Toán: Tiết 3
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
(Trang 5)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS ôn tập về :
- Tính nhẩm, thực hiện được các phép tính cộng, trừ các số có đền năm chữ số, nhân chia số có năm chữ số với "cho" số có một chữ số.
- Tính giá trị của biểu thức
- Tìm thành phần chưa biết, giải bài toán có lời văn.
2. Kỹ năng :
- Vận dụng kiến thức vào làm bài tập chính xác.
3. Thái độ:
- Tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
33 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khối 4 Tuần 01, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp, phổ biến yêu cầu giờ học.
Cán sự tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
2. Phần cơ bản
- GV phổ biến nội dung chương trình học: Thời lượng học 2tiết/ tuần.
Học 35 tuần = 70 tiết.
- Nội dung gồm: ĐHĐN, Bài TDPTC; bài RLKN cơ bản; Trò chơi vận động, đá cầu, hoặc ném bóng.
- Theo dõi.
- Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện: Quần áo gọn gàng, không đi dép lê, phải đi giày hoặc dép quai hậu, phải xin phép khi đi ra vào lớp.
- Biên chế lớp: 3 tổ.
* Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
- Nhắc lại cách chơi
- HD học sinh chơi
- Theo dõi.
- Nghe
- HS chơi theo HD của GV
3. Phần kết thúc.
- Yêu cầu HS dồn hàng
- GV nhận xét giờ học.
- HS dồn hàng, thả lỏng chân tay.
- Nghe
******************************************
Toán: Tiết 2
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo)
(Trang 4)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn tập cách thực hiện 4 phép tính trong phạm vi 100000. So sánh, xếp thứ tự một dãy số trong phạm vi 100000.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100000.
3. Thái độ : Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ bài tập 5.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS làm bài tập 2b (4)
- Bổ sung, kết luận.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn ôn tập
- 1HS lên bảng làm, ớp làm bảng con.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe
+ Bài 1: (Cột 1) Tính nhẩm:
- 1 em nêu yêu cầu
- GV cho HS thực hiện theo hình thức nối tiếp:
- HS thực hiện nhẩm và nêu kết quả.
- HS làm cột 1;HS nhanh làm cột 2.
7000 + 2000 = 9000
9000 – 3000 = 6000
8000 : 2 = 4000
3000 x 2 = 6000
- Nhận xét
- Bổ sung, kết luận
+ Bài 2 a. Đặt tính rồi tính.
- 1 em nêu yêu cầu
- HD làm bài vào vở nháp.
- HS làm ý a; HS nhanh làm ý b vào nháp.
- Hướng dẫn học sinh chữa bài trên bảng lớp kết hợp nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
- Bổ sung, chốt nội dung cần nhớ
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và nêu lần lượt các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia.
- Nhận xét
- Theo dõi
+ Bài 3 dòng 1 + 2: (, =) ?
- HS đọc yêu cầu bài.
- HD làm bài vào vở
- Cả lớp làm bài vào vở.(HS làm 2 dòng; HS nhanh làm cả 3 dòng, dòng 3 điền dấu vào SGK và nêu miệng kết quả)
- Nhận xét
- Bổ sung, khắc sâu cách so sánh số tự nhiên.
- Theo dõi kết quả
4327 > 3742 28676 = 28676
5870 < 5890 97321 < 97400
+ Bài 4 b + 5 :
- HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS đồng thời hai bài tập.
- Giao việc cho HS.
GV yêu cầu HS tự làm bài:
- Theo dõi
- HS tự làm bài vào nháp ý b bài 4, HS nhanh làm thêm ý a và bài 5, 1 em làm ở bảng phụ.
- Bổ sung, kết luận
3. Củng cố:
- Nhận xét chung giờ học
4. Dặn dò:
- HD chuẩn bị bài học sau.
- Chữa bài
- Nhận xét
- Theo dõi KQ:
+ Bài 4:
b. 92678 ; 82697 ; 79862 ; 62978.
