Luyện từ và câu: Tiết 4
DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu
2. Kĩ năng
- Biết sử dụng dấu hai chấm trong văn bản.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bang phụ viết phần ghi nhớ
- HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học:
42 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khối 4 Tuần 02, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận.
4. Củng cố:
- Nhận xét chung giờ học.
5. Dặn dò:
- HD chuẩn bị bài Nước Văn Lang.
- HS quan sát
- HS đọc tên bản đồ.
- HS thực hiện.
+ Phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực.
+ Chỉ địa điểm phải chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh.
+ Chỉ 1 dòng sông phải chỉ từ đầu nguồn đến cửa sông...
- Theo dõi
- Nghe, thực hiện
*************************************************
Kể chuyện: Tiết 2
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
2. Kĩ năng
- HS kể chuyện kết hợp thể hiện được cử chỉ, hành động tự nhiên.
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV: Tranh minh hoạ SGK.(GTB)
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”
- Bổ sung, đánh giá.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc lại.
- Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống?
- Bà lão làm được gì khi bắt được ốc?
- Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
- Khi rình xem, bà lão đó nhìn thấy gì?
- Sau đó, bà lão đó làm gì?
- Câu chuyện kết thúc thế nào?
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.
- Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
- Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em?
* Chốt: Kể lại câu chuyện bằng lời của em tức là em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ.)
- Hướng dẫn HS kể chuyện theo cặp.
- HD thi kể truyện trước lớp
- Gọi 1 học sinh kể cả câu chuyện.
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- GV và cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất để tuyên dương trước lớp.
3. Củng cố
- HD liên hệ giáo dục HS: Biết quan tâm giúp đỡ và phải biết thương yêu nhau trong cuộc sống sẽ có hạnh phúc.
- Khen ngợi những HS chăm chú nghe kể chuyện và nêu nhận xét chính xác.
- Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò
- HD Chuẩn bị một câu chuyện (đoạn truyện) em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu để kể trước lớp ở giờ sau
- 2 em kể, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét
- Nghe
- Lắng nghe.
- Theo dõi SGK.
- 3em đọc nối tiếp 3 đoạn
- Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc.
- Thấy ốc đẹp, bà thương không muốn bán, thả vào chum nước để nuôi.
- Đi làm về, bà thấy nhà cửa đó quét sạch sẽ, đàn lợn đó được cho ăn, cơm nước đó nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ.
- Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra.
- Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên.
- Bà lão và nàng tịên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con.
- Tức là em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ.
- Nghe
- HS kể theo cặp. Kể xong, trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Đại diện một số cặp kể, lớp nhận xét
- Một HS kể
- Câu chuyện giúp ta hiểu rằng: Con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc.
- Thực hiện.
- Nghe.
- Thực hiện ở nhà
*****************************************************************
Soạn: 10/9/ 2018
Giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2018
Tập đọc: Tiết 4
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ khó có trong bài: truyện cổ, nhân hậu, vàng cơn nắng, trắng cơn mưa, ở hiền gặp hiền, độ lượng, đa mang, đời sau...
- Hiểu ND bài: Bài thơ đã ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.
2. Kỹ năng:
- Biết đọc lưu loát toàn bài.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
- Học thuộc lòng 10 dòng đầu hoặc 12 dòng thơ cuối.
3. Thái độ :
- Yêu kho tàng truyện cổ Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh máy chiếu, bảng phụ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Qua bài tập đọc “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” em thấy Dế Mèn là người như thế nào? Em học tập ở bạn ấy được điều gì?
- Bổ sung, đánh giá
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
- Y/C HS quan sát tranh máy chiếu và nêu nội dung tranh.
3.2. Hướng dẫn luyện đọc
- Tóm tắt ND bài; HD giọng đọc chung
(máy chiếu)
- Giáo viên sửa lỗi phát âm, cách ngắt nghỉ và giọng đọc cho HS.
