TIẾT 62 : THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA RƯỢU ETYLIC VÀ AXIT AXETIC
(giáo án chi tiết )
I)Mục tiêu
1, Kiến thức:
- Ôn lại các tính chất của rượu và axit đã học
2, Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát các hiện tượng thí nghiệm
3, Thái độ:- Giáo dục cho các em tính cẩn thận trong quá trình làm bài tập thực hành hoá học
4, Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới ), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập ), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/4/2018
Ngày dạy : 9A : 9/4/2018
9B : 12/4/2018
TUẦN 32
TIẾT 61 : LUYỆN TẬP RƯỢU ETYLIC
AXIT AXETIC VÀ CHẤT BÉO
(giáo án chi tiết )
*Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học : Tính chất hoá học của rượu, axit axetic và chất béo.
I) Mục tiêu
1, Kiến thức :
- Củng cố các kiến thức cơ bản về rượu etylic , axit axetic và chất béo.
- Hs biết vận dụng các kiến thức đó để làm bài tập.
2, Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng và giải một số bài tập liên quan
- Phát triển tư duy logic và tư duy sáng tạo cho học sinh
3, Thái độ :- Giáo dục các em ý thức học tập bộ môn .
4, Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
Năng lực chuyên ngành:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ( biết cách đọc tên các chất )
+ Năng lực tính toán hóa học ( biết cách sử dụng các phép tính số mol, nồng độ tính toán).
+Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống.
II) Chuẩn bị
1, Đồ dùng dạy học
Gv : Bảng phụ
2, Phwơng pháp :
Hs : Làm hết các bài tập được giao
III) Các hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I . Các kiến thức cần nhớ
Các ptpu xảy ra :
CH3COOC2H5+H2O àddHCl
CH3COOH + C2H5OH.
CH3COOC2H5 + NaOH
--> CH3COONa + H2O
a , 2C2H5OH + 2 Na à
2 C2H5ONa + H2
b , C2H5OH + 3 O2 à
2 CO2 + 3 H2O
c , CH3COOH + KOH à
CH3COOK +H2O . d ,CH3COOH + C2H5OH
H2SO4( đặc) , to
à
CH3COOC2H5 + H2O
e 2CH3COOH + Na2CO3 à
2CH3COONa + H2O + CO2
f , Chất béo + dd kiềmà
glixerol + Muối của các axit béo
Phương trình phản ứng xảy ra .
CH3COOH + NaHCO3 à
CH3COONa + H2O + CO2
a,Khối lượng axit axetic có trong
100 gam dung dịch là : 12 ( gam )
Số mol axitaxetic có trong dung
dịch là :
12 : 60 = 0,2 ( mol )
Theo pt phản ứng ta có :
Số mol của muối cần tính bằng
số mol của axit tham gia phản
ứng = 0,2 ( mol )
Khối lượng muối cần tính là :
0,2 . 84 = 16,8 ( gam )
Khối lượng dung dịch NaHCO3
cần dùng là : (16,8 . 100)/ 8,4
= 200 ( gam )
b , Dung dịch sau phản ứng có
muối CH3COONa .
Theo phương trình phản ứng ta
có số mol của muối này là : 0,2
( mol )
Khối lượng của nó là :
0,2 . 82 = 16,4 ( gam )
Khối lượng của dung dịch sau phản ứng là
200 + 100 - 0,2 . 44 = 291,2 (g)
Nồng độ % của dung dịch sau
phản ứng là :
( 16,4 . 100 % ) / 291,2 = 5,6 %
Hoạt động 1:Ổn định tổ chức lớp
Gv kiểm tra sĩ số
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Kết hợp vào trong bài
Hoạt động 3:
I . Các kiến thức cần nhớ
Gv : Chiếu bảng trong với bảng như sau :
Công thức Tính chất vật lí Tính chất hoá học
Rượu etylic
Axitaxetic
Chất béo
GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm để hoàn thành bảng trên.
Hoạt động 2
II . Bài tập
Gv : Treo bảng phụ với nội dung bài tập số 2 / 148 sách giáo khoa và yêu cầu học sinh đọc đề bài .
Gv : Gọi lần lượt các em lên bảng chữa baì tập
Gv : Cho các em khác nhận xét sửa sai nếu có .
Gv : Treo tiếp bảng phụ với nội dung bài tập số 3/ 149 sách giáo khoa : Hoàn thành các phương trình phản ứng : Gv gọi lần lượt các em lên bảng chữa
Gv : Cho học sinh nhận xét sửa sai và cho điểm .
Gv : Cho học sinh đọc đề bài bài tập 7 / 149 sách giáo khoa trên bảng phụ
Gv : Hãy tóm tắc đề bài ?
Gv : Hướng dẫn học sinh viết phương trình phản ứng
Gv: Muốn tính khối lượng của NaHCO3 cần dung em làm như thế nào ?
Gv : Gọi một em lên bảng nêu cách làm và thực hiện bài giải của mình
Gv : Cho học sinh nhận xét sửa sai .
Gv : Gọi tiếp một em học sinh có học lực khá lên bảng làm tiếp phần còn lại
Gv : Cho học sinh nhận xét phần trình bày của em đó .
Hoạt động cuối : Vận dụng, đánh giá, dặn dò.
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Làm bài tập còn lại ở sách giáo khoa
- Đọc trước bài thực hành : Tính chất của rượu etylic và axit axetic
Hs : Các nhóm thảo luận theo
nhóm để hoàn thành bảng trên
Hs : Lên bảng thực hiện
Hs : Lên bảng chữa lần lượt
- Hs nhận xét và sửa chữa sai sót.
Ngày soạn: 2/4/2018
Ngày dạy : 9A : 12/4/2018
9B : 13/4/2018
TIẾT 62 : THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA RƯỢU ETYLIC VÀ AXIT AXETIC
(giáo án chi tiết )
I)Mục tiêu
1, Kiến thức:
- Ôn lại các tính chất của rượu và axit đã học
2, Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát các hiện tượng thí nghiệm
3, Thái độ:- Giáo dục cho các em tính cẩn thận trong quá trình làm bài tập thực hành hoá học
4, Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
Năng lực chuyên ngành:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ( biết cách đọc tên các chất )
+ Năng lực tính toán hóa học ( biết cách sử dụng các phép tính số mol, nồng độ tính toán).
+ Năng lực thực hành thí nghiệm: Biết cách sử dụng hóa chất và thiết bị để làm thí nghiệm, biết quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
+Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống.
II) Chuẩn bị
1,Đồ dùng dạy học
Gv :
* Dụng cụ :
- Giá thí nghiệm : 4 bộ
- Giá sắt : 4 bộ
- ống nghiệm : 10 bộ
- ống nghiệm có nhánh , có nút , có ống dẫn khí : 4 chiếc
- Đèn cồn : 4 chiếc
- Cốc thuỷ tinh : 5 chiếc
* Hoá chất :
- Axit axetic đặc
- Axit sunfuric đặc
- Nước
- Lá kẽm , CaCO3 , CuO , giấy quỳ tím
Hs : Đọc trước nội dung bài thực hành
2, Phương pháp : Thí nghiệm kiểm chứng, hoạt động nhóm
III) Các hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I . Tiến hành thí nghiệm
1) Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic
a, Tiến hành
Cho lần lượt vào mỗi ống nghiệm một trong các hoá chất: Giấy quỳ tím, vài mảnh kim loại kẽm, 1 thìa nhỏ đồng (II) oxit, một mẩu đá vôi. Để các ống nghiệm trên giá ống nghiệm. Tiếp tục dùng ống nhỏ giọt cho vào mỗi ống nghiệm chừng 1- 2 ml dd axit axetic.
b, Hiện tượng
c, Giải thích
2)Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu với axit
a, Tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml rượu khan hoặc cồn 96o , khoảng 2ml axit axetic đặc, dùng ống nhỏ giọt nhỏ thêm vài giọt H2SO4 đặc, đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn thuỷ tinh, nối đầu ống dẫn với ống nghiệm B ngâm trong cỗc nước lạnh tốt nhất là nước đá.
b, Hiện tượng
c, Giải thích
Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức
Hoạt động2 :Kiểm tra dụng cụ thí nghiệm của các nhóm
Hoạt động3 :Tiến hành buổi thực hành
I . Tiến hành thí nghiệm
Gv : Hướng dẫn các nhóm học sinh làm thí nghiệm , lưu ý một số thao tác để đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm và đảm bảo thành công của các thí nghiệm
1) Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic
Gv nêu cách tiến hành thí nghiêm:
Cho lần lượt vào mỗi ống nghiệm một trong các hoá chất: Giấy quỳ tím, vài mảnh kim loại kẽm, 1 thìa nhỏ đồng (II) oxit, một mẩu đá vôi. Để các ống nghiệm trên giá ống nghiệm. Tiếp tục dùng ống nhỏ giọt cho vào mỗi ống nghiệm chừng 1- 2 ml dd axit axetic.
Gv hướng dẫn hs quan sát hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm, nhận xét về tính chất hoá học của axit axetic, viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2)Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu với axit
- Gv nêu cách tiến hành thí nghiêm:
Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml rượu khan hoặc cồn 96o , khoảng 2ml axit axetic đặc, dùng ống nhỏ giọt nhỏ thêm vài giọt H2SO4 đặc, đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn thuỷ tinh, nối đầu ống dẫn với ống nghiệm B ngâm trong cỗc nước lạnh tốt nhất là nước đá. Lắp dụng cụ như hình vẽ 5.5 (SGK-tr141)
Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ ống nghiệm A, hơi bay ra từ ống nghiệm A được ngưng tụ trong ống nghiệm B , Khi thể tích trong ống nghiệm A còn 1/ 3 thì ngừng đun.
Lấy ống nghiệm B ra khỏi cỗc nước, cho vào ống B khoảng 2-3ml dd muối ăn bão hoà, lắc đều ống nghiệm , sau đó để yên.
Gv hướng dẫn hs quan sát thí nghiệm và nhận xét mùi chất lỏng nổi trên mặt nước ống nghiệm B.
Gv lưu ý:axit H2SO4 đặc có thể gây bỏng nặng làm quần áo cháy, yêu cầu hs cẩn thận khi làm thí nghiệm.
Rượu etylic khan dễ cháy , yêu cầu hs không để gần lửa.
Hoat đông cuối: Vận dụng, đánh giá, dặn dò
Gv : Yêu cầu hs báo cáo kết quả thực hành.
Gv : Hướng dẫn học sinh các nhóm viết bản tường trình
+ Đọc trước bài : " GLUCOZƠ"
Tiết sau nộp báo cáo thực hành để lấy điểm 15 phút.
hs các lớp báo cáo sĩ số
Hs các nhóm chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.
Hs: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên .
Hs : Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên .
- Chất lỏng không tan nổi trên mặt nước.
- Hs lên bảng viết PTHH.
Hs : Các nhóm viết bản tường trình theo kết quả thực hành,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAOANHOA9TUAN 32.doc