Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Chủ đề tuần 28 đến tuần 31

I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU

- Thực hành rèn luyện giáo dục kỹ năng sống.

- Giúp học sinh biết tự lập giúp chúng ta tự tin, chủ động, tự lập trong cuộc sống, mang lại niềm vui cho chính mình và người thân trong gia đình.

II. NỘI DUNG CỤ THỂ

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Chủ đề tuần 28 đến tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2018 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP *CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: Lập thành tích chào mừng ngày giải phóng Miền nam thống nhất đất nước 30/4/218 I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU - Giới thiệu gương anh hùng liệt sĩ địa phương. - Giáo dục học sinh noi gương nữ kiện tướng chiến hào Dương Thị Cẩm Vân. II. NỘI DUNG CỤ THỂ Hoạt động Nội dung hoạt động Ghi chú HĐ1 Mục tiêu: Giới thiệu gương anh hùng liệt sĩ địa phương. - GV giới thiệu tóm tắt tiểu sử Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nữ kiện tướng chiến hào Dương Thị Cẩm Vân.  - Năm 1960, từ xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi, cô bé 13 tuổi Dương Thị Cẩm Vân đã lên đường đi theo cách mạng. Ban đầu chị làm giao liên, rồi hăng hái xin được vào du kích xã để được cầm súng giết giặc. - Mùa khô năm 1966, với Chiến dịch bao vây Chi khu Đầm Dơi, ta bủa vây từ 5 mũi với tổng chiều dài 20.000 m chiến hào và 300 hầm râu tôm. Dương Thị Cẩm Vân dẫn đầu mũi hướng Bắc. - Khi chiến hào đi qua những đoạn trống trải địch dễ phát hiện thì chị xung phong đào trước. Riêng chị đào hơn 1.500 m và 25 hầm râu tôm. Có lúc cao điểm, dưới làn mưa đạn của kẻ thù nhưng chị vẫn đào được hơn 50 m chỉ trong một đêm. - Có những hầm râu tôm áp sát đồn địch khoảng từ 50-70 m. Từ hầm râu tôm Dương Thị Cẩm Vân bắn tỉa “xuyên táo” 1 viên đạn diệt 2 tên địch. Chị còn có 2 sáng kiến rất độc đáo góp phần tiêu diệt rất nhiều tên địch. Sáng kiến thứ nhất là dùng phân chuồng trộn với lá dá thắt con cúi, lợi dụng chiều gió để un khói độc vào đồn địch suốt 21 ngày đêm ròng rã, làm cho chúng cay mắt phải ra khỏi lô cốt và du kích ta mặc tình bắn tỉa. Sáng kiến thứ hai là làm giàn thun ban đêm bắn lựu đạn vào tiền đồn khống chế không cho bọn lính ra khỏi đồn. Trong cao điểm 100 ngày đêm bao vây Chi khu Đầm Dơi, mặc dù địch đánh trả quyết liệt bằng máy bay ném bom, pháo liên tục vào trận địa ta ngày lẫn đêm nhưng với ý chí quyết tâm ta đã dũng cảm đẩy lùi và khống chế bọn lính đồn trú trong chi khu. Năm 1966, tại Đại hội chiến sĩ thi đua quân khu, Dương Thị Cẩm Vân được phong tặng danh hiệu “Nữ kiện tướng chiến hào”. Năm 1968 chị được điều động về Đại đội Đoàn 195 Quân khu 9. Trong trận bom rải thảm của địch, chị đã hy sinh.Trong cuộc đời hoạt động cách mạng tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng anh dũng, Dương Thị Cẩm Vân tham gia 130 trận đánh, cùng đơn vị tiêu diệt và làm bị thương 150 tên địch, thu 120 súng. Riêng bản thân chị diệt 57 tên, bắt sống 8 tên và bắn rơi một máy bay. - Năm 2000 chị được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tên chị nay đã đi vào thơ ca và được đặt tên đường, tên trường học và công viên văn hóa. HĐ2 Mục tiêu: Tìm hiểu về anh hùng liệt sĩ địa phương Dương Thị Cẩm Vân. - GV Nêu câu hỏi 1. Chị Dương Thị Cẩm Vân đã lên đường đi theo cách mạng năm bao nhiêu tuổi? Đáp án A. Năm 13 tuổi, B. Năm 14 tuổi , C. Năm 15 tuổi 2. Trong Chiến dịch bao vây Chi khu Đầm Dơi, ta bủa vây từ 5 mũi chị Dương Thị Cẩm Vân dẫn đầu mũi hướng nào? Đáp án A. Hướng Đông, B. Tây, C. Nam, D. Hướng Bắc. 3. Năm 1966, tại Đại hội chiến sĩ thi đua quân khu, Dương Thị Cẩm Vân được phong tặng danh hiệu gì? Đáp án A. Anh hùng LL Vũ trang Nhân dân B. “Nữ kiện tướng chiến hào”. C. Dũng sĩ diệt Mỹ 4. Chị Dương Thị Cẩm Vân tham gia bao nhiêu trận đánh? A. 130 trận đánh, B. 140 trận đánh, C. 150 trận đánh 5. Chị Dương Thị Cẩm Vân mất năm nào? A. Năm 1966, B. Năm 1967, C. Năm 1968 HĐ3 Mục tiêu: Giáo dục học sinh noi gương nữ kiện tướng chiến hào