* Y/C HS tìm từ chỉ đặc điểm trong bài
- Y/C HS đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc mẫu toàn bài thơ
3.3. Tìm hiểu nội dung bài:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK. Chốt lại các câu trả lời, ghi bảng và giải nghĩa từ có liên quan đến nội dung bài
Câu 1:
- Giải nghĩa từ: nhân hậu, vàng cơn nắng, trắng cơn mưa, ở hiền gặp hiền.
Câu 2 (SGK):
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời
Câu 3(SGK): VD (truyện cổ Sự tích hồ Ba Bể; Nàng tiên Ốc; Sọ Dừa; Sự tích dưa hấu...(máy chiếu)
Câu 4(SGK) Giảng từ: đời sau
+ Bài thơ ca ngợi điều gì?
- Chốt lại nội dung bài gắn bảng phụ.
ND: Bài thơ đã ca ngợi truyện cổ của nước vừa nhân hậu, thông minh
* Liên hệ giáo dục HS: Biết yêu và gìn giữ kho tàng truyện cổ Việt Nam
3.4: Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- HD đọc diễn cảm:
- Đọc mẫu hướng dẫn HS đọc diễn cảm
(máy chiếu)
- Nhận xét- tuyên dương
+ HD học thuộc lòng
- Yêu cầu cả lớp nhẩm đọc thuộc bài thơ
- Gọi học sinh thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố:
- Nhận xét chung tiết học - GDHS
5. Dặn dò
- HD chuẩn bị bài sau: Thư thăm bạn
- Hát, điểm danh
- 1 HS trả lời, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát, nêu nội dung tranh
- 1 HS đọc toàn bài
- Nghe
- Chia đoạn (5 đoạn)
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn thơ, kết hợp đọc các từ chú giải.
- HS nêu
- HS đọc bài theo nhóm đôi - nhận xét
- 1 HS đọc toàn bài
- Theo dõi
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Suy nghĩ cá nhân - trả lời
(Vì truyện cổ nước mình nhân hậu, truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông và truyện
- Nối tiếp nêu ý kiến
(Truyện Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường)
- Thảo luận nhóm 2, nêu ý kiến, nhận xét
- Suy nghĩ trả lời cá nhân
- 2 HS đọc lại ND bài
- Theo dõi
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- Chọn đoạn đọc diễn cảm.
- Theo dõi
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp
- 2 HS thi đọc diễn cảm.
- Nhẩm đọc thuộc lòng 10 dòng đầu hoặc 12 dòng thơ cuối
- Thi đọc thuộc lòng
- Ghi nhớ
- Ghi nhớ - thực hiện
***********************************************
Toán: Tiết 8
HÀNG VÀ LỚP
(Trang 11)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn. Giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó trong mỗi số đó. Biết viết số thành tổng theo hàng.
2. Kĩ năng
- Đọc và viết thành thạo được số theo hàng và lớp.
3. Thái độ
- Giúp Các em tính cẩn thận, chính xác và trình bày sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy chiếu cho bài mới; HD BT3,4,5.
- HS: Bảng con (BT4).
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới
1.1. Giới thiệu bài, ghi tên bài.
1.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
+ Hoạt động1 : Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn:
* GV giới thiệu trên máy chiếu
+ Lớp đơn vị gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
+ Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- Lớp đơn vị gồm mấy hàng, là những hàng nào?
- Lớp nghìn gồm mấy hàng, là những hàng nào?
- GV viết số 321 vào cột số ở bảng và yêu cầu HS đọc
- GV làm tương tự với các số: 654000, 654321.
- Nêu các chữ số ở các hàng của số: 321; 654000; 654321?
- Yêu cầu HS đọc thứ tự các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn.
* Bổ sung, kết luận
+Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1: Viết theo mẫu
- Yêu cầu HS viết, đọc vào cột thích hợp trong bảng.
