I.MỤC ĐICH, YÊU CẦU
Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
+ Không chơi đùa gần ao, hồ, sông suối; giếng, chum, vai, bể nước phải có nắp đậy.
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp năm 2017 - 2018 - Tuần 16 đến tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 08 tháng 01 năm 2018
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
*CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: Tìm hiểu về tết cổ truyền dân tộc Việt Nam
I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU
- Giới thiệu tết nguyên đán: nguồn gốc, ý nghĩa va các phong tục tập quán.
- Giáo dục học sinh biết ý nghĩa ngày tết, và đảm bảo sức khỏe trong dịp tết.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
Hoạt động
Nội dung hoạt động
Ghi chú
HĐ1
Mục tiêu: Giới thiệu nguồn gốc và ý nghĩa tết nguyên Đán.
- Tết nguyên Đán Việt nam có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hoài hòa Thiên – Địa – Nhân
- Tết nguyên Đán( hay còn gọi là tết Ta, tết Cả, Tết âm Lịch, Tết cổ truyền.) là dịp quan trọng nhất trong văn hóa người Việt Nam và một số dân tộc chịu sự ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc.
- Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc tết Nguyên đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọ tháng giêng tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọ tháng Tý. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ” Tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có Trời, giờ Sửu thì có Đất, giò Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.
- Các phong tục tập quán tết Nguyên Đán: Trải qua bao nhiêu năm, những phong tục cổ truyền của người Việt vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc.
Thăm mộ tổ tiên
- Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp, con cái trong gia đình tề tựu đông đủ cùng nhau đi thăm, quét dọn mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.
Trang trí, sửa soạn nhà cửa ngày tết
- Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết đến xuân sang, nhà nhà đều dọn dẹp, sửa sang và trang hoàng nhà cửa thật đẹp theo đúng không khí của ngày Tết. Tất cả các đồ dùng trong gia đình, từ ghế ngồi, bàn thờ...đều được lau chùi sạch sẽ theo đúng nghĩa năm mới cái gì cũng phải mới. Trên tường treo những câu đối hoặc tranh tết. Trong nhà đặt các lọ hoa với đủ màu sắc tươi mới như cúc vàng, hoa hồng...hoặc những cây quất với những trái quất vàng ươm làm rực lên một góc không gian.
Nói đến tết không thể không nhắc đến hoa đào - loài hoa chỉ có vào mỗi dịp tết đến xuân sang ở miền Bắc, với người miền Nam thì có mai vàng.
Bên cạnh đó còn có mâm ngũ quả được bày lên trên bàn thờ. Các loại trái cây được bày lên thể hiện mong muốn của gia chủ cho một năm mới với những điều tốt lành.
Phong tục cúng ông Táo
- Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt Nam lại có tục cúng ông Táo. Ông Táo hay còn gọi là Thần Bếp, có trách nhiệm theo dõi mọi việc xảy ra trong gia đình rồi trình bào cho Trời. Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nào cũng thu dọn nhà cửa, bếp sạch sẽ rồi làm lễ cúng tiễn ông Táo lên trời, nhờ ông báo cáo những điều tốt đẹp để một năm mới bình an và may mắn.
Theo lệ, lễ cúng ông Táo được đặt trong bếp và phải có cá chép vì tục truyền rằng ông Táo cưỡi cá chép để lên trời.
Lễ rước vong linh Ông Bà
- Là lễ mời ông bà về ăn Tết với con cháu.Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn thờ tổ tiên được bày 1 mâm cỗ bao gồm trái cây và thức ăn. Người gia trưởng thắp hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Theo sau đó mọi người trong gia tộc đều chắp tay cung kính thỉnh vong linh ông bà về ăn Tết( có tài liệu )
HĐ2
Mục tiêu: Tìm hiểu các phong tục tết nguyên đán.
- GV Nêu câu hỏi
1. Ngày Tết em thích được gì nhất?
Đáp án A. Nhận lì xì, B. Mặc đồ mới , C. Nhiều bánh.
2. Giao thừa vào đêm nào trong các ngày sau?
Đáp án A. Đêm 29, B. Đêm 30, C. Đêm mùng một.
3. Ngày đưa ông Táo là ngày nào
Đáp án A. Ngày 22 tháng 12
B. Ngày 23 tháng 12
C. Ngày 24 tháng 12
4. Em thường đi đâu và làm gì trong những ngày tết?
Mừng tuổi ông , bà, cha mẹ.,đi chơi cùng các bạn, chúc tết thày cô..
5. Trong những ngày tết em nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo sức khỏe?
- Nên ăn uống đầy đủ và hợp vệ sinh
- Không nên ăn những thức ăn ôi thêu, mất vệ sinh.
HĐ3
Mục tiêu: Giáo dục học sinh tết nguyên Đán là ngày đoàn viên của mọi gia đình .
Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về xum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày tết , được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, viếng mộ ông bà, mừng tuổi.được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương cảu tuổi thơ.
Giáo dục các em phải biết thực hiện ATGT, an toàn thực phẫm , không tham gia các tệ nạn xã hội , vui chơi lành mạnh
TUẦN 17
Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2018
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
*CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: Tìm hiểu về tết cổ truyền dân tộc Việt Nam . I.MỤC ĐICH, YÊU CẦU
Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
+ Không chơi đùa gần ao, hồ, sông suối; giếng, chum, vai, bể nước phải có nắp đậy.
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
Hoạt động
Nội dung hoạt động
Ghi chú
HĐ1
Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa phong trào giao lưu viết chữ đẹp
- Tổ chức văn nghệ, nhóm học sinh lớp 3 tham gia.
- Giáo viên ôn lại truyền thống ngày tết cổ truyền
HĐ2
Mục tiêu: Giới thiệu cho học sinh một số kĩ năng về phòng tránh đuối nước:
- Cho học sinh xem một số tình huống đuối nước có thể xảy ra như: Khi đi đò, khi trời mưa.
Giới thiệu cho học sinh biết nguyên nhân và các biện pháp phòng chống đuối nước.
Nguyên nhân gây đuối nước
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, trong đó, nguyên nhân phổ biến dẫn tới những tai nạn đuối nước thương tâm là do thiếu sự giám sát của người lớn, chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ.
Tai nạn đuối nước cũng một phần là do trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.
Bên cạnh đó, cũng xảy ra trường hợp trẻ bị chết đuối do sự không an toàn của các môi trường sống xung quanh.
Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng: đó là khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên.
Các biện pháp phòng tránh đuối nước
Để phòng tránh đuối nước ở trẻ nhỏ vào mùa hè, các bậc cha mẹ, thầy cô cần có những biện pháp:
1. Cần đảm bảo sức khỏe con em mình có đảm bảo để có thể tham gia hoạt động bơi lội hay không? Nhiều bậc phụ huynh không biết rằng, không phải trẻ em nào cũng có thể học bơi.
2. Bên cạnh đó, để phòng đuối nước cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất đó là dậy trẻ biết bơi. Các bậc cha mẹ cần trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi cho các em nhỏ như: cần phải khởi động kỹ trước khi xuống nước, xử lý sao khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy, cách sơ cứu khi gặp người bị đuối nước phù hợp với lứa tuổi.
3. Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu.
4. Đối với các bể bơi, cần lưu ý các em chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ và đặc biệt phải tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
5. Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ, đặc biệt là ở biển, vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên tục. Nhiều người thường nằm trên phao khi tắm biển. Điều này cũng khá nguy hiểm vì bạn sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, nhiều khả năng bạn sẽ bị sóng đánh úp, những cơn sóng dồn dập khiến bạn không biết xử lý như thế nào và sẽ bị uống nước nhiều, mất sức.
6. Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
HĐ3
Mục tiêu: Giáo dục các em thực hiện ATGTkhi đi xuồng, đò.
GV nêu một số câu hỏi về cách thực hiện ATGT khi đi học bằng xuồng đò.
Câu 1: Khi xuống đò ta phải ngồi như thế nào?
Câu 2: Khi phát hiện người đuối nước ta phải làm như thế nào?
