LỊCH SỬ:
BÀI 4: NƯỚC ÂU LẠC
I , Mục tiêu
-Nắm được 1 cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc:
Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang chiếm Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên dành được thắng lợi, nhưng về sau An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại
-Học sinh K- G: +Biết những điểm giống nhau của người lạc việt và người Âu Việt.
+ So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn lang và nước Âu Lạc.
+ Biết sự phát triển về quân sự của nưóc Âu Lạc ( nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ loa.)
- Qua bài HS Thấy được những thành tựu, nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc.
II, Đồ dùng dạy học
-Lược đồ Bắc Bộ và bắc Trung Bộ
-Hình trong SGK – Phiếu học tập
III, Các hoạt động dạy học
47 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khối 4 Tuần 04, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp.
+ Vì khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Gỗ, mây, nứavà các lâm sản quý khác.
- HS khác nhận xét,bổ sung.
- 3 HS đọc.HS trả lời câu hỏi.
- Làm nghề nông, thủ công, và khai thác các khoáng sản.
- Nghề nông là nghề chính.
MĨ THUẬT
BÀI 4: VẼ TRANG TRÍ - CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I. Mục tiêu:
- Tập chép một họa tiết đơn giản.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, sgv, sưu tầm một số mẫu họa tiết trang trí dân tộc, hình gợi ý cách chép họa tiết trang trí dân tộc. Bài vẽ của học sinh các lớp trước.
HS: Sgk, vtv4, chì, thước, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra đồ dùng: 1'
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài giảng: 31'
Giới thiệu:
? Em đã thấy họa tiết này bao giờ chưa
? Em thấy họa tiết này giống cái gì
- Đúng vậy họa tiết dân tộc thường được cách điệu từ những vật có thực để đưa vào trang trí. Hôm nay chúng ta cùng làm quen với một số họa tiết dân tộc.
HĐ 1: Quan sát nhận xét:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát vào trang 11 SGK hỏi:
? Các họa tiết trang trí là những hình gì
? Em thấy các hình hoa lá, con vật ở họa tiết trang trí có đặc điểm gì
? Đường nét, cách sắp xếp họa tiết trang trí như thế nào
? Những họa tiết này được dùng để trang trí ở đâu
- Họa tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quý báu của ông cha ta để lại. Chúng ta cần phải học tập, giữ và bảo vệ di sản ấy.
HĐ 2: Cách chép họa tiết:
- Giáo viên chọn một vài hình họa tiết trang trí đơn giản vẽ lên bảng theo từng bước.
- Tìm vẽ phác hình dáng chung của họa tiết. Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của họa tiết.
- Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng. Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu. Hòan chỉnh hình vẽ màu theo ý thích.
HĐ 3: Thực hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh chép lại họa tiết ở vở tập vẽ. Nhắc học sinh vẽ theo các bước đã hướng dẫn.
- Hs khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp.
- Gợi ý học sinh vẽ màu theo ý thích tạo cho hình vẽ sinh động.
HĐ 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài và nhận xét về:
Cách vẽ hình (đã giống mẫu chưa).
Cách vẽ nét (mềm mại).
Cách vẽ màu tươi sáng.
- Giáo viên gợi ý để học sinh xếp loại các bài đã nhận xét.
4. Dặn dò: 2'
- Chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh.
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
- Chưa.
- Giống bông hoa cúc.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát, trả lời.
- Hình hoa, lá, con vật.
- Đã được đơn giản và cách điệu.
- Đường nét hài hòa, cách sắp xếp cân đối chặt chẽ.
- Khăn áo, đồ gốm, vải, khăn đỏ.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh chú ý lắng nghe và quan sát giáo viên thực hành mẫu.
- Học sinh chép lại họa tiết sau đó vẽ màu vào hình có và hoa sen theo yêu cầu từng phần của bài tập.
- Học sinh quan sát bài của bạn nhận xét theo gợi ý của giáo viên.
- Vẽ hình giống hay không giống.
- Nét vẽ có mềm mại sinh động không
- Tự nhận xét bài của mình.
________________________________________________________
TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG
TẬP ĐỌC: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu bài tập đọc.
- Gọi H đọc nối tiếp đoạn.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho những HS còn đọc sai.
- Cho H luyện đọc theo cặp.
2. Đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn giọng đọc cho H: bài đọc với giọng kể thong thả, rõ ràng, đọc phân biệt lời của các nhân vật.
- Gọi 4 h đọc nối tiếp đoạn của bài.
- GV đọc đoạn cần luyện đọc diễn cảm( đoạn 3)
- Cho H luyện đọc theo cặp và thi đọc theo cách phân vai.
- GV nhận xét cách đọc và ghi điểm cặp đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- H theo dõi GV đọc
- 3 H đọc nối tiếp, H khác theo dõi trong SGK.
- H luyện đọc theo cặp.
- 2 H đọc cả bài.
H chú ý lắng nghe.
- 3 H đọc nối tiếp.
- HS chú ý nghe và tìm từ nhấn giọng: không do dự, ngạc nhiên, hết lòng, hầu hạ, tài ba, giúp nước.
- H luyện đọc theo cặp và thi đọc.
_____________________________________________________________
Ngày soạn: 24/09/2018 Ngày giảng: T4/26/09/2018
TẬP ĐỌC
TIẾT 8: TRE VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Hiểu nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giáu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1, 2; thuộc khoảng 8 dòng thơ).
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 41- SGK (Nếu có)
Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Bài “Một người chính trực”
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Hãy nêu ý nghĩa bài học?
- Nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 1’
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Giới thiệu: Cây tre luôn gắn bó với mỗi người dân Việt Nam.Tre được làm từ các vật liệu xây nhà, đan lát đồ dùng và đồ Mĩ nghệ.Cây tre luôn gần gũi với làng quê Việt Nam.“ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, ”.
Cây tre tượng trưng cho người Việt, tâm hồn Việt.Bài thơ Tre Việt Nam các em học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
HĐ1: Luyện đọc: 8’
+ GV hoặc HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Tre xanh...bờ tre xanh.
+ Đoạn 2: Yêu nhiều...hỡi người.
+ Đoạn 3: Chẳng may...gì lạ đâu.
+ Đoạn 4: Mai sau...tre xanh.
- GV ghi từ khó kết hợp sửa lỗi phát âm và hướng dẫn HS đọc bài.
Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca.
Đoạn 1: giọng đọc chậm, sâu lắng, gợi suy nghĩ, liên tưởng, nghỉ hơi ngân dài sau dấu chấm lửng ở dòng thơ thứ 3.
Đoạn 2, 3: giọng đọc sảng khoái.
Đoạn 4: ngắt nhịp đều đặn ở các dấu phẩy, tạo âm hưởng nối tiếp, dấu luyến như trong bản nhạc.
+ GV ghi từ ngữ phần chú giải lên bảng.
* Có tự: có từ.
* áo cộc: áo ngắn (lớp bẹ bọc ngoài củ măng)
+ GV đọc mẫu.
HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’
+ Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?
**Không ai biết tre có tự bao giờ.Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa.Tre là bầu bạn của người Việt.
+ Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người VN?
+ Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cú?
+ Hình ảnh nào gợi lên phẩm chất đoàn kết của người VN?
* Tre có tính cách như người: biết yêu thương, nhường nhịn, đùm bọc, che chở cho nhau.Nhờ thế tre tạo nên thành luỹ, tạo nên sức mạnh, sự bất diệt.
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
*Tre được tả trong bài có tính cách như người: ngay thẳng, bất khuất.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng? Vì sao?
+ Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?
HĐ3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng: 5’
- Giới thiệu đoạn thơ cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ.
- Nhận xét và ghi điểm HS đọc nhanh thuộc.
3.Củng cố: 5’
+ Qua hình tượng cây tre, tác giả muốn nói lên điều gì? Nêu ý nghĩa bài học?
4.Dặn dò: 1’
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài: “ Những hạt thóc giống”.
- Nhận xét tiết học.
+ Hát
+ Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua mất .
+ HS nêu ý nghĩa bài học
- Bức tranh vẽ cảnh làng quê với những con đường rợp bóng tre.
- HS đọc tiếp nối.
- HS đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc thầm phần chú giải
+ HS luyện đọc theo cặp.
- HS tiếp nối đọc toàn bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Câu thơ:
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
- HS đọc đoạn 2, 3 và trả lời.
+ Phẩm chất cần cù, đoàn kết, ngay thẳng.
+ Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu; Rễ siêng không ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
+ Hình ảnh: Khi bão bùng, tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm / Thương nhau tre chẳng ở riêng mà mọc thành luỹ/ Tre giàu đức hy sinh, nhường nhịn: lưng trần phơi nắng phơi sương – có manh áo cộc tre nhường cho con.
+ Hình ảnh: Nòi tre đâu chịu mọc cong, cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre, tre già truyền gốc cho măng.
- 1 HS đọc, trả lời tiếp nối.
Em thích hình ảnh:
+ Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Hình ảnh này cho thấy cây tre cũng giống như con người: biết yêu thương, đùm bọc nhau khi gặp khó khăn.
+ Có manh áo cộc tre nhường cho con: Cái mo tre màu nâu, không mối mọc, ngắn cũn bao quanh cây măng như chiếc áo mà tre mẹ che cho con.
+ Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Ngay từ khi còn non nớt măng đã có dáng khỏe khoắn, tính cách ngay thẳng, khẳng khái, không chịu mọc cong.
- Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ: xanh, mai sau, thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già- măng mọc.
+ HS đọc lại toàn bài.
- Luyện đọc nhóm đôi.
+ Thi đọc diễn cảm.
- Bình chọn người đọc hay.
Nội dung: Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua hình tượng cây tre.
CHÍNH TẢ
TIẾT 4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I.MỤC TIÊU:
- Nhớ- viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
* Lớp có nhiều HS khá, giỏi: nhớ- viết được 14 dòng thơ đầu (SGK).
II.CHUẨN BỊ:
Giấy khổ to+ bút dạ.
Bài tập 2a hoặc 2b viết sẵn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 3’
+ Viết tên con vật bắt đầu bằng ch / tr.
- Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 1’
- Tiết chính tả này các em sẽ nghe, viết bài thơ Truyện cổ nước mình và làm bài tập chính tả phân biệt r / d / g hoặc ân / âng.
b.Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cá nhân: 17’
* Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- GV đọc bài thơ.
+ Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
* Hướng dẫn viết từ khó
+ GV đọc cho HS viết.
.
* Viết chính tả
* GV nhắc HS trình bày bài thơ lục bát.
- GV theo dõi nhắc nhở HS yếu.
* Thu và chấm bài
- GV thu khoảng 5- 7 bài và chấm.
- GV trả bài và sửa sai những lỗi cơ bản.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 15’
Lưu ý: (GV có thể lựa chọn phần a)
a)- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
3.Củng cố, dặn dò: 3’
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Nhắc HS về nhà đọc lại khổ thơ trong BT2b, ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học.
- Dặn HS về nhà học bài và Chuẩn bị bài: “Những hạt thóc giống”.
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng.
+ Trâu, châu chấu, trăn, trăn, trĩ, cá trê, chim trả, trai, chiền chiện, chèo bẽo, chào mào, chẫu chuộc,
1.Nhớ – viết: Truyện cổ nước mình.
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
+ Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu..
- HS lên bảng- lớp viết nháp.
- Các từ: truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơn nắng
+ HS viết bài.
- HS tự soát bài và nộp.
- HS sửa bài.
2.a.Điền vào ô trống tiếng có âm đầu là r, d hay gi.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- HS dùng bút chì viết vào vở bài tập.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
Lời giải: gió thổi – gió đưa – gió nâng cánh diều.
__________________________________________________
TOÁN
TIẾT 18: YẾN, TẠ, TẤN
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của tạ, tấn với ki- lô- gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki- lô- gam.
- Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn.
* Bài 1, bài 2 (cột 2-làm 5 trong 10 ý), bài 3 (chọn 2 trong 4 phép tính)
II.CHUẨN BỊ:
GV: kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 3’
- GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 3.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 1’
- Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các đơn vị đo khối lượng lớn hơn ki- lô- gam.(GV ghi đề)
b.Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 15’
* Giới thiệu yến:
- GV: Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào?
- GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki- lô- gam người ta còn dùng đơn vị là yến.
