TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
- HS có những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. Xác định được mình đang ở tuổi nào.
- Tích hợp giáo dục kỉ năng sống.
II.CHUẨN BỊ:
- Hình trang 16, 17 SGK.
- HS sưu tầm các tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau (HS, sinh viên, người bán hàng rong, nông dân, công nhân, )
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài
2. hình thành kiến thức:
*HĐ1.Tìm hiểu về đặc điểm của con người ở từng giai đoạn
Việc 1: HS theo nhóm đọc thông tin trang 16, 17 SGK và thảo luận về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi ghi vào phiếu :
- Tuổi vị thành niên
- Tuổi trưởng thành
- Tuổi già
Việc 2: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm cùng chia sẻ ý kiến
- Chốt, kết luận (SGK)
*HĐ2: Tổ chức trò chơi “Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?”
Việc 1: Đưa ảnh đã chuẩn bị lên bàn
Việc 2: HS thảo luận nhóm đôi, nội dung: Giới thiệu cho nhau nghe về bức ảnh mà mình sưu tầm được: Họ là ai? Làm nghề gì? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Giai đoạn này có đặc điểm gì?
Việc 3: HS giới thiệu trước lớp về ảnh mình sưu tầm được
- Cả lớp cùng chia sẻ
HĐ3: Tìm hiểu về ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của con người
- Việc1: HĐTQ nêu câu hỏi cả lớp trả lời
+Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
+Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
- Việc 2: Cả lớp cùng chia sẻ ý kiến
35 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 1-9 - Năm học 2016-2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười ở từng giai đoạn
Việc 1: HS theo nhóm đọc thông tin trang 16, 17 SGK và thảo luận về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi ghi vào phiếu :
- Tuổi vị thành niên
- Tuổi trưởng thành
- Tuổi già
Việc 2: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm cùng chia sẻ ý kiến
- Chốt, kết luận (SGK)
*HĐ2: Tổ chức trò chơi “Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?”
Việc 1: Đưa ảnh đã chuẩn bị lên bàn
Việc 2: HS thảo luận nhóm đôi, nội dung: Giới thiệu cho nhau nghe về bức ảnh mà mình sưu tầm được: Họ là ai? Làm nghề gì? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Giai đoạn này có đặc điểm gì?
Việc 3: HS giới thiệu trước lớp về ảnh mình sưu tầm được
- Cả lớp cùng chia sẻ
HĐ3: Tìm hiểu về ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của con người
- Việc1: HĐTQ nêu câu hỏi cả lớp trả lời
+Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
+Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
- Việc 2: Cả lớp cùng chia sẻ ý kiến
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Nói với nhau về các giai đoạn phát triển từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
********************************************************
KHOA HỌC:
Ngày dạy 5B: 14/9/2016
5A: 14/9/2016
VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì
- GD HS biết vệ sinh thân thể thường xuyên
- Tích hợp giáo dục kỉ năng sống, bảo vệ môi trường.
II.CHUẨN BỊ:
- Hình trang 18, 19 SGK
- Phiếu học tập cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
- Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài
2. hình thành kiến thức:
* HĐ1:Tìm hiểu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì :
-Việc 1: HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK kết hợp thực tế trả lời mỗi em mỗi ý theoSGK
- Đại diện HS trình bày kết quả - Lớp cùng chia sẻ ý kiến
GV nhận xét và chốt: Để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và tránh được mụn trứng cá hàng ngày chúng ta phải: rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay áo quần
- Việc 2: YC HS làm bài ở phiếu học tập (nội dung phiếu học tập như phiếu học tập số 1 và số 2 của SGV trang 41 – 42)
-Tổ chức cho HS trình bày kết quả ở phiếu học tập, Lớp cùng chia sẻ ý kiến
GV nhận xét và chốt lại.
*HĐ2: Tìm hiểu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì: (10’)
Việc 1: Yêu cầu quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 19 SGK trả lời các câu hỏi sau: -Nêu nội dung từng hình ở SGK trang 19.
- Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì?
- Việc 2: Đại diện nhóm trình bày, lớp cùng chia sẻ ý kiến
- Việc 3: YC HS đọc mục bạn cần biết ở SGK.
HĐ3: Trò chơi: “Tập làm diễn đàn” (10’)
- Việc1: 5 nhóm bốc thăm nội dung thuyết trình:
- Việc 2: Chuẩn bị nội dung thuyết trình
- Việc 3: Đại diện nhóm thuyết trình - các nhóm khác cùng chia sẻ
GV hỏi: Các em đã rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn?
