Khoa học (Lớp 5B)
SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM
I. MỤC TIÊU.
- Biết chim là động vật đẻ trứng.
- Luôn bảo vệ loài chim, để môi trường sống thêm đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Hình trang 118, 119 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ:
- Nêu chu trình sinh sản của Ếch?
- hHS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
*Hoạt động 1: Quan sát.
- HS làm theo cặp: Hỏi và trả lời với nhau các câu hỏi SGK/118
+ So sách, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng h2 ?
+Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d ?
+ GV gọi một số cặp đặt câu hỏi theo các hình ở SGK và chỉ định các bạn cặp khác trả lời - các HS khác nhận xét.
GV kết luận: Trứng gà (chim) đã được thụ tinh hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi.
6 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4, 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Gio Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2016
Khoa học: ( Lớp 4B,4A)
THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, H biết:
- Nêu những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng .
- GDKNS: Kĩ năng làm việc nhóm, quan sát, so sánh....
- HS biết bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 114, 115 SGK.
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị theo nhóm: 5 lon sữa bò: 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi đã rửa sạch, cây đậu xanh.
- GV: một ít keo trong suốt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ ?
- Nêu các tính chất của nước ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học.
Hoạt động 1. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống:
- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
- Các nhóm đọc mục quan sát trang 114 SGK để biết cách làm thí nghiệm.
- Nhóm trưởng phân công các bạn lần lượt làm các việc theo thí nghiệm ở SGK.
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm nêu lại công việc các em đã làm.
+ Điều kiện sống của cây 1, 2, 3, 4, 5 là gì?
- GV phát phiếu học tập đã chuẩn bị cho H để theo dõi sự phát triển của các cây đậu.
Yêu cầu H tiếp tục chăm sóc các cây đậu hằng ngày theo đúng hướng dẫn và ghi lại những gì quan sát được theo mẫu trên.
+ Muốn biết thực vật cần gì để sống có thể làm thí nghiệm như thế nào ?
- GV kết luận: Muốn biết cây cần gì để sống, ta có thể làm thí nghiệm bằng cách trồng cây trong điều kiện sống thiếu từng yếu tố. Riêng cây đối chứng phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống.
Hoạt động 2. Dự đoán kết quả của thí nghiệm:
- GV phát phiếu học tập cho H , H tự làm bài.
+ Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao?
+ Những cây khác sẽ như thế nào? Vì lí do gì mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh?
+ Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường ?
- 2 H nêu kết luận ở SGK.
3. Củng cố, dặn dò:
- Thực vật cần gì để sống?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Nhu cầu nước của thực vật.
*****************************************
Khoa học (Lớp 5B)
SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
I. MỤC TIÊU:
- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Hình trang 116, 117 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Nêu các cách tiêu diệt.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự sinh sản của ếch.
- HS làm việc theo cặp: Hỏi và trả lời các câu hỏi SGK trang 116,117
+ Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
+ Ếch đẻ trứng ở đâu? Trứng Ếch nở thành gì?
+ Chỉ vào từng hình mô tả sự phát triển của nòng nọc?
+ Nòng nọc sống ở đâu? Ếch sống ở đâu?
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
Kết luận: Ếch là động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển, con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước vừa trải qua đời sống trên cạn.
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của Ếch.
- HS vẽ sơ đồ vào vở
- GV kiểm tra hướng dẫn, gợi ý.
2 HS trao đổi chỉ vào sơ đồ - nêu chu trình sinh sản của Ếch.
- HS xung phong trình bày trước lớp - nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu quy trình sinh sản của ếch?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài 58.
**************************************************
Khoa học: (Lớp 4A, 4B)
NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, H biết:
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
- Ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
- GDKNS: kĩ năng hợp tác trong nhóm nhỏ và kĩ năng trình bày sản phẩm...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 116, 117 SGK.
- Sưu tầm cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, dưới nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Trong 5 cây ở tiết trước cây nào phát triển tốt ?
- Nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
Hoạt động 1. Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau:
+ Hoạt động theo nhóm 4.
- Các nhóm tập hợp cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, sống dưới nước mà các bạn đã sưu tầm.
- Phân loại cây thành 4 nhóm dán vào giấy khổ to.
- Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
+ Theo em, các loại cây có nhu cầu về nước có giốnh nhau hay không ?
( Các loại cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn.)
