Giáo án Khối 4 Tuần 05

CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT)

TIẾT 5: BÀI; NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. MỤC TIÊU:

- Nghe- viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.

- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.

* HS khá, giỏi tự giải được câu đố ở BT (3).

II. CHUẨN BỊ:

Bài tập 2a, bài tập 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khối 4 Tuần 05, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ Vùng đồi đỉnh tròn ,sờn thoải ,xếp cạnh nhau nh bát úp. - Nêu đợc một số hoạt động sản xuất chủ yếu của con ngời ở trung du Bắc Bộ - Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du. - Trồng rừng đợc đẩy mạnh. - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: Che phủ đồi ngăn cản tình trạng đất đang bị sấu đi - Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây * HS khá ,giỏi: Nêu đợc quy trình chế biến chè II,Đồ dùng dạy học - Bản đồ hành chính Việt Nam - Tranh,ảnh vùng trung du Bắc Bộ - Hình thức tổ chức: HĐ nhóm, cá nhân, lớp. III,Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1,ổn định tổ chức ( 1’) 2,KTBC (3- 4 ’) - Gọi HS trả lời ? Ngời dân ở HLS làm những nghề gì? nghề nào là nghề chính? ? ở HLS có những loại khoáng sản nào? - G nhận xét, cho điểm. 3,Bài mới: 28-30’ a.Giới thiệu bài ( 1-2’) Chúng ta sẽ tìm hiểu về vùng trung du Bắc Bộ để thấy rõ hơn những đặc điểm về vùng này. b. Nội dung bài: 1,Vùng đồi với đỉnh tròn,sờn thoải *Hoạt động 1: ( 9-11’) HĐN - GV hình thành cho HS biểu tợng về vùng trung du Bắc Bộ +Vùng trung du là vùng núi,vùng đồi hay đồng bằng? +Các đồi ở đây như thế nào? Đỉnh,sờn,các đồi được sắp xếp ntn? +Mô tả sơ lược vùng trung du? +Hãy kể tên một vài vùngtrung du ở Bắc Bộ? +Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ ? Hãy so sánh những đặc điểm đó với dãy Hoàng Liên Sơn ? -GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời -> GV:Vùng trung du là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng, bởi vậy nó mang những đặc điểm của cả hai vùng miền này. Vùng trung du là vùng đỉnh đồi tròn và sờn thoải. - Yêu cầu học sinh chỉ bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh có vùng trung du. - Nhận xét, chỉ lại. 2,Chè và cây ăn quả ở vùng trung du *Hoạt động 2: ( 10-12’)làm việc theo nhóm -Bước 1: -GV y/cdựa vào kênh chữ và kênh hình mục 2 trong SGK thảo luận trong nhóm các câu hỏi sau: +Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? +Hình 1,2cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang? +Xác định vị trí hai địa phơng này trên bản đồ địa lý TNVN? +Em biết gì về chè Thái Nguyên? +Chè ở đây đợc trồng để làm gì? +Trong những năm gần đây trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng cây gì? +Quan sát H3 và nêu quy trình chế biến chè?( dành cho HS khá ,giỏi) -Bớc 2: -G nhận xét và hoàn thiện câu trả lời Kết luận: Với những đặc điểm riêng, vùng trung du rất thích hợp cho việc trồng một số loại cây ăn quả và cây công nghiệp. 3,Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp +Hoạt động 3: ( 6-7’)làm việc chung -GV cho cả lớp quan sát tranh ảnh -Y/c HS trả lời các câu hỏi sau: ? Hiện nay ở các vùng núi và trung du đang có hiện tợng gì xảy ra ? ? Theo em hiện tợng đất trống đồi núi trọc sẽ gây hậu quả nh thế nào ?Để khắc phục tình trạng này ngời dân ở đây đã trồng những loại cây gì? - Cho học sinh đọc bảng số liệu ? Em có nhận xét gì về bảng số liệu trên và nêu ý nghĩa của bảng số liệu đó ? ?