Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Trường THCS Trần Hưng Đạo

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức

- Khắc sâu tình nghĩa thầy trò, về công ơn đối với thầy, cô giáo

2.Kỹ năng

- Biết cách ứng xử , giao tiếp với các thầy, cô giáo

3. Thái độ

- Kính trọng, yêu quý, lễ phép và tin tưởng với thầy, cô giáo.

II.Các nội dung, mức độ tích hợp và giáo dục KNS

- Kỹ năng ứng xử với thầy cô giáo

III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng:

- Biểu đạt sáng tạo.

- Thảo luận

- Kể chuyện

- Trình bày 1 phút.

 

doc46 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Trường THCS Trần Hưng Đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài hát trên? + Những hình ảnh nào về người thầy trong 2 bài hát mà bạn ghi nhớ nhất ? Vì sao? - Người điều khiển cho 1 -2 HS ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng. - Người điều khiển kết luận dẫn nhập vào hoạt động chính “ Thảo luận chủ đề tình nghĩa thầy, trò”: Tục ngữ có câu “ Không thầy đố mầy làm nên”, Đúng vậy đấy các bạn, con người sinh ra và lớn lên ai cũng được học hành, trao dồi kiến thức để nên người. Có được như vậy là nhờ sự miệt mài sáng tạo, sự nhiệt tình cống hiến ngày đêm của thầy cô giáo để ạy dỗ chúng ta nên người vì thế hôm nay khối 8 tổ chức buổi hoạt động NGLL nhằm ca ngợi những tấm lòng bao la đó. Đó cũng chính là lí do của buổi hoạt động hôm nay. Đến tham dự buổi hoạt động hôm nay xin trân trọng giới thiệu: ............ 10’ 2. Kết nối: Hoạt động 1: Các nhóm trưng bày và giới thiệu kết quả sưu tầm Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS BGK - Người điều khiển yêu cầu các nhóm trưng bày kết quả sưu tầm như đã phân công; quy định thời gian cho các nhóm - Các nhóm trang trí, trưng bày, theo cách sáng tạo của mình; phân công 1, 2 người đại diện nhóm trình bày. - Kết thúc thời gian cho các nhóm trưng bày, người điều khiển yêu cầu cả lớp đi vòng quanh xem - Người điều khiển mời BGK đánh giá kết quả sưu tầm, trưng bày của các nhóm, cho điểm công khai. 15' Hoạt động 2: Thảo luận theo lớp về tình nghĩa thầy trò Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS - Thảo luận được thể hiện dưới hình thức hái hoa. - Người điều khiển mời các bạn xung phong lên hái hoa - HS lên hái hoa, đọc to câu hỏi và phát biểu ý kiến. - Nếu gặp những câu hỏi khó hoặc tranh luận người điều khiển có thể mời GVPT trợ giúp. 115’ 3. Thực hành:Hoạt động 3: Trình bày 1 phút Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS - Người điều khiển nêu câu hỏi yêu cầu trình bày 1 phút + Sau hoạt động này, bạn thu hoạch được những gì bổ ích nhất về tình nghĩa thầy trò? + Trong hoạt động này, bạn tâm đắt điều gì nhất? Điều gì bạn thấy chưa hài lòng? + Bạn sẽ ghi nhớ nhất điều gì về tình nghĩa thầy trò? - Cho 1 vài HS trình bày, lựa chon câu hỏi trình bày và lưu ý không trùng ý kiến với bạn - Người điều khiển mời GVPT cho ý kiến kết luận 4' 4. Vận dụng: (1’) GV yêu cầu HS về nhà viết bản thu hoạch và liên hệ thực tế của bản thân về tình nghĩa thầy trò, biểu hiện lòng biết ơn bằng hành động thực tế hơn. VI. Tư liệu sử dụng: - Sử dụng tư liệu của trường. - Tuyển tập các bài hát về trường lớp. VII.Dặn dò :chuẩn bị cho sinh hoạt chủ điểm tuần sau VIII. Rút kinh nghiệm . Ngày soạn: 12/11/2017 Tiết 6: TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 -11 I. Mục tiêu: 1.Kiến thức - Khắc sâu những biểu tượng cao đẹp về thầy cô giáo và nghĩa thầy, trò. 2.Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng viết, vẽ, hát; phát huy năng lực sáng tạo và khả năng thẩm mỹ của học sinh. 3.Thái độ - Có thái độ trân trọng tình nghĩa thầy trò, tôn vinh nghề dạy học, biết ơn thầy cô giáo, biết lễ phép, vâng lời thầy cô. II.Các nội dung, mức độ tích hợp và giáo dục KNS - Kỹ năng viết, vẽ về thầy cô. - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp với thầy cô - Kỹ năng ứng xử với thầy cô. - Kỹ năng thể hiện sự cảm động với lao động sư phạm của thầy cô. III. Các phương pháp/KTDH: - Trò chơi giáo dục. - Động não (Hỏi đáp, vẽ, viết) - Văn nghệ - Kể chuyện - Trình bày IV. Tài liệu và phương tiện: - Các bài hát, các mẫu chuyện về thầy cô. - Ca dao, tục ngữ nói về thầy cô giáo. - Dụng cụ vẽ, trang trí - Ảnh Bác - Giấy A4. - Câu hỏi – Đáp án. V. Tiến hành lên lớp:Lớp phó VTM bắt bài hát cho cả lớp hát. Người điều khiển tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu. Ông bà ta có câu “ Không thầy đố mầy làm nên “, thật vậy, nếu không có thầy cô giáo ngày đêm miệt mài dạy dỗ, thì chúng ta chẳng bao giờ thành người hữu ích. Công ơn của thầy cô giáo vô cùng to lớn, vì vậy để tỏ lòng biết ơn, kính trọng và tin tưởng thầy cô giáo chúng ta phải ra sức học tập để thầy cô vui lòng. Hôm nay, lớp tổ chức buổi lễ kỉ niệm chào mừng ngày NGVN để tỏ lòng tôn kính của chúng em tới quý thầy cô giáo. Đó là lí do của buổi sinh hoạt hôm nay Nội dung tiết hoạt động gồm: Trò chơi “Tôi biết.. -Thi viết – vẽ chủ đề thầy cô 1. Khám phá: Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS LPVTM - Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một cành hoa chuyền nhau cành hoa đến tay bạn nào thì bạn đó sẽ nói to tên một nhà giáo Việt Nam tiêu biểu (có nhiều cống hiến từ xưa đến nay). Nếu đúng sẽ phát một phần thưởng * Gợi ý: Chu Văn An, Nguyễn Tất Thành, Phan Bội Châu, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Đặng Thai Mai; Nguyễn Lân; Trần Văn Giàu; Nguyễn Thúc Hào; Hoàng Minh Thảo; Đoàn Trọng Truyến; Đinh Xuân Lâm; Nguyễn Cảnh Toàn; Hà Minh Đức; Nguyễn Văn Đạo; Phan Cự Đệ; Ngô Bảo Châu - Kết thúc trò chơi: mời lớp phó văn thể hát một bài hát nói về thầy, cô. 10/ 2.Kết nối:Hoạt động 1:Thi viết – vẽ chủ đề thầy cô Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS BGK HS HS BGK DCT HS Thư ký * Thi viết thơ: - Chọn hai đội A và B - Thể lệ: Mỗi đội sáng tác một bài thơ về chủ đề ngày 20/11 - Thời gian: 10 phút - Ban giám khảo chấm điểm cho mỗi đội. - Thư ký ghi điểm. - Mời một bạn hát văn nghệ * Thi vẽ - Thể lệ: Mỗi đội vẽ trong thời gian 10 phút với chủ đề ngày 20/11. - Ban giám khảo chấm điểm. - Thư ký ghi điểm. - Mời một bạn đọc một bài thơ hay câu ca dao, tục ngữ nói về thầy cô ð Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy ð Không thầy đố mầy làm nên ðĂn quả nhớ kẻ trồng cây Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa ðMồng một ăn tết nhà cha. Mồng hai nhà mẹ 25/ 3.Thực hành: Hoạt động 4: Trình bày 1 phút Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS - Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi: + Sau hoạt động này, bạn thu hoạch được những gì bổ ích nhất về tình nghĩa thầy trò? + Trong hoạt động này, điều gì làm bạn tâm đắc nhất? Điều gì bạn thấy chưa hài lòng? + Bạn ghi nhớ điều gì nhất về tình nghĩa thầy trò? Tại sao điều đó lại làm bạn ghi nhớ nhất - Yêu cầu trình bày trong một phút - Cho một vài HS trình bày, HS lựa chọn một câu hỏi để trình bày và không nói lại nguyên xi lời bạn khác đã trình bày. - Người điều khiển chương trình mời GVCN cho ý kiến kết luận, tóm tắt lại những nội dung bổ ích HS đã thu nhận được quan hoạt động. 7' 4.Vận dụng(1/): GV yêu cầu mỗi HS