- Kết luận, đánh giá HS.
Bài 2 (a.) Đọc các số và cho biết chữ số 3 thuộc hàng, lớp nào ?
- Theo dõi
- Kết luận: 300; 30; 3000
(b) Ghi giá trị của chữ số 7 trong mỗi số
- Yêu cầu làm tiếp các phần còn lại.
- Gọi 3 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào SGK
- Bổ sung, sửa bài chung cho cả lớp.
- Kết luận: 7000; 70 000; 70; 700 000.
Bài 3 + Bài 4 + Bài 5 (HD máy chiếu)
- HDHS làm đồng thời cùng bài 3. (viết kết quả ra vở nháp)
- Giao việc
Bổ sung, khắc sâu nội dung cần nhớ.
Bài 4: Viết số, biết số đó gồm
Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Sửa bài chung cho cả lớp.
2. Củng cố:
- Lớp nghìn gồm có những hàng nào? Lớp đơn vị có những hàng nào?
- GV nhận xét tiết học.
3. Dặn dò :
HD học ở nhà.
Nghe
- Theo dõi
- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm,
- Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
-
3 em nhắc lại.
- Thực hiện
- HS thực hiện.
- 1 em lên bảng. Lớp thực hiện cá nhân.
- Lần lượt lên bảng thực hiện, lớp theo dõi và nhận xét.
- Đọc yêu cầu, quan sát mẫu SGK
- 1HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào SGK
- Lớp nhận xét.
- 1 em nêu yêu cầu
- HS hỏi đáp theo cặp (làm 3 số đầu)
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu, quan sát mẫu
- Điền kết quả vào bảng ở SGK
- 5 em đọc.
- Nhận xét
- 3 em nêu yêu cầu, quan sát mẫu SGK
- Theo dõi.
- HS làm làm vào vở bài 3, HS nhanh làm thêm bài 4 + 5.
Nhận xét
- 2 em lên chữa.
- Nhận xét
Nêu
- Nghe, thực hiện.
Nghe và thực hiện.
***********************************************
Khoa học: Tiết 4
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi ta min, khoáng chất.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn..
- Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
2. Kĩ năng
Biết được nhiều lọai thức ăn co chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.
*GD: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
3. Thái độ
Giáo dục HS có ý thức ăn đầy đủ các lọai thức ăn để đảm bảo cho hoạt động sống
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Máy chiếu (HĐ1,2)
- HS: VBT
III.Các họat động dạy - Học
Họat động của thầy
Họat động của trò
1. Kiểm tra bài cũ :
- Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất ?
- Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ?
- Nhân xét - đánh giá.
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Họat động 1: Phân lọai thức ăn và đồ uống
* Cho HS quan sát máy chiếu
- Thức ăn nào có nguồn gốc động vật? Thức ăn đồ uống có nguồn gốc thực vật ?
- Yêu cầu HS nói tên các loại thức ăn khác có nguồn gốc động vật và thực vật
- Tuyên dương những HS tìm được nhiều loại thức ăn và phân loại đúng nguồn gốc
- Cho HS đọc phần bạn cần biết trang 10 SGK
* Kết luận: Người ta có thể phân loại thức ăn theo nhiều cách
+ Phân loại theo nguồn gốc
+ Phân lọai theo lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi lọai, người ta chia thức ăn thành 4 nhóm
- Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất bột đường .
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo
- Nhóm thức ăn có chứa nhiều vi ta min, chất khoáng
Ngoài ra còn có nhiều thức ăn còn chứa chất xơ và nước
b. Họat động 2: Các lọai thức ăn có chứa nhiều bột đường và vai trò của chúng.
+ HD hoạt động theo nhóm (4 em)
Yêu cầu HS quan sát máy chiếu
+ Câu hỏi thảo luận :
- Câu 1: Kể tên những thức ăn giàu chất bột ở các tranh 11 SGK
- Câu 2: Kể tên một số lọai thức ăn hằng ngày em ăn có chứa chất đường, bột ?