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : (3’)
- Vận dụng kiến thức đã học về chia sẻ với người thân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
********************************************************
TUẦN 5
KHOA HỌC:
Ngày dạy 5B: 20/9/2016
5A: 20/9/2016
Bài 9: THỰC HÀNH NÓI “KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (T1)
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Từ chối sử dụng các bia , rượu thuốc lá, ma túy
- Giáo dục HS có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói “ không !” với các chất gây nghiện.
- Tích hợp giáo dục kỉ năng sống.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Thông tin và hình SGK/20; 21; 22; 23; Giấy khổ to, bút dạ; Các hình ảnh cho biết tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuýMột số thăm ( Máy chiếu)
- HS: Sưu tầm tranh, ảnh và các thông tin cho biết tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuýVở BTT , bút dạ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
+ Những việc nên làm để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì ?
+ Những việc nên tránh để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì ?
- Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài
2. hình thành kiến thức:
* HĐ1: Trình bày các thông tin sưu tầm:
-Việc 1: - YC HS nêu các thông tin, tranh, ảnh của mình sưu tầm được về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
-Việc 2: Cả lớp cùng chia sẻ ý kiến
- GVlắng nghe, nhận xét, khen các HS có nội dung, thông tin, tranh ảnh hay
* Củng cố: Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý không những có hại với chính bản thân người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến người thân trong gia đình họ và trật tự xã hội.
*HĐ2: Thực hành xử lý thông tin:
*Việc 1: phát giấy khổ to kẻ sẵn bảng như vở BT và giao việc:
+ Đọc các thông tin ở SGK và thảo luận theo các nội dung vở BT.
+ Nhóm1; 3 nêu tác hại của thuốc lá.
+ Nhóm 2; 5 nêu tác hại của rượu, bia.
+ Nhóm 4; 6 nêu tác hại của ma tuý.
- Việc 2: Các nhóm cử thư ký viết kết quả vào giấy, HS còn lại viết vào vở BT.
- Việc 3: Các nhóm treo KQ và trình bày.
- QS, lắng nghe, bổ sung và chốt ý đúng( Xem Thiết kế)
* Củng cố: : Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý là những chất gây nghiện gây hại cho sức khoẻ người sử dụng và những người xung quanh. Riêng ma tuý là chất gây nghiện Nhà nước cấm
*HĐ3: Trò chơi “Bốc thăm”
- Chuẩn bị phiếu theo nội dung SGV/48; 49; 50.
-Việc 1: Nêu tên trò chơi và cách chơi.
+ Mỗi tổ cử 2 bạn tham gia chơi, 1 bạn bốc thăm trả lời còn bạn kia dò kết quả trả lời của bạn tổ khác ( Đáp án dựa vào nội dung ở phiếu).
-Việc 2: HS thực hiện chơi
+ Thi đua giữa các nhómnhóm trưởng cùng nhận xét.
GV thu KQ và đánh giá chung.
- Gọi HS nêu tác hại của : Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý .
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Tuyên truyền với mọi người biết được tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý để tránh.
****************************************************
KHOA HỌC:
Ngày dạy 5B: 21/9/2016
5A: 21/9/2016
Bài 10: THỰC HÀNH:
NÓI “KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Từ chối sử dụng bia, rượu , thuốc lá , ma túy
- Giáo dục HS có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói “ không !” với các chất gây nghiện.
- Tích hợp giáo dục kỉ năng sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:Một số thăm, các đồ dùng để tổ chức trò chơi, 3 bảng nhóm viết nội dung BT 2.
- HS: Các đồ dùng để tổ chức trò chơi ,Vở BTT , bút dạ .
III .CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
- Nêu tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bai, thuốc lá, ma tuý ?
- Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* HĐ1: *Tổ chức trò chơi “ Chiếc ghế nguy hiểm”
-Việc 1: Nêu cách chơi, luật chơi:
+ GV phủ khăn lên chiếc ghế đẩu và nói với cả lớp: Đây là “chiếc ghế nguy hiểm” có nhiểm điện nếu ai chạm tay vào sẽ bị giật và nguy hiểm đến tín mạngNhắc ghế bỏ giữa cửa ra vào, YC HS đi ra, vào 2 vòng và tránh không chạm vào ghế, nếu ai đụng vào coi như đã bị điện giật.
-Việc 2: Tổ chức chơi,QS, nhận xét trò chơi.
-Việc 3: Tổ chức thảo luận sau trò chơi:
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế ?
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế một số bạn đi chậm và thận trọng để không bị chạm vào ghế ?