về nhà viết bản thu hoạch và liên hệ thực tế của bản thân về tình nghĩa thầy trò, biểu hiện lòng biết ơn bằng hành động thực tế như thế nào. VI. Tư liệu: - Sử dụng tư liệu của trường. - Tuyển tập các bài hát về trường lớp. VII.Dặn dò :chuẩn bị cho sinh hoạt chủ điểm tuần sau VIII. Rút kinh nghiệm Ngày thực hiện: 04/12/2017 Tiết 7: HỌC TẬP GƯƠNG ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ I. Mục tiêu: 1.Kiến thức - Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ - Tự hào, yêu quý, và biết ơn bộ đội Cụ Hồ; kính trọng và biết ơn các Bác cựu chiến binh - Biết noi gương bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập tốt, rèn luyện tốt, quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn 2.Kỹ năng - Kỹ năng tự tin khi giao lưu 3.Thái độ - Có thái độ nghiêm túc trong khi giao lưu với cựu chiến binh II.Các nội dung, mức độ tích hợp và giáo dục KNS - Kỹ năng giao lưu, ứng xử với cựu chiến binh III. Các phương pháp/KTDH: - Động não - Thảo luận - Hỏi và trả lời IV. Tài liệu và phương tiện: - Một số câu hỏi để giao lưu: + Những kỷ niệm sâu sắc của người lính? + Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống của bộ đội Cụ Hồ - Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về bộ đội Cụ Hồ - Tặng phẩm để tặng các cựu chiến binh V. Tiến hành lên lớp: 1.Khám phá(3/) - Hát bài tập thể - Tuyên bố lí do: 2.Kết nối Hoạt động 1: Trò chơi “Kể tên một số anh bộ đội Cụ Hồ” Người thực hiện Nội dung Thời gian -DCT -HS -Thư ký DCT - Ngườu điều khiển yêu cầu HS đứng vòng tròn và giới thiệu luật chơi. Dùng bóng tung lên, bóng đến tay ai người đó kể tên anh bộ đội Cụ Hồ mà bạn biết - Cả lớp chơi, thư ký ghi lại tên các anh bộ đội Cụ Hồ lên bảng - Người điều khiển gọi 1, 2 HS đọc to những thông tin ghi trên bảng (10’) Hoạt động 2: Giao lưu với cựu chiến binh Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT Cựu chiến binh HS LT - Người điều khiển mời cựu chiến binh địa phương tham gia giao lưu với lớp + Cựu chiến binh tự giới thiệu vài nét về mình, kể cho HS nghe những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời bộ đội của mình, nhắn nhủ những mong muốn của mình với HS + HS có thể hỏi thêm (một số điều cần thiết về cuộc sống vật chất, tinh thần, nếp sống kỷ luật, tình đồng đội của người chiến sỹ ) với cựu chiến binh - Cảm ơn, tặng quà, hoa và hứa hẹn của lớp với cựu chiến binh 20’ 3. Thực hành/ luyện tập: Hoạt động 3: Liên hoan văn nghệ về bộ đội Cụ Hồ (10’) - Các tiết mục văn nghệ của HS - Các tiết mục văn nghệ của cựu chiến binh 4. Vận dụng(2/): - GV yêu cầu HS noi gương chiến đấu theo các bộ đội Cụ Hồ, phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ VI.Tư liệu Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 năm 1944. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.      Tên gọi      Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ".      Quá trình phát triển      Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên. Lễ thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân ( tên hình bên cạnh)      Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, là lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).      Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt của quân đội chính. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính qui Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân.      Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu.      Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.      Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại Nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân từ miền Bắc và lực lượng tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.      Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. VII.Dặn dò :chuẩn bị cho sinh hoạt chủ điểm tuần sau VIII. Rút kinh nghiệm Ngày thực hiện: 02/12/2017 Tiết 8: TỔ CHỨC HỘI VUI HỌC TẬP I. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học. - Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết cách giải thích các hiện tượng trong cuộc sống - Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao II.Các nội dung, mức độ tích hợp và giáo dục KNS - KN tự nhận thức về khả năng của bản thân để tham gia hội vui học tập - KN tự tin khi tham gia hội vui học tập. - KN giao tiếp/ứng xử với người khác trong hội vui học tập - KN tìm kiếm và xử lý thông tin về nội dung liên quan đến hội vui học tập. - Kỹ năng hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập III. Các phương pháp/KTDH: - Động não - Trò chơi giáo dục - Bài tập tình huống - Biểu đạt sáng tạo IV. Tài liệu và phương tiện: - Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống, vấn đề phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng - Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A4 , bút lông V. Tiến hành lên lớp: 1. Khám phá: GV đặt vấn đề với HS: Hội vui học tập là dịp để các em thể hiện khả năng nắm hiểu kiến thức các môn học của mình, đồng thời cũng giúp các em có điều kiện giao lưu thông qua các hoạt động cụ thể. Đây là thời điểm ôn tập học kỳ I. Trên cơ sở các em đã và đang ôn tập thi học kỳ I theo nhóm hoặc cá nhân, hôm nay lớp chúng ta cùng nhau tổ chức hội vui học tập để các em tự trình bày hiểu biết của mình và cùng nhau giải quyết những băn khoăn, thắc mắc nảy sinh trong quá trình ôn tập 2. Kết nối: Hoạt động 1: Trò chơi hái hoa Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS -Người điểu khiển chương trình phổ biến cách thức thi : trên cây hoa là những bông hoa câu hỏi có liên quan nội dung ôn tập của một vài môn(Văn, toán, anh, sinh, lý, hóa..) và xen kẽ một vài câu hỏi vui chơi văn nghệ. Đại diện từng tổ lên hái hoa, đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết và suy nghĩ trong 1 phút sau đó trả lời - Nếu không trả lời được thì người khác sẽ trình bày suy nghĩ của mình trong 1 phút 15’ Hoạt động 2: Thi tài trí Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS BGK - Nội dung gồm một số phần như sau: “Tiếp sức giải toán”, “Điền từ”. Các câu hỏi thuộc lĩnh vực các môn học. Sau đó các tổ thảo luận với nhau trong thời gian cho phép rồi trả lời. Tổ nào ra tín hiệu trước thì được quyền trả lời. Nếu không trả lời được thì tổ khác trả lời, nếu không có tổ nào trả lời được thì dành cho khán giả (Mỗi tổ cử 3 bạn). - Mỗi câu trả lời đúng đạt 10 điểm. - Đội nào có tổng số điểm cao hơn sẽ là đội chiến thắng - Ban giám khảo chấm điểm và công bố kết quả chung cuộc. 15’ 3. Thực hành: Hoạt động 3: Thi ứng xử tình huống Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS - Đó là những tình huống này sinh trong quá trình ôn tập và đang trong phòng thi . Người điều khiển đề nghị lớp đưa ra một vài tình huống cụ thể. Ví dụ: + Trong giờ ôn tập toán chuẩn bị thi HKI, bạn A không chú ý mà lại trêu bạn không cho bạn học. Trong tình huống này, bạn sẽ giải quyết ra sao? + Giả sử trong giờ thi, bạn B đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi đó quá khó, liệu bạn có chép không? Với tình huống đưa ra, người điều khiển yêu cầu lớp trình bày cách giải quyết của mình. Mọi thành viên trong lớp có thể đưa ra những cách giải