1. Hoạt động khởi động: GIỚI THIỆU BÀI
- Cho học sinh hát bài :”Đi học”
-Bài hát nhắc đến lá của loài cây nào?-
-Lá cọ đã được tác giả ví với vật gì?
-Ở địa phương chúng ta, chiếc ô được gọi là cái dù.
-Lá cọ to xoè rộng, có màu xanh trông giống chiếc ô xanh rất đẹp. Để biết thêm về các loại lá cây, hôm nay chúng ta sẽ tìm học bài: Lá cây
*Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CÁC BỘ PHẬN CỦA LÁ CÂY
-Cho HS lấy một trong những loại lá mà mình đã chuẩn bị ra để quan sát và thảo luận với bạn ngồi bên cạnh với câu hỏi: Hãy chỉ vị trí cuống lá, phiến lá, gân lá của lá cây bạn sưu tầm được?
6 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 3 môn Tự nhiên xã hội - Bài: Lá cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Tự nhiên và xã hội 3
Bài : LÁ CÂY
Mục tiêu:
Kiến thức
Giúp HS:
- Quan sát và mô tả đặc điểm bên ngoài của lá cây: màu sắc, hình dạng và độ lớn
2. Kĩ năng
- Xác định được bộ phận bên ngoài của lá cây, đặc điểm của lá cây
- Phân loại các lá cây sưu tầm được
3. Thái độ
- Học sinh yêu thích môn học hơn, và biết bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Một số lá cây thật như các hình lá cây ở hình 4 hoặc gần giống như vậy trang 87 SGK (không nhất thiết phải cùng tên lá)
Các thẻ từ (3 bộ - kích thước từng thẻ từ đủ đặt vào ô trống ở hình vẽ trên):
GÂN LÁ
PHIẾN LÁ
CUỐNG LÁ
- Các hình minh hoạ trong SGK .
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
- 6 bảng phụ khổ A0 và keo dán cho sáu nhóm thực hành như sau (dùng cho hoạt động 3):
PHÂN LOẠI LÁ CÂY THEO ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI
Nhóm :.
Tên nhóm trưởng :.
Đặc điểm về
Các lá cây có dạng
Hình dạng
hình tròn (vị trí để HS đính lá cây)
hình bầu dục (vị trí để HS đính lá cây)
hình kim (vị trí để HS đính lá cây)
hình dải dài (vị trí để HS đính lá cây)
hình phức tạp khác (vị trí để HS đính lá cây)
Màu sắc
màu xanh (vị trí để HS đính lá cây)
màu đỏ (vị trí để HS đính lá cây)
màu vàng (vị trí để HS đính lá cây)
Các đặc điểm khác
(vị trí để HS đính lá cây)
Học sinh
Mỗi nhóm một số lá cây thật (như hình 4 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 87)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của
Ghi chú
Giáo viên
Học sinh
2 phút
8 phút
13 phút
7 ph
1. Hoạt động khởi động: GIỚI THIỆU BÀI
- Cho học sinh hát bài :”Đi học”
-Bài hát nhắc đến lá của loài cây nào?-
-Lá cọ đã được tác giả ví với vật gì?
-Ở địa phương chúng ta, chiếc ô được gọi là cái dù.
-Lá cọ to xoè rộng, có màu xanh trông giống chiếc ô xanh rất đẹp. Để biết thêm về các loại lá cây, hôm nay chúng ta sẽ tìm học bài: Lá cây
*Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CÁC BỘ PHẬN CỦA LÁ CÂY
-Cho HS lấy một trong những loại lá mà mình đã chuẩn bị ra để quan sát và thảo luận với bạn ngồi bên cạnh với câu hỏi: Hãy chỉ vị trí cuống lá, phiến lá, gân lá của lá cây bạn sưu tầm được?
-Gọi 1 HS trả lời câu hỏi
-Mời HS chỉ các bộ phận trên lá cây
-GV xác nhận vị trí của cuống lá, phiến lá, gân lá.
+Mỗi lá cây thường có gì? Trên phiến lá có gì?
-GV xác nhận và KL: Mỗi chiếc lá cây thường có cuống lá, phiến lá; trên phiến lá có gân lá (Vừa giảng vừa chỉ trên lá cây)
2. Hoạt động 2: SỰ ĐA DẠNG CỦA LÁ CÂY
*Cả lớp:
-Trước khi tìm hiểu về hoạt động này, các em hãy lần lượt quan sát các lá cây sau và cho biết từng lá cây đó có hình dạng giống hình gì hoặc vật gì?
(GV cho hs quan sát và hỏi:
-Lá cây này có dạng gần giống với phần vẽ của vật gì?
Những lá cây có dạng như vậy hoặc gần giống như vậy, ta tạm gọi là lá cây có dạng hình bầu dục
-Lá có dạng gần giống hình gì?
-Lá có dạng gần giống vật gì?
-Lá có dạng gần giống hình hoặc vật gì?
Những lá cây mà các em khó so sánh được với hình và vật gì thì ta tạm gọi là các hình phức tạp khác.
-Vậy có thể nói lá cây có những hình dạng nào?
-GV xác nhận: lá cây có nhiều hình dạng khác nhau như hình bầu dục, hình tròn, hình dải dài, hình kim và hình phức tạp
*Nhóm:
Bên cạnh sự đa dạng về hình dạng mà chúng ta vừa tìm hiểu là sự đa dạng về màu sắc, độ lớn và các đặc điểm khác, các em sẽ được tìm hiểu qua hoạt động nhóm
(-Chia HS thành các nhóm 4, phát cho mỗi nhóm HS một phiếu học tập và một bộ lá cây như hình 4 ở SGK.
(Nội dung phiếu thảo luận:
+Lá cây có những màu gì? Màu nào là phổ biến?
+Kích thước của các loại lá cây như thế nào?
+Các đặc điểm khác về hình dạng, màu sắc? )
-GV gọi một số nhóm báo cáo kết quả quan sát.
-GV theo dõi HS trả lời, sau đó nhận xét, và đưa ra kết luận: Lá cây chủ yếu có màu xanh lục, một số ít có màu đỏ hoặc vàng;
- Lá cây có độ lớn khác nhau; ;
Cho hs quan sát và hỏi: Ngoài đặc điểm về hình dạng, màu sắc, độ lớn, lá cây ở H2 và H3 khác lá cây ở H4 với đặc điểm nào về cuống lá, mép lá?
-Gọi HS trả lời.
-GV chốt ý đúng và kết luận: Lá cây ở hình 2 có cuống lá rất mềm. Vì vậy phải được nước nâng đỡ,; Lá cây ở hình 3 có mép lá hình răng cưa- Đây là các đặc điểm khác về lá cây mà các em sẽ được thực hành trong hoạt động 3.
3. Hoạt động 3: PHÂN LOẠI LÁ CÂY THEO ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI
-Cả lớp cùng hát.
-Bài hát nhắc đến lá của cây cọ.
-Trả lời: Lá cọ được ví với chiếc ô.
-Lắng nghe.
-Nghe GV giới thiệu bài.
-Quan sát và trao đổi nhóm 2
-1 HS trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung
-Vài HS chỉ các bộ phận trên lá- Nhóm khác theo dõi, bổ sung.
-HS trả lời.
-Một số HS nhắc lại :
Mỗi chiếc lá cây thường có cuống lá, phiến lá; trên phiến lá có gân lá
-Lớp cùng quan sát và trả lời:
+Lá cây này có dạng giống phần vẽ của miệng chén, bát,
+gần giống hình tròn.
+gần giống chiếc kiếm
+gần giống cái kim khâu bằng nhựa.
+HS trả lời
-Lắng nghe
-Lá cây có thể có các hình dạng như: hình bầu dục, hình tròn, hình dải dài, hình kim và hình phức tạp
-HS lắng nghe
-HS theo nhóm 4 và nhận đồ dùng.
-HS cùng nhóm quan sát và ghi câu trả lời vào giấy.
-Đại diện HS báo cáo, cả lớp bổ sung và thống nhất ý kiến.
-Một số HS nhắc lại đặc điểm về màu sắc
-Một số HS nhắc lại đặc điểm về độ lớn
-Quan sát, thảo luận với bạn bên cạnh.
-Vài HS trả lời- HS khác bổ sung.
-HS chú ý lắng nghe
MT
MT
MT
GV ghi BL
MT
MT
MT
MT
MT
MT
MT
MT
MT
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm 4 một bảng báo cáo, hướng dẫn và cho HS đính mẫu lá vào bảng báo cáo như sau:
PHÂN LOẠI LÁ CÂY THEO ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI
Họ và tên nhóm trưởng:
HÌNH DẠNG
Hình tròn
Hình bầu dục
Hình kim
Hình dải dài
Hình phức tạp
MÀU SẮC
Màu xanh lục
Màu vàng
Màu đỏ
CÁC ĐẶC ĐIỂM KHÁC
MT
MT
(HS cũng tự đính mẫu lá thích hợp vào chỗ trống bên phải từ Màu xanh, Màu vàng hoặc Màu đỏ)
-GV tuyên dương những nhóm HS quan sát tốt, phân loại đúng, khen ngợi những HS phát hiện thêm nhiều đặc điểm khác của lá cây (một số lá cây có răng cưa, một số lá cây có lớp lông trên mặt, một số lá cây có hai màu khác nhau ở mặt trên và mặt dưới lá,
Khoảng 3 phút
Khoảng 2 phút
*Hoạt động 4: TRÒ CHƠI” AI NHANH - AI ĐÚNG”
-Đính trên BL 3 bức tranh (Mỗi bức tranh có ba chỗ trống, GV chia dãy, nêu luật chơi, thời gian chơi
-Xác nhận đội thắng cuộc.
*Hoạt động kết thúc:
-Chúng ta vừa được học bài gì?
-Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ ở bảng lớp
-Đây cũng chính là ghi nhớ ở cuối SGK trang 87 các em về nhà đọc lại ghi nhớ này cho người thân nghe.
-Người ta ứng dụng lá cây để làm gì?
-Đối với các cây mới trồng ở trường, ở nhà,..chúng ta cần phải làm gì?
(-Chăm sóc, bảo vệ và không chơi đùa ở gần chúng để tránh làm giập, hỏng cây
- Nhất là bộ phận lá của các cây có lá đẹp,)
-Nhận xét, đánh giá, dặn tìm hiểu các ích lợi của lá cây để học ở tiết sau.
-Theo dõi và chú ý lắng nghe
-Đại diện 3 HS cho 3 dãy lớp thực hành chơi trong 30 giây: Đính các thẻ từ tương ứng với các bộ phận của lá cây
- CL động viên và tính thời gian (hô 10, 9,3,2,1,0)
-Lá cây
-Đọc thành tiếng (1 HS)
-Theo dõi và lắng nghe
-Vì cây có nhiều ích lợi như: làm thức ăn cho người, gia súc, làm thuốc, làm cảnh, làm nước hoa,
-HS trả lời
-Theo dõi và lắng nghe
*Rút kinh nghiệm bổ sung:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 45 La cay_12309341.doc