* Kết luận: Chất bột đường là cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và duy trì nhiệt độ của cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mỡ,ở một số loại củ như khoai, sắn, đậu và ở đường ăn
+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân
- Theo dõi, nhận xét
c. Hoạt động 3: HD làm bài tập.
- HD làm bài vào VBT
- Gọi HS nêu kết quả
- Theo dõi, bổ sung
3. Củng cố
- Nhận xét giờ học, liên hệ giáo dục HS
4. Dặn dò
- HD chuẩn bị bài học sau
- 2 HS nêu
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe
+ HS quan sát máy chiếu.
+ HS nêu
- Thực hiện
- Trình bày
- HS đọc
- Nghe
- 4 em đọc
- Thảo luận và báo cáo kết quả
+ gạo, bánh mì, mì sợi, ngô, miến, bánh quy, bánh phở, bún
+.cơm, bánh mì, chuối, đường, phở
- Nghe, HS nhắc lại
+ HS làm bài
- Nêu y/c bài 1+2
- Làm bài vào VBT theo y/c
- Một số em nêu
- Nhận xét
- HS liên hệ.
- Nghe, thực hiện
***********************************************
Tập làm văn: Tiết 3
KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I. Mục Tiêu
1. Kiến thức
- Giúp HS biết : Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật. Nắm được cách kể hành động của nhân vật.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước – sau để thành câu chuyện.
3. Thái độ
- Giáo dục HS có những hành động phù hợp với bản thân.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ (HĐ3)
- HS: VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là kể chuyện?
- Bổ sung, đánh giá.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
2.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Nhận xét
- Gọi HS đọc truyện.
- Đọc diễn cảm, phân biệt lời kể của các nhân vật.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2, 3
- GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS thảo luận làm bài 2, 3
- Gọi một số nhóm trình bày kết quả,
- GV và lớp theo dõi xem nhóm nào làm nhanh, làm đúng. Sau đó GV sửa bài cho cả lớp và chốt lại.
- Giảng thêm: Tình cha con là một tình cảm tự nhiên, rất thiêng liêng. Hình ảnh cậu bé khóc khi bạn hỏi sao không tả ba của người khác để gây xúc động trong lòng người đọc bởi tình yêu cha, lòng trung thực, tâm trạng buồn tủi vì mất ba của cậu bé.
b. Hoạt động 2: Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong sách.
- Lấy ví dụ chứng tỏ khi kể chuyện chỉ kể những hành động tiêu biểu và hành động nào xảy ra trước thì kể trước?
c. Hoạt đông 3: Luyện tập thực hành.
+ Bài tập SGK.
- Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2.
- Treo 2 bảng phụ lên bảng
- Bổ sung, kết luận: Sẻ, Sẻ, Chích,
- Gọi HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã sắp xếp.
- GV và cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý
- Qua câu chuyện trên em hiểu được điều gì?
3. Củng cố
- HD liên hệ giáo dục HS.
- Nhận xét chung tiết học.
4. Dặn dò
Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, viết lại câu chuyện Sẻ và chim Chích. Chuẩn bị bài sau
- 2HS nêu
- Nhận xét.
- Nghe
- Hai em đọc nối tiếp.
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu bài 2,3
- HS thảo luận nhóm làm bài
- Đại diện nhóm trình bày.
- Theo dõi quan sát và 1 em đọc lại đáp án.
Hành động của cậu bé
Ý nghĩa của hành động.
Giờ làm bài: không tả, không viết, nộp giấy trắng cho cô.
Cậu bé rất trung thực, rất thương cha.
