Giáo án Khoa học 4 trọn bộ

Tiết 42: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH

I. Mục tiêu:

- Âm thanh được lan truyền trong môi trường không khí

- Nêu được ví dụ hoặc tự làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan tuyền ra xa

- Nêu được ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng

- Yêu thích học khọc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Dụng cụ thí nghiệm

- Học sinh: Sách giáo khoa, vật phát ra âm thanh

 

docx131 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học 4 trọn bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức giữ sạch bầu không khí trong lành. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Hình SGK phóng to - Học sinh: Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Không khí có những tính chất gì? - Hỏi: Không khí có những tính chất gì? Cho ví dụ. - Nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí. - Gọi 1 HS đọc phần thí nghiệm và yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm. - GV hướng dẫn: Các em hãy quan sát nước trong cốc lúc mới úp cốc và sau khi nến tắt. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt ? + Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì ? Em hãy giải thích ? + Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết ? - Hỏi: Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính? Đó là thành phần nào ? - GVkết luận (chỉ vào hình minh hoạ 2): Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là ô-xy. Thành phần khí không duy trì sự cháy là khí ni-tơ. Người ta đã chứng minh được rằng lượng khí ni-tơ gấp 4 lần lượng khí ô-xy trong không khí. Điều này thực tế khi đun bếp bằng than, củi hay rơm rạ mà ta không cơi rỗng bếp sẽ rất dễ bị tắt bếp. Hoạt động 2: Khí các-bô-níc có trong không khí và hơi thở. - Yêu cầu HS đọc to thí nghiệm 2 trang 67. - Yêu cầu HS quan sát kỹ nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, quan sát hiện tượng và giải thích. - Kết luận: Trong không khí và trong hơi thở của chúng ta có chứa khí các-bô-níc. Khí các-bô-níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục. - Hỏi: Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc ? - Kết luận: Rất nhiều các hoạt động của con người đang ngày càng làm tăng lượng khí các-bô-níc làm mất cân bằng các thành phần không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người, động vật, thực vật. Hoạt động 3: Không khí còn có những thành phần nào khác? - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ 4, 5 trang 67 và thảo luận trả lời câu hỏi: Theo em trong không khí còn chứa những thành phần nào khác ? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó. - Kết luận: Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn. - Hỏi: + Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí ? + Không khí gồm có những thành phần nào ? - Gọi HS đọc điều bạn cần biết Hoạt động nối tiếp: - Hỏi: Không khí có những thành phần nào? - Nhận xét - Chuẩn bị bài: Ôn tập và kiểm tra học kì I. - Nhận xét tiết học. - Hát - Hs trả lời: Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. - Lắng nghe, nêu lại tựa - HS đọc thí nghiệm, làm thí nghiệm theo nhóm và trình bày: + Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc. + Khi nến tắt nước trong đĩa dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. + Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt. - Trả lời: Không khí gồm hai thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy. - HS lắng nghe. - Đọc thí nghiệm - Các nhóm thí nghiệm, trình bày: Lúc đầu, nước vôi ở trong cốc trước khi thổi rất trong. Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi không còn trong nữa mà bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các-bô-níc. - Theo dõi - Hs trình bày - Thực hiện theo yêu cầu của GV: + Trong không khí còn chứa hơi nước. Những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, trên sàn nhà, bờ tường, bàn ghế hơi ướt. Hiện tượng đó là do trong không khí chứa nhiều hơi nước. + Trong không khí chứa nhiều chất bụi bẩn. Khi ánh nắng chiếu qua khe cửa, nhìn vào tia nắng ta thấy các hạt bụi nhỏ bé lơ lửng trong không khí. + Trong không khí còn chứa các khí độc do khói của nhà máy, khói xe máy, ô tô thải vào không khí. + Trong không khí còn chứa các vi khuẩn do rác thải, nơi ô nhiễm sinh ra. - Trả lời: + Chúng ta nên sử dụng các loại xăng không chì hoặc nhiên liệu thiên nhiên. + Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh. + Chúng ta nên vứt rác đúng nơi quy định, không để rác thối, vữa. + Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở. + Không khí gồm cóp hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn. - 2 HS đọc mục bạn cần biết - Hs trả lời: Không khí gồm cóp hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn. - Lắng nghe, thực hiện - Lắng nghe. ... ****** Tuần 17 Ngày soạn: 21/11/2017 Ngày dạy: 11/12/2017 Tiết 33: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố các kiến thức: + “Tháp dinh dưỡng cân đối”. + Tính chất của nước. + Tính chất các thành phần của không khí. + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. - Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Phiếu bài tập. - Học sinh: Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Không khí gồm những thành phần nào? - Hỏi: Không khí gồm những thành phần nào? - Nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về con người và sức khỏe - Yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối” - Nhận xét, tuyên dương - Hỏi: + Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? + Nêu một số cách bảo quản thức ăn. + Nêu cách phòng bệnh suy dinh dưỡng, béo phì, bệnh lây qua đường tiêu hóa. - Nhận xét Hoạt động 2: Ôn về tính chất, vai trò của nước và không khí trong đời sống - Yêu cầu Hs làm BT 2, 3 trang 69: + Không khí và nước cho những tính chất gì giống nhau? + Nêu các thành phần chính của không khí. Thành phần nào là quan trọng nhất đối với con người? + Nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - Gọi HS nêu tính chất của nước, không khí. - Yêu cầu các nhóm thi kể về vai trò của nước và không khí đối với sự sống và hoạt động vui chơi giải trí của con người. - Nhận xét, tuyên dương Hoạt động nối tiếp: - GDHS: Bảo vệ giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. - Chuẩn bị bài: Ôn tập và kiểm tra học kì I (tiếp theo) - Nhận xét tiết học. - Hát - Hs trả lời: Không khí gồm cóp hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn. - Lắng nghe, vỗ tay - Lắng nghe, nêu lại tựa - Thảo luận và trình bày về Tháp dinh dưỡng - Trả lời: + Mỗi loại thức ăn cung cấp mỗi loại chất dinh dưỡng khác nhau nên cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. + Làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,... + HS nêu cách phòng bệnh suy dinh dưỡng, béo phì, bệnh lây qua đường tiêu hóa. - Lắng nghe - Làm bài: + Không màu, không mùi, không vị + Ni- tơ và ô- xi. Ô -xi là thành phần quan trọng đối với con người. + Nêu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - HS nêu tính chất của nước và không khí. - Thi kể về vai trò của nước và không khí đối với sự sống và hoạt động vui chơi giải trí của con người. - Lắng nghe, thực hiện. - Lắng nghe, thực hiện. - Lắng nghe. ... ****** Ngày soạn: 21/11/2017 Ngày dạy: 12/12/2017 Tiết 34: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố các kiến thức đã học về: con người và sức khỏe, vật chất và năng lượng. - Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. - Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Phiếu bài tập. - Học sinh: Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập và kiểm tra học kì I - Hỏi: + Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? + Nêu các thành phần chính của không khí. Thành phần nào là quan trọng nhất đối với con người? - Nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Triển lãm tranh - Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày tranh ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí - Nhận xét, tuyên dương Hoạt động 