+ Biếtchiếc ghế nguy hiểm nhưng có bạn vẫn muốn chạm tay, đẩy bạn mình vào đó ?....
- QS, lắng nghe, nhận xét, khen các HS biết cách đề phòng và tránh gặp nguy hiểm khi biết hành vi nào đó nguy hiểm.
* Củng cố: Chiếc ghế nguy hiểm cũng như rượu, bia, thuốc lá, ma tuý không những có hại với chính bản thân người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến người thân trong gia đình họ và trật tự xã hội, chúng ta không nên sử dụng và vận động mọi người cùng phòng, tránh.
*HĐ2: Đóng vai.
*Việc 1: - HS thảo luận nhóm bàn:
+ 1 HS nêu tình huống, cả bàn thảo luận đưa ra ý kiến đúng. ( Xem các tình huống ở SGV/52; 53 GV có thể đưa ra một số tình huống nữa).
- Việc 2: Gọi 1 số nhóm trình bày- nhóm khác cùng chia sẻ ý kiến
- QS, lắng nghe, bổ sung và chốt ý đúng.
* Củng cố: : Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý là những chất gây nghiện gây hại cho sức khoẻ người sử dụng và những người xung quanh. Khi bị rủ rê, lôi kéo chúng ta cần từ chối và nối Không !với các chất gây nghiện.
*HĐ3: Làm bài tập - trò chơi “ Tiếp sức”
-Việc 1:HS làm BT 2/ 16; 17; 18 vở BT Khoa học.
-Việc 2- HĐKQ bằng trò chơi “ Tiếp sức”.
-Việc3: QS, nhận xét trò chơi và chốt ý đúng.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Tuyên truyền với mọi người biết được tác hại của Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý để tránh.
****************************************************
TUẦN 6
KHOA HỌC:
Ngày dạy 5B: 27/10/2016
5A: 2710/2016
DÙNG THUỐC AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
- Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn.
- Xác định được khi nào nên dùng thuốc
- Nêu được những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và mua thuốc
- Tích hợp giáo dục kỉ năng sống:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Những vĩ thuốc thường dùng gặp: Ampixilin, peenixilin
- Giấy khổ to, bút dạ
HS: - Sưu tầm các vỏ hộp, lọ thuốc
II. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
=> GV giới thiệu bài: Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp chúng ta phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể gây ra nhiều chứng bệnh, thậm chí là chết người. Để có những kiến thức cơ bản về thuốc, mua thuốc, cách sử dụng thuốc, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về bài học hôm nay
- HS viết tên bài vào vở.
2. Hoạt động 1: Sưu tầm và giới thiệu một số loại thuốc
Việc 1: - Nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị vỏ hộp và lọ thuốc của các bạn
- Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị vỏ hộp và lọ thuốc của các bạn với gv
Việc 2: - GV nhận xét, tuyên dương hs.
Việc 3: - Gv nêu yêu cầu: Hằng ngày, các em có thể đã sử dụng thuốc trong một số trường hợp. Hãy giới thiệu cho các bạn biết về loại thuốc mà em đã đem đến lớp: Tên thuốc là gì? Thuốc có tác dụng gì? Thuốc được sử dụng trong trường hợp nào?
3. Hoạt động 2:
Việc 1: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi TC “ Đi thuyền”(để trả lời cho câu hỏi ở trên)
Việc 2: - Lần lượt 5-7 hs trả lời câu hỏi trên
Việc 3: - GV nhận xét đánh giá, tuyên dương hs tham gia tích cực và nói về tác dụng của một số thuốc thông thường
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Hoạt động 1: Sử dụng thuốc an toàn:
Việc 1: - Đọc thông tin trang 24 sách SGK để tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi(dùng bút chì đánh dấu vào SGK)
Việc 2: - Trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả của mình
Việc 3: - Thống nhất ý kiến trong nhóm, đánh kết quả vào SGK
Việc 4: - CTHĐTQ mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, đánh giá chốt đáp án( 1-d; 2-c; 3-a; 4-b)* Kết luận: Chúng ta chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Dùng thuốc đúng, dúng cách, đúng liều lượng. Để đảm bao an toàn, chúng ta chỉ nên dùng thuốc theo HD của BS. Khi mua thuốc, chúng ta phải đọc kĩ thông tin trên vỏ thuốc để biết được nơi sản xuất, hạn sử dụng, tác dụng của thuốc và cách dung thuốc.