+ Bài 5: 4700 đồng
- 1 em nhắc lại nội dung bài học
- Nghe
- Nghe, thực hiện
Lịch sử: Tiết 1
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết môn lịch sử địa lí ở lớp 4 giúp hs hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của cha ông ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
2. Kĩ năng
- Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lí.
3. Thái độ
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.(HĐ 1)
- Tranh ảnh về các dân tộc (HĐ 2)
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra
- Kiểm tra Sách vở học môn Lịch sử và Địa lí.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
* Hoạt đông 1: Vị trí, giới hạn dân cư của đất nước ta.
- Gọi HS đọc bài sgk/ 3.
+ Nước Việt Nam gồm những phần nào?
- HS trưng bày SGK lên bàn
- Theo dõi
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
- Đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
+ Nêu hình dạng của nước ta?
- Hình chữ S.
+ Xác định giới hạn của nước ta?
- Phía Bắc giáp TQ, phía Tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phía Đông và Nam là vùng biển.
- Cho HS xác định trên bản đồ tự nhiên.
- Nhiều HS lên chỉ trên bản đồ.
+ Em đang sống ở nơi nào trên đất nước ta?
- Phía Bắc Bắc Bộ.
+ Nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc ? Em thuộc dân tộc nào?
- 54 dân tộc...
+ Kể tên một số dân tộc mà em biết?
- Tày, Thái, Nùng, Hmông, Dao,...
* Hoạt đông 2. Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng, song đều có chung một lịch sử Việt Nam, 1 Tổ quốc Việt Nam.
- Cho HS quan sát tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó và mô tả bức tranh đó.
- Thảo quan sát tranh ảnh sau đó trình bày trước lớp.
- Nhắc lại kết luận 2 ở trên.
* Hoạt đông 3. Môn lịch sử và địa lí lớp 4 giúp em hiểu điều gì?
- Để có cuộc sống tươi đẹp như hôm nay ông cha ta phải làm gì?
- Lao động, đấu tranh, dựng nước và giữ nước.
+ Vì sao em biết được điều đó?
- Học lịch sử và địa lí.
+ Môn lịch sử và địa lí giúp em hiểu điều gì?
- Hiểu biết về thiên nhiên con người... biết công lao của ông cha....
+ Để học tốt môn lịch sử và địa lí em cần làm gì?
3. Củng cố
- Cho HS đọc ghi nhớ sgk - 4.
4. Dặn dò:
- HD chuẩn bị bài 2, 5
- Tập quan sát thu thập tài liệu,...
- 2 HS đọc.
- Thực hiện ở nhà
*****************************************
Kể chuyện: Tiết 1
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
2. Kĩ năng
- Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa, kể tiếp nối được toàn bộ câu chuyện: Sự tích hồ Ba Bể.
- Biết theo dõi, nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
3. Thái độ
- Giáo dục HS có lòng nhân ái đối với mọi người.
*GD: Ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt)
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh minh hoạ SGK.( HĐ1)
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới
1.1.Giới thiệu chuyện.(SGV)
1.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
* HĐ1: Giáo viên kể chuyện.
- Lần 1: Không dùng tranh.
- Lần 2: Kể theo tranh kết hợp giải nghĩa: Cầu phúc, giao Long, bà goá,
bâng quơ, làm việc thiện (SGV ).
- HS lắng nghe.
- Theo dõi.
* HĐ 2: Tìm hiểu chuyện:
+ Bà cụ ăn xin xuất hiện ntn?
- Không biết bà từ đâu đến: gớm ghiếc, lở loét, hôi,...
+ Mọi người đối xử với bà ntn?
- Ai cũng xua đuổi.
+ Ai đã cho bà cụ ăn nghỉ?
- Mẹ con bà goá.
+ Chuyện gì xảy ra trong đêm?
- Chỗ bà cụ nằm sáng rực lên...con giao long to lớn.
+ Khi chia tay bà cụ đã làm gì?
- Dặn dò,... cho nắm tro và 2 vở trấu....
+ Trong đêm lễ hội chuyện gì đã xảy ra?