* Tìm hiểu nhu cầu về nước của một số cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt:
- H quan sát các hình trang 117 SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước? ( lúa mới cấy, lúa làm đồng, lúa đẻ nhánh.)
+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần ít nước? ( lúa chín...)
+ Tìm thêm các ví dụ khác cho biết ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau ?
+ Cây ăn quả , lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để cây lớn nhanh, khi quả chín cần ít nước hơn.
+ Ngô, mía, ... cũng cần được tưới đủ nước và đúng lúc.
+ Vườn rau, vườn hoa cần được tưới đủ nước thường xuyên.
Kết luận :
- Cùng một cây , trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau.
- Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới, tiêu nước hợp lí cho từng loại cây
vào từng thời kì phát triển của một cây mới có thể đạt được năng suất cao.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nước có nhu cầu như thế nào đối với thực vật?
+ Ở mỗi giai đoạn phát triển cây cần nhu cầu nước như thế nào?
- GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau: Nhu cầu chất khoáng của thực vật.
*******************************************
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2016
Khoa học (Lớp 5A)
SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
(Bài đã soạn ở ngày thứ ba)
*****************************************
Lịch sử: (Lớp 5A)
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS:
- Biết tháng 4 - 1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 - 1976:
+ Tháng 4 - 1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả
nước.
+ Cuối tháng 6, đầu tháng 7 - 1976 Quốc hội đã hộp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ + nam châm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Hãy kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập ?
- Tại sao nói : Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
* Hoạt động 1: Cuộc tổng tuyển cử ngày 25- 4- 1976:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc SGK và tả lại không khí của ngày tổng tuyển cử Quốc hội khóa VI theo các câu hỏi gợi ý sau :
+ Ngày 25-4 -1976, trên đất nước ta diễn ra sự kiện lịch sử gì ?
+ Quang cảnh Hà Nội, Gài Gòn và trên khắp đất nước ta ngày đó như thế nào ?
+ Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao ?
+ Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước ngày 25/4/1976 ?
+ Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta ?
- HS lần lượt trình bày ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV chốt lại.
* Hoạt đông 2: Nội dung cuộc họp của kì họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 để tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên, quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất.
- GV cho đại diện nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận những ý chính.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội chung trên cả nước.
+ Sự kiện bầu cử Quốc hội khóa VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử nào trước đó ?
+ Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khóa VI thể hiện điều gì ?
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại: Sau cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất và kì họp thứ nhất của Quốc hội thống nhất nước ta có một bộ máy nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên CNXH.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp đọc thầm phần bài học
- 2 HS đọc to.
- Nhận xét giờ học.
- VN học bài, hoàn thành ở VBT.
*****************************************
Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2016
Khoa học (Lớp 5B)
SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM
I. MỤC TIÊU.
- Biết chim là động vật đẻ trứng.
- Luôn bảo vệ loài chim, để môi trường sống thêm đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Hình trang 118, 119 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ:
- Nêu chu trình sinh sản của Ếch?
- hHS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
*Hoạt động 1: Quan sát.
- HS làm theo cặp: Hỏi và trả lời với nhau các câu hỏi SGK/118
+ So sách, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng h2 ?
+Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d ?
+ GV gọi một số cặp đặt câu hỏi theo các hình ở SGK và chỉ định các bạn cặp khác trả lời - các HS khác nhận xét.
GV kết luận: Trứng gà (chim) đã được thụ tinh hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi.
- Trứng gà ấp trong 21 ngày và nở thành gà con.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- HS nói về sự nuôi con của chim.
- Thảo luận nhóm
- Quan sát trang 119 SGK và trả lời:
+ Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở?
+ Chúng đã tự kiếm mồi được chưa ? tại sao?
- HS kết quả thảo luận - nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét: Hầu hết chim non nở ra đều yến ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ tự thay nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng đến khi chúng tự đi kiếm ăn được.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu đặc điểm về sự sinh sản của loài chim?
- Nên bảo vệ loài chim bằng cách như thế nào.
- Nhận xét tiết học
- Học bài và chuẩn bị bài 59.
Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2016
Khoa học (Lớp 5A)
SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM
(Bài đã soạn ở ngày thứ tư)
****************************************
Lịch sử (Lớp 5B)
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
(Bài đã soạn ở ngày thứ ba)
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 29.docx