bài làm: Dẫn lần lượt các chấtkhí trên qua dd brom, chất nào làm mất màu dd brom, chất đó là C2H4, chất còn lại khônglàm mất màu dd nước brom là CH4.
C2H4+ Br2 C2H4Br2
Bài 3 (SGK –tr 133)
Đáp án: C, C2H4
Bài 4 (SGK –tr 133)
Bài làm:
A chỉ chứa hai nguyên tố là C,H
Đặt ctpt của A là: CxHy
Ta có:
Chọn x= 1; y=3
Vậy ctct đơn giản là(CH3)n
Ta lại có:
15n< 40
Nếu n=1 Vô lí
n=2 , ct là: C2H6
n=3, vô lí
Vậy ctpt của Alà: C2H6
c) A khônglàm mất màu ddbrom.
Hoạt động 4:
II) Bài tập
Bài 1 (SGK –tr 133)
Yêu cầu Hs đọc nội dung bài, yêu cầu hs làm độc lập, sau đó gọi 3 hs lên bảng viết ctct
Gv hướng dẫn học sinh viết ctct mạch vòng nếu hs chưa viết được.
Bài 2 (SGK –tr 133)
Gv hướng dẫn hs phân tích bài toán: thụôc loại bài nhận biết chấtkhí. phản ứng đặc trưng của 2 chất này là gì?
Có thể dùng dd brôm để phân biệt 2 chất khí trên không? Nêu cách tiến hành?
Bài 42.2(sbt-tr47)
Gv ..hướng dẫn :
C2H2, SO2 đều làm mất màu dd brôm, SO2 có thể làm nước vôi trong vẩn đục.
Theo em làm bài này như thế nào?
Bài 3 (SGK –tr 133)
Yêu cầu hs xác định yêu cầu bài toán?
Yêu cầu hs suy nghĩ lựa chọn đáp án, yêu cầu hs giải thích tại sao lại lựa chọn đáp án đó?
Bài 4 (SGK –tr 133)
Yêu cầu hs đọc bài toán, để làm được câu a ta làm ntn?
Làm thế nào tính được mC, mH
Yêu câu hs làm sau đólên bảng chữa.
Yêu cầu hs làm phần b
Yêu cầu hs viêt ctct của A, nhận xét về đặc điểm của A để trả lời câu hỏi c.
Hoạt động cuối: Vận dụng, đánh giá, dặn dò
- Gv hệ thống lại toàn bộ 3 dạng bài toàn đã luyện
- Xem lại các bài đã chữa
BTVN: 42(.2,3,5) – SBT –tr 47
CH4 có phản ứng thế
C2H4 có phản ứng cộng
Hs làm việc cá nhân sau đó hs lên bảng làm
hs suy nghĩ làm việc theo nhóm sau đó cử đại diện lên báo cáo kết quả.
Cách 1: Dẫn lần lượt các khí qua dd nước vôi trong, chất nào làm nước vôi trong vẩn đục chất đó là khí SO2, 2 chấtkhí còn lại không làm vẩn đục nước vôi trong là C2H2và CH4
Dẫn tiếp qua dd brom, chất nào làm mất màu dd brom chất đólà C2H2
Ca(OH)2 + SO2 CaSO3 + H2O
C2H2 + 2Br2 C2H2Br4
Cách 2; Dẫn qua ddbrom, sau đó qua dd nước vôi trong, viết 3 pthh.
Đây thuộc loại bài toán trắc nghiệm chủ quan.
Đáp án: C, C2H4
Hs làm ít phút theo sự hướng dẫn của gv
Ngày soạn: 12/03/2018
Ngày dạy : 9A : 22/3/2018
9B : 23/3/2018
TIẾT 56: THỰC HÀNH :
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA HIĐROCACBON
( giáo án chi tiết)
*Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan tới bài học: Tính chất của các hiđrocacbon.
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
+ Học sinh biết và hiểu được kĩ hơn các kiến thức về hiđrocacbon
2/ Kĩ năng:
+ Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học.