2: Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc. - Yêu cầu các nhóm thảo luận để thi tuyên truyền về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất, vui chơi giải trí và bảo vệ môi trường. - Nhận xét, tuyên dương Hoạt động nối tiếp: - GDHS: Bảo vệ giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. - Chuẩn bị bài: Không khí cần cho sự cháy - Nhận xét tiết học. - Hát - Hs trả lời: + Mỗi loại thức ăn cung cấp mỗi loại chất dinh dưỡng khác nhau nên cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. + Ni- tơ và ô- xi. Ô -xi là thành phần quan trọng đối với con người. - Lắng nghe, vỗ tay - Lắng nghe, nêu lại tựa - Thảo luận và trình bày tranh ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí - Tham gia thi theo yêu cầu của GV - Lắng nghe, thực hiện. - Lắng nghe, thực hiện. - Lắng nghe. ... ****** Tuần 18 Ngày soạn: 21/11/2017 Ngày dạy: 18/12/2017 Tiết 35: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I. Mục tiêu: - Làm thí nghiệm để chứng minh : + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy sẽ được tiếp diễn. + Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông. - Biết được vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí. - Biết được những ứng dụng thực tế có liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Phiếu bài tập. - Học sinh: Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập và kiểm tra học kì I (tiếp theo) - Hỏi: Làm gì để bảo vệ môi trường nước và không khí? - Nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Vai trò của ô-xi đối với sự cháy - Gọi Hs đọc thí nghiệm: Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau. Khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh lên. - Gọi 1 HS lên làm thí nghiệm. - Yêu cầu HS quan sát và hỏi: + Hiện tượng gì xảy ra ? + Theo em, tại sao cây nến trong lọ thuỷ tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ? + Trong thí nghiệm này chúng ta đã chứng minh được ô-xi có vai trò gì ? - Nhận xét, kết luận: Trong không khí có chứa khí ô-xi và khí ni-tơ. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn. Ô-xi rất cần để duy trì sự cháy. Hoạt động 2: Cách duy trì sự cháy - Gọi Hs đọc thí nghiệm: Dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế không kín - GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát và hỏi : + Kết quả của thí nghiệm này như thế nào ? + Theo em, vì sao cây nến lại cháy được ? - Giải thích: Khi sự cháy xảy ra, khí ni-tơ và khí các-bô-níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô-xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục. + Để duy trì sự cháy cần phải làm gì ? + Tại sao phải làm như vậy ? - Nhận xét Hoạt động 3: Ứng dụng của không khí liên quan đến sự cháy - Chia nhóm 4 HS, yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ số 5 và trả lời câu hỏi: + Bạn nhỏ đang làm gì ? + Bạn làm như vậy để làm gì ? - Nêu: Bạn nhỏ là người dân tộc. Bạn đang dùng ống nứa để thổi vào bếp củi. Làm như vậy không khí sẽ được lưu thông, cung cấp liên tục làm cho sự cháy được duy trì. - Hỏi: Trong lớp mình bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt ? - Hỏi: Vậy khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào ? - Nhận xét Hoạt động nối tiếp: - Hỏi: + Khí ô-xi và khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy ? + Làm cách nào để có thể duy trì sự cháy ? - Chuẩn bị bài: Không khí cần cho sự sống - Nhận xét tiết học. - Hát - Hs trả lời cách bảo vệ môi trường nước và không khí. - Lắng nghe, vỗ tay - Lắng nghe, nêu lại tựa - Đọc thí nghiệm - 1 Hs làm thí nghiệm, lớp quan sát - Trả lời: + Cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ. + Vì lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thuỷ tinh nhỏ. Mà trong không khí thì càng có nhiều khí ô-xi duy trì sự cháy. + Ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn. - Đọc thí nghiệm - Theo dõi, trả lời: + Do được cung cấp ô-xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô-xi nên cây nến cháy liên tục. - HS