Giờ trả bài: Làm thinh khi cô hỏi, mãi sau mới trả lời: “ Thưa cô con không có ba”( hoặc im lặng, mãi sau mới nói)
Cậu rất buồn vì hoàn cảnh của mình
Lúc ra về: Khóc khi bạn hỏi:”Sao mày không tả ba của đứa khác?”(hoặc:khóc khi bạn hỏi)
Tâm trạng buồn tủi của cậu vì cậu rất yêu cha mình dự chưa biết mặt
- Nghe
- HS đọc ghi nhớ.
- Đọc yêu cầu bài
- Thảo luận theo cặp
- Làm bài vào VBT, nối tiếp lên bảng điền từ thành câu chuyện.
- 3 em thi kể
- 2 HS nêu.
- Lắng nghe.
- Nghe, thực hiện.
************************************************
Kĩ thuật: Tiết 2
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (tiếp).
I. Mục tiêu
1. Kiến Thức
- Nắm được đặc điểm, tác dụng cách sử dụng của những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
2. Kỹ năng
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV : Bộ đồ dùng dành cho GV
- HS : Bộ đồ dùng dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng của HS
2. Bài mới
2.1- Giới thiệu bài
2.2- Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát
nhận xét, về vật liệu khâu, thêu.
+ Vải: Cho HS đọc bài: (4).
- Cho HS quan sát 1 số mẫu vải thường dùng.
- Kể tên một số vải mà em biết?
- Kể tên một số sản phẩm được làm từ vải ?
- Em có nhận xét gì về màu sắc, độ
dày, mỏng của các loại vải đó?
- HD học sinh chọn vải để khâu, thêu
+ Chỉ:
- Hướng dẫn học sinh quan sát H1(5)
- Nêu tên loại chỉ trong H1?
- Nên nhận xét về màu sắc về các loại chỉ?
- Chỉ được làm từ nguyên liệu nào?
- Vì sao chỉ có nhiều màu sắc như vậy?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc
điểm và sử dụng kéo?
- Cho HS quan sát hình 2?
- H2 vẽ gì?
- Nêu cấu tạo của kéo?
- So sánh kéo cắt vải và kéo cắt chỉ?
- HD học sinh quan sát H3 (5).
- Nêu cách sử dụng kéo cắt vải?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét 1 số dụng cụ khác.
- Cho HS quan sát H6 (7).
- Nêu tên và TD của một số dụng cụ H6?
3. Củng cố
- Đặc điểm một số dụng cụ cắt, khâu may ntn?
4- Dặn dò.
Chuẩn bị dụng cụ cho T2.
- Lắng nghe.
- HS quan sát.
-Vải sợi bông, pha, xa tanh lanh, lụa tơ tằm...
- Quần, áo, chăn, ga, gố, khăn,...
- Màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng khác nhau.
- Vải trắng hoặc màu có sợi thô, dày (sợi bông, sợi pha) không sử dụng lụa, xa tanh (dễ bị dúm vì mềm, nhũn, khó sử dụng)
- HS quan sát.
- Chỉ khâu và chỉ thêu.
- Màu sắc phong phú đa dạng
- Sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học, tơ,...
- Nhuộm màu.
- HS quan sát.
- Kéo cắt vải, cắt chỉ.
- Có 2 bộ phận chính kéo và tay nắm.
- HS dựa vào hình vẽ để nêu.
- HS quan sát.
- HS dựa vào H3 để nêu.
- 1 số em thực hành cầm kéo trước lớp, cả lớp thực hiện.
- HS quan sát.
- Khung thêu dùng để căng vải, khuy cài, khuy bấm, thước may, thước dây, phần may,...
HS đọc phần ghi nhớ (SGK - 8).
- HS nêu.
Nghe, thực hiện.
************************************************
Mĩ thuật: Tiết 2
NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ (TIẾT 2)
******************************************************************
Soạn: 11/9/ 2018
Giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2018
Luyện từ và câu: Tiết 4
DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu
2. Kĩ năng
- Biết sử dụng dấu hai chấm trong văn bản.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bang phụ viết phần ghi nhớ
- HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS nêu một số từ thuộc chủ điềm “Nhân hậu – Đoàn kết”.