- Lụt lội, nước phun lên, tất cả chìm nghỉm...
+ Mẹ con bà goá đã làm gì?
Dùng thuyền cứu người....
+ Hồ ba Bể được hình thành như thế nào?
- Chỗ đất sụt là hồ Ba Bể, nhà 2 mẹ con... đảo...
* HĐ3: Hướng dẫn HS kể từng đoạn.
- Chia nhóm 4:
- Mỗi em kể 1 tranh sau đó 1 em kể lại cả truyện.
* HĐ 4. Hướng dẫn kể chuyện.
- Thi kể chuyện theo tranh và kể cả truyện?
- Nhóm 4 thực hiện.
- Vài em thi kể cả chuyện
- Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể câu chuyện còn nói với ta điều gì?
- Cho HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất và HS hiểu câu chuyện nhất.
- Bổ sung, tuyên dương HS thực hiện tốt.
3. Củng cố
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
*GD: Ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt)
4. Dặn dò
- HD chuẩn bị bài Nàng tiên ốc (18)
- Ca ngợi lòng nhân ái của con người. Khẳng định lòng nhân ái sẽ được đền đáp.
- HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2HS nêu.
- Nghe
- Nghe, thực hiện ở nhà
*****************************************************************
Soạn: 1/9/2018
Giảng : Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2018
(học bài thứ tư)
Tập đọc: Tiết 2
MẸ ỐM
I. Muc tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
2. Kĩ năng:
- Đọc rành mạch, lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ và câu. Biết đọc diễn cảm bài thơ. Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ:
*GD: Thể hiện sự thông cảm. Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân.
- Biết yêu thương cha mẹ.
II. đồ dùng day hoc:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK, bảng phụ ghi nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. Trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn đọc.
- Gọi HS chia đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp 7 khổ thơ trong bài (đọc 2 lượt). Kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS; nêu câu hỏi tích hợp các phân môn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
- Đọc mẫu toàn bài
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hát
- 2 HS đọc bài
- Cả lớp lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe
- Lắng nghe
- 7 khổ thơ
- 7 HS tiếp nối nhau đọc/ 2 lượt (mỗi em đọc 1 khổ thơ); kết hợp luyện đọc từ khó, đọc từ chú giải, TL các câu hỏi tích hợp
- HS luyện đọc nhóm đôi, nhận xét bạn đọc trong nhóm, HS đọc sai đọc lại câu, khổ thơ cần sửa trước lớp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nghe.
- Đọc 2 khổ thơ đầu:
- 1 Hs đọc to, lớp đọc thầm.
+ Bài thơ cho ta biết chuyện gì?
- Mẹ bạn nhỏ bị ốm, ai cũng quan tâm lo lắng cho mẹ.
- Em hiểu những câu thơ sau nói lên điều gì? " lá trầu khô giữa cơi trầu... sớm trưa"
*GD: Xác định giá trị của người mẹ...
- Vì mẹ ốm không ăn được trầu, không được đọc truyện Kiều, mẹ không làm việc được....
+ Em hãy hình dung khi mẹ không bị ốm thì lá trầu, truyện Kiều, ruộng vườn sẽ ntn?
- Lá trầu xanh mẹ ăn hàng ngày, Truyện Kiều mẹ lật giở từng trang...
+ Em hiểu "lặn trong đời mẹ"?
- Những vất vả nơi ruộng đồng qua ngày tháng để lại trong mẹ, mẹ ốm.
+ Mẹ bị ốm mọi người quan tâm ntn?
*GD: Thể hiện sự thông cảm.
- Đến thăm cho trứng, cho cam, anh y sĩ đến khám...
+ Những việc làm đó nói lên điều gì?
- Tình làng, nghĩa xóm sâu nặng
+ Những câu thơ nói lên tình yêu thương của bạn nhỏ đối với mẹ ?
- Câu thơ 15,16,17,18 và khổ thơ 6.
+ Bài thơ muốn nói với các em điều gì?
