Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu không khí cần thiết như thế nào với sự cháy.Hôm nay cô và các em cũng sẽ tìm hiểu về sự cần thiết của không khí, mà phạm vi rộng hơn là đối với con người, thực vật và động vật. Chúng ta bước sang bài 36: “Không khí cần cho sự sống”
-Với bài học này cô sẽ cho lớp chúng ta học theo phương pháp mới là “Học theo góc”
-Sẽ có ba góc là góc quan sát, góc trải nghiệm và góc áp dụng, nhiệm vụ của các em là thực hiện các nhiệm vụ tại từng góc theo hình thức cá nhân hoặc nhóm tùy quy định ở mỗi góc. Lưu ý là các em phải tham gia hết tất cả các góc, và có thể chọn bất kì góc nào các em thích để làm trước nhưng phải đảm bảo thời gian quy định ở mỗi góc hết thời gian qui định các em phải luân chuyển đến góc khác và hoàn thành các nhiệm vụ tại các góc.
5 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3077 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Bài 36: Không khí cần cho sự sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 36: Không khí cần cho sự sống (Lớp 4)
I – MỤC TIÊU
Sau bài học sinh có thể:
Về kiến thức: Biết được sự cần thiết của không khí đối với sự sống của con người, động vật và thực vật
Về kĩ năng: Biết áp dụng các kiến thức vào cuộc sống
Về thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quí và thích khám phá khoa học ở học sinh
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Giáo viên: +Phiếu học tập
+kế hoạch bài dạy
-Học sinh: Sách giáo khoa, bút, thước
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức
2.kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Phát triển bài
4.Củng cố dặn dò
-Cho học sinh hát
-Tiết trước chúng ta học bài gì?
-Vậy không khí cần cho sự cháy như thế nào?
-Gọi học sinh nhận xét
-Nhận xét, tuyên dương
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu không khí cần thiết như thế nào với sự cháy.Hôm nay cô và các em cũng sẽ tìm hiểu về sự cần thiết của không khí, mà phạm vi rộng hơn là đối với con người, thực vật và động vật. Chúng ta bước sang bài 36: “Không khí cần cho sự sống”
-Với bài học này cô sẽ cho lớp chúng ta học theo phương pháp mới là “Học theo góc”
-Sẽ có ba góc là góc quan sát, góc trải nghiệm và góc áp dụng, nhiệm vụ của các em là thực hiện các nhiệm vụ tại từng góc theo hình thức cá nhân hoặc nhóm tùy quy định ở mỗi góc. Lưu ý là các em phải tham gia hết tất cả các góc, và có thể chọn bất kì góc nào các em thích để làm trước nhưng phải đảm bảo thời gian quy định ở mỗi góc hết thời gian qui định các em phải luân chuyển đến góc khác và hoàn thành các nhiệm vụ tại các góc.
-Nội dung từng góc như sau:
*Góc 1: Góc trải nghiệm
-Thời gian: 5 phút
-Nhiệm vụ: Hoạt động theo các nhân
+Thực hành các thí nghiệm sau
Để tay trước mũi thở ra và hít vào
Lấy tay bịt mũi và ngậm miệng lại
+Ghi nhận xét vào phiếu
Phiếu học tập
Họ và tên:...
Mỗi thí nghiệm cho em cảm nhận gì?
-Để tay trước mũi thở ra và hít vào:.
-Lấy tay bịt mũi và ngậm miệng lại:..
*Góc 2: Góc quan sát
-Thời gian: 10 phút
-Nhiệm vụ: Hoạt động theo nhóm
Quan sát các hình 3,4,5,6 trong sách giáo khoa trang 72,73 để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
Phiếu học tập
Nhóm:.
Hãy quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa và trả lới các câu hỏi sau:
1.Tại sao sâu bọ ở hình 3b lại chết?
2.Cây trong hình 4b chết là do đâu?...................................................
3.Người thợ lặn lặn lâu dưới nước là nhờ dụng cụ gì?................................
4.Dụng cụ gì giúp bể cá có nhiều không khí hòa tan?...........................
*Góc 3: Góc áp dụng
-Thời gian: 10 phút
-Nhiệm vụ: Hoạt động theo nhóm
Vận dụng sách giáo khoa, sự hiểu biết và hỗ trợ của giáo viên để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập
Phiếu học tập
Nhóm:.
1.Không có hoạt động hô hấp con người có sống được không? Yếu tố quan trọng nhất để duy trì hô hấp cho con người là gì?
.........................................................
2.Con người cần thở bình ô-xi khi nào? Vì sao?.....................................
3.Chứng tỏ không khí cần cho sự sống của thực vật và động vật: .
-Cho học sinh bắt đầu học theo góc
-Giáo viên quan sát hoạt động của các góc, hướng dẫn, hổ trợ và điều chỉnh số lượng các góc khi cần thiết
-Hướng dẫn các em trình bày kết quả ở các góc
-Gọi đại diện trình bày còn lại sẽ nhận xét và bổ sung.
-Nhận xét, chốt lại và đưa ra kết luận: “Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được.Ô-xi trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.
Không khí có thể hòa tan trong nước.Một số động vật và thực vật có khả năng lấy ô-xi trong không khí để thở.”
-Cho học sinh nhắc lại nội dung bài
-Nhận xét tiết học
-Dặn học sinh về nhà học thuộc nội dung và xem trước bài mới bài 37: “Tại sao có gió?”
-Hát
-Tiết trước chúng ta học bài “ Không khí cần cho sự cháy”
-ô-xi cần cho sự cháy.Khi một vật cháy khí ô-xi sẽ bị mất đi, vì vậy để duy trì sự cháy ta cần cung cấp liên tục không khí chứa ô-xi, càng nhiều ô-xi thì sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn. Ni-tơ trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra quá mạnh, quá nhanh.
-Nhận xét
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Bắt đầu tìm hiểu nội dung ở các góc
-Đại diện trình bày kết quả
-Lắng nghe
-Nhắc lại nội dung bài học: “Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được.Ô-xi trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.
Không khí có thể hòa tan trong nước.Một số động vật và thực vật có khả năng lấy ô-xi trong không khí để thở.”
-Lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 36 Khong khi can cho su song_12300124.docx