Dương Thị Cẩm Vân. Dương Thị Cẩm Vân là biểu tượng sáng ngời tinh thần đấu tranh bất khuất của lực lượng du kích địa phương quân Đầm Dơi, mãi mãi là dấu son truyền thống rạng ngời của Đảng bộ và quân, dân Đầm Dơi. Đây là quê hương có truyền thống lịch sử cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho đến các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau./. III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HĐGDNGLL: *Ưu điểm... .... .. * Hạn chế::..... .... HIỆU TRƯỞNG DUYỆT TỔ TRƯỞNG GVCN Tuần 29 Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2018 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP *CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: Lập thành tích chào mừng ngày giải phóng Miền nam thống nhất đất nước 30/4/218 I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU - Giới thiệu gương anh hùng liệt sĩ địa phương. - Giới thiệu ý nghĩa 30/4/1975 giải phóng Miền nam thống nhất đất nước. - Thực hành rèn luyện giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ATGT. II. NỘI DUNG CỤ THỂ Hoạt động Nội dung hoạt động Ghi chú HĐ1 Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa 30/4/1975 giải phóng Miền nam thống nhất đất nước. - Tổ chức văn nghệ, nhóm học sinh lớp 3 tham gia. - Giáo viên ôn lại truyền thống ngày giải phóng Miền nam thống nhất đất nước 30/04/1975. HĐ2 Mục tiêu: Học sinh nhận biết chiến dịch Hồ Chí Minh 30/4/1975 đi vào huyền thoại - Cho học sinh xem tư liệu ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và giải phóng Sài Gòn 1975. HĐ3 Mục tiêu: HS trình bày suy nghĩ và hiểu biết của mình về ngày giải phóng Miền nam thống nhất đất nước 30/04/1975. Tổ chức chia nhóm theo nhóm. Nhóm 1: Câu 1: Vào lúc mấy giờ xe tăng của quân ta tiến vào Dinh Độc Lập? A. 8 giờ 30 phút, B. 9 giờ 30 phút , C. 10 giờ 30 phút D. 11 giờ 30 phút Câu 2: Xe tăng mang biển số mấy đã húc vào cổng phụ bên trái Dinh Độc Lập? A.843, B.384 , C.483 , D.834 Nhóm 2: Câu 1: Miền Nam hoàn toàn giải phóng vào ngày, tháng, năm nào? A.30/04/1957, B.30/04/1975 , C.04/03/1975 Câu 2: Xe tăng mang biển số mấy đã húc vào cổng chính Dinh Độc Lập? A.903 , B.930 , C.309 , D.390 Nhóm 3: Câu 1: Tính đến năm 2016, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày giải phóng miền Nam? A.38, B.39 , C.40, D.41 Câu 2: Xe tăng mang biển số 843 do ai chỉ huy? A.Phan Huy Hiệu, B.Văn Tiến Dũng, C.Bùi Quang Thận D.Vũ Đăng Toàn Nhóm 4: Câu 1: Xe tăng mang biển số 390 do ai chỉ huy? A.Võ Nguyên Giáp, B. Bùi Quang Thận , C. Phan Huy Hiệu D. Vũ Đăng Toàn Câu 2: Ai là người cắm lá cờ cách mạng trên nóc Dinh Độc Lập? A. Vũ Đăng Toàn, B. Bùi Quang Thận, C. Văn Tiến Dũng D. Phan Huy Hiệu III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HĐGDNGLL: *Ưu điểm... * Hạn chế::... HIỆU TRƯỞNG DUYỆT TỔ TRƯỞNG GVCN Tuần 30 Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2018 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP *CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: Lập thành tích chào mừng ngày giải phóng Miền nam thống nhất đất nước 30/4/218 I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU - Thực hành rèn luyện giáo dục kỹ năng sống. - Giúp học sinh biết tự lập giúp chúng ta tự tin, chủ động, tự lập trong cuộc sống, mang lại niềm vui cho chính mình và người thân trong gia đình. II. NỘI DUNG CỤ THỂ Hoạt động Nội dung hoạt động Ghi chú HĐ1 Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống. - Trò chơi: Tôi là ai ? -Yêu cầu HS hoàn thành bảng thông tin về bản thân em theo mẫu dưới đây: + Môn học yêu thích của tôi là:. + Công việc yêu thích của tôi là: + Hoạt động mà tôi yêu thích là :.. + Màu sắc tôi yêu thích là: + Món ăn tôi yêu thích là:. + Loài vật tôi yêu quý là :. + Ước mơ của tôi : -GV nhận xét,tuyên dương. -GV chốt lại: Phải biết những điều mình thích và ước mơ của mình để phát huy thêm. HĐ2 Mục tiêu: Rèn thói quen và kỹ năng làm việc luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe. Bày tỏ ý kiến: Điểm mạnh,điểm yếu của tôi -GV cho HS tự suy ngẫm về những điểm mạnh và những điểm cần