Giáo án Khối Bốn - Tuần 6

 BUỔI CHIỀU

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG

I. Mục tiêu: Giúp HS

 Biết thêm được nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng; bước đầu xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung” theo 2 nhóm nghĩa và đặt câu được với một số từ trong nhóm.

II. Chuẩn bị

- Phiếu học tập cho BT1.

- GV chép sẵn BT2 lên bảng lớp.

III. Các hoạt động dạy-học :

1. Kiểm tra bài cũ(5’): Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Cho ví dụ.

- Gọi 2 HS lên làm - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá và KL.

2. Bài mới:

Hoạt đông1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi.

Hoạt động 2(12’): Hướng dẫn làm bài tập.

 

doc19 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khối Bốn - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D bài – Nhận xét tiết học. - Dặn HS về làm BT trong vở BTT. ĐẠO ĐỨC BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2) (Mức độ tích hợp GDBVMT: Liên hệ) I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến của bản thân về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. - Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. II.Các kĩ năng được giáo dục cơ bản: - Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và nhà trường - Kĩ năng lắng nghe ý kiến người khác trình bày ý kiến. - Kĩ năng kiềm chế cảm xúc. - Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện tự tin. Bảo vệ môi trương: HS biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ,thầy cô giáo,chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình,về môi trường lớp học. Tiết kiệm năng lượng:Biết bày tỏ chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sử dụng năng lượng III.CácPPDH: - Thảo luận nhóm. - Đóng vai. - Trình bày một phút. Nói cách khác. II. Các hoạt động dạy –học: 1. Kiểm tra bài cũ(5’): Tại sao tự em cần biết bày tỏ ý kiến ? - Gọi HS trả lời - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá và KL. 2. Bài mới: Hoạt động1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. Hoạt động2(7’): Xử lí tình huống: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa” - GV cho HS đọc thầm – Chia lớp theo nhóm 4. - GV cho HS thảo luận và đóng vai - GV bao quát lớp và giúp đỡ nhóm còn lúng túng - GV cho HS thảo luận nêu ý kiến về các nhân vật. - Gọi các nhóm lần lượt trình bày tiểu phẩm - T/c nhận xét – GV đánh giá. Hoạt động3(10’): Rèn kĩ năng biết bày tỏ ý kiến với bạn bè về các lĩnh vực khác nhau. - GV chia lớp theo nhóm đôi chơi trò chơi “Phóng viên” để phỏng vấn các nhân vật. - GV yêu cầu HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về các vấn đề: + Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em. ND sinh hoạt của lớp em, chi đội em + Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm + Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch. Dự định của em trong hè này -Gọi một số cặp HS lên thực hành phỏng vấn và trả lời – T/c nhận xét. Hoạt động4(7’): Trình bày bài viết, tranh vẽ liên quan đến việc biết bày tỏ ý kiến bản thân, về việc bảo vệ môi trường. - GV cho HS làm BT4-VBT - Gọi HS trình bày – T/c nhận xét. 3.Hoạt động nối tiếp(3’): - Qua bài học giúp HS biết bày tỏ ý kiến của bản thân với những người xung quanh. - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. ................................................................................................... Thứ ba, ngày 10 tháng 10 năm 2017. TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS: - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. - Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ(5’): Gọi HS lên bảng làm BT 3 tiết 26 - Gọi HS lên làm - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá và KL. 2.Bài mới: Hoạt động1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. Hoạt động2(30’): Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Rèn kĩ năng đọc viết số tự nhiên liền trước, liền sau. - HS đọc đề – GV cho HS làm bài vào vở. - Gọi HS lần lượt lên nêu – T/c nhận xét – GV đánh giá. Bài 2a,c: Rèn kĩ năng so sánh 2 số tự nhiên. - HS đọc đề – GV cho HS làm vào vở. - GV bao quát lớp và giúp HS còn yếu. - Gọi HS lên làm – Giải thích cách làm – T/c nhận xét, chốt kết quả đúng: a) 475 9 36 > 475 836 c) 9 0 3876 < 913000 Bài 3a,b,c: Rèn kĩ năng phân tích, xử lí số liệu trên biểu đồ. - HS đọc đề – Y/c HS quan sát biểu đồ và hỏi : Biểu đồ biểu diễn gì ? (Biểu đồ biểu diễn số học sinh giỏi toán khối lớp ba Trường tiểu học Lê Quí Đôn năm học 2004-2005. - Gọi HS trả lời – GV cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài. - Gọi HS trình bày – T/c nhận xét – GV đánh giá. Bài 4a,b: Rèn kĩ năng ghi lại thế kỉ dựa vào năm - HS đọc đề – GV cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài vào vở. - GV bao quát lớp và giúp HS còn yếu. - Gọi HS lần lượt trình bày – T/c nhận xét - GV đánh giá và chốt kết quả đúng. 3.Hoạt động nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ I. Mục tiêu: Giúp HS - Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. - Làm đúng bài tập 2,BT 3a/b. II. Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra(5’): KT kĩ năng viết từ: Chen chân, len qua, nộp bài, làm bài. - Gọi 2 HS lên viết - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá và KL. 2. Bài mới: Hoạt động1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. Hoạt động2(20’): Hướng dẫn HS nghe- viết chính tả. a. Tìm hiểu ND bài viết: - GV gọi 2 HS đọc bài viết – Nêu câu hỏi tìm hiểu ND đoạn viết. ? Nhà văn Ban-dắc có tài gì ? - HS thảo luận và trả lời – T/c nhận xét – GV chốt lại. b. Hướng dẫn viết từ khó: - GVđọc – HS viết vào vở nháp, gọi 1 HS lên bảng viết: Pháp, Ban-dắc, thẹn. - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá. - GV lưu ý những tiếng dễ viết sai chính tả, chữ cần viết hoa. c. Nghe - viết chính tả: - GV đọc – HS viết vào vở, GV chú ý bao quát lớp. - GV đọc rõ ràng, rõ câu cho HS viết - GV đọc lại cho HS soát lỗi. - Cho HS đổi chéo vở - HS soát đếm số lỗi của nhau theo cặp – Báo cáo. - GV chấm một số bài – T/c nhận xét. HĐ3(10’): Luyện tập: Bài 1: Rèn kĩ năng viết đúng từ láy có âm đầu s / x. - Gọi HS đọc yêu cầu– Làm bài vào vở - Gọi 1 HS lên làm. T/c lớp nhận xét. Kết quả: xa, sàn sàn, xám xịt, sùi sụt ... Bài 2: Rèn kĩ năng viết đúng từ láy có ?/~ - HS đọc đề – GV cho HS làm bài. - Gọi HS nêu - T/c nhận xét. 3.Hoạt động nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. - Dặn HS viết chưa đẹp về luyện viết lại bài. LUYỆN TỪ VÀ CÂU DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG I. Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu được khái niệm DT chung và DT riêng. - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. - Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập cho BT1. III. Các hoạt động dạy - học : 1.Kiểm tra bài cũ(5’): - Danh từ là gì ? Cho ví dụ. - Gọi 2 HS lên làm - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá và KL. 2.Bài mới: Hoạt động1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. Hoạt động2(12’): Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: GV gọi HS đọc y/c và ND bài – Cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài. - Gọi HS nêu các danh từ – T/c nhận xét – GV chốt kết quả đúng: a – sông, b – Cửu Long, c – vua, d – Lê Lợi . Bài 2: Gọi HS đọc y/c – GV cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi về danh từ chung, DT riêng. - Gọi HS nêu – T/c nhận xét – GV chốt lại. Sông,vua: chỉ tên chung. Cửu Long, Lê Lợi: chỉ tên riêng. Bài 3: Gọi HS đọc y/c – GV cho HS thảo luận và trả lời. - T/c nhận xét – GV chốt lại: Danh từ chung không phải viết hoa, danh từ riêng phải viết hoa. - GV t/c cho HS đàm thoại và rút ra ghi nhớ. - Gọi vài HS đọc ghi nhớ SGK. HĐ3(18’): Hướng dẫn luyện tập. BTập 1: Rèn kĩ năng nhận biết DT chung và DT riêng trong đàm thoại. - HS đọc y/c – Xác định y/c. - GV cho HS thảo luận nhóm 4 và làm bài vào phiếu học tập. - Gọi HS lên trình bày – T/c nhận xét – GV đánh giá. + DT chung: Núi / dòng / sông / dãy / mặt / sông / ánh / nắng / đường / dãy / nhà / phải / giữa / trước. + DT riêng: Chung / Lam / Thiên Nhẫn / Trác / Đại Huệ / Bác Hồ. BTập 2: Rèn kĩ năng viết tên bạn trong lớp và XĐ DT chung và DT riêng. - HS đọc đề – Làm bài vào vở. - GV gọi HS nêu – T/c nhận xét – GV đánh giá. 3. Hoạt động nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học ÔN TOÁN LUYỆN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I. Mục tiêu: Giúp HS - Luyên tập lại tìm số trung bình cộng. - Biết được tổng của 2 số ,tìm trung bình của mỗi số. II. Các hoạt động dạy học. 1.Kiểm tra bài cũ(5’): Nêu quy tắc về cách tìm số TBC - HS nêu VD và làm - GV cùng HS n/x và KL 2. Bài mới: Hoạt động1(2’): GV giới thiệu nội dung tiết luyện tập – HS theo dõi. Hoạt động2(25’): Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Tìm số TBC (áp dụng cho HS Yếu và TB) a) 3;7;11;15;19 b)25;35;45;55;65 - HS làm vào vở, 2Hs lên bảng làm. - Gv cùng Hs cả lớp n/x đối chiếu kq. ? Bài b em nào con cách tính nhanh hơn. Bài 2: Tìm ba số tự nhiên khác nhau, biết TBC của ba số đoa là 2( áp dụng cho HS khá ) -Hs suy nghĩ làm bài vào vở . -Gv gợi ý HS làm bài. Hoạt động nối tiếp(3’) -Gv n/x tiết học – Hs chuẩn bị bài học hôm sau. ........................................................................................ Thứ tư, ngày11 tháng 10 năm 2017. TẬP ĐỌC CHỊ EM TÔI I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng,bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa truyện: Khuyên học sinh không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. Các kỹ năng được giáo dục: - Tự nhận thức về bản thân. - Thể hiện sự cảm thông. - Xác định giá trị. - Lắng nghe tích cực. III. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học cơ bản : -Trải nghiệm thảo luận nhóm. -Thảo luận nhóm. Đóng vai(đọc phân vai) IV.Các hoạt động dạy-học : 1.Kiểm tra bài cũ(5’): Gọi HS đọc bài “Nỗi dằn vặt của An-Đrây-Ca”. - Gọi 2 HS đọc - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá và KL. 2.Bài mới: Hoạt động1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. Hoạt động2(10’): Luyện đọc đoạn - Đọc mẫu. - GV gọi HS đọc bài – Lớp theo dõi. - Hướng dẫn HS phân đoạn (3 đoạn). - GV gọi HS đọc nối tiếp bài 3 lượt – Kết hợp luyện đọc từ khó, ngắt nghỉ và sửa chính âm. - Cho HS luyện đọc thầm trong nhóm bàn. - GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc - Lớp theo dõi. Hoạt động(10’): Tìm hiểu bài. * Đoạn 1: Từ đầu cho đến tặc lưỡi cho qua. - GV gọi HS đọc – GV nêu câu hỏi: H: + Cô chị xin phép ba đi đâu? + Cô có đi học nhóm thật không? Em đoán xem cô đi đâu? + Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy? + Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận? - Gọi HS trả lời – T/c nhận xét và thảo luận rút ra ý chính: Ý 1: Cô chị nhiều lần nói dối ba. * Đoạn 2: Tiếp theo cho đến nên người. - Gọi HS đọc bài – GV nêu câu hỏi: H: + Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối? - HS thảo luận và trả lời – T/c nhận xét , rút ra ý chính: Ý 2: Cô em giúp chị tỉnh ngộ. * Đoạn 3: Phần còn lại - Gọi HS đọc bài – GV nêu câu hỏi: H: + Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ? + Cô chị đã thay đổi như thế nào? + Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? - HS thảo luận và trả lời – T/c nhận xét , rút ra ý chính: Ý 3: Cô chị đã thay đổi. - GV cho HS đọc bài – T/c thảo luận và nêu ND của bài : Ý nghĩa: Khuyên học sinh không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Hoạt động4(10’): Luyện đọc diễn cảm - Thi đọc. - GV đọc mẫu đoạn luyện đọc - GV hướng dẫn HS cách đọc – Lớp theo dõi - Gọi HS đọc diễn cảm – Thi đọc - T/c nhận xét. - Lớp nx, bình chọn bạn đọc tốt nhất. 3.Hoạt động nối tiếp(3’): - 2-3 HS nhắc lại nội dung bài. - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian. - Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột. - Tìm được số trung bình cộng. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập cho BT1 SGK. III. Các hoạt động dạy-học : 1.Kiểm tra bài cũ(5’): Gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 5 tiết 27 - Gọi 2 HS lên làm - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá và KL. 2. Bài mới: Hoạt động1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. Hoạt động2(30’): Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Rèn kĩ năng so sánh số, đọc số và viết số. - Gọi HS đọc đề – GV cho HS làm vào vở. - GV gọi 5 HS lên làm – T/c nhận xét – GV chốt kết quả đúng. a) Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là: A. 505050 B. 5050050 C. 5005050 D. 50050050 b) Giá trị của chữ số 8 trong số 548762 là: A. 80000 B. 8000 C. 800 D. 8 c) Số lớn nhất trong các số 684257, 684275, 684752, 684725 A. 684257 B. 684275 C. 684752 D. 684725 d) 4 tấn 85 kg = . . . kg Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 485 B. 4850 C. 4085 D. 4058 Bài 2: Rèn kĩ năng đọc, phân tích số liệu trên biểu đồ. - HS đọc đề – Thảo luận cặp đôi và làm vào vở. - GV gọi HS lần lượt nêu – T/c nhận xét – GV đánh giá. - Lớp cùng GV nhận xét. 3. Hoạt động nối tiếp (3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn bài, làm BT trong vở BTT. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: Giúp HS - Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng trung thực. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện. II. Chuẩn bị: Sưu tầm truyện, bảng tiêu chí đánh giá. III. Các hoạt động dạy –học : 1.Kiểm tra bài cũ(5’): Gọi học sinh kể lại câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa của chuyện. - Gọi 2 HS lên kể - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá và KL. 2.Bài mới : Hoạt động1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. Hoạt động2(30’): Hướng dẫn kể chuyện. a. Tìm hiểu đề: - Gọi HS đọc đề bài, GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ : được nghe, được đọc, lòng tự trọng. - GV gọi HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý – Lớp theo dõi. - GV nêu câu hỏi: + Thế nào là lòng tự trọng? Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng? - Cho HