? Em nào cho cô biết nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
- Ở các lớp trước các em đã được học những bài hát của nhiều dân tộc như dân tộc: Thái, Cống, Hrê Hôm nay cô và trò chúng ta sẽ làm quen với một làn điệu dân ca mới của dân tộc Ba-na. Đó là bài hát “Bạn ơi lắng nghe” được nhạc sĩ Tô Ngọc Thanh sưu tầm dịch lời.
-GV ghi bảng và giới thiệu:
Bài hát “Bạn ơi lắng nghe” được đặt lời trên một làn điệu dân ca dân tộc Ba-na sống ở vùng Tây Nguyên nước ta. Giai điệu bài dân ca này tha thiết, vui tươi, hồn nhiên. Nhạc sĩ Tô Ngọc Thanh đã sưu tầm, dịch lời, nội dung bài hát như gợi nên một bức tranh tươi đẹp về miền đất này.
- HS xem tranh ảnh về phong tục, cảnh sinh hoạt đồng bào Ba-na trong trang phục dân tộc, xem bản đồ Việt Nam đễ biết vị trí vùng Tây Nguyên.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 15389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học bài hát bạn ơi lắng nghe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Âm nhạc
Tên bài dạy: Học bài hát “Bạn ơi lắng nghe”
và Kể chuyện âm nhạc
Lớp: 4
Nhạc: Dân ca Ba-na
Lời : Tô Ngọc Thanh
Tiết: 14
Ngày soạn: 21/10/2010
Ngày dạy: 25/10/2011
I/. Mục tiêu:
Kiến thức:
- HS biết bài hát “Bạn ơi lắng nghe” là dân ca của dân tộc Ba-na (Tây Nguyên).
- Kể chuyện âm nhạc: “Tiếng hát Đào Thị Huệ”.
Kĩ năng:
- Hát thuộc và đúng bài “Bạn ơi lắng nghe” và thể hiện cảm xúc của bài hát.
- Hát vỗ tay theo nhịp, tiết tấu của bài hát.
- Nghe và kể lại câu chuyện “ Tiếng hát Đào Thị Huệ”
Thái độ:
- Giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
II/. Chuẩn bị của Giáo Viên và Học Sinh:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
Bản đồ Việt Nam( để giới thiệu vị trí vùng Tây Nguyênnước ta ).
Một vài tranh ảnh về thiên nhiên Tây Nguyên, cảnh sinh hoạt và tranh phục của đồng bào Ba-na.
Chép lời ca vào bảng phụ
Nhạc cụ,bảng nhạc,máy nghe và một số dụng cụ gõ.
2.Chuẩn bị của học sinh:
Sách Giáo Khoa Lớp 4.
Một số dụng cụ gõ.
III/. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
2’
15’
5’
10’
2’
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1:
Dạy hát bài “Bạn ơi lắng nghe”
- Hát mẫu
-Tập đọc lời ca
- Tập hát từng câu
- Hát toàn bài
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách:
* Hoạt đông 3: Kể chuyện âm nhạc “Tiếng hát Đào Thị Huệ”
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố:
- Dăn dò:
- GV gọi HS lên trình diễn bài hát “Em yêu hòa bình”
- GV nhận xét, đánh giá.
? Em nào cho cô biết nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
- Ở các lớp trước các em đã được học những bài hát của nhiều dân tộc như dân tộc: Thái, Cống, Hrê… Hôm nay cô và trò chúng ta sẽ làm quen với một làn điệu dân ca mới của dân tộc Ba-na. Đó là bài hát “Bạn ơi lắng nghe” được nhạc sĩ Tô Ngọc Thanh sưu tầm dịch lời.
-GV ghi bảng và giới thiệu:
Bài hát “Bạn ơi lắng nghe” được đặt lời trên một làn điệu dân ca dân tộc Ba-na sống ở vùng Tây Nguyên nước ta. Giai điệu bài dân ca này tha thiết, vui tươi, hồn nhiên. Nhạc sĩ Tô Ngọc Thanh đã sưu tầm, dịch lời, nội dung bài hát như gợi nên một bức tranh tươi đẹp về miền đất này.
- HS xem tranh ảnh về phong tục, cảnh sinh hoạt đồng bào Ba-na trong trang phục dân tộc, xem bản đồ Việt Nam đễ biết vị trí vùng Tây Nguyên.
+ Các em có biết dân tộc này sống ở đâu trên đất nước ta?
(Dùng tranh tự giới thiệu)
- GV giới thiệu tính chất bài hát: có giai điệu tha thiết, hồn nhiên như bức tranh vẽ nên cuộc sống của người dân Tây Nguyên.
- GV treo bảng phụ chép lời bài hát trong bảng.
- GV hát mẫu cho HS nghe.
- Chú ý: Hát những chỗ nữa cung thật chính xác:
+ Lời 1: Hỡi bạn ơi (Đô Si Đô), Tiếng dòng suối (Đô Si Đô), Vui đùa (Pha Mi), Trôi xuôi (Pha Mi), Ào ào (Si Đô).
+ Lời 2: Hỡi bạn ơi (Đô Si Đô), Có nhìn thấy (Đô Si Đô), Bay về (Pha Mi), Lúa reo (Pha Mi), Rì rào (Si Đô)
GV hướng dẫn kĩ để giúp HS hát đúng.
- Gọi 1 – 2 HS đọc lời ca.
- GV giới thiệu nhịp 2/4: là loại nhịp đơn, trong mỡi ô nhịp có 2 phách, phách đầu mạnh, phách sau nhẹ.
