Giáo án Vật lý 6 tiết 7 bài 8: Trọng lực – đơn vị lực

I/ Trọng lực

1/ Khái niệm:

Trọng lực là lực hút của Trái Đất.

Cường độ (độ lớn) của trọng lực gọi là trọng lượng.

2/ Phương, chiều của trọng lực.

 Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất

 

docx8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 7 bài 8: Trọng lực – đơn vị lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Phan Anh Ngày soạn: 15/9/2018 Ngày dạy: Tuần 7 TIẾT: 7 Bài 8: TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trả lời được câu hỏi trọng lực hay trọng lượng của một vật là gì? - Nêu được phương và chiều của trọng lực. - Trả lời được câu hỏi đơn vị đo cường độ lực là gì? 2. Kỹ năng: Sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng. 3. Thái độ: Yêu thích khoa học vật lí II. CHUẨN BỊ: Cho mỗi nhóm học sinh: Một giá treo, một lò xo, một quả nặng 100 g có móc treo, 1 dây dọi, 1 thước đo độ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Ổn định lớp: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ (3 ph) GV HS Nội dung Câu 1: Em hãy lấy một ví dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng. HS khác nhận xét. Câu 2: Khi chơi tennis, kết quả tác dụng của lực do vợt va chạm vào quả bóng tennis là gì? HS khác nhận xét. GV nhận xét, đánh giá Câu 1: Dùng tay nén lò xo làm lò xo biến dạng. Câu 2: Khi chơi tennis, lực mà vợt tác dụng vào quả bóng làm quả bóng bị biến dạng và bị biến đổi chuyển động. 3. Trình bày sản phẩm đã thực hiện (3 ph) GV HS Nội dung (5ph) GV yêu cầu nhóm 2 lên trình bày về SẢN PHẨM ỨNG DỤNG LỰC TỰ NHIÊN (động cơ nước) GV đánh giá. Đại diện nhóm 2 lên trình bày. Các bạn khác ở dưới lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá quá trình trình bày và sản phẩm của nhóm 2. 4. Trọng lực (17 ph) GV HS Nội dung Bước 1: Đặt vấn đề Ở sản phẩm Động cơ nước vừa rồi. Nước rơi từ trên cao xuống, điều đó chứng tỏ gì? Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu GV gợi ý HS đưa ra quan niệm ban đầu. GV thông báo, lực hút nước rơi xuống trong sản phẩm vừa rồi đã được tìm thấy và được đặt tên là Trọng lực. HS có thể nêu ra một số quan điểm sau: - Chứng tỏ có lực hút nước rơi xuống. - Các vật nặng đều tự rơi xuống. - Lực hút của Trái Đất làm nước rơi xuống. Ghi tựa đề bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm kiểm tra. a) Đề xuất câu hỏi Từ những quan niệm của HS, GV hướng dẫn các em đề xuất các câu hỏi. GV: Các em có thắc mắc gì về lực đã làm nước rơi xuống hay không? GV có thể gợi ý cho HS nếu cần. Ở bài trước, các em đã tìm hiểu về phương, chiều của lực và những kết quả tác dụng của lực. Vậy các em có thắc mắc gì về lực đã làm nước rơi xuống? GV ghi nhận thắc mắc của học sinh lên bảng. Lựa chọn những câu hỏi đúng trọng tâm của bài. b) Đề xuất phương án thí nghiệm Từ những thắc mắc của HS, GV chốt lại mục đích thí nghiệm: - Trọng lực là gì? - Phương, chiều của trọng lực là gì? Yêu cầu HS đề xuất phương án thí nghiệm để trả lời các câu hỏi HS đã nêu ra. Sử dụng những dụng cụ nào? Bố trí dụng cụ như thế nào? GV yêu cầu HS ghi rõ dụng cụ, cách bố trí dụng cụ vào bảng nhóm. Sau đó yêu cầu các nhóm lên trình bày phương án của nhóm mình. GV duyệt phương án thí nghiệm của từng nhóm. HS thảo luận nhóm. Đề xuất ra các câu hỏi như: - Lực đó do vật nào tác dụng lên nước? - Lực đó có phải do Trái Đất tác dụng lên nước hay không? - Phương, chiều của lực đó như thế nào? . HS làm việc nhóm, đề xuất một số phương án thí nghiệm như: - Dùng một quả bóng bàn và cây vợt. Yêu cầu 1 bạn đánh lên cao. Nếu sau khi bay lên cao mà quả bóng bàn rơi xuống, chính tỏ có một lực kéo quả bóng bàn xuống. Lực đó chính là lực hút của Trái Đất. Phương, chiều của lực đó trùng với phương, chiều quả bóng bàn rơi, là phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới. - Dùng 1 cái gọt bút chì để ở mép bàn. Đẩy gọt bút chì ra khỏi bàn. Nếu sau đó gọt bút chì rơi thì chứng tỏ gọt bút chì chịu một lực hút từ Trái Đất làm nó rơi xuống. Phương, chiều của lực đó trùng với phương, chiều cái gọt bút chì rơi, là phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới. - Dùng một thước đo độ có gắn chiếc kim dài, dưới cây kim treo một vật nặng. Nếu vật nặng luôn giữ cho cây kim ở phương thẳng đứng dù nghiêng thước đo độ, thì chiếc kim đã chỉ phương của trọng lực là phương thẳng đứng, và đầu nhọn bên dưới của chiếc kim sẽ chỉ chiều của trọng lực là chiều từ trên xuống dưới. Chiếc kim luôn ở phương thẳng đứng vì lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả nặng luôn kéo quả nặng xuống. - Buộc vật nặng bằng sợi dây vào thước đo độ. Nếu quả nặng luôn giữ sợi dây nằm theo phương thẳng đứng dù nghiêng hay dịch chuyển thước thì phương của trọng lực sẽ là phương của sợi dây, phương thẳng đứng, còn chiều của trọng lực sẽ là chiều từ trên xuống dưới. Dây treo ở phương thẳng đứng vì lực hút của Trái Đất kéo quả nặng xuống. Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu. GV quan sát HS tiến hành thí nghiệm. Giúp đỡ nếu HS gặp vướng mắc. - Lưu ý học sinh ghi kết luận vào bảng nhóm, phải trả lời được 2 câu hỏi ở phần mục đích thí nghiệm. HS làm việc theo nhóm. Tiến hành thí nghiệm. Bước 5: Rút ra kết luận. Dựa vào mục đích thí nghiệm, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận của nhóm mình. Yêu cầu 2 nhóm tiêu biểu lên trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình. GV yêu cầu nhóm khác nhận xét. GV chốt lại. - Trọng lực là lực hút của Trái Đất. - Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. - Khi đứng ở ngoài không gian, thì trọng lực có phương và chiều hướng về tâm Trái Đất. HS rút ra kết luận và ghi vào bảng nhóm. HS lên trình bày kết quả thí nghiệm theo yêu cầu của GV. I/ Trọng lực 1/ Khái niệm: Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Cường độ (độ lớn) của trọng lực gọi là trọng lượng. 2/ Phương, chiều của trọng lực. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất. Vậy theo các em, “lực tự nhiên” nào đã làm nước rơi xuống ở sản phẩm ĐỘNG CƠ NƯỚC của nhóm 2. GV giới thiệu về nhà bác học Newton. Isaac Newton tìm ra. Ông là nhà Vật Lý vĩ đại người Anh, sinh năm 1642 và mất năm 1727. Ông chính là người đã tìm ra trọng lực. Để tưởng nhớ công lao của ông, các nhà khoa học đã thống nhất lấy tên ông làm đơn vị của lực” HS trả lời: - Lực đó là trọng lực. 3. Đơn vị của trọng lực (5ph) GV HS Nội dung GV thông báo cho HS. Lực có đơn vị là newton. Trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị đo khối lượng là gì? GV nhận xét. Khi làm bài tập, chúng ta cần đổi các đơn vị đo khối lượng khác như gam về đơn vị kilogam. 100 g bằng bao nhiêu kilogam? GV nhận xét. Từ những kết quả trên, hãy cho biết trọng lượng của một vật có giá trị gấp mấy lần khối lượng của vật đó? GV nhận xét Tính trọng lượng của các vật có khối lượng lần lượt là 2 kg, 3 kg, 4 kg. GV nhận xét. HS lắng nghe, ghi chép. Trả lời: là kilogam 100 g = 0,1 kg. Trọng lượng của một vật có giá trị gấp 10 lần khối lượng của vật đó. HS làm việc cá nhân. Trọng lượng của vật nặng 2 kg là 20N; 3 kg là 30 N; và 4 kg là 40 N III/ Đơn vị lực - Đơn vị lực là: newton Ký hiệu: N Quy ước - Trọng lượng của quả cân 100 g được tính tròn là 1 N. - Trọng lượng quả cân 1 kg là 10 N 5. Vận dụng (8ph) GV HS Nội dung GV giới thiệu Dụng cụ đo độ nghiêng của các vật xung quanh sân trường (sản phẩm của lớp 6/2) Hướng dẫn HS sử dụng. GV yêu cầu mỗi nhóm 1 em lên thực hành, ghi lại kết quả. Vật cần kiểm tra. Độ lệch so với phương thẳng đứng Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 GV đánh giá. Ngoài dụng cụ này ra, các em còn phương án nào khác để đo độ nghiêng của các vật so với phương thẳng đứng hay không? HS lắng nghe. Mỗi nhóm 1 HS lên thực hành, ghi lại kết quả đo. Sau đó nhận xét về độ chính xác của dụng cụ. HS có thể nêu ra phương án như dùng dây rọi kết hợp với thước đo độ để đo độ nghiêng của các vật so với phương thẳng đứng. 6. Củng cố (6ph) GV HS Nội dung Mời nhóm 1 lên trình bày sản phẩm VIÊN BI KÌ DIỆU. GV: Lực nào đã làm cho viên bi rơi xuống? GV nhận xét Trọng lực là gì? GV nhận xét Hãy cho biết phương, chiều của trọng lực? GV nhận xét Đơn vị của lực là gì? GV nhận xét GV mở rộng về lực hút của Mặt Trăng và trường hợp không trọng lực. Nhóm 1 lên trình bày. - Trọng lực. Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên mọi vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái đất. Đơn vị lực là newton (ký hiệu N) 9. Dặn dò (2ph) - Ôn lại các bài từ bài 1 đến bài 8. - Hoàn thành các bài tập trong Hướng dẫn ôn tập kiểm tra 1 tiết. Tuần sau (tuần 9) kiểm tra 1 tiết. - Nghiên cứu làm sản phẩm STEM ứng dụng kiến thức về trọng lượng để tham gia Ngày hội STEM của trường. IV. Rút kinh nghiệm: _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 8 Trong luc Don vi luc_12451824.docx
Tài liệu liên quan