- 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg.
- GV ghi bảng: 1 yến = 10 kg.
- Một người mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo?
- Bác Lan mua 30 kg rau, tức là bác Lan đã mua bao nhiêu yến rau?
* Giới thiệu tạ:
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ.
- 10 yến = 1 tạ, 1 tạ = 10 yến.
- 10 yến =1 tạ, biết 1 yến = 10 kg
- Vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki- lô- gam?
- Bao nhiêu ki- lô- gam thì bằng 1 tạ?
- GV ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100 kg.
- 1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki- lô- gam?
- Một con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến?
* Giới thiệu tấn:
- Để đo khối lượng các vật....
- 10 tạ = 1 tấn, 1 tấn = 10 tạ.
- Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến?
- 1 tấn bằng bao nhiêu ki- lô- gam?
- GV ghi bảng:
1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg
- Một con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ?
- Một xe chở hàng chở được 3000 kg hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ?
4.Luyện tập, thực hành:
HĐ2: Cá nhân: 3’
Bài 1: Viết “ 2 kg’,
GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.
- Yêu cầu HS tự làmvào VBT.
* GV có thể đặt câu hỏi thêm.
- Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki- lô- gam?
- Con voi nặng 2 tấn tức là bao nhiêu tạ?
HĐ3: Nhóm: 6’
Bài 2: Viết số thích hợp vào
GV hướng dẫn:
1 yến 7 kg = .kg? (1 yến 7 kg = 10 kg+ 7 kg = 17 kg)
- GV phát bảng nhóm cho HS.
- GV sửa chữa, khen.
HĐ4: Cá nhân: 11’
Bài 3: Tính.
- GV nhắc HS khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng chúng ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính.Khi tính phải thực hiện với cùng một đơn vị đo.
4.Củng cố- Dặn dò: 3’
- Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo: tấn, tạ, yến, kg.
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Nhận xét tiết học
- HS lên bảng làm bài,HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giới thiệu.
1.Giới thiệu yến, tạ, tấn:
- Gam, ki- lô- gam.
- HS nghe giảng và nhắc lại.
- Tức là mua 20 kg.
- Bác Lan đã mua 3 yến rau.
- HS nghe và ghi nhớ: 10 yến = 1 tạ
- 1 tạ = 100kg
- 100 kg = 1 tạ.
- 10 yến = 100kg.
- 20 yến = 2 tạ.
- 1 tấn = 100 yến.
- 1 tấn = 1000 kg.
- 2 tấn = 20 tạ.
- Xe đó chở được 3 tấn = 30 tạ.
- HS đọc:
- HS tư làm.
- Báo cáo kết quả
a) Con bò nặng 2 tạ.
b) Con gà nặng 2 kg.
c) Con voi nặng 2 tấn.
- Là 200 kg.
- 20 tạ.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm theo nhóm.
- Báo cáo kết quả.(treo bảng nhóm lên bảng lớp)
a.1 yến = 10 kg 5 yến = 50 kg
10 kg = 1 yến
1 yến 7 kg = 17 kg 5 yến 3 kg = 53 kg
b.1 tạ = 10 yến 4 tạ = 40 yến
10 yến = 1 tạ
1 tạ = 100 kg 9 tạ = 900 kg
100 kg = 1tạ
c.1 tấn = 10 tạ 3 tấn = 3 tạ
10 tạ = 1 tấn
1 tấn = 1000 kg 5 tấn = 5000 kg
1000 kg = 1 tấn
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng.Lớp làm VBT.
135 tạ x 4 = 540 tạ
512 tấn: 8 = 64 tấn
- Nhận xét.
___________________________________________________
LỊCH SỬ:
BÀI 4: NƯỚC ÂU LẠC
I , Mục tiêu
-Nắm được 1 cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc:
Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang chiếm Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên dành được thắng lợi, nhưng về sau An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại
-Học sinh K- G: +Biết những điểm giống nhau của người lạc việt và người Âu Việt.
+ So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn lang và nước Âu Lạc.
+ Biết sự phát triển về quân sự của nưóc Âu Lạc ( nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ loa.)
- Qua bài HS Thấy được những thành tựu, nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc.