Câu 3: Chấp hành tốt qui định về giao thông đường thủy phải như thế nào?
A. đùa giởn B: Mặc áo phao C: không mặc áo phao
TUẦN 18
Thứ hai ngày 22 tháng 1 năm 2018
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
*CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: Tìm hiểu về tết cổ truyền dân tộc Việt Nam .
I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU
- Thực hành rèn luyện giáo dục kỹ năng sống.
- Mọi học sinh phải biết tự hào về Truyền thống văn hóa của dân tộc, của địa phương.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
Hoạt động
Nội dung hoạt động
Ghi chú
HĐ1
Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng hiểu biết về tết cổ truyền.
Trò chơi
“ Thử tài”
Luật chơi:
Các đội suy nghĩ trong vòng 10 giây và chọn một đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi. Mỗi câu đúng được thưởng một bông hoa, đội nào có số hoa nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
Lưu ý: Hết 10 giây suy nghĩ mới đưa ra đáp án, đội nào đưa trước sẽ phạm luật và không được tặng hoa.
C. Bánh chưng
D. Bánh cốm
B. Bánh đa
Câu 1: Loại bánh nào không thể thiếu trong dịp tết cổ truyền?
A. Bánh chưng
B. Bánh cốm
C. Bánh đa
D. Bánh dẻo
Câu 2: Người ta thường dùng lá gì để gói bánh chưng?
A. Lá riềng
B. Lá dong
C. Lá môn
D. Lá bàng
Câu 3: Những nguyên liệu nào sau đây có trong bánh chưng ?
A. Thịt lợn
B. Hành
C. Gạo nếp, đậu xanh
D. Cả ba ý trên
D. Người đến chơi
B. Người xông hơi
C. Người xông đất
Câu 4: Sau phút giao thừa, năm cũ đã chuyển giao sang năm
mới người đầu tiên bước chân vào nhà gọi là gì ?
A. Người xung phong
B. Người đến chơi
C. Người xông hơi
D. Người xông đất
C. Hoa
D. Bao lì xì
B. Học bổng
A. Điểm 10
Câu 6: Thông thường, sáng mồng một tết con cháu quây quần
đông đủ để được ông bà, cha mẹ mừng tuổi gì ?
A. Bao lì xì
B. Hoa
C. Bao lì xì
Câu 7: Theo truyền thống Ông Táo cưỡi con gì về trời ?
A. Con Cá Chép
B. Con Rồng
C. Con Mèo
Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trong câu sau?
“Mùa xuân là tết
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.”
A. Trồng cây
C. Nghỉ ngơi
B. Ca hát
Trò chơi kết thúc.
HĐ2
Mục tiêu: Giúp học sinh biết các hoạt động vui chơi trong những ngày tết..
- Học sinh thi vẽ tranh giữa các khối lớp với chủ đề các hoạt động trong ngày tết.
- BGK nhậ xét tuyên dương.
HĐ3
Mục tiêu: Giúp các em có kĩ năng tự tin trước tập thể.
Tổ chức văn nghệ
Học sinh thi văn nghệ hát các bài hát về mùa xuân theo từng khối lớp.
TUẦN 19
Thứ hai ngày 29 tháng 1 năm 2018
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
*CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: Tìm hiểu về tết cổ truyền dân tộc Việt Nam.
- Thực hành rèn luyện giáo dục ATGT chủ đề “ An toàn trên đường”.
- Giúp học sinh thấy được đức tính cao đẹp của Bác Hồ .Tấm lòng thương nhân dân, tình cảm yêu mến, kính trọng nhân dân của Bác qua những hành động việc làm cụ thể.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
Hoạt động
Nội dung hoạt động
Ghi chú
HĐ1
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu về lối sống đạo đức của Bác Hồ.
Học sinh đóng vai bài “Yêu thương nhân dân”.
Gv đặt một số câu hỏi qua tình huống đóng vai
Câu 1: Bác gặp và chúc thọ cụ Thiệm nhân dịp nào?
Câu 2: Bác đã khen cụ Thiệm vì cụ có những tính cách, việc làm tốt đệp nào?
