I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU
- Tổ chức trò chơi dân gian, TDTT trong nhà trường.
- Tuyên truyền ý nghĩa ngày 22/12 thành lập QĐNDVN.
- Tổ chức thi vẽ tranh theo chủ đề chú bộ đội.
- Dạy học theo bộ sách "Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống".
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 12845 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Chủ đề tuần 13: Uống nước nhớ nguồn, em yêu chú bộ đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 04 tháng 12 năm 2017
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
*CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL:
“Uống nước nhớ nguồn, em yêu chú bộ đội”.
I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU
- Tổ chức trò chơi dân gian, TDTT trong nhà trường.
- Tuyên truyền ý nghĩa ngày 22/12 thành lập QĐNDVN.
- Tổ chức thi vẽ tranh theo chủ đề chú bộ đội.
- Dạy học theo bộ sách "Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống".
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
Hoạt động
Nội dung hoạt động
Ghi chú
HĐ1
* Mở đầu:
- Tổ chức thi trò chơi dân gian “Bịt mắt bắt heo” có thể thay thế trò chơi “Bịt mắt hái hoa”.
- GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội 5 em tham gia, đội bắt được heo nhiều nhất được (10 điểm), tùy mức độ giảm dần.
Hình thức tổ chức:
Thi mỗi lượt 2 đội: 1 em đứng tại chổ điều khiển bạn bịt mắt tiến lên phía trước bắt heo và mang về đưa cho bạn đang điều khiển cứ liên tục như thế (Thời gian cho mỗi lượt là 3 phút).
Dụng cụ: Khăn bịt mắt và 10 con heo mũ hoặc 10 cành hoa vãi.
HĐ2
*Tuyên truyền tìm hiểu ý nghĩa ngày 22/12 thành lập QĐNDVN.
Tìm hiểu “Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam” (GV sưu tầm Tư liệu)
- Trình bày trước tập thể HS.
- Kiến thức: Giáo viên nêu câu hỏi - Học sinh tham gia trả lời câu hỏi.
Dự kiến câu hỏi và trả lời:
1. Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm, nào? (22/12/1944)
2. Khi mới thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam có tên gọi là gì? (Đội Viêt Nam tuyên truyền giải phóng quân).
3. Chỉ huy cao nhất của Đội Viêt Nam tuyên truyền giải phóng quân là ai? (Võ Nguyên Giáp)
4. Đội Viêt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại khu rừng nào? (Trần Hưng Đạo)
5. Đội Viêt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc tỉnh nào? (Cao Bằng)
6. Tính tới nay 22/12/2016 Quân đội nhân dân Việt Nam đã đổi tên bao nhiêu lần. (4 lần)
7. Kể tên những lần thay đổi?
Lần 1: 15/4/1945 Đội giải phóng quân,
Lần 2:Tháng 11/1945 Vệ quốc đoàn còn gọi là đoàn Vệ quốc quân.
Lần 3: 22/5/1946 đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam.
Lần 4: Năm 1950 đổi thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
8. Tính từ 22/12/1944 đến nay 22/12/2017 Quân đội nhân dân Việt Nam được bao nhiêu tuổi? (73 tuổi).
9. Em hãy cho biết tên 1 anh hùng quân đội, người con của núi rừng Tây Nguyên? (Anh hùng Núp).
10. Trong chiến dịch Điện biên phủ ai là người quả cảm lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai? (Phan Đình Giót).
HĐ3
* Hướng dẫn thực hành năng lực, phẩm chất của học sinh
Câu hỏi và bài tập thực hành:
Câu 1: Em hãy nêu nhưng công việc tự phục vụ cho bản thân của em hàng ngày cho việc học tập?
Câu 2: Khi giao tiếp với mọi người ta cần có thái độ như thế nào?
Câu 3: Những việc làm nào em cho là chăm học, chăm làm, hãy nêu cho các bạn cùng biết và thực hiện?
HĐ4
*Kết thúc hoạt động :
- Nhận xét đánh giá, công bố kết quả buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
- Liên hệ giáo lòng Yêu quý chú bộ đội và ý thức bảo vệ Tổ Quốc.
- Dặn các em chuẩn bị nội dung sinh hoạt của tuần sau.
Tuần 14
Tthứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2017
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
*CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL:
“Uống nước nhớ nguồn, em yêu chú bộ đội”.