- Chốt, gắn bảng ghi sẵn nội dung bài:
Tình cảm yêu thương sâu sắc, và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ bị ốm (bảng phụ).
*GD: Tự nhận thức về bản thân biết yêu thương chăm sóc mẹ mình khi ốm.
- Tình cảm giữa người con đối với mẹ; Tình cảm làng xóm...
- 2HS nhắc lại nội dung
c. Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc diễn cảm - HTL
- Đọc mẫu và hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- HS trao đổi cặp lựa chọn đoạn đọc diễn cảm, nêu lý do chọn.
- 1HS theo dõi, tìm từ nhấn giọng
- HS luyện đọc cặp.
- 2 HS thi đọc diễn cảm .
- HS luyện đọc thuộc lòng.
- 2 HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá
4. Củng cố:
- Liên hệ giáo dục HS về tình cảm đối với người thân trong gia đình.
5. Dặn dò:
- HD học ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau.
- 1HS nhắc lại nội dung bài
- HS tự liên hệ.
- Lắng nghe, thực hiện.
*******************************************
Toán: Tiết 3
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
(Trang 5)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS ôn tập về :
- Tính nhẩm, thực hiện được các phép tính cộng, trừ các số có đền năm chữ số, nhân chia số có năm chữ số với "cho" số có một chữ số.
- Tính giá trị của biểu thức
- Tìm thành phần chưa biết, giải bài toán có lời văn.
2. Kỹ năng :
- Vận dụng kiến thức vào làm bài tập chính xác.
3. Thái độ:
- Tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ bài 3cd, bài 4, 5
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS làm bảng con, 1em lên bảng làm.
- Nhận xét, sửa chữa.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. HD làm bài tập.
+ Bài 1: Tính nhẩm
- Đặt tính rồi tính.
13065 x 4
- Theo dõi
- Cho HS nêu yêu cầu
- 2 em nêu
- Yêu cầu hs tự nhẩm và ghi kết quả vào SGK.
- Ghi bảng kết quả
- Bổ sung, chốt lại kết quả đúng
- Hs làm bài rồi nêu kết quả tiếp sức.
- Nhận xét
a. 6000 + 2000 - 4000 = 4000
9000 - (7000 -2000) = 4000
9000 – 7000 – 2000 = 0
12000 : 6 = 2000
b. 21000 x 3 = 63000
9000 – 4000 x 2 = 1000
(9000 – 4000) x 2 = 10000
8000 – 6000 : 3 = 6000
+ Bài 2b: Đặt tính rồi tính.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- HD làm bài vào vở nháp
- Bổ sung, khắc sâu nội dung cần nhớ.
- HS làm ý, HS nhanh làm thêm ý a
- Nhận xét
- Theo dõi kết quả:
59200;
21692;
52260;
13008
Bài 3 + 4 + 5:
- Hướng dẫn HS làm đồng thời cả 3 bài .
- Giao nhiệm vụ
- 3HS nêu yêu cầu bài tập
- Nghe
- Làm bài 3a,b vào vở, HS nào nhanh làm thêm bài 3c,d, bài 4 + 5 vào nháp
(1HS làm ở bảng phụ)
- Nhận xét, nhắc lại cách tính GT của BT, tìm TP chưa biết của phép tính, giải toán dạng toán rút về đơn vị.
- Bổ sung, chốt kết quả
3. Củng cố
- Gọi HS nhắc lại bài học
- Nhận xét chung giờ học
4. Dặn dò
- HD làm bài tập ở VBT - chuẩn bị bài sau.
- Nghe
- 2 HS nhắc lại nội dung bài
- Theo dõi
- Nghe, thực hiện.
*******************************************
Tập làm văn: Tiết 1
THẾ NÀO LÀ VĂN KỂ CHUYỆN ?
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
2. Kĩ năng
- Bước đầu kể lại được một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1 - 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa.
3. Thái độ
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ ghi ghi nhớ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS kể lại câu chuyện : Sự tích hồ Ba Bể.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a. Hoạt động 1: Nhận xét.
+ Bài 1.
- Bài yêu cầu gì?