- Nhận xét chung
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài.
+ Ở lớp 3 các em đã học những dấu câu nào?
+ Ghi bài lên bảng.
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1. Nhận xét.
- Yêu câu HS đọc nối tiếp phần nhận xét.
- HS thảo luận nhóm bàn.
+ Sau dấu hai chấm là những bộ phận câu như thế nào ?
+ Khi viết dấu hai chấm thường được phối hợp với dấu nào?
+ Từ chỉ người, cây cối, con vật được nhân hoá mà được nhắc trong tác phẩm gọi là gì ?
+ Nêu tác dụng của dấu hai chấm?
+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu nào?
+ Chốt lời giải đúng : như SGV/69.
b. Hoạt động 2. Phần ghi nhớ.
- Gợi ý HS rút ra ghi nhớ; chốt lại nội dung và gắn bảng phụ ghi ND.
c. Hoạt động 3. Thực hành.
+ Bài 1 : Tác dụng của dấu hai chấm ?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm tác dụng của dấu hai chấm.
+ Sau dấu hai chấm là lời nói của nhân vật thì ta trình bày và viết chữ đầu của câu văn như thế nào?
+ Sau dấu hai chấm là lời giải thích thì ta trình bày và viết như thế nào?
+ GV nhận xét, chốt ý đúng.
+ Bài 2. Viết một đoạn văn theo truyện...
- HS đọc nội dung BT2.
+ Khi dùng dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật ta có thể phối hợp với dấu nào?
+ Khi dùng để giải thích thì ta viết như thế nào ?
- HS nhớ lại nội dung truyện và viết đoạn văn.
- Y/c học sinh đọc bài viết của mình
- Bổ sung, chốt ND cần ghi nhớ
3. Củng cố
- Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét chung giờ học
4. Dặn dò
- HD chuẩn bị bài : Từ đơn và từ phức
- 2 em nêu.
- Nghe
- Nghe
- HS nêu.
- 3 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm bàn .
- HS các nhóm lần lượt trả lời.
- HS nghe.
- HS nêu, 3em đọc – lớp đọc trong SGK
- 1 HS đọc đề bài
- HS thảo luận cặp đôi .
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Nghe.
- 1 HS đọc.
- Trả lời
- HS suy nghĩ và làm bài vào VBT.
- 3 HS đọc, nhận xét.
- HS nghe.
- 2HS nêu.
- Ghi nhớ, thực hiện.
****************************************************
Toán: Tiết 9
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
(Trang 12)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- So sánh được các số có nhiều chữ số
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập chính xác
3. Thái độ:
- GD HS yêu thích môn toán.
II. Đồ dùng học tập:
- HS: Bảng con bài 4
III. Các hoạt động dạy và học
Họat động của thầy
Họat động của trò
1. Kiểm tra bài cũ :
- Y/c học sinh làm miệng
Đọc các số sau: 580; 46 032 ; 547 517; 357 321; 780 109
- Bổ sung
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài - Ghi tên bài
2.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Họat động 1: HD tìm hiểu bài
- GV viết : 99 578 và số 100 000 yêu cầu HD so sánh hai số này với nhau .
- Y/c học sinh nêu kết quả
Kết luận : Vậy khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta thấy số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại
- GV viết : 693 251 và 963 500
- Bổ sung, kết luận
Kết luận: hai số này có số chữ số bằng nhau, muốn so sánh được ta so sánh các cặp số cùng một hàng với nhau.
b. Họat động 2: Luyện tập
+ Bài 1: (>, <, = ) ?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Gọi HS lên bảng làm, cho lớp làm vào SGK
- Bổ sung, khắc sâu cách so sánh các số có nhiều chữ số.
+ Bài 2: Tìm số lớn nhất trong các số sau.