ở địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng? - Kết luận: Để phủ đồi, ngăn chặn đất trống đồi núi trọc, ngời dân ở vùng trung du phải từng bớc trồng cây xanh. 4,Củng cố dặn dò ( 2’) - GV nhắc lại nội dung bài - Gọi 1-2 HS đọc bài học - Chuẩn bị bài sau: - HS trả lời theo yc. -Y/c HS đọc mục 1 SGK quan sát tranh ảnh - Quan sát thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. -Vùng trung du là vùng đồi - Được xếp cạnh nhau như bát úp với các đỉnh tròn,sờn thoải. -Nằm giữa miền núi và đồng bằng BB là một vùng đồi với các đỉnh tròn,sờn thoải xếp cạnh nhau như bát úp. Nơi đó được gọi là vùng trung du -Thái Nguyên,Phú Thọ,Vĩnh Phúc,Bắc Giang -Vùng trung du ở Bắc Bộ có nét riêng biệt mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi.Đây là nơi tổ tiên ta định c sớm nhất. - Dãy Hoàng Liên Sơn cao, đỉnh núi nhọn hơn, sờn dốc hơn so với đỉnh và sờn núi ở vùng trung du. -HS nhận xét -Nhóm đôi - 2-3 học sinh lên chỉ các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang -HS quan sát thảo luận - Thích hợp cho việc trồng cây ăn quả và cây công nghiệp(nhất là chè) - H1:chè Thái Nguyên - H2:ở Bắc Giang trồng nhiều vải thiều - HS lên chỉ vị trí trên bản đồ - Chè Thái Nguyên nổi tiếng là thơm ngon - Chè đợc trồng để phục vụ nhu cầu trong nớc và xuất khẩu - Xuất hiện trang trại trồng cây vải -HS quan sát và nêu quy trình chế biến chè -Đại điện nhóm trả lời -HS nhận xét -HS quan sát và đọc phần 3 -> Hiện tợng khai thác gỗ bừa bãi, làm đất trống đồi núi trọc. -> Gây lũ lụt, đất đai cằn cỗi, kéo theo sự thiệt hai lớn về ngời và tài sản. ->Ngời dân ở đây đã trồng các loại cây công nghiệp dài ngày:keo,trẩu,sở...và cây ăn quả - Học sinh đọc bảng số liệu. -> Diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ đang tăng lên. Đó là điều rất đáng mừng và cần phải làm thờng xuyên. - Để bảo vệ rừng và MTđịa phơng em không chặt phá rừng và đã biết trồng thêm cây xanh phủ đồi trống. -HS nhận xét -HS đọc bài học _____________________________________________________________ Ngày soạn: 01/10/2018 Ngày giảng: T4/03/10/2018 TẬP ĐỌC TIẾT 10: GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm. - Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo (trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng). II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ bài thơ trang 51, SGK (Phóng to nếu có điều kiện) Bảng phụ có viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Khởi động: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Bài Những hạt thóc giống + Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi? - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài - Hôm nay các em sẽ được học bài thơ ngụ ngôn Gà Trống & Cáo của nhà thơ La Phông-ten. Bài thơ này kể chuyện con Cáo xảo trá định dùng thủ đoạn lừa Gà Trống ăn thịt. Không ngờ, Gà Trống lại là một đối thủ rất cao mưu đã làm cho Cáo một phen khiếp vía phải bỏ chạy. Qua bài thơ này muốn khuyên chúng ta điều gì? Tiết học này sẽ giúp các em hiểu điều đó. GV ghi đề bài. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: HĐ1: Luyện đọc: 8’ - GV hoặc HS chia đoạn: 3 đoạn. + Đoạn 1: Nhác trôngđến tỏ bày tình thân. + Đoạn 2: Nghe lời Cáo đến loan tin này. + Đoạn 3: Cáo nghe đến làm gì được ai. - GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1.Kết hợp hướng dẫn cách đọc bài. - GV giải nghĩa một số từ khó: - GV đọc diễn cảm cả bài. * Toàn bài đọc với giọng vui, dí dỏm, thể hiện đúng tính cách của nhân vật, lời cáo: giả giọng thân thiện rồi sợ hải. Lời Gà: thông minh, ngọt ngào, hù dọa Cáo. HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’ + Gà trống và Cáo đứng ở vị trí khác nhau như thế nào? + Cáo đã làm gì để dụ Gà trống xuống đất? * Từ “rày” nghĩa là từ đây trở đi. + Tin tức Cáo đưa ra là bịa đặt hay sự thật? Nhằm mục đích gì? + Vì sao Gà trống không nghe lời Cáo? + Gà tung tin có gặp chó săn đang chạy đến để làm gì? + Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói? + Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao? + Theo em Gà thông minh ở điểm nào? + Đó cũng là ý chính của đoạn thơ cuối bài. HĐ3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng: 5’ Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1,2 theo cách phân vai (Gà và Cáo) + Đọc mẫu đoạn thơ. - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng. - Thi đọc thuộc lòng. - Nhận xét và ghi điểm từng HS đọc tốt. 4. Củng cố: 5’ + Câu truyện khuyên chúng ta điều gì? Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? 5. Dặn dò: 1’ - Dặn HS về nhà học thuộc lòng ít nhất 10 dòng thơ. Chuẩn bị bài “ Nỗi dằn vặt ” - Nhận xét tiết học. - HS hát + Nhà vua chọn người có tính trung thực để truyền ngôi báu. - HS đọc bài học. + Nhận xét bài của bạn. + Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc từ khó. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. - HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. + Đọc thầm để trả lời các câu hỏi: + Gà trống đậu vắt vẻo trên cành cây cao. Cáo đứng dưới gốc cây. + Cáo đon đả mời Gà xuống đất để thông báo một tin mới: Từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân. + Cáo đưa tin bịa đặt nhằm dụ Gà Trống xuống đất để ăn thịt Gà. Ý1: Âm mưu của Cáo. - HS đọc thầm đoạn 2 và + Gà biết cáo là con vật hiểm ác, đằng sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa: muốn ăn thịt Gà. + Vì Cáo rất sợ chó săn. Chó săn sẽ ăn thịt Cáo. Chó săn đang chạy đến loan tin vui, Gà làm cho Cáo khiếp sợ, bỏ chạy, lộ âm mưu gian giảo đen tối của hắn. Ý2: Sự thông minh của Gà. - HS đọc thầm đoạn cuối và + Cáo sợ khiếp, hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy. + Gà khoái chì cười phì vì Cáo đã lộ rõ bản chất, đã không ăn được thịt gà còn cắm đầu chạy vì sợ. + Gà không bóc trần âm mưu của cáo mà giả bộ tin Cáo, mừng vì Cáo nói. Rồi Gà báo cho cáo biết, chó săn đang chạy đến loan tin, đánh vào điểm yếu là Cáo sợ chó săn ăn thịt làm Cáo khiếp sợ, quắp đuôi, co cẳng chạy. Ý3: Cáo lộ rõ bản chất gian xảo. - 3 HS đọc toàn bài. + HS đọc phân vai theo nhóm. - HS đọc thuộc lòng theo cặp đôi. - Thi đọc thuộc lòng từng đoạn hoặc cả bài thơ. Ý nghĩa: Bài thơ khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo. _______________________________________________________ CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT) TIẾT 5: BÀI; NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. MỤC TIÊU: - Nghe- viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật. - Làm đúng BT (2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. * HS khá, giỏi tự giải được câu đố ở BT (3). II. CHUẨN BỊ: Bài tập 2a, bài tập 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết. - Nhận xét về chữ viết của HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - Người có đức tính đáng quý được nhà vua truyền ngôi báu. Đó là lòng trung thực. Hôm nay chúng ta viết chính tả bài: “Những hạt thóc giống”. GV ghi đề. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Cả lớp: 17’ * Tìm hiểu nội dung đoạn văn: - Gv đọc bài. + Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi? * Hướng dẫn viết từ khó: + GV đọc từ khó cho HS viết * Viết chính tả: + GV đọc bài cho HS viết. * Thu chấm và nhận xét bài cùa HS - Sửa sai một số lỗi cơ bản. HĐ2: Cá nhân: 14’ Bài 2: Tìm những từ. b.Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - Tổ chức cho HS thi làm bài tập theo nhóm. - Nhận xét, khen. Bài 3: Giải câu đố. a/. –Gọi1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm ra tên con vật. - Giải thích: ếch, nhái đẻ trứng dưới nước. Trứng nở thành nòng nọc, có đuôi, bơi lội dưới nước. Lớn lên nòng nọc rụng đuôi, nhảy lên sống trên cạn 3. Củng cố – dặn dò: 3’ - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học. HTL 2 câu đố để đố lại người thân. - Dặn HS về nhà viết lại bài 2a hoặc 3b vào vở. Học thuộc lòng 2 câu đố. Chuẩn bị bài: (Nghe – viết) Người viết truyện thật thà. - Nhận xét tiết học. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Rạo rực, dìu dịu, gióng giả,bâng khuâng, bận bịu, nhân dân, vâng lời, dân dâng, - Nhận xét. 1. Hướng dẫn nghe- viết chính tả: + Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi. + HS viết bài: luộc kĩ, giống thóc, dõng dạc, truyền ngôi, + HS viết bài. - HS nghe GV đọc và soát bài + HS nộp bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập: + HS đọc yêu cầu bài tập. - HS trong nhóm tiếp sức nhau điền chữ còn thiếu (mỗi HS chỉ điền 1 chữ) ** Chen chân- len qua- leng keng- áo len- màu đen- khen em. - Lời giải: Con nòng nọc. - HS lắng nghe ___________________________________________________________ TOÁN TIẾT 26: LUYỆN TẬP MỤC TIÊU: Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. * Bài 1, bài 2 II. CHUẨN BỊ: - Các biểu đồ trong bài học. - HS: Bài cũ – bài mới III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học. b. Hướng dẫn luyện tập: HĐ: Cả lớp: 35’ Bài 1: Biểu đồ dưới đây nói về số vải hoa + Đây là biểu đồ biểu diễn gì? - GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp. - Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sao? Vì sao? - Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai? Vì sao? - Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai? Vì sao? - Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét? - Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư? - Nêu ý kiến của em về ý thứ năm? Bài 2 - GV yêu cầu HS qua sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gi? - Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? - Tháng 7, 8, 9 có bào nhiêu ngày mưa? - Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa? - GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố- Dặn dò: 3’ - So sánh ưu & khuyết điểm của hai loại biểu đồ? - GV chốt lại: Biểu đồ tranh: dễ nhìn, khó thực hiện (do phải vẽ hình), chỉ làm với số lượng nội dung ít Biểu đồ cột: dễ thực hiện, chính xác, có thể làm với số lượng nội dung nhiều - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS nghe giới thiệu. - HS đọc đề bài - Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9. - HS dùng bút chì làm vào SGK, sau đó báo cáo kết quả. - Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng. - Đúng vì: 100m x 4 = 400m - Đúng, vì: tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán 300m, tuần 3 bán 400m, tuần 4 bán 200m. So sánh ta có: 400m > 300m > 200m. - Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 300m – 200m = 100m vải hoa. - Điền đúng. - Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300m – 100m = 200m vải hoa. - Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004. - Tháng 7, 8, 9. + Tháng 7 có 18 ngày mưa, tháng 8 có 15 ngày mưa, tháng 9 có 3 ngày mưa. + Trung bình mỗi thàng có; (18+ 15+ 3): 3 = 12 ngày mưa. - HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét. ______________________________________________________ KHOA HỌC: BÀI 10: ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN. SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN (Tích hợp GDBVMT: mức độ tích hợp - Liên hệ). I) Mục tiêu - Biết được hàng ngày cần ăn nhiều rau quả chín sử dụng thực phẩmsạch ,an toàn. - Nêu được: +Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn( giữ dược chất dinh dưỡng: được nuôi trồng, bảo quản chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn,hoá chất ;không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người. + Biết các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm( chọn thức ăn tươi, sạch , có giá trịdinh dưỡng ,không có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm,dụng cụ nấu ăn; nấu chín thức ăn;nấu song nên ăn ngay;bảo quản đúng cách thức ăn chưa dùng hết. Có ý thức thực hiện việc vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày. THMT:Mối quan hệ giữa con người và môi trường: con người cần không khí ,thức ăn và nước uống từ môi trường II) Đồ dùng dạy - học - Hình trang 22, 23 sách giáo khoa. - Một số rau quả tươi, một mớ rau bị héo, một hộp sữa mới và một hộp sữa để lâu đã bị gỉ. - Năm tờ phiếu có ghi sẵn câu hỏi. - Hình thức tổ chức : HĐ nhóm, cá nhân,lớp. III) Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định 1’ B. Kiểm tra bài cũ: (3-4’) ? Vì sao phải ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ? ? Vì sao phải ăn muối và không nên ăn mặn ? - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng đã dặn. C. D¹y häc bµi míi : 28-30’ - 1 häc sinh ®äc to tªn bµi. - Giíi thiÖu: hiÓu râ vÒ thùc phÈm s¹ch vµ an toµn vµ c¸c biÖn ph¸p thùc hiÖn vÖ sinh an toµn thùc phÈm, Ých lîi cña viÖc ¨n nhiÒu rau vµ qu¶ chÝn. Hát -Học sinh trả lời - Ghi đầu bài Hoạt động 1: Ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày.( 6-8’0 TL cặp đôi - Học sinh thảo luận cặp đôi theo câu hỏi: 1. Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau ? 2. ăn rau và quả chín hàng ngày có ích lợi gì ? - Gọi học sinh trình bày và bổ sung. - Nhận xét, tuyên dương học sinh thảo luận. -> Kết luận: ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. Vì vậy hàng ngày thức ăn nên chú ý ăn nhiều rau và hoa quả. - Thảo luận cùng bạn. 1. Người mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được. 2. Chống táo bón, đủ các chất vi-ta-min cần thiết, đẹp da, ngon miệng. Hoạt động 2: Trò chơi “Đi chợ mua hàng”( 7-10’)HĐN - Yêu cầu lớp chia thành 4 tổ, sử dụng các loại rau, đồ hộp mang đến để tiến hành trò chơi. - Các đội cùng đi chợ, mua những thứ mình cho là sạch và an toàn. + Giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà không mua thứ kia. - 5 phút sẽ gọi các đội mang hàng lên và giải thích. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm biết mua hàng và trình bày lưu loát. ->Kết luận: Những thực phẩm sạch và an toàn phải giữ được chất dinh dưỡng, được chế biến hợp vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng. - Học sinh chia tổ, để gọn những thứ của tổ mình cần vào một chỗ. - Các đội cùng đi mua hàng. + Mỗi đội cử 2 người tham gia, giới thiệu về các thức ăn mà mình đã mua. Ví dụ: Đội em mua loại rau còn tươi vì khi chế biến các món ăn sẽ ngon, không bị ngộ độc. Còn loại rau đã héo và úa vàng thì không nên mua vì chúng sắp hang, ăn không ngon, dễ bị mắc bệnh. Đồ hộp trước khi mua nên xem kĩ hạn sử dụng, không mua loại hộp đã cũ hoặc bị gỉ hay sắp hết hạn sử dụng vì chúng đã bị nhiễm hoá chất có thể gây hại cho sức khoẻ. - Nghe và ghi nhớ. Hoạt động 3: Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.( 6-8’) HĐN - Tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng. - Chia 8 nhóm, phát phiếu có câu hỏi. - Sau 10p gọi các nhóm lên trình bày. Nhóm có cùng nội dung thì nhận xét, bổ sung. - Tuyên dương những nhóm có ý kiến đúng, trình bày rõ ràng, dễ hiểu. -Nội dung phiếu: Phiếu 1 1. Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi sạch ? 2. Làm thế nào để nhận ra rau, thịt đã ôi ? Phiếu 2 1. Khi mua đồ hộp cần chú ý đến những gì ? Phiếu 3 1. Tại sao phải dùng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn ? 2. Nấu chín thức ăn có lợi gì ? Phiếu 4 1. Tại sao phải ăn thức ăn ngay sau khi nấu song ? 2. Bảo quản thức ăn chưa dùng hết trong tủ Hoạt động kết thúc: ( 2’) ? THMT:Để có được những thực phẩm ngon sạch và an toàn chúng ta phải làm gì?lạnh có lợi gì ? - GV nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Về nhà tìm hiểu gia đình mình làm cách nào để bảo quản. - Thảo luận nhóm theo định hướng. - Chia nhóm, nhận phiếu. - Các nhóm lên trình bày. Phiếu 1 1. là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi thiu, héo, úa, mốc 2. Rau mềm và nhũn, có mầu hơi vàng, là rua bị úa, thịt thâm, có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi. Phiếu 2 1. Chú ý đến hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, bị gỉ. Phiếu 3 1. Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ. 2. Giúp chúng thức ăn ngon miệng, không bị đau bong, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh. Phiếu 4 1. Để đảm bảo nóng sốt, ngon miệng, không bị ruồi muỗi hay các vi khuẩn khác bay vào. 2. Thức ăn thừa...tránh lãng phí và tránh ruồi bọ bay vào. +Mỗichúng ta phải biết trồng , chăm sóc và lựa chọn những thức ăn tươi ngon sạch để giữ được chất dinh dưỡng, được chế biế hợp vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng. __________________________________________________________ Ngày soạn: 02/10/2018 Ngày giảng: T5/04/10/2018 TOÁN TIẾT 24: BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU: - Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh. - Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh. * Bài 1, bài 2 (a, b) II. CHUẨN BỊ: - Biểu đồ Các con của năm gia đình, như phần bài học SGK, phóng to. III. CÁC HOẠT ĐộNG DẠY HỌc: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Khởi động: 1’ 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: 1’ - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu đồ dạng đơn giản, đó là biểu đồ tranh vẽ. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Cả lớp: 15’ - GV treo biểu đồ Các con của năm gia đình. - GV giới thiệu: Đây là biểu đồ về các con của năm gia đình. - GV hỏi: Biểu đồ gồm mấy cột? - Cột bên trái cho biết gì? - Cột bên phải cho biết những gì? - Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào? - Gia đình cô Mai có mấy con, đó là trai hay gái? - Gia đình cô Lan có mấy con, đó là trai hay gái? - Biểu đồ cho biết gì về các con của gia đình cô Hồng? - Vậy còn gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc? - Hãy nêu lại những điều em biết về các con của năm gia đình thông qua biểu đồ. - GV có thể hỏi thêm: Những gia đình nào có một con gái? - Những gia đình nào có một con trai? 4.Luyện tập, thực hành: HĐ2: Cá nhân: 15’ Bài 1: Biểu đồ dưới đây nói về các môn - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ, sau đó tự làm bài. - GV chấm một số bài và sửa sai. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài. - Khi HS làm bài, GV gợi ý các em tính số thóc của từng năm thì sẽ trả lời được các câu hỏi khác của bài. - Nhận xét, ghi điểm. 4.Củng cố- Dặn dò: 3’ Hướng dẫn HS hiểu các hình vẽ minh hoạ các môn thể thao: bơi, nhảy dây, cờ vua, đá cầu ở cột bên phải của biểu đồ - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài: Biểu đồ (tt). - Nhận xét tiết học. - HS nghe giới thiệu bài. 1.Làm quen với biểu đồ tranh - HS quan sát và đọc trên biểu đồ. - Biểu đồ gồm 2 cột. - Cột bên trái nêu tên của các gia đình. - Cột bên phải cho biết số con, mỗi con của từng gia đình là trai hay gái. - Gia đình cô Mai, gia đình cô Lan, gia đình cô Hồng, gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc. - Gia đình cô Mai có 2 con đều là gái. - Gia đình cô Lan chỉ có 1 con trai. - Gia đình cô Hồng có 1 con trai và 1 con gái. - Gia đình cô Đào chỉ có 1 con gái. Gia đình cô Cúc có 2 con đều là con trai cả. - HS tổng kết lại các nội dung trên: Gia đình cô Mai có 2 con gái, gia đình cô Lan có 1 con trai, - Gia đình có 1 con gái là gia đình cô Hồng và gia đình cô Đào. - Những gia đình có 1 con trai là gia đình cô Lan và gia đình cô Hồng. + HS đọc yêu cầu bài tập. - HS tự làm vào VBT. + Biểu đồ biểu diễn các môn thể thao khối 4 tham gia. + Khối 4 có 3 lớp là 4a, 4B, 4C. + Khối 4 tham gia 4 môn thể thao là bơi, nhảy dây, cờ vua, đá cầu. + Môn bơi có 2 lớp tham gia là 4a và 4c. + Môn cờ vua chỉ có 1 lớp tham gia là lớp 4A. + Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả 3 môn, trong đó họ cùng tham gia môn đá cầu. - HS đọc đề bài. - HS quan sat biểu đồ và giải. - HS lên bảng. Lớp tự làm. Bài giải a.Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch trong năm 2002 là: 10 x 5 = 50 (tạ) ; 50 tạ = 5 tấn b. Số thóc năm 2000 gia đình bác Hà thu được là: 10 x 4 = 40 (tạ) Năm 2002 gia đình bác Hà thu được nhiều hơn năm 2000 là: 50 – 40 = 10 (tạ) ______________________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 10: DANH TỪ i. MỤC TIÊU: - Hiểu được danh từ (DT) là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng). - Chỉ làm bài tập 1, 2 ở phần Nhận xét nhưng giảm bớt yêu cầu tìm danh từ chỉ khái niệm, chỉ đơn vị. iI. CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết sẵn bài 1 phần nhận xét. Giấy khổ to viết sẵn các nhóm danh từ+ bút dạ. Tranh (ảnh) về con sông, cây dừa, trời mưa, quyển truyện(nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ + Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được. + Tìm từ cùng nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được. - Nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm và đơn vị được gọi là gì? Bài: “Danh từ” giúp các em hiểu những từ đó. GV ghi đề. b. Tìm hiểu bài HĐ1: Cả lớp: 15’ Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ. - Gọi HS đọc câu trả lời. Mỗi HS tìm từ ở một dòng thơ. GV gọi HS nhận xét từng dòng thơ. GV dùng phấn màu gạch chân những từ chỉ sự vật. - Gọi HS đọc lại các từ chỉ sự vật vừa tìm được. Bài 2: Xếp các từ em vừa tìm được - Gọi HS đọc yêu cầu. - phát bảng cho từng nhóm hS. Yêu cầu HS thảo luận và hoàn bài tập. - Kết luật về phiếu đúng. - Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm và đơn vị được gọi là danh từ. + Danh từ là gì? + Danh từ chỉ người là gì? + Khi nói đến “cuốc đời”, “cuộc sống”, em nếm, ngửi, nhìn được không? c. Ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 4 Luyện tập- củng cố: HĐ2: Nhóm: 15’ Bài 1: Tìm danh từ chỉ khái niệm + Tại sao các từ: nước, nhà, người không phải là danh từ chỉ khái niệm. - Nhận xét, khen Bài 2: Đặt câu với một danh từ khái niệm em vừa tìm được. - Yêu cầu HS tự đặt câu. - Nhận xét câu văn của HS. 4. Củng cố – dặn dò: 3’ - Danh từ là gì? - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài - HS học bài và chuẩn bị bài: “Danh từ chung và danh từ riêng”. - Nhận xét tiết học. - HS hát + Gian dối là đức tính xấu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 5 Lop 4 20182019_12459763.doc
Tài liệu liên quan