- 1 em kể, lớp nhận xét.
- Nghe
- HS đọc đề bài.
- Trả lời
- Kể lại chuyện " Sự tích hồ Ba Bể"
- 1 em kể chuyện, kể lớp lắng nghe.
Thảo luận nhóm 4 các yêu cầu SGK ?
- HS thảo luận.
- Báo cáo kết quả:
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân; những người dự lễ hội (bảng phụ).
+ Các sự việc xảy ra và kết quả ntn?
- Bà cụ xin ăn trong ngày hội cúng phật nhưng không ai cho. Hai mẹ con cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ trong nhà bà ăn xin hiện hình 1 con giao long lớn; sáng sớm, bà già cho 2 mẹ con gói tro và 2 mảnh vở trấu; Nước lụt... chèo thuyền cứu người.
+ Nêu ý nghĩa của chuyện?
- 2HS nêu.
+ Bài 2.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Bài Hồ ba Bể có phải là bài văn kể chuyện không ? vì sao?
+ Bài văn có nhân vật không?
- Không.
+ Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không?
b. Hoạt động 2: Ghi nhớ:
Gắn bảng phụ chép phần ghi nhớ
c. Hoạt động 3: Luyện tập
- Không. Chỉ có những chi tiết giới thiệu về Hồ Ba Bể... So sánh 2 bài, Bài Hồ Ba Bể không phải là chuyện.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
+ Bài 3
- HS đọc yêu cầu bài.
+ Nhân vật: em và người phụ nữ có con nhỏ cần được giúp đỡ...
- HS nghe.
- GV quan sát lắng nghe và tổ chức nhận xét, đánh giá.
- HS kể theo nhóm 2.
- HS kể thi trước lớp.
+ Chuyện em kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa của chuyện?
3. Củng cố
- Thế nào là kể chuyện ?
4. Dặn dò
- HD học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
- HS nối tiếp nhau thi kể.
- 1 HS nêu.
- Nghe và thực hiện.
******************************************
Khoa học: Tiết 2
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô - xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các – bo – níc, phân và nước tiểu.
2. Kĩ năng
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
3. Thái độ
*GDKNS: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- HS: VBT
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ.
- Giống như TV, ĐV, con người cần gì để sống? Và hơn hẳn còn cần những gì?
- Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
- Hướng dẫn QS tranh 1 (sgk)để biết: Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì?
- 2 HS trả lời.
- Nghe
- Thảo luận nhóm 2 và dựa vào tranh trả lời sau đó nêu kết quả.
- GV chốt lại ý: + Hàng ngày, cơ thể phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô xi và thải ra môi trường phân, nước tiểu, khí các - bon - níc.
*GD: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
- Cho nhiều học sinh nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết:
- Quá trình trao đổi chất là gì?
- HS đọc.
b. Hoạt động 2: Trò chơi : Ai nhanh hơn.
- Chơi theo N4:
- Các nhóm 4 thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường trong thời gian 30 giây và điền vào chỗ... các chất lấy vào, thải ra của cơ thể người.
- Làm vào vở BT.
- Nhóm nào nhanh, đủ sẽ thắng.
c. Hoạt động 3: Thực hành.
- GV cùng cả lớp bình chọn sơ đồ hợp lí, đẹp nhất.
- Tuyên dương HS thực hiện tốt
3. Củng cố
- Trong quá trình sống con người lấy gì và thải những gì ?
- Cho HS đọc ghi nhớ.
4. Dặn dò
Chuẩn bị bài 3
- HS thực hành, bình chọn.
- HS nêu.
- 3HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- Nghe.
*****************************************************************
Soạn: 4 /9/2018
Giảng: Thứ năm ngày 6 tháng 9 năm 2018
Luyện từ và câu: Tiết 2
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2,BT3.
2 . Kĩ năng
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh).
3. Thái độ :
- Yêu thích tiếng việt.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng và phần vần.(BT1)
- HS : VBT.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Phân tích 3 bộ phận của tiếng trong câu " Lá lành đùm lá rách".
- Nhận xét, sửa chữa.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn học sinh làm bài
+ Bài 1:
+ Bài yêu cầu làm gì?
- Treo bảng phụ.
- 2 em nêu miệng.
- Nghe
- HS đọc đề bài và mẫu.
- Phân tích cấu tạo của từng tiếng theo mẫu.
- Theo dõi
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp:
- HS thực hành vào VBT/6.
- Tổ chức đánh giá kết quả.
- Lần lượt học sinh nêu kết quả phân tích từng tiếng.
+ Bài 2: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ...
- Bổ sung, kết luận.
- 1 em nêu yêu cầu
- Nêu miệng, nhận xét
- Theo dõi kết quả:
+ ngoài - hoài giống nhau vần oai.
+ Bài 3 + 4
- 2HS đọc yêu cầu của bài.
+ Hướng dẫn HS đồng thời hai bài tập.
- Giao việc.
- Nghe
- HS làm bài tập 3 vào VBT, HS nhanh làm cả bài 4.
- Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong đoạn thơ.
+ Y/c học sinh nêu các cặp tiếng bắt vần với nhau ?
- choắt - thoắt; xinh – nghênh.
+ Cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn? Cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn?
- choắt - thoắt có vần giống nhau hoàn toàn;
- xinh - nghênh có vần giống nhau không hoàn toàn.
- Thế nào là hai tiếng bawsts vần với nhau ?
- Là 2 tiếng có vần giống nhau - giống nhau hoàn toàn hoặc giống nhau không hoàn toàn.
+ Bài 5: Giải đố:
- HS đọc câu đố và suy nghĩ.
- Hs tự tìm và nêu.
- Gọi HS giải và chốt lại lời giải đó?
- Trình bày
- Nhận xét, chốt bài.
3. Củng cố
- Cho HS nhắc lại bài học
- Nhận xét chung giờ học
4. Dặn dò
- HD học ở nhà
- HD chuẩn bị bài tiết 3.
- KQ: chữ “ bút”
- 1HS nêu.
- Nghe
- Nghe, thực hiện
Toán: Tiết 4
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
(Trang 6)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ.
- Biết cách tính giá trị biểu thức khi thay chữ bằng số.
- HS nhanh làm bài 2 ý b, bài 3 ý a.
2. Kĩ năng
- Rèn cho HS cách tính giá trị của biểu thức.
3. Thái độ
- Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ kẻ sẵn ví dụ (cột 2,3) để trống (HĐ1)
- HS: Bảng con (KTBC)
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Tính giá trị của biểu thức:
(70850- 50230) x 3.
- Nhận xét, bổ sung
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a. Hoạt động 1: Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ.
- Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm ntn?
- HS thực hiện bảng con.
- Nghe
- HS đọc bài toán ví dụ:
- Thực hiện phép cộng số vở Lan có ban đầu với số vở bạn cho thêm.
- Dùng bảng phụ kẻ sẵn lần lượt nêu các tình huống đi dần từ cụ thể đến biểu thức 3 + a.
- Nếu mẹ cho thêm 1 quyển vở thì Lan có 3+1 quyển vở...Nếu mẹ cho thêm a quyển vở thì Lan có 3 + a quyển vở.
3 + a được gọi là biểu thức có chứa một chữ.
- HS nhắc lại.
* Giá trị của biểu thức chứa 1 chữ.
- Nếu a = 1 thì 3 + a = ?
- Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4.
- Ta nói: 4 là giá trị số của biểu thức3 + a.
- Hs nhắc lại:
- Hướng dẫn tương tự với a = 2,3,4...
- Hs tìm...
- Khi biết 1 giá trị cụ thể của a, muốn tìm giá trị của biểu thức 3 + a ta làm NTN?
- Ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện tính.
- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?
- Tính được 1 giá trị của biểu thức :
3 + a.
b. Hoạt động 2. Luyện tập:
+ Bài 1 .
- HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu gì?
- Tính giá trị của biểu thức.
- Hướng dẫn làm mẫu:
a. 6 - b với b= 4.