I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU
- Tổ chức trò chơi dân gian, TDTT trong nhà trường.
- Tuyên truyền ý nghĩa ngày 22/12 thành lập QĐNDVN.
- Tổ chức thi vẽ tranh theo chủ đề chú bộ đội.
- Dạy học theo bộ sách "Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống".
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
Hoạt động
Nội dung hoạt động
Ghi chú
HĐ1
* Mở đầu:
Trò chơi: MÈO ĐUỔI CHUỘT
GV cho cả lớp đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.
HĐ2
*Thi kể câu chuyện "Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống".
- Giáo viên học sinh kể lại chuyện: Nội dung kể trong bài học số 1, ở sách lớp 2 "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong trường học".
- Giáo viên hỏi câu hỏi trong sách, học sinh tham gia trả lời câu hỏi.
- Mỗi nhóm tham gia trả lời 1 câu hỏi GV nhận xét, công bố kết quả đại diện trả lời của từng nhóm.
HĐ3
*Hướng dẫn thực hành năng lực, phẩm chất của học sinh
Câu 1: Vì sao khi ta làm một việc gì sai ta cần mạnh dạng nhận lỗi mà không đổ lỗi cho người khác?
Câu 2 : Em hãy nêu một số ví dụ về việc trung thực trong học tập để cho các bạn biết?
Câu 3: Em đã làm những việc để thể hiện lòng yêu trường lớp của chúng ta?
(Đáp án căn cứ vào câu trả lời của các em, giáo viên kết luận chung
HĐ4
*Kết thúc hoạt động :
- GV liên hệ giáo dục:
Giáo dục thẩm mỹ: Biết giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng, không viết vẽ bậy vào sách vở, lên bàn, lên tường. Biết chăm sóc giữ gìn vườn hoa cây cảnh ở gia đình cũng như trong trường học và những nơi công cộng, thích xem ca kịch và các hoạt động văn nghệ tập thể, cá nhân
Dặn dò chuẩn bị tiết sinh hoạt tuần sau
Tuần 15
Thai ngày 18 tháng 12 năm 2017
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
*CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL:
“Uống nước nhớ nguồn, em yêu chú bộ đội”.
I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU
- Tổ chức trò chơi dân gian, TDTT trong nhà trường.
- Tuyên truyền ý nghĩa ngày 22/12 thành lập QĐNDVN.
- Tổ chức thi vẽ tranh theo chủ đề chú bộ đội.
- Dạy học theo bộ sách "Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống".
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
Hoạt động
Nội dung hoạt động
Ghi chú
HĐ1
* Mở đầu:
Trò chơi: BỊT MẮT BẮT DÊ
Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.
Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng.
HĐ2
*Thi vẽ tranh chân dung chú bộ đội.
- GV chia lớp thành 5 nhóm.
- Tổ chức cho các em vẽ tranh “Chú bộ đội hoặc chân dung chú bộ đội”.
- Mỗi nhóm có 4 học sinh tham gia vẽ.
- GV tổ chức chấm, nhận xét, đánh giá sản phẩm và kết quả của các nhóm.
Ngày 20/11/1982
HĐ3
* Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
- Giáo dục ý thức học sinh biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường, lớp học, đi tiêu, đi tiểu, bỏ rác đúng chỗ, đi đúng lề đường khi tham gia giao thông, tập bơi lội, phòng chống dịch bệnh, không mua đồ ăn, nước uống những hàng quán buôn bán không đảm bảo vệ sinh...
HĐ4
*Kết thúc hoạt động :
- GV cho lớp văn nghệ tập thể.
Cả lớp hát bài: Lớp chúng mình rất vui
Lớp chúng mình rất rất vui
Anh em ta chan hòa tình thân
Lớp chúng mình rất rất vui
Như keo sơn anh em một nhà
Đầy tình thân quý mến nhau
Luôn thi đua học chăm tiến tới
Quyết kết đoàn giữ vững bền
Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan
-Nhận xét buổi sinh hoạt Dặn dò chuẩn bị tiết sinh hoạt tuần sau ,
Tuần 16
Thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 2017
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
*CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL:
“Uống nước nhớ nguồn, em yêu chú bộ đội”.
I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU
- Tổ chức trò chơi dân gian, TDTT trong nhà trường.
- Tuyên truyền ý nghĩa ngày 22/12 thành lập QĐNDVN.