quyết khác nhau. Mời GVCN phát biểu ý kiến. GVCN có thể gợi ý hoặc định hướng cách giải quyết cho từng tình huống cụ thể - HS có thể đưa ra các tình huống trong học tập hằng ngày để các bạn tham gia giải các tình huống đó 15’ 4. Vận dụng: - GV yêu cầu HS tiếp tục về nhà suy nghĩ và tự mình xây dựng các câu hỏi, bài tập cho hội vui học tập tiếp theo - Người điều khiển đánh giá chung về tinh thần thái độ tham gia của HS - Người điều khiển tổng hợp kết quả các hoạt động và mời GV gợi ý các hoạt động tiếp theo VI. Tư liệu: Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống Œ _________một khối căm hờn trong cũi sắt (Gặm)  Để 1m3 nước tăng thêm 10C thì cần cung cấp _________ (4.200.000J) Ž Số mol của 2,7g nhôm là _________ (0,1 mol)  Nước ta có _________dân tộc sinh sống (54 dân tộc)  Cây lấy khí _________ thảy khí _________ là quá trình quang hợp (CO2 – O2) ‘ Chiến thắng trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán do _________ lãnh đạo. (Ngô Quyền) ’ _________ là một môn học mang lại sức khoẻ cho mọi người (Thể dục) “ _________ dùng để biểu diễn hình dạng bên trong vật thể. (Hình cắt) ” Tranh _________ được đặt nơi công cộng. (cổ động) • Quyền được Bác Hồ quan tâm trước hết. (trẻ em) 11. Trong một tam giác, đường nào chia tham giác thành hai miền có diện tích bằng nhau? (Đường trung tuyến) 12. Tác giả của bài hát “Tuổi hồng” (Trương Quang Lục) 13. Những tác nhân không gây lây nhiễm HIV: Giao tiếp thông thường: ôm, hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi,... Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế,... Ăn uống chung bát đũa, cốc chén,... VII.Dặn dò :chuẩn bị cho sinh hoạt chủ điểm tuần sau VIII. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 10/1/2018 Tiết 9: THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG VÀ VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu: 1.Kiến thức - Nhận thức được ý nghĩa của ngày thành lập Đảng (03/2); các mốc thời gian và sự kiện lịch sử truyền thống vẻ vang của Đảng. - Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc ta do Đảng lãnh đạo. - Tự hào về quê hương 2.Kỹ năng - Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng - Củng cố khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương, đất nước 3.Thái độ - Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương, đất nước. II.Các nội dung, mức độ tích hợp và giáo dục KNS - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về Đảng. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về tổ chức Đảng và gương đảng viên. - Kỹ năng lắng nghe, phản hồi ý kiến của các bạn về Đảng, về quê hương. - Học tập tấm gương của Bác Hồ để đền đáp công ơn của Đảng, của Bác. III. Các phương pháp/KTDH: - Trò chơi giáo dục. - Động não (Hái hoa dân chủ,). - Văn nghệ - Trình bày IV. Tài liệu và phương tiện: - Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi liên quan đến cuộc thi. - Đáp án, thang điểm cho các câu hỏi. - Một số bài hát ca ngợi về Đảng, về quê hương - Phần thưởng - Các lá cờ nhỏ để làm tín hiệu trả lời câu hỏi. - Ảnh Bác Hồ, lọ hoa, khăn trải bàn V. Tiến hành lên lớp: 1.Khám phá(4/) - Hát bài tập thể - Tuyên bố lí do: 2.Kết nối Hoạt động 1: Trò chơi “Tôi biết..”. Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS LPVTM - Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng lá cờ nhỏ chuyền cho nhau, nếu lá cờ đến tay bạn nào thì bạn đó nói to tên của vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu nói đúng sẽ phát một phần thưởng * Gợi ý: Trần Phú; Lê Hồng Phong; Hà Huy Tập; Nguyễn Văn Cừ; Trường Chinh; Nguyễn Văn Linh; Đỗ Mười; Lê Khả Phiêu; Nông Đức Mạnh - Kết thúc trò chơi: mời lớp phó văn thể hát một bài hát ca ngợi về Đảng cộng sản Việt Nam. Tên bài hát “ 15’ Hoạt động 2: Thi tìm hiểu về Đảng * Hái hoa dân chủ Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS - Thể lệ: Mỗi tổ cử một đại diện lên hái hoa trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng mỗi câu đạt 20 điểm, không trả lời được thì câu hỏi sẽ dành cho khán giả. Khán giả trả lời đúng nhận một phần quà. Sau mỗi phần thi, thư ký tổng hợp điểm của các đội. 20’ 3/Thực hành/luyện tập (Luyện tập/củng cố) Hoạt động 3: trình bày 1 phút Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS - Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi: “Qua chủ đề “Tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của Đảng – Tìm hiểu về vẻ đẹp của quê hương” 1. Sau hoạt động này bạn hiểu biết gì về Đảng? 2. Đất nước ta ngày một phát triển, đồi sống người dân được ấm no, hạnh phúc là nhờ ai? 3. Bản thân chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương” - Yêu cầu trình bày trong một phút 5’ 4. Vận dụng(1/): Để đền đáp công ơn của Đảng, của Bác. Mỗi người chúng ta phải học tập tốt và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, bên cạnh để góp phần xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp thì phải thể hiện bằng hành động thực tế. VI.Tư liệu:CÂU HỎI Bạn hãy cho biết ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. ð 03/02/1930 Chi bộ Đảng công sản đầu tiên trong nước được thành lập vào thời gian nào? Địa điểm? ð Tháng 03/1929 tại Hà Nội Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 1 (Tháng 10/1930) đã quyết định đổi tên Đảng là gì? Ai là Tổng bí thư ð Đảng Cộng Sản Đông Dương – Đ/c Trần Phú làm Tổng Bí thư Là cờ đỏ sao vàng làn đầu tiên xuất hiện ở đâu? ð Nam kỳ khởi nghĩa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là gì? ð Đảng Lao động Việt Nam Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt nam diễn ra trong thời gian nào? Địa điểm? ð Từ 03/02/1930 đến 07/02/1930 tại Hương Cảng – Trung Quốc. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? ð Đại biểu Quốc dân miền Nam vào ngày 20/12/1930 Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập tại đâu? ð Gác 2 Nhà số 48 phố Hàng ngang – Hà nội VII.Dặn dò :chuẩn bị cho sinh hoạt chủ điểm tuần sau VIII. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 23/1/2018 Tiết 10: THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG VÀ VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ công ơn của Đảng và vẻ đẹp quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân. 2. Kỹ năng: - Kĩ năng viết, vẽ về công ơn của Đảng và vẻ đẹp quê hương - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về công ơn của Đảng và vẻ đẹp quê hương 3. Thái độ : -Tự hào về quê hương, biết ơn Đảng đã lãnh đạo nhân dân dành độc lập dân tộc, xây dựng quê hương, đất nước đẹp giàu. II.Các nội dung, mức độ tích hợp và giáo dục KNS - Kĩ năng tự nhận thức, tự tin tham gia thi viết, vẽ. - Kĩ năng trình bày ý tưởng qua bài viết, tranh vẽ về Đảng, quê hương. - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các ý kiến của bạn về Đảng, quê hương. III. Các phương pháp/KTDH: - Thảo luận - Biểu đạt sáng tạo - Hỏi và trả lời - Hỏi chuyên gia - Thi tìm hiểu về vẻ đẹp của quê hương. IV. Tài liệu và phương tiện: - Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi liên quan đến cuộc thi. - Một số bài hát ca ngợi về Đảng, về quê hương - Giấy bút, màu vẽ, bút vẽ. - Phần thưởng - Các lá cờ nhỏ để làm tín hiệu trả lời câu hỏi. - Ảnh Bác Hồ, lọ hoa, khăn trải bàn. V. Tiến hành lên lớp: 1.Khám phá(3/)- Hát bài tập thể - Tuyên bố lí do: 2.Kết nối Hoạt động 1:Thi viết – Vẽ ca ngợi công ơn của Đảng, vẻ đẹp của quê hương Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS * Thi viết: Ca ngợi công ơn của Đảng, các anh hùng đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. - Thể lệ: Mỗi đội viết 1 bài văn ngắn gọn nói về công lao của một anh hùng mà mình đã nghe hoặc đã biết. - Thời gian: 10 phút. - Ban giám khảo chấm điểm cho mỗi đội – Thang điểm tối đa 50 điểm. - Thư ký tổng hợp điểm. * Thi vẽ: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương - Thể lệ: BGK sẽ đưa ra một bức tranh có đề tài “Quê hương” cho cac đội xem trong vòng 3 phút. Sau đó BGK thu lại, yêu cầu các đội vẽ giống tranh mà BGK đã đưa ra; mỗi bức tranh phải có lời bình đi kèm. - Thời gian cho mỗi đội là 15 phút. - Ban giám khảo chấm nhận xét, cho điểm theo tiêu chí: thời gian, thẩm mỹ đội – Thang điểm tối đa 50 điểm. - Thư ký tổng hợp điểm. - Mời khán giả hát một bài hát về quê hương (Có nhận quà) 35’ 3/Thực hành/luyện tập (Luyện tập/củng cố) Hoạt động 2:Trình bày 1 Phút Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS - Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi: “Qua chủ đề “Tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của Đảng – Tìm hiểu về vẻ đẹp của quê hương” 1. Sau hoạt động này bạn hiểu biết gì về Đảng? 2. Đất nước ta ngày một phát triển, đồi sống người dân được ấm no, hạnh phúc là nhờ ai? 3. Bản thân chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương” - Yêu cầu trình bày trong một phút 5’ 4.Vận dụng(2/): Để đền đáp công ơn của Đảng, của Bác. Mỗi người chúng ta phải học tập tốt và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, bên cạnh để góp phần xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp thì phải thể hiện bằng hành động thực tế. VI.Tư liệu- Sử dụng tư liệu của trường. - Tuyển tập các bài hát về Đảng, Bác Hồ. VII.Dặn dò :chuẩn bị cho sinh hoạt chủ điểm tuần sau VIII. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 29/1/2018 Tiết 11: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp, biết được nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân của dân tộc 2. Kỹ năng: - Càng tin yêu Đảng, yêu quê hương đất nước 3. Thái độ : - Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ, tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống II.Các nội dung, mức độ tích hợp và giáo dục KNS - Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia h/ đ văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân III. Các phương pháp/KTDH: - Đóng vai - Trò chơi giáo dục - Biểu đạt sáng tạo IV. Tài liệu và phương tiện: - Lựa chọn các bài thơ, bài hát .liên quan tới chủ đề - Các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm, tự biên tự diễn - Các nhạc cụ đơn giản như đàn, đĩa nhạc - Các phương tiện dùng để trang trí V. Tiến hành lên lớp: 1.Khám phá(3/) - Hát bài tập thể - Tuyên bố lí do: 2.Kết nối Hoạt động 1:Hái hoa dân chủ Người thực hiện Nội dung Thời gian DCT HS LPVTM - Thể lệ: Chia làm hai đội. Mỗi đội cử một đại diện lên hái hoa trả lời câu hỏi. Giả sử nếu đội A trả lời không được thì đội B trả lời đúng sẽ được tính điểm. Nếu cả hai đội không trả lời được thì nhường quyền trả lời cho khán giả. Khán giả trả lời đúng sẽ nhận một phần thưởng. - Kết thúc trò chơi: mời lớp phó văn thể hát một bài hát có chủ đề X

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12427040.doc
Tài liệu liên quan