- Nếu b = 4 thì 6 - b = 6 - 4 = 2.
- HS tự làm và nêu miệng.
+ Bài 2 ( a).
- HS đọc đề bài:
? Bài yêu cầu gì?
Viết vào ô trống theo mẫu .
- HS làm ý a, HS nhanh làm thêm ý b
x
8
30
125+x
125+8=133
125+30=155
- Gv hướng dẫn mẫu sgk/6.
- HS làm bài theo mẫu.
- Tổ chức cho HS chữa bài.
Bài 3 (b). (Tính giá trị của biểu thức với 2 trường hợp của n)
- Bổ sung, đánh giá.
3. Củng cố
- Muốn tính giá trị của biểu thức chứa 1 chữ ta làm thế nào?
- Nhận xét chung giờ học
4. Dặn dò:
- HD học ở nhà, chuẩn bị bài sau
- Đổi chéo chữa bài.
- 1 HS nêu y/cầu.
- HS làm ý b, HS nhanh làm ý a và các ý còn lại của ý b.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét
- 2HS nêu
- Ghi nhớ, thực hiện
********************************************
Thể dục: Tiết 2
BÀI 2
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ và chơi "chạy tiếp sức".
2. Kĩ năng
- Tập hợp nhanh, các động tác đều, dứt khoát đúng theo khẩu lệnh cô giáo. Biết chơi đúng luật.
3. Thái độ
- HS hào hứng trong khi chơi; trật tự trong khi tập.
II. Địa điểm và phương tiện
- Sân sạch sẽ, vệ sinh, an toàn. Kẻ, vẽ sân chơi để chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt đông của thâỳ
Hoạt đông của thâỳ
1. Phần mở đầu
- Phổ biến nội dung. Nhắc lại nội quy tập luyện.
- Tập hợp, báo cáo sĩ số.
- Nghe
- Trò chơi: Tìm người chỉ huy.
- Cán sự hướng dẫn.
2. Phần cơ bản
1. Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- GV điều khiển tập kết hợp quan sát...
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển.
- Thi đua giữa các tổ.
2. Trò chơi: Chạy tiếp sức.
- Hướng dẫn cách chơi
- GV cùng HS nhận xét, khen nhóm thắng cuộc
- Chơi thử
- Thi đua giữa các tổ.
3. Phần kết thúc
- Nhận xét giờ học, HD học ở nhà
- Chạy nhẹ nhàng, kết hợp thả lỏng.
- Theo dõi
*********************************************
Địa lí: Tiết 1
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
- HS biết tỉ lệ bản đồ.
2. Kĩ năng
- Biết một số yếu tố của bản đồ: Tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
*GDQPAN: Giới thiệu Bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
3. Thái độ
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học
- GV Bản đồ Việt Nam, BĐTG (HĐ1).
- HS : VBT (HĐ4)
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt độngcủa thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới.
1.1. Giới thiệu bài
1.2. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
Bản đồ.
- GV treo các loại bản đồ đã chuẩn bị lên bảng (từ lớn đến nhỏ).
+ Nêu phạm vi lãnh thổ trên bản đồ?
- Nghe
- HS đọc tên các bản đồ.
- Bản đồ TG thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất...
- Bản đồ Việt Nam thể hiện....
- Bản đồ là gì?
- Nhiều HS nhắc lại.
- Là hình vẽ thu nhỏ1 khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo 1 tỉ lệ nhất định.
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Đọc bài sgk/4.
- Một số yếu tố của bản đồ.
- Yêu cầu HS quan sát H1,2:
- HS quan sát.
+ Chỉ vị trí Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình?
- HS chỉ trên hình vẽ.
- Ngày nay muốn vẽ bản đồ người ta phải làm như thế nào?
- Sử dụng ảnh chụp từ máy bay vệ tinh... thu nhỏ tỉ lệ....
- Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ H3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ ĐLTNVN treo tường?
*GDQPAN: Giới thiệu Bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo Hoàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 1 Lop 4_12444224.doc