Giáo án Khối 4 Tuần 1

CHIỀU:

Tiết 3: KHOA HỌC

 CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 - Các hình minh hoạ trong trang 4, 5/SGK. Máy chiếu

 - VBT. Bộ bảng nhóm dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác”

III/ Hoạt động dạy- học:

 

docx38 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khối 4 Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guyễn Du, kể về thân phận của một người con gái tài sắc vẹn toàn tên là Thuý Kiều. + Cho HS đọc thầm khổ thơ 3. Sự quan tâm chăm sóc của làng xóm đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? - Qua những hình ảnh trên cho ta thấy điều gì? + Cho HS đọc thầm toàn bài thơ . Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? - Những chi tiết trên cho ta thấy điều gì? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn rút ra đại ý của bài. - GV chốt ý- ghi bảng: ý nghĩa: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ 2.3: Luyện đọc diễn cảm - HTL (10’). - Gọi 3 HS đọc nối tiếp trước lớp. ( mỗi em đọc 2 khổ thơ, em thứ 3 đọc 3 khổ cuối). -GV treo bảng phụ.Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, ngắt nhịp đúng khổ 1 - GV đọc mẫu. - Gọi HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV theo dõi, uốn nắn. - Cho HS nhẩm HTL bài thơ. - Cho HS thi đọc HTL từng khổ thơ yêu thích - Nhận xét, tuyên dương HS. 3.Củng cố, dặn dò(2’) - Gọi 1 HS đọc bài và Nội dung Qua bài học hôm nay, em học được gì ở bạn nhỏ trong bài? - GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết học. -Về nhà HTL bài thơ. Chuẩn bị bài:” Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.(Tiếp theo)”. - 2 em lên bảng đọc bài và TLCH - 1 hs nêu - Nx - HS gt tranh, tên đề bài - Lắng nghe và nhắc lại tên bài. - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK. - Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo. - HS luyện phát âm - Nối tiếp nhau đọc lần 2. - 1 HS đọc chú giải. - Luyện đọc câu văn khó. - HS đọc bài theo nhóm đôi - Đại diện một số nhóm đọc, lớp nhận xét - Theo dõi, lắng nghe. - Thực hiện đọc thầm theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi. những câu thơ trên muốn nói mẹ bạn nhỏ bị ốm: không ăn được trầu nên lá trầu nằm khô giữa cơi trầu; không đọc được truyện nên truyện kiều được gấp lại; không làm lụng được vườn tược. Cô bác xóm làng đến thăm. - Người cho trứng, người cho cam, anh y sĩmang thuốc vào. Ý 1: Sự quan tâm của xóm làng đối với mẹ +Bạn nhỏ xót thương mẹ: Nắng mưa từ những ngày xưa đến giờ chưa tan. Cả đời đi gió đi sương lần giường tập đi. Vì con, mẹ khổ đủ điều. đã nhiều nếp nhăn. + Bạn nhỏ mong mẹ chóng khoẻ: Con mong mẹ khoẻ dần dần. + Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui: Mẹ vui, con có quản gì con sắm cả ba vai chèo. + Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là đất nước tháng ngày của con. Ý 2:Tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ - Thực hiện, sau đó đại diện của một vài nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - Nêu đại ý của bài. - Vài em nhắc lại - 3HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét xem bạn đọc đã đúng chưa. - HS lắng nghe. - 3-4 cặp HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét. - Thực hiện đọc 4-5 em, lớp theo dõi, nhận xét. - Cả lớp nhẩm học thuộc bài thơ. Sau đó HS xung phong thi đọc HTL trước lớp. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - HS tự nêu. - Lắng nghe, ghi nhận. - Nghe và ghi bài. Tiết 3 : KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I. Mục tiêu - Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. - GD học sinh lòng nhân ái, biết quan tâm và chia sẻ với mọi người. - Ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt) II. Chuẩn bị - Nội dung câu chuyện. Máy chiếu III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định 2. Bài mới: - Giới thiệu, ghi tên bài (1’) 2.1 :Giáo viên kể chuyện (10’). - Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu chuyện: “Sự tích hồ Ba Bể”. Trong SGK và đọc thầm yêu cầu. - GV kể chuyện 3 lần. Lần 1 kể bằng lời kết hợp giải nghĩa một số từ khó trong truyện. Lần 2 kể bằng tranh minh