- Muốn tìm số lớn nhất trong các số đã cho ta làm thế nào ?
- Cho HS làm bài vào bảng con
- Nhận xét, bổ sung
+ Bài 3 + 4: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn...
- HD HS đồng thời hai bài tập.
- Giao việc.
- Bổ sung, chốt kết quả
3. Củng cố
- Cho HS nhắc lại cách so sánh các số có nhiều chữ số?
- Nhận xét chung giờ học
4. Dặn dò
- HD chuẩn bị bài “Triệu và lớp triệu”
- Đọc nối tiếp.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- 99 578 chỉ có 5 chữ số còn
100 000 có 6 chữ số
- 2 em nêu: 99 578 < 100 000
- HS nhắc lại
- HS nêu kết quả so sánh của mình
- HS theo dõi
- 2HS đọc bài
- Thực hiện, nhận xét
- Nghe
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2
-so sánh các số với nhau
- Viết kết quả ra bảng con
+ Số lớn nhất là : 902 011
- 2 em đọc đề bài
- Theo dõi
- HS làm bài vào vở bài tập 3, HS nhanh làm thêm bài tập 4 vào vở nháp.
- Chữa bài, nhận xét
- Theo dõi
+ Bài 3:
2467; 28 092; 943 567; 932 018
+ Bài 4:
a. 999; b. 100; c. 999 999; 100 000
- 2 em nêu
- Nghe
- Lắng nghe và thực hiện.
********************************************
Thể dục: Tiết 4
BÀI 4
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách dàn hàng, dồn hàng động tác quay phải, quay trái đúng khẩu lệnh.
- Bước đầu biết cách quay sau và đi đều theo nhịp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi : "Thi xếp hàng nhanh" và "Nhảy đúng nhảy nhanh".
2. Kĩ Năng:
- Yêu cầu tập hợp hàng nhanh, dóng hàng thẳng, đi đều quay phải, quay trái đúng khẩu lệnh.
- Yêu cầu tập chung chú ý, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
3. Thái độ:
- Đoàn kết giúp đỡ nhau trong tập luyện, tôn trọng lẫn nhau và giữ gìn trật tự trong giờ học.
II. Địa điểm phương tiện:
- GV: Còi.
- HS : Vệ sinh sân tập, trang phục gọn gàng.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu.
a- Nhận lớp
- Tập hợp lớp, điểm số, báo cáo sĩ số.
Phổ biến nội dung theo yêu cầu giờ học.
- Chú ý lắng nghe.
b. Khởi động :
- Hướng dẫn HS khởi động
- Xoay các khớp...
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- HS giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp
- HS chơi trò chơi : "Người lịch sự"
2. Phần cơ bản.
a. Đội hình đội ngũ :
* Ôn : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng,
điểm số, đi đều quay phải, quay trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Lần 1: GV điều khiển.
- Chia 3 tổ tập luyện
Ôn đội hình, đội ngũ theo hướng dẫn của cô.
- Tập chung theo tổ để tập luyện do nhóm truởng điều khiển
- GV đi đến từng tổ uốn nắn, nhắc nhở các em tập.
b. Chơi trò chơi: "Thi xếp hàng nhanh" và "Nhảy đúng nhảy nhanh".
-> Cán bộ lớp điều khiển
- GV phổ biến hình thức chơi và luật chơi.
- GV cho HS chơi trò chơi.
- Chơi trò chơi.
3. Phần kết thúc.
- GV yêu cầu học sinh.
- Cúi người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe.
- Về nhà tập động tác quay phải, quay trái, quay sau, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Ghi nhớ, thực hiện.
Chính tả (Nghe - viết): Tiết 2
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nghe, viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn trong bài "Mười năm cõng bạn đi học"
2. Kĩ năng
- Viết đúng nội dung bài, đảm bảo tốc độ, trình bày sạch sẽ.
3. Thái độ
- Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 2 Lop 4_12444225.doc