2. Hoạt động 2:
*Trò chơi:“Đi thuyền” (yêu cầu: Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể, bạn cọn cách nào dưới đây? Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên)
Việc 1: - Quan sát tranh 2 trang 25 sgk để làm việc theo yêu cầu sgk
Việc 2: - CTHĐTQ mời một số hs tham gia chơi, cả lớp nhận xét bổ sung(đáp án: Để cung cấp vi-ta-mincho cơ thể cần: 1c, 2a, 3b)
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương
* Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng” (yêu cầu: Để phòng bệnh còi xương cho trẻ cần bạn chọn cách nào dưới đây? Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên); ghi kết quả vào bảng con.
Việc 1: - Đọc thông tin trang 25 sgk để làm việc theo yêu cầu sgk
Việc 2: - CTHĐTQ mời một số hs tham gia chơi, cả lớp nhận xét bổ sung(đáp án: 1c, 2b, 3a)
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương
3. Hoạt động 3:
Việc 1: - Đoc câu hỏi và suy nghĩ để tìm câu trả lời
- Lần lượt từng câu hỏi:
+ Tại sao bạn lại cho rằng ăn thức ăn chứa nhiều vitamin là ách tốt nhất để cung cấp vitamin cho cơ thể?
+ Tại sao bạn lại cho rằng uống vitamin thì tốt hơn tiêm?
Việc 2: - Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả
Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo(bằng cách viết vào bảng phụ)
Kết luận: Để cung cấp vitamin cho cơ thể cách tốt nhất là ăn thức ăn chứa nhiều vitamin như: trứng, thịt, hoa quả, rau xanh, ngũ cốc. Vitamin có chứa trong thức ăn rất nhiều và chúng có tác dụng trực tiếp đối với cơ thể. Uống vitamin thì toote hơn tiêm vitamin. Nguyện tắc chung là không tiêm vitamin. Thuốc tiêm nguy hiểm hơn, đắt tiền hơn và thường không có hiệu quả hơn thuốc viên uống. Đối với những người có thể ăn được thì chúng ta không cần mua thuốc tiêm ay uống để bổ sung vitamin hay caanxi. Cách tốt hơn cả là chúng ta ăn những thức ăn giày vitamin và các chất bổ dưỡng khác. Ăn đầy đủ các nhóm thức ăn là cách sử dụng vitamin hiệu quả nhất.
* Hoạt động nối tiếp:
- Báo cáo với cô giáo kết quả những việc những việc em đã làm được
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chúng ta chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng và đọc kĩ hạn sử dụng trước khi uống thuốc.
*********************************************
KHOA HỌC:
Ngày dạy 5B: 28/10/2016
5A: 28/10/2016
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I. MỤC TIÊU:
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
- Tích hợp giáo dục kỉ năng sống, bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Hình minh họa trang 26, 27 SGK, phiếu bài tập cho HĐ2
+ Giấy khổ to, bút dạ
HS: - SGK, bút, vở
III. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- HĐTQ Tổ chức cho cả lớp trò chơi khởi động
- HS viết tên bài vào vở.
2. Hoạt động 1:
Việc 1: GV nêu câu hỏi: Trong gđ hoặc xung quanh nhà bạn đã có ai bị sốt rét chưa? Nếu có, hãy nêu những gì bạn biết về bệnh này?
Việc 2 - Trả lời câu hỏi với những gì mà mình thấy
Việc 3: - Gv nhận xét, tuyên dương
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Hoạt động 1: - Làm việc với SGK
Việc 1: - Quan sát và đọc lời đối thoại các nhận vật trong các hình 1, 2 trang 26 sgk
để trả lời các câu hỏi:
+ Nêu dấu hiệu chính của bệnh sốt rét
+ Bệnh sốt rét nguy hiểm NTN
+ Tác nhân gây ra bệnh sốt rét
+ Bệnh sốt rét lây truyền NTN
Việc 2: - Trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời của mình
Việc 3: - Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí tổng hợp vào giấy nháp
Việc 4: - HĐTQ mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận
Đáp án:
1. Dấu hiệu: Cách một ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn:
+ Bắt đầu là rét run: Thường nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run từ 15 phút đến 1 tiếng.
+ Sau sốt là sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường 40 C hoặc hơn. Người bệnh mệt, mặt đỏ, và có lúc mê sảng. Sốt cao dài nhiều giờ
+ Cuối cùng, người bệnh bắt đầu ra mồ hôi, hạ sốt
2. Bệnh sốt rét nguy hiểm: Gây thiếu máu; bệnh nặng có thể chết người(vì hồng cầu bị phá huỷ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_1_9_nam_hoc_2016_2017.doc