- Bài hát được chia làm 2 lời, mỗi lời có 4 câu (chia câu trên bảng phụ).
- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu:
+ Câu 1: “Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe.”
GV hát mẫu 2 lần rồi bắt nhịp cho HS hát theo.
+ Câu 2: “Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào.”
GV hát mẫu 2 lần rồi bắt nhịp cho HS hát theo.
+ Sau khi tập xong 2 câu GV cho HS hát nối câu1 và câu 2.
+ Câu 3 và câu 4 tập tương tự như câu 1 và câu 2.
- Các câu ở lời 2 giống như các câu ở lời 1, GV cho HS hát cả lời 2.
- Sau khi tập 2 lời, GV cho HS hát nối tiếp 2 lời vừa tập. Cứ như thế cho đến hát bài.
- GV cho HS hát toàn bộ bài hát.
- GV chỉ định từng tổ, nhóm thực hiện lại.
- GV nhận xét, sửa sai kịp thời.
- GV hướng dẫn HS tập gõ đệm theo pháp nhịp 2/4: phách đầu mạnh, phách sau nhẹ.
- GV làm mẫu, hát và gõ đệm theo phách từng câu cho HS tập luyên:
Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe
x x x x
Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào
x x x x
- Sau khi tập hát kết hợp gõ đệm theo phách. GV chia lớp làm 2 tổ:
+ Tổ 1: hát
+ Tổ 2: vỗ đệm theo phách.
Và ngược lại.
- GV mời 1 – 2 HS hát toàn bài kết hợp với gõ đệm theo phách.
- GV nhận xét, sữa sai nếu có.
- GV dán tranh minh họa để giới thiệu câu chuyện.
- GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc câu chuyện
- GV kể chuyện 1 lần.
- Sau khi kể chuyện xong GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài.
+ Câu chuyện này kể về giọng hát hay của ai?
+ Cô Đào Thị Huệ đã lấy tiếng hát của mình làm gì để giúp nước?
+ Để ghi nhớ công ơn của cô, nhân dân ta đã làm gì?
- GV nhận xét.
- Sau khi tìm hiểu bài, GV yêu cầu 1 – 2 HS kể lại câu chuyện.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu cả lớp hát lại bài hát “Bạn ơi lắng nghe” kết hợp với vỗ đệm theo phách 1 lần.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát và tập trình diễn minh họa.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS lên trình diễn.
- HS lắng nghe
- HS trả lời: 54 dân tộc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS hát thể hiện đúng sắc thái tình cảm của bài hát.
- HS lắng nghe.
- 1-2 HS đọc.
- HS lắng nghe
- HS tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- HS hát nối tiếp câu 1 và câu 2.
- HS hát thể hiện đúng sắc thái tình cảm của bài hát.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS thực hiện.
- HS hát và vỗ đệm theo phách.
- HS hát.
- HS lắng nghe
- HS đọc.
- HS lắng nghe và trả lời.
+ Giọng hát của cô Đào Thị Huệ.
+ Cô đã lấy tiếng hát của mình làm cho quân giặc si mê và đã trả thù được một phần nào cho đất nước, quê hương của mình.
+ Đã lập đền thờ cô tại xã Trung Nghĩa và sau đổi tên thành thôn Đào.
- HS lắng nghe.
- HS kể chuyện.
- HS hát.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Ý TƯỞNG
Với bài hát này có 2 nội dung chính cần dạy:
* Nội dung 1: Dạy học bài hát “Bạn ơi lắng nghe”
* Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc “Tiếng hát Đào Thị Huệ”
Cách tiến hành dạy:
* Nội dung 1: Học bài hát: “Bạn ơi lắng nghe”
1. Kiểm tra bài cũ: Ôn bài hát “Em yêu hòa bình”
2. Dạy bài hát
- Giới thiệu bài hát và tranh minh hoa cảnh sinh hoạt của đồng bào Ba-na. Vị trí vùng Tây Nguyên.
- Hoạt động 1: Dạy bài hát “Bạn ơi lắng nghe”
+ GV giới thiệu tính chất bài hát.
+ GV hát mẫu.
+ GV giới thiệu nhịp 2/4, chia bài hát làm 2 lời, mỗi lời có 4 câu.
+ Tập hát từng câu.
+ Hát toàn bài.
- Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách
+ GV hướng dẫn HS tập gõ đệm theo nhịp 2/4.
+ GV làm mẫu, hát và gõ đệm theo câu cho HS tập luyện.
+ Sau đó mời HS lên trình diễn hát và gõ đệm theo phách.
* Nội dung 2: Kể chuyên âm nhạc “ Tiếng hát Đào Thị Huệ”
- GV dán tranh minh họa để giới thiệu câu chuyện.
- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện.
- GV kể câu chuyện 1 lần.
- GV đặt một số câu hỏi để tìm hiểu bài.
- Sau đó yêu cầu một số HS kể lại câu chuyện.
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
(NHÓM 6 & NHÓM 8)
Ñ«Ð
DƯƠNG THỊ NGỌC ÁNH.
HÀ THỊ ANH
TRẦN THỊ HIẾU
DỤNG THỊ KHỎE
HUỲNH THỊ KIỂU
TRƯƠNG THỊ MÙI
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
TRƯƠNG THỊ ÁI
PHẠM THỊ LỆ
10. LÊ THỊ LÀNH
11. TRẦN THỊ THU HẰNG
12. HỒ THỊ THANH THẢO
13. PHẠM MINH HUY
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Học bài hát Bạn ơi lắng nghe.doc