nghe. + Cần liên tục cung cấp khí ô-xi. + Vì trong không khí có chứa ô-xi. Ô-xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục. - HS quan sát và đại diện nhóm trả lời. + Bạn nhỏ đang dùng ống nứa thổi không khí vào trong bếp củi. + Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô-xi bị mất đi. - HS nghe. - HS trao đổi và trả lời: + Muốn cho ngọn lửa trong bếp không bị tắt, em thường cời rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông. + Em có thể xách bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào trong bếp. - HS trả lời: + Khi muốn dập ngọn lửa ở bếp củi, ta có thể dùng tro bếp phủ kín lên ngọn lửa. + Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than, ta có thể đậy kín nắp lò và cửa lò lại. - Trả lời: + Khí ô-xi duy trì sự cháy, khí ni-tơ giữ cho sự cháy không diễn ra quá mạnh, quá nhanh + Cung cấp không khí có chứa khí ô-xi. - Lắng nghe, thực hiện. - Lắng nghe. ... ****** Ngày soạn: 15/12/2017 Ngày dạy: 19/12/2017 Tiết 36: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG I. Mục tiêu: - Hiểu được: người, động vật, thực vật đều cần đến không khí để thở. - Hiểu được vai trò của khí ô-xi với quá trình hô hấp. - Nêu được những ví dụ để chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật. - Nêu được những ứng dụng vai trò của khí ô-xi vào đời sống. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Phiếu bài tập. - Học sinh: Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Không khí cần cho sự cháy - Hỏi: + Khí ô-xi và khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy ? + Làm cách nào để có thể duy trì sự cháy ? - Nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người. - Yêu cầu cả lớp để tay trước mũi, thở ra và hít vào. Sau đó hỏi HS nhận xét gì ? - Khi thở ra, hít vào phổi của chúng ta sẽ có nhiệm vụ lọc không khí để lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc. - Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn bịt mũi nhau lại và người bị bịt mũi phải ngậm miệng lại. Sau đó GV hỏi HS bị bịt mũi: + Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại ? + Qua thí nghiệm trên, em thấy không khí có vai trò gì đối với con người ? - GV nêu: Không khí rất cần cho đời sống của con người. Trong không khí có chứa khí ô-xi, con người không thể sống thiếu khí ô-xi quá 3 - 4 phút. Hoạt động 2: Vai trò của không đối với thực vật, động vật. - Cho HS các nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã nuôi, trồng theo yêu cầu của tiết trước. Và yêu cầu đại diên mỗi nhóm nêu kết quả thí nghiệm nhóm đã làm ở nhà. + Với những điều kiện nuôi như nhau: tại sao con cào cào hình 3b, cây đậu hình 4b lại chết ? + Qua 2 thí nghiệm trên, em hiểu không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật, động vật ? - Kết luận: Không khí rất cần cho hoạt động sống của các sinh vật. Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được. Trong không khí có chứa ô-xi. Đây là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật. Hoạt động 3: Ứng dụng vai trò của khí ô-xi trong đời sống. - Yêu cầu HS quan sát Hình 5, 6 SGK và cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan. - GV nhận xét và kết luận: Khí ô-xi rất quan trọng đối với đời sống sinh vật. Không khí có thể hoà tan trong nước. Do vậy người ta đã giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước bắng cách thở bằng bình ô-xi hay dùng máy bơm không khí vào nước trong bể nuôi để giúp cá hô hấp. Một số loài động vật và thực vật có khả năng lấy ô-xi hoà tan trong nước để thở như : rong, rêu, san hô. Các loại tảo hay các loại cá - Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi: + Những ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật, thực vật ? + Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thỏ ? + Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi ? - Nhận xét và kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở. Hoạt động nối tiếp: - Hỏi: + Không khí cần cho sự sống của sinh vật như thế nào ? + Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở ? - Chuẩn bị bài: Tại sao có gió? - Nhận xét tiết học. - Hát - Trả lời: + Khí ô-xi duy trì sự cháy, khí ni-tơ giữ cho sự cháy không diễn ra quá mạnh, quá nhanh + Cung cấp không khí có chứa khí ô-xi. - Lắng nghe, vỗ tay - Lắng nghe, nêu lại tựa - Cả lớp làm theo yêu cầu của GV: Thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi. -HS nghe. - HS tiến hành cặp đôi và trả lời. + Cảm thấy tức ngực; bị ngạt; tim đập nhanh, mạnh và không thể nhịn thở lâu hơn nữa. + Không khí rất cần cho quá trình hô hấp của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết. - HS lắng nghe. - HS các nhóm đại diện cầm vật của mình lên nêu kết quả. + Nhóm 1: Con cào cào của nhóm em vẫn sống bình thường. + Nhóm 2: Con vật của nhóm em nuôi đã bị chết. + Nhóm 3: Hạt đậu nhóm em trồng vẫn phát triển bình thường. + Nhóm 4: Hạt đậu nhóm em gieo sau khi nảy mầm đã bị héo, úa 2 lá mầm. + Các nhóm trao đổi và trả lời: con cào cào này bị chết là do nó không có không khí để thở. Khi nắp lọ bị đóng kín, lượng ô-xi trong không khí trong lọ hết là nó sẽ chết. + Không khí rất cần cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô-xi trong không khí, động vật, thực vật sẽ bị chết. - HS nghe. - HS chỉ vào tranh và nói: + Dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước là bình ô-xi mà họ đeo trên lưng. + Dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí là máy bơm không khí vào nước. - HS thảo luận và cử đại diện lên trình bày: + Không có không khí con ngưòi, động vật, thực vật sẽ chết. Con người không thể nhịn thở quá 3 – 4 phút. + Trong không khí ô-xi là thành phần quan trọng nhất đối với sự thở của người, động vật, thực vật. + Người ta phải thở bằng bình ô-xi: làm việc lâu dưới nước, thợ làm việc trong hầm, lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu, - Trả lời: + Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được. + Ô-xi - Lắng nghe, thực hiện. - Lắng nghe. ... ****** Tuần 19 Ngày soạn: 16/12/2017 Ngày dạy: 29/12/2017 Tiết 37: TẠI SAO CÓ GIÓ? I. Mục tiêu: - Làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió. - Biết được vì sao lại có gió. - Hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên: ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền, ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển do sự chênh lệch về nhiệt độ. - Yêu thích học khoa học. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Hình vẽ trong SGK - Học sinh: Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Trò chơi chong chóng - Tổ chức cho HS chơi trò chơi chong chóng và yêu cầu Hs báo cáo kết quả theo nội dung sau: + Theo em tại sao chong chóng quay? + Tại sao khi bạn chạy nhanh chong chóng lại quay nhanh? + Nếu trời không gió, làm thế nào để chong chóng quay nhanh? + Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm? - Nhận xét, kết luận: Khi có gió thổi sẽ làm chong chóng quay. Không khí có ở xung quanh chúng ta nên khi ta chạy không khí xung quanh chuyển động tạo ra gió. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu chong chóng quay chậm. Không có tác động thì chong chóng không quay. Hoạt động 2: Biết nguyên nhân tạo ra gió - Yêu cầu HS đọc cách làm thí nghiệm ở SGK - Thực hiện thí nghiệm trong SGK - Hỏi: + Phần nào của hộp có không khí nóng? Vì sao? + Phần nào của hộp có không khí lạnh? + Khói bay qua ống nào? - Các nhóm nhận xét - Hỏi: Khói bay từ mẩu hương đi ra ống A mà ta nhìn thấy là do có gì tác động? - Nêu: Không khí ở ống A có ngọn nến đang cháy thì nóng lên, nhẹ đi và bay lên cao. Không khí ở ống B không có nến cháy thì lạnh nên nặng hơn và đi xuống. Khói từ mẩu hương đi qua ống A là do không khí chuyển động tạo thành gió. Không khí chuyển động từ nơi lạnh sang nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động không khí. - Hỏi: + Vì sao có sự chuyển động của không khí? + Không khí chuyển động theo chiều như thế nào? + Sự chuyển động của không khí tạo ra gì? - Gọi HS nhận xét - Nhận xét Hoạt động 3: Biết sự chuyển động của không khí trong tự nhiên - Cho Hs quan sát tranh 6,7 SGK và trả lời câu hỏi: + Hình vẽ vào khoảng thời gian nào trong ngày? + Mô tả hướng gió được minh họa trong hình. - Yêu cầu HS thảo luân nhóm đôi: Tại sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển? - Gọi HS nhận xét - Kết luận: Trong tự nhiên, dưới ánh sáng của mặt trời, các phần khác nhau của trái đất không nóng lên như nhau. Phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước và cũng nguội đi nhanh hơn phần nước. Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền nên ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển. Hoạt động nối tiếp: - Hỏi: Tại sao có gió? - Nhận xét - Chuẩn bị tiết bài: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão - Nhận xét tiết học. - Hát - Lắng nghe, nêu lại tựa - Tham gia trò chơi và trả lời: + Có gió chong chóng quay + Do gió thổi vì bạn chạy nhanh + Ta phải chạy để chong chóng quay nhanh + Chong chóng quay nhanh khi gió thổi mạnh, quay chậm khi gió thổi nhẹ - Lắng nghe - Đọc cách làm thí nghiệm: - Theo dõi - Trả lời: + Phần ống A có không khí nóng vì có nến cháy + Phần ống B có không khí lạnh + Khói bay từ ống B sang ống A - Nhận xét, bổ sung - Do không khí di chuyển từ B sang A - Lắng nghe - Trả lời: + Sự chênh lệch nhiệt độ không khí + Không khí chuyển từ nơi lạnh sang nơi nóng + Sự chuyển động của không khí tạo ra gió - Nhận xét - Lắng nghe - Quan sát - Ban ngày, ban đêm - Ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển - Ban ngày không khí ở đất liền nóng, không khí ở biển lạnh nên gió thổi từ biển vào đất liền. Ban đêm không khí ở đất liền lạnh, không khí ở biển nóng nên gió thổi từ đất liền ra biển - Nhận xét - Lắng nghe, vỗ tay - Do sự chênh lệch nhiệt độ, không khí di chuyển từ nơi có nhiệt độ lạnh sang nơi có nhiệt độ cao nên có gió. - Lắng nghe - Lắng nghe, thực hiện - Lắng nghe. ... ****** Ngày soạn: 26/12/2017 Ngày dạy: 02/01/2018 Tiết 38: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO I. Mục tiêu: - Phân biệt được gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ. - Nêu được những thiệt hại do giông bão gây ra. - Biết được một số cách phòng chống bão II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Hình vẽ trong SGK - Học sinh: Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao có gió? - Hỏi: Tại sao có gió? - Nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Biết một số cấp độ của gió - Yêu cầu Hs đọc phần bạn có biết trang 76 và hỏi: Em thường nghe nói đến cấp độ gió khi nào? - Yêu cầu vài HS quan sát hình và đọc thông tin trang 76 - Kết luận: Gió có khi thổi nhỏ, có khi thổi lớn. Gió thổi càng mạnh càng gây tác hại lớn cho con người Hoạt động 2: Thiệt hại của bão gây ra và cách phòng chống - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi: + Những dấu hiệu khi trời có giông? + Những dấu hiệu đặc trưng của bão? - Yêu cầu Hs đọc mục bạn cần biết trang 77 và thảo luận: + Tác hại của bão + Một số cách phòng chống bão mà em biết - Nhận xét, kết luận: Các hiện tượng giông, bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa. Bão càng lớn, gây thiệt hại về người và cửa ngày càng nhiều. Bão thường làm gãy đổ cây cối, làm nhà cửa bị hư hại. Bão có lốc có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đỗ cây cối, gây thiệt hại về mùa màng, gây tai nạn cho máy bay, tàu thuyền. Vì vậy cần tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Khi cần mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn. Ở thành phố cần cất điện. Ở vùng biển ngư dân không nên ra khơi vào lúc gió to. Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình - GV dán 4 hình minh họa như trang 76 SGK lên bảng. - Gọi Hs tham gia thi bốc các tấm thẻ ghi chú dán vào dưới hình. Sau đó thuyết minh về những hiểu biết của mình về cấp gió đó (hiện tượng, tác hại, cách phòng chống) - Gọi HS nhận xét - Nhận xét, tuyên dương Hoạt động nối ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an mon Khoa hoc_12415731.docx
Tài liệu liên quan