- Tổ chức thi vẽ tranh theo chủ đề chú bộ đội.
- Dạy học theo bộ sách "Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống".
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
Hoạt động
Nội dung hoạt động
Ghi chú
HĐ1
* Mở đầu:
Trò chơi: NÉM LON
+ Cách chơi:
Chuẩn bị những quả banh nhỏ và một số lon sữa bò. Lon sữa bò xếp lên nhau theo hình tháp.vạch một đường mức cách dãy lon một khoảng cố định. Chia cho mỗi đội ba trái banh.
+ Luật chơi:
Đội nào chọi hết số banh và có số lon ngã nhiều hơn là thắng.
Đội nào đứng ném lon mà chân chạm mức là không tính.
HĐ2
*Thực hành tìm hiểu về ngày 22/ 12
- GV nêu các câu hỏi:
Ngày 22/ 12 là ngày gì? Ngày kỉ niệm về ai?
Bạn biết gì về anh bộ đội?
Tình cảm giữa bộ đội và nhân dân như thế nào?
- Các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét kết luận.
GV giới thiệu cho HS biết về bộ đội thời chiến và thời bình
HĐ3
* Thực hành tìm hiểu kiến thức ATGT:
Câu 1: Khi tham gia giao thông, trường hợp nào dưới đây là không an toàn, gây nguy hiểm ?
Đi qua đường cùng người lớn.
Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.
Đi xe đạp chở 1 người ngồi sau.
Câu 2 : Em cùng các bạn đi học về thấy một số bạn chơi đùa trên đường, em sẽ làm gì?
Nhắc các bạn không chơi đùa trên đường vì không an toàn.
Vui chơi cùng các bạn.
Vẫn đi bình thường như không có việc gì sảy ra.
Câu 3: Các hành động nào dưới đây khi tham gia giao thông là đúng ?
Ngồi trên xe ô tô nghiêm túc không mở cửa thò đầu hoặc tay, chân ra ngoài.
Ngồi sau xe máy dang hai tay, chân khi xe chạy trên đường.
Bám vào sau xe ô tô khi xe đang chạy.
Câu 4 : Đi bộ trên quốc lộ phải đi như thế nào ?
Đi sát lề đường, không chơi đùa, ngồi dưới lòng đường.
Chỉ qua đường khi đoạn đường không có xe cộ qua lại.
Cả 2 ý trên.
Câu 5: Khi qua đường nên:
Đi vào vạch kẻ đi bộ qua đường, nếu không có vạch đi bộ qua đường thì phải chọn nơi an toàn, quan sát kĩ xe trên đường rồi mới được qua.
Nắm tay nhau chạy qua đường.
Qua đường ở nơi bị che khuất.
Câu 6: Khi đi xe máy trên đường, số người ngồi trên xe thế nào là không đúng quy định ?
Chở 1 người ngồi sau.
Chở 1 người lớn và 2 trẻ em dưới 11 tuổi ngồi sau.
Chở 2 người lớn ngồi sau.
Câu 7: Hành vi nào của người đi xe đạp trên đường không an toàn
Lạng lách đánh võng.
Đèo nhau đi dàn hàng ngang.
Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 8: Những hành vi nào dưới đây gây nguy hiểm trên đường ?
Đá bóng trên đường.
Vừa chạy trên đường vừa nô đùa.
Cả 2 ý trên.
Câu 9: Khi tham gia giao thông bằng xe máy trên đường, được phép:
Chở hàng cồng kềnh.
Không đội mũ bảo hiểm.
Đi đúng phần đường, chở đúng số người quy định, phải đội mũ bảo hiểm.
Câu 10 : Khi đi xe đạp trên đường cần phải làm gì ?
Luôn đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên phải.
Qua chỗ đường giao nhau phải tuân theo hiệu lệnh tín hiệu đèn hoặc phải quan sát thật an toàn mới đi.
Khi muốn đổi hướng rẽ phải, rẽ trái phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.
Thực hiện tất cả các điều trên.
HĐ4
*Kết thúc hoạt động :
- GV liên hệ giáo dục:
Giáo dục sức khỏe: Học sinh biết ăn uống sạch sẽ, tập thể dục thường xuyên, giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa, trường lớp và vệ sinh nơi công cộng.
-Nhận xét buổi sinh hoạt. Dặn dò chuẩn bị tiết sinh hoạt tuần sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 13.doc