Câu 3: Bác Hồ đã nói về việc kết nghĩa an hem với cụ Thiệm đễ làm gì?
Câu 4: Cụ Thiệm trả lời ra sao?
Câu 5: Cuối câu chuyện Bác đã nói và làm gì?
HĐ2
Mục tiêu: Thực hành, rèn luyện giáo dục ATGT.
Thảo luận nhóm
- GV cho HS thảo luận theo nhóm.
* Em hãy cùng các bạn thảo luận về những câu hỏi sau đây:
- Em đã bao giờ cảm thấy ngại ngùng, hoặc lo lắng khi đi đường chưa?
- Vì sao em lại cảm thấy ngại ngùng, hoặc lo lắng như vậy?
- Làm thế nào để chúng ta cảm thấy tự tin và thoải mái khi đi trên đường?
- GV cho đại diện các nhóm lên trình bày.
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại nội dung.
- GDHS có tinh thần tự tin, thoải mái khi đi trên đường.
HĐ3
Mục tiêu: Giúp các em thể hiện hành vi ứng xử khi tham gia giao thông?
Giáo viên nêu một số tình huống khi tham gia giao thông
Câu 1: Ở thành thị, khi đi bộ trên đường em phải đi ở phần đường nào?
A.Đi trên vỉa hè.
B.Đi ở giữa lòng đường.
C.Đi sát mép đường bên phải.
Câu 2: Khi ngồi lên xe máy em đội gì?
A.Đội ô
B.Đội mũ bảo hiểm.
C.Đội nón.
Câu 3: Những hành vi nào dưới đây gây nguy hiểm trên đường?
A.Đá bóng trên đường.
B.Vừa chạy vừa nô đùa trên đường.
C.Cả hai ý trên.
Câu 4: Em cùng các bạn đi học về thấy một số bạn chơi đùa trên đường, em sẽ làm gì?
A.Vẫn đi bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
B.Nhắc các bạn không chơi đùa trên đường vì không an toàn.
C.Vui chơi cùng các bạn.
Câu 5: Bố đã dắt xe máy ra để chở em đi học nhưng em không tìm thấy mũ bảo hiểm, em nên làm gì?
A.Lấy mũ mềm đội lên và ngồi sau xe máy để đi học.
B.Nói với bố một bữa không đội cũng không sao và ngồi lên xe để đi học.
C.Tìm cho được mũ bảo hiểm rồi mới đi học.
Câu 6: Bố chở em trên đường đi học về bằng xe máy, em thấy một bạn( đầu không đội gì) đang chạy bộ phía bên trái đường, em cần làm gì để đảm bảo an toàn cho bạn và cho người khác?
A.Nhắc bạn hãy đi vào mép phải của đường, chạy như thế rất nguy hiểm.
B.Mời bạn lên xe và về cùng.
C.Bảo bạn chạy thật nhanh về nhà kẻo muộn.
Câu 7: Khi qua đường, em cần làm gì để đảm bảo an toàn cho mình?
A. Đi cùng và nắm tay người lớn.
B. Quan sát phía trước, phía sau trước khi bước xuống lòng đường.
C. Cả hai phương án trên.
Câu 8: Theo em đi bộ như thế nào là an toàn nhất?
A.Đi dưới lòng đường, đi hàng một, không đùa giỡn, xô đẩy nhau,chú ý tránh xe
B.Đi thành một hàng ngang với 3, 4 bạn cùng đi
C.Đi sát lề bên phải, đi hàng một, không đùa giỡn, xô đẩy nhau, chú ý tránh xe
Câu 9: Hãy cho biết phương tiện nào dưới đây là phương tiện giao thông đường bộ?
A.Xe đạp, xe đạp điện
B.Xe gắn máy, xe cấp cứu, xe taxi, xe tải
C.Cả 2 ý trên
Câu 10: Học sinh tiểu học được phép đi xe đạp loại nào?
A. Xe đạp mi ni
B. Xe đạp người lớn.
C. Xe địa hình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KẾ HOẠCH NGLL_Tháng 1.doc