3/Thái độ:
+ Giáo dục cho các em tính cẩn thận , tiết kiệm trong học tập , thực hành hoá học
4, Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
Năng lực chuyên ngành:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ( biết cách đọc tên các chất )
+ Năng lực tính toán hóa học ( biết cách sử dụng các phép tính số mol, nồng độ tính toán).
+ Năng lực thực hành thí nghiệm: Biết cách sử dụng hóa chất và thiết bị để làm thí nghiệm, biết quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy học:
Gv : * Dụng cụ :
- ống nghiệm có nhánh
- ống nghiệm
- Nút cao su kèm ống nhỏ giọt
- Giá thí nghiệm , đèn cồn , chậu thuỷ tinh
* Hoá chất :
- Đất đèn
- Dung dịch brom
- Nước cất
2/ Phương pháp:
Đàm thoại , hoạt động nhóm ,thực hành thí nghiệm
III. Các hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Thí nghiệm 1 : Điều chế axetilen
2 . Thí nghiệm 2 :
3 . Thí nghiệm 3 :
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 3:
Gv : Kiểm tra dụng cụ hoá chất và các kiến thức có liên quan đến tiết thực hành
+ Cách điều chế axetilen trong phong thí nghiệm
+ Tính chất hoá học của axetilen
+ Tính chất vật lí của axetilen
Hoạt động 4:
I . Tiến hành thí nghiệm
Gv : Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
Gv : Lắp sẵn cho các học sinh bộ dụng cụ như hình vẽ 4.25 sách giáo khoa .
Hướng dẫn cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm theo các bước sau :
- Cho vào ống nghiệm có nhánh một mẩu CaC2 , sau đó nhỏ khoảng 2 đến 3 ml nước .
- Thu khí axetilen bằng cách đẩy nước .
Gv : Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét các tính chất vật lí của axetilen .
Gv : Hướng dẫn học sinh làm các thí nghiệm về tính chất hóa học của axtilen .
+ Tác dụng với dung dịch brom :
- Dẫn khí axetilen thoát ra ở ống nghiệm ( A ) vào ống nghiệm (C) đựng dd nước brom
+ Tác dụng với oxi ( phản ứng cháy )
- Dẫn khí axetilen qua ống nghiệm thuỷ tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt
( lưu ý phải để cho khí thoát ra một lúc để đuổi không khí rồi mới đốt để tránh nổ )
Gv : Gọi vài học sinh nhận xét hiện tượng
Gv : Hướng dẫn học sinh các nhóm làm thí nghiệm .
- Cho 1 ml benzen vào ống nghiệm đựng nước cất , lắc kĩ . Sau đó để yên quan sát .
- Tiếp tục cho thêm 2 ml dung dịch brom loãng , lắc kĩ sau đó để yên , tiếp tục quan sát màu của dung dịch .
Gv : Gọi học sinh các nhóm nêu hiện tượng
Hoạt động cuối: Vận dụng, đánh giá, dặn dò
Gv nói lại các kĩ năng cơ bản của bài thực hành.
- Xem lại các tính chất của các hiđrocac bon đã học
- Đọc trước bài : " Rượu etylic "
- Yêu cầu hs làm tường trình theo mẫu sau :
Hs : Trả lời các câu hỏi mà giáo viên nêu ra
1 . Thí nghiệm 1 : Điều chế axetilen
Hs : Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên .
Hs : Nêu nhận xét các tính chất vật lí của axetilen :
- Là chất khí không màu
- Ít tan trong nước .
2 . Thí nghiệm 2 :
Hs : Các nhóm làm thí nghiệm và ghi chép lại các hiện tượng, viết phương trình phản ứng .
Hs : Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra .
3 . Thí nghiệm 3 :
Hs : Hs các nhóm làm thí nghiệm
Hs : Các nhóm nêu hiện tượng
TT
Nội dung thí nghiệm ( cách làm )
Hiện tượng
Giải thích , phương trình phản ứng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAOANHOA9TUAN 29.doc