II, Đồ dùng dạy học
-Lược đồ Bắc Bộ và bắc Trung Bộ
-Hình trong SGK – Phiếu học tập
III, Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : (4’)
Gọi 2 em nêu bài học
GV nhận xét, ghi điểm cho HS
2. Dạy bài mới: (27-29’)
* Giới thiệu bài - ghi bảng: 1’
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt.(7-9 ) CN
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Người Âu Việt sống ở đâu?
HS KG: + Đời sống của người Âu Việt có những điểm gì giống với đời sống của người Lạc Việt?
+ Người dân Âu Việt và người Lạc Việt sống với nhau như thế nào?
Gv kết luận chung - ghi bảng.
- Người Âu Việt sống ở mạn Tây Bắc nước Văn Lang.
- Người Âu Việt cũng biết trồng lúa, chế tạo đồ đồng, trồng trọt, chăn nuôi, đánh ca như người Lạc Việt. Phong tục của người Âu Viêt cũng giống như người Lạc Việt.
Hoạt động 2: Sự ra đời của nước Âu Lạc.( HĐN6) 10-12’
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, sau đó gọi đại diện các nhóm lên trình bày theo câu hỏi.
+ Vì sao người Lạc Việt và người Âu Việt lại hợp nhất với nhau thành một đất nước?
+ Ai là người có công hợp nhất đất của người Lạc Việt và người Âu Việt?
+ Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt là gì? Đóng đô ở đâu?
+ Nhà nước tiếp sau nhà nước Văn Lang là nhà nước nào? Nhà nước này ra đời vào thời gian nào?
GV nhận xét, kết luận chung.
Hoạt động 3: Những thành tựu của người Âu Lạc.( nhóm) 3-5’
- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận rồi trả lời câu hỏi.
+ Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống?
HS KG: + So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
HS KG: + Hãy nêu tác dụng của thành Cổ Loa và nỏ thần?
GV kết luận
Hoạt động 4: Nước Âu Lạc và việc xâm lược của Triệu Đà.HĐCN( 4-6’)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể lại cuộc kháng chiến chống quan xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc?
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
- HS KG: + Vì sao năm 179 - TCN nước Âu Lạ lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
->GV tổng kết toàn bài và rút ra bài học,
4. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài học sau “ Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc”
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc SGK và trả lới câu hỏi.
-> Người Âu Việt sống ở mạn Tây Bắc nước Văn Lang.
-> Người Âu Việt cũng biết trồng lúa, chế tạo đồ đồng, trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá như người Lạc Việt. Phong tục của người Âu Viêt cũng giống như người Lạc Việt.
-> Họ sống với nhau rất hoà hợp
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm và đại diện lên trình bày.
->Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm.
-> Người có công hợp nhất đất của người Lạc Việt và người Âu Việt là Thục Phán An Dương Vương.
-> Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt là Âu Lạc, kinh đô ở vùng Cổ Loa thuộc Huyện Đông Anh - Hà Nội ngày nay.
-> Nhà nước tiếp sau là nhà nước Âu Lạc, ra đời vào cuối thế kỷ III - TCN.
- HS đọc và thảo luận
+ Người Âu lạc đã xây dung được thành Cổ Loa với kiến trúc hình vòng ốc đặc biệt. Sử dụng các lưỡi cày đồng, biết rèn sắtchế tạo được nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.
-> Nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu là vùng rừng núi còn nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng.
-> Thành Cổ Loa là nơi có thể tấn công và phòng thủ, vừa là căn cứ của Bộ binh, vừa là căn cứ của thuỷ binh. Thành lại phù hợp với việc sử dụng nỏ.
- HS đọc SGK và trả lời theo yêu cầu
+ 1,2 HS kể
-> Vì người dân Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm, lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt, thành luỹ kiên cố.
-> Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh đưa con trai là Trọng Thuỷ sang làm rể của An Dương Vương để điều tra cách bố trí lực lượng và chia rẽ những người đứng đầu nhà nước Âu Lạc.
- HS đọc bài học.
- HS nhắc lại
- Ghi nhớ
_______________________________________________________
KHOA HỌC
BÀI 8 : TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP - ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT
I . Mục tiêu
Sau bài học học sinh có thể:
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
- Nêu lợi ích của việc ăn cá: Đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
- GD HS luôn có ý thức trong việc ăn uống hàng ngày
II - Đồ dùng dạy học:
- Tranh hình trang 18 – 19 SGK, Phiếu học tập
- Phô tô, phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
- Hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân, lớp.
III - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ?
? Thế nào là 1 bữa ăn cân đối ?
? Những nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa, ăn ít, ăn có mức độ và ăn hạn chế ?
? Hầu hết các loại thức ăn có nguồn gốc từ đâu ?
Hát
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.
C. Dạy học bài mới: (28-30’)
1. GTB:1’: Chất đạm cũng có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. Vậy tại sao phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ? chúng thức ăn cùng học bài hôm nay.
2. Nội dung bài:
Hoạt động 1: Trò chơi " Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm''( nhóm)12-13’
* Mục tiêu: Lập ra được danh sách tên cá món ăn chứa nhiều chất đạm.
Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?12-14’(HĐN)
* Mục tiêu: Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật.
* tiến hành:
Việc 1
Yêu cầu nghiên cứu bảng thông tin và hình trang 3 sách giáo khoa.
? Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật vừa chứa đạm thực vật ?
? Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật ?
? Vì sao chúng thức ăn nên ăn nhiều cá ?
- Sau 5-7 phút yêu cầu đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm có ý kiến đúng.
Việc 3 Yêu cầu học sinh đọc hai phần đầu của mục bạn cần biết.
Kết luận: ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tôt hơn. Chúng thức ăn nên ăn thịt ở mức vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn thịt, tối thiểu mỗi tuần nên ăn 3 bữa cá. Chúng thức ăn cũng nên ăn đậu phụ và uống sữa đậu nành vừa đảm bảo cơ thể có được nguồn đạm thực vật quý vừa có khả năng phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư.
Hoạt động kết thúc: (2’)
-Nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc mục bạn cần biết, sưu tầm tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt trên báo hoặc tạp chí.
- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc to, dưới lớp đọc thầm.
- Chia nhóm tiến hành thảo luận.
+ Đậu kho thịt, lẩu ca, lẩu bò, thịt bò xào rau cải, tôm nấu bóng, canh cua
+ Nếu chỉ ăn đạm thực vật hoặc chỉ ăn đạm động vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau.
+ Vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều áit không no, chúng có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
- Đại diện nhóm trình bày.
- 2 học sinh đọc to.
+ Đạm động vật có nhiều chất dinh dưỡng quý không thay thế được.
+ Đạm thực vật dễ tiêu những thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy cần an phối hợp đạm thực vật và đạm động vật.
+ Trong nguồn đạm động vật, chất đạm do thịt các loại gia cầm và gai xúc cung cấp thường khó tiêu hơn các chất đạm do các loài cá cung cấp. Vì vậy nên ăn cá.
______________________________________________
Ngày soạn: 25/09/2018 Ngày giảng: T5/27/09/2018
TOÁN
TIẾT 14: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề- ca- gam, héc- tô- gam; quan hệ giữa đề- ca- gam, héc- tô- gam và gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
* Bài 1, bài 2
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn trên bảng phụ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập số 3.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 1’
- Để biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề- ca- gam, héc- tô- gam; quan hệ giữa đề- ca- gam, héc- tô- gam và gam. Hôm nay các em học bài: “Bảng đơn vị đo khối lượng”. GV ghi đề.
b.Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 15’
1.Giới thiệu đề- ca- gam, héc- tô- gam.
a.Đề- ca- gam
- GV giới thiệu: để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta còn dùng đơn vị đo là đề- ca- gam.
+ 1 đề- ca- gam cân nặng bằng 10 gam.
+ Đề- ca- gam viết tắt là dag.
- GV viết lên bảng 10 g =1 dag.
- Hỏi: Mỗi quả cân nặng 1g, hỏi bao nhiêu quả cân như thế thì bằng 1 dag.
b.Héc- tô- gam.
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm gam, người ta còn dùng đơn vị đo là hec- tô- gam.
- 1 hec- tô- gam cân nặng bằng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 4 Lop 4 20182019_12459762.doc