hoạ. Lần 3 kể câu chuyện chốt ý từng đoạn. 1. Bà cụ ăn xin xuất hiện trong đêm lễ hội. 2. Bà cụ ăn xin được mẹ con bà goá đưa về nhà. 3. Chuyện xảy ra trong đêm lễ hội. 4. Sự hình thành hồ Ba Bể. 2.2. Hướng dẫn HS kể chuyện (2’). - Yêu cầu HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. * Chú ý : Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời của cô. + Kể xong, cần trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. a) Kể chuyện theo nhóm(10’) Đoạn 1 : Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào? Đoạn 2 : Ai cho bà cụ ăn và nghỉ ? Đoạn 3 : Chuyện gì xảy ra trong đêm lễ hội? Đoạn 4 : Hồ Ba Bể hình thành như thế nào? - Yêu cầu học sinh kể cả câu chuyện. b) Thi kể chuyện trước lớp(10’) - Yêu cầu HS kể chuyện nhóm 4 em theo tranh. - Gọi HS xung phong thi kể toàn bộ câu chuyện. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi: Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì? - GV tổng hợp các ý kiến, chốt ý: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái ( như mẹ con bà goá) , khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. - GV nhận xét , tuyên dương 4. Củng cố, dặn dò: (2’) - Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện - Yêu cầu HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. - Gv liên hệ giáo dục HS: Biết quan tâm giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, những người già cả, neo đơn. - Khen ngợi thêm những HS chăm chú nghe kể chuyện và nêu nhận xét chính xác. - Nhận xét tiết học. - Về kể lại cho người thân và bạn bè nghe. Chuẩn bị: “ Nàng tiên ốc” - 1 em nhắc lại đề. - Theo dõi quan sát. - Đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK. - Lắng nghe. - HS theo dõi. - HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. - HS kể chuyện theo nhóm bàn. 1–2 em kể mỗi đoạn theo 1 tranh, cả lớp lắng nghe, nhận xét, kể bổ sung. - 1em kể cả câu chuyện - Thực hiện nhóm 4 em kể nối tiếp nhau theo 4 tranh. Lớp theo dõi, nhận xét. - HS xung phong thi kể toàn bộ câu chuyện. Lớp theo dõi, nhận xét. - Thảo luận nhóm bàn. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Mời bạn nhận xét, bổ sung và chuẩn bị để bình chọn bạn kể hay,.. - 2 HS nhắc lại. - Cả lớp bình chọn. - Lắng nghe, ghi nhận. Tiết 4: KĨ THUẬT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (tiết 1) I. Mục tiêu: - HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thêu. - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. II. Đồ dùng dạy- học: - Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: - Một số mẫu vải (vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng vải màu,) và chỉ khâu, chỉ thêu các màu. - Kim khâu, kim thêu các cỡ (kim khâu len, kim khâu, kim thêu). - Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. - Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt thước dây dùng trong cắt may, khuy cài khuy bấm. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:Vật liệu dụng cụ cắt, khâu, thêu. (1’) 2.2. Hướng dẫn cách làm: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về vật liệu khâu, thêu. (15’) * Vải: Gồm nhiều loại vải bông, vải sợi pha, xa tanh, vải lanh, lụa tơ tằm, vải sợi tổng hợp với các màu sắc, hoa văn rất phong phú. +Bằng hiểu biết của mình em hãy kể tên 1 số sản phẩm được làm từ vải? -Khi may, thêu cần chọn vải trắng, vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha. -Không chọn vải lụa, xa tanh, vải ni lông vì những loại vải này mềm, nhũn, khó cắt, khó vạch dấu và khó khâu, thêu. * Chỉ: Được làm từ các nguyên liệu như sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học. và được nhuộm thành nhiều màu hoặc để trắng. -Chỉ khâu thường được quấn thành cuộn, còn chỉ thêu thường được đánh thành con chỉ. +Kể tên 1 số loại chỉ có ở hình 1a, 1b. GV: Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải. GV kết luận như SGK. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo: (5’) * Kéo: + Đặc điểm cấu tạo: - GV cho HS quan sát kéo cắt vải (H.2a) và kéo cắt chỉ (H.2b) và hỏi : Nêu sự giống nhau và khác nhau của kéo cắt chỉ, cắt vải ? - GV giới thiệu thêm kéo bấm trong bộ dụng cụ để mở rộng thêm kiến thức. +Sử dụng: - Cho HS quan sát H.3 SGK và trả lời: + Cách cầm kéo như thế nào? - GV hướng dẫn cách cầm kéo . c. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác (5’) - GV cho HS quan sát H.6 và nêu tên các vật dụng có trong hình. - GV tóm tắt phần trả lời của HS và kết luận. 3.Củng cố - dặn dò: (2’) - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. - Chuẩn bị các dụng cụ may thêu để học tiết sau. - Chuẩn bị đồ dùng học tập. - HS quan sát sản phẩm. HS quan sát màu sắc. -HS kể tên một số sản phẩm được làm từ vải: chăn màn, quần áo, rèm, giầy, khăn.... - HS quan sát một số chỉ. - HS nêu tên các loại chỉ trong hình SGK. - HS quan sát trả lời. - Kéo cắt vải có 2 bộ phận chính là lưỡi kéo và tay cầm, giữa tay cầm và lưỡi kéo có chốt để bắt chéo 2 lưỡi kéo. Tay cầm của kéo thường uốn cong khép kín. Lưỡi kéo sắc và nhọn dần về phía mũi. Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt may. Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải. - Ngón cái đặt vào một tay cầm, các ngón khác vào một tay cầm bên kia, lưỡi nhọn nhỏ dưới mặt vải. - HS thực hành cầm kéo. - HS quan sát và nêu tên: Thước may, thước dây, khung thêu tròn vầm tay, khuy cài, khuy bấm, phấn may. - Theo dõi, lắng nghe. CHIỀU: Tiết 3: KHOA HỌC CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? I. Mục tiêu: Giúp HS: Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. II/ Đồ dùng dạy- học: - Các hình minh hoạ trong trang 4, 5/SGK. Máy chiếu - VBT. Bộ bảng nhóm dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: (2’) -Đây là một phân môn mới có tên là khoa học với nhiều chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề sẽ mang lại cho các em những kiến thức quý báu về cuộc sống. -Yêu cầu 1 HS mở mục lục và đọc tên các chủ đề. -Bài học đầu tiên mà các em học hôm nay có tên là “Con người cần gì để sống ?” nằm trong chủ đề “Con người và sức khoẻ”. Các em cùng học bài để hiểu thêm về cuộc sống của mình. 2. Hoạt động 1: Con người cần gì để sống ? (12’) * Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình. * Cách tiến hành: + Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 HS. -Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để trả lời câu hỏi: “Con người cần những gì để duy trì sự sống ?”. Sau đó ghi câu trả lời vào bảng nhóm. -Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng. -Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. +Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp. -Yêu cầu khi GV ra hiệu, tất cả tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều nhất. -Em có cảm giác thế nào ? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không ? * Kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút. -Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào ? -Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sau ? * GV kết luận: Để sống và phát triển con người cần: -Những điều kiện vật chất như: Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại, -Những điều kiện tinh thần văn hoá xã hội như: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí, 3. Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần.(10’) * Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần. * Cách tiến hành: + Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 / SGK. -Hỏi: Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình ? -GV chuyển ý: Để biết con người và các sinh vật khác cần những gì cho cuộc sống của mình các em cùng thảo luận và điền vào VBT. + Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 HS, thảo luận làm BT1 trong VBT. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT1 học tập. - Gọi 1 nhóm đọc kết quả BT1. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành BT chính xác nhất. - Yêu cầu HS vừa quan sát tranh vẽ trang 3, 4 SGK vừa đọc lại BT. - Hỏi: Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống ? - Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống ? *GV kết luận: Ngoài những yếu tố mà cả động vật và thực vật đều cần như: Nước, không khí, ánh sáng, thức ăn con người còn cần các điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội và những tiện nghi khác như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, phương tiện giao thông, 4. Hoạt động 3: Trò chơi: “Cuộc hành trình đến hành tinh khác”(7’) *Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người. *Cách tiến hành: -Giới thiệu tên trò chơi sau đó phổ biến cách chơi. -Phát các bảng nhóm cho HS và yêu cầu. Khi đi du lịch đến hành tinh khác các em hãy suy nghĩ xem mình nên mang theo những thứ gì. Các em hãy viết những thứ mình cần mang vào bảng nhóm. -Chia lớp thành 6 nhóm. -Yêu cầu các nhóm tiến hành trong 5 phút rồi mang nộp cho GV và hỏi từng nhóm xem vì sao lại phải mang theo những thứ đó. Tối thiểu mỗi nhóm phải ghi đủ: Nước, thức ăn, quần áo. -GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay và nói tốt. 5.Củng cố- dặn dò (2’) -GV hỏi: Con người, động vật, thực vật đều rất cần: Không khí, nước, thức ăn, ánh sáng. Ngoài ra con người còn cần các điều kiện về tinh thần, xã hội. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó ? -GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài. -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe -1 HS đọc tên các chủ đề. - Ghi đầu bài -HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký để tiến hành thảo luận. -Tiến hành thảo luận và ghi ý kiến vào bảng nhóm. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Ví dụ: +Con người cần phải có: Không khí để thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, bàn, ghế, giường, xe cộ, ti vi, +Con người cần được đi học để có hiểu biết, chữa bệnh khi bị ốm, đi xem phim, ca nhạc, +Con người cần có tình cảm với những người xung quanh như trong: gia đình, bạn bè, làng xóm, -Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau. -Làm theo yêu cầu của GV. -Cảm thấy khó chịu và không thể nhịn thở hơn được nữa. -HS Lắng nghe. -Em cảm thấy đói khác và mệt. -Chúng ta sẽ cảm thấy buồn và cô đơn. -Lắng nghe. -HS quan sát. -HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS nêu một nội dung của hình: Con người cần: ăn, uống, thở, xem ti vi, đi học, được chăm sóc khi ốm, có bạn bè, có quần áo để mặc, xe máy, ô tô, tình cảm gia đình, các hoạt động vui chơi, chơi thể thao, -Chia nhóm và làm việc theo nhóm. -1 HS đọc yêu cầu trong VBT. -1 nhóm đọc kết quả. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Quan sát tranh và đọc BT. -Con người cần: Không khí, nước, ánh sáng, thức ăn để duy trì sự sống. -Con người cần: Nhà ở, trường học, bệnh viện, tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, phương tiện giao thông, quần áo, các phương tiện để vui chơi, giải trí, -Lắng nghe. -HS tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của GV. -Nộp các bảng nhóm cho GV và cử đại diện trả lời. Ví dụ: +Mang theo nước, thức ăn để duy trì sự sống vì chúng ta không thể nhịn ăn hoặc uống quá lâu được. +Mang theo đài để nghe dự báo thời tiết. +Mang theo đèn pin để khi trời tối có thể soi sáng được. +Mang theo quần áo để thay đổi. +Mang theo giấy, bút để ghi lại những gì đã thấy hoặc đã làm. +Chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh, các phương tiện giao thông và công trình công cộng, tiết kiệm nước, biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. Ngày soạn: Chủ nhật, 26/8/2018 Ngày giảng: Thứ 4, 29/8/2018 SÁNG Tiết 1: TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo) I. Mục tiêu - Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. - Tính được giá trị của biểu thức. BT cần làm: 1, 2b; 3a, b. II. Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ. - HS: Xem trước bài, VBT. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ (3’) : - Gọi 2 HS lên bảng làm: đặt tính rồi tính: 98 547 – 23 180; 5469 x 7 - Nhận xét bài học sinh. 2. Bài mới : 2.1.Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1’) 2.2. Hướng dẫn HS ôn tập. Bài 1: Tính nhẩm (10’) Gọi HS nêu yêu cầu bài - Gọi lần lượt HS lên bảng thực hiện . - Nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 6000 + 2000 – 4000 = 4000 90 000 – (70 000 -20 000) = 40 000 90000 – 70000- 20 000 = 0 12 000 : 6 = 2000 Bài 2 : Đặt tính rồi tính (10’) - Gọi HS nêu yêu cầu bài - Gọi 4 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1 phép tính. - Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng. Chữa bài cho cả lớp. 56346 13065 65040 5 + 2854 x 4 15 13008 59200 52260 00 04 40 0 Bài 3a,b :Tính giá trị biểu thức (10’) Gọi HS nêu yêu cầu bài - Gọi 2 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở, nhận xét bài trên bảng. - Chữa bài chung cho cả lớp. - Yêu cầu HS nêu lại cách tính biểu thức. Đáp án: a) 3257 + 4659 - 1300 = 6616 b) 6000 - 1300 x 2 = 9400 3.Củng cố - dặn dò (2’): - Hướng dẫn bài luyện tập thêm về nhà. - Giáo viên nhận xét tiết học. -chuẩn bị bài: “Biểu thức có chứa một chữ”. Hát - 2 em lên bảng; lớp làm nháp 98 547 5469 – 23 180 x 7 75 367 38283 - Nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm - Thực hiện cá nhân bằng bút chì vào sách - Lần lượt lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét - Sửa bài nếu sai. - Nêu yêu cầu bài - Thực hiện làm bài vào vở, 4 em lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét. - Sửa bài nếu sai. - Nêu yêu cầu bài - Thực hiện làm bài, 2 em lên bảng, lớp làm vào vở. - Chữa bài nếu sai. - 2 HS nêu. CHIỀU: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ? I. Mục tiêu - Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (ND ghi nhớ). - Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa (mục III). II. Đồ dùng dạy học Bài văn tham khảo. Máy chiếu III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: (1’) - GV giới thiệu chương trình TLV lớp 4 và giới thiệu bài mới. 2.2. Phần nhận xét: (15’) Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu và tìm hiểu yêu cầu. - Kể chuyện: 1 HS kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể - Cho HS thực hiện yêu cầu BT 1 câu a, b, c a/ Tên các nhân vật trong truyện Sự tích hồ Ba Bể(Bà lão ăn xin, mẹ con bà goá.) b/ Các sự việc xảy ra và kết quả: Ghi các sự việc lên bảng. c/ Ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn sàng cứu giúp đồng loại. Truyện khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đèn đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Bài 2: (3’) Gọi HS đọc yêu cầu bài 2. - GV giao việc: Đọc bài Hồ Ba Bể trong bài tập và trả lời câu hỏi. + Bài văn có nhân vật không? + Hồ Ba Bể được giới thiệu như thế nào? GV chốt lại: So với bài “Sự tích hồ Ba Bể” ta thấy bài “Hồ Ba Bể” không phải là bài văn kể chuyện. + Theo em, thế nào là kể chuyện? + Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. GV yêu cầu học sinh đọc nhẩm thuộc lòng phần ghi nhớ tại lớp. 2.3. Phần luyện tập (18’) - GV giao việc : Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con, vừa mang nhiều đồ đạc, em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quảng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó. GV đọc đoạn mẫu. - GV kết hợp hỏi các nhân vật trong chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện. 3. Củng cố, dặn dò: (1’) - Nhận xét giờ học - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. Hát - HS lắng nghe - 2 HS đọc yêu cầu BT1, lớp tìm hiểu yêu cầu - 1HS kể lại câu chuyện. - HS thực hiện yêu cầu câu a, b, c. Cả lớp nghe GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Đọc yêu cầu BT2 - HS khá đọc toàn bài, lớp đọc thầm và suy nghĩ - Hs TLCH: Ko có nhân vật. - HS trả lời - HS đọc nhẩm phần ghi nhớ - Hs lắng nghe HS làm bài vào vở và trình bày trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, chọn khen những bài làm hay. - HS lắng nghe Tiết 2: ĐẠO ĐỨC TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 1) I. Mục tiêu : - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS. - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. Bài tập cần làm: 1, 2 - KNS: tự nhận thức về sự trung thực trong học tập; bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập; làm chủ trong học tập. II. Chuẩn bị III. Hoạt động dạy và học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KTBC(1’) - Kiểm tra sách vở của học sinh. 2.Bài mới : 2.1. GTB(1’) Giới thiệu bài 2.2.Xử lí tình huống. (10’) - Cho HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống. - Gv tóm tắt thành cách giải quyết chính. a) Mượn tranh của bạn để đưa cho cô giáo xem. b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà. c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau. - Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao chọn cách G.quyết đó? - GV kết luận: Cách giải quyết (c) là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập. Khi mắc lỗi gì ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. 