cố gắng của bản thân. -GV mời 1 vài HS lên trình bày những điểm mạnh và điểm yếu của mình. -GV cho HS tìm cách khắc phục những điểm yếu của mình. -Nhận xét,chốt lại ý kiến: Em cần biết tự nhận thức về bản thân,từ đó phát huy những điểm mạnh và sửa chữa, khắc phục những điểm yếu để mau tiến bộ. HĐ3 Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng sinh hoạt theo nhóm. Trò chơi “ thi đi tất ” -GV giới thiệu, phổ biến trò chơi,luật chơi: + Mỗi tổ cử 3 bạn đại diện lên thi đi tất trong khi bị bịt mắt.Nhóm nào đi tất đúng và xong trước thì nhóm đó thắng cuộc. -Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng. HĐ4 Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng tự chuẩn bị bữa ăn ở nhà - GV cho HS quan sát tranh và đọc các phần chữ trong khung. a) Ghi số thứ tự từ 1 đến 5 cho các việc cần làm để chuẩn bị bữa ăn. b) Ghi số thứ tự từ 1 đến 5 cho các việc cần làm sau bữa ăn của gia đình. - GV nhận xét,tuyên dương. - Kết luận: Là học sinh lớp 3 em nên làm những việc để tự phục vụ bản thân như chuẩn bị và dọn dẹp bữa ăn cho gia đình,giúp các em tự tin hơn trong công việc trong gia đình. III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HĐGDNGLL: *Ưu điểm... * Hạn chế::... HIỆU TRƯỞNG DUYỆT TỔ TRƯỞNG GVCN Tuần 31 Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2018 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP *CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: Lập thành tích chào mừng ngày giải phóng Miền nam thống nhất đất nước 30/4/218 I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU - Thực hành rèn luyện giáo dục ATGT chủ đề “ An toàn trên đường”. - HS biết ứng xử đúng khi tham gia giao thông trên đường. II. NỘI DUNG CỤ THỂ Hoạt động Nội dung hoạt động Ghi chú HĐ1 Mục tiêu: Thực hành, rèn luyện giáo dục ATGT. Thảo luận nhóm - GV cho HS thảo luận theo nhóm. * Em hãy cùng các bạn thảo luận về những câu hỏi sau đây: - Em đã bao giờ cảm thấy ngại ngùng, hoặc lo lắng khi đi đường chưa? - Vì sao em lại cảm thấy ngại ngùng, hoặc lo lắng như vậy? - Làm thế nào để chúng ta cảm thấy tự tin và thoải mái khi đi trên đường? - GV cho đại diện các nhóm lên trình bày. - Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại nội dung. - GDHS có tinh thần tự tin, thoải mái khi đi trên đường. HĐ2 Mục tiêu: Ứng xử đúng khi tham gia giao thông trên đường. - Xử lí tình huống - GV cho HS quan sát tranh ảnh sưu tầm trong sách giáo khoa và ghi dấu ( + ) vào ô trống cạnh hình chỉ các hành vi tham gia giao thông an toàn, dấu ( - ) vào ô trống cạnh hình chỉ hành vi tham gia giao thông không an toàn. - Cho HS nêu miệng cá nhân từng tình huống. - GV nhận xét, tuyên dương. - Qua hoạt động này cho HS nhận biết được những hành vi nào đúng, sai để biết cách tham gia giao thông an toàn hơn. HĐ3 Mục tiêu: Em học luật giao thông - GV yêu cầu HS cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu ý nghĩa của các biển báo giao thông trong sách giáo khoa. - Những biển báo này muốn nói điều gì với người đi xe đạp? - Người đi bộ có cần quan tâm đến các biển báo này không? - GV cho HS nêu miệng trước lớp ý nghĩa của từng biển báo. - GV nhận xét, tuyên dương. - Qua hoạt động này cho các em biết thêm về các kí hiệu về biển báo khi đi trên đường để tham gia tốt giao thông hơn. HĐ4 Mục tiêu: Giúp các em hiểu về kiến thức giao thông Ý kiến của em. - Theo em khi đi qua đường, trẻ em cần thực hiện các hành vi nào dưới đây? a. Đứng ở mép đường để quan sát. b. Quan sát cả hai chiều: bên phải và bên trái. c. Nghe tiếng ô tô hay các phương tiện giao thông khác trước khi qua đường. d. Nắm tay người khác. e. Chạy qua đường. g. Đi nhanh qua đường. - GV cho HS chọn các câu trả lời đúng bằng cách, giáo viên đọc lên từng hành vi nếu đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu sai thì HS làm dấu hiệu tay chéo nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HĐGDNGLL: *Ưu điểm.... .... .. * Hạn chế::..... .... HIỆU TRƯỞNG DUYỆT TỔ TRƯỞNG GVCN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKẾ HOẠCH NGLL_Tháng 4.doc
Tài liệu liên quan