2.2. Bài tập Bài tập 1: Làm việc cá nhân (SGK) (5’). - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1 trong SGK.. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 1 - GV lắng nghe HS trình bày và kết luận: + Ý (c) là trung thực trong học tập. + Ý (a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập. Bài tập 2: Thảo luận nhóm (SGK) (6’). - GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu HS lựa chọn và phát biểu theo quy ước 2 thái độ: + Tán thành (giơ tay thẳng) + Không tán thành (nắm tay) - Yêu cầu HS các nhóm cùng sự lựa chọn và giải thích lí do lựa chọn của mình. - GV kết luận: Ý kiến (b), (c) là đúng, ý (c) là sai. - GV kết hợp giáo dục HS: Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập? - GV khen ngợi các nhóm trả lời tốt, động viên nhóm trả lời chưa tốt. 2.4. Liên hệ bản thân. (5’) - GV tổ chức làm việc cả lớp. - Cho HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. + Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực? + Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết? * GV chốt bài học: (1’)Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý, tôn trọng. “ Khôn ngoan chẳng lọ thật thà Dẫu rằng vụng dại vẫn là người ngay” 4. Củng cố - dặn dò (3’): Hướng dẫn thực hành: - GV yêu cầu HS về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực, 3 hành vi thể hiện sự không trung thực trong học tập. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị trước bài tập 3, 4, 6 cho tiết sau. - Đặt sách vở lên bàn. - Lắng nghe và nhắc lại . - HS quan sát và thực hiện. - Theo dõi, lắng nghe. - Thảo luận nhóm 2 em. - Trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét. - HS theo dõi. - Một số em trình bày trước lớp. - Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. - Theo dõi, lắng nghe. - Vài em đọc ghi nhớ, lớp theo dõi. - Nêu yêu cầu - Giải quyết các tình huống. - Mỗi HS tự hoàn thành bài tập 1. - HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau. - Nhóm 3 em thực hiện thảo luận. - 1hs lên làm vai trò chủ trì, các nhóm giơ tay phát biểu ý kiến theo quy ước. - Lắng nghe và trả lời:cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi mắc phải, không nói dối, không coi cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. - HS nêu trước lớp. - Nói dối, chép bài của bạn, nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. - Lắng nghe, ghi nhận. - Nhắc lại - Nghe và ghi bài. Tiết 3: KHOA HỌC: BÀI 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ôxi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các – bô – nic, phân và nước tiểu. Hoàn thành sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. II/ Đồ dùng dạy- học: -Các hình minh hoạ trang 6 / SGK. - 6 thẻ ghi từ Thức ăn, Nước, Không khí, Phân, Nước tiểu, Khí các-bô-níc III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ:(3’) - Giống như thực vật, động vật, con người cần những gì để duy trì sự sống ? - Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì ? 2. Dạy bài mới: 2.1.Giới thiệu bài(1’) -Con người cần điều kiện vật chất, tinh thần để duy trì sự sống. Vậy trong quá trình sống con người lấy gì từ môi trường, thải ra môi trường những gì và quá trình đó diễn ra như thế nào ? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó. 2.2.Hoạt động 1: Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì ? (12’) * Mục tiêu: -Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống. -Nêu được thế nào là quá trính trao đổi chất. * Cách tiến hành: + Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp. -Yêu cầu: HS quan sát hình minh hoạ trong tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an lop 4 tuan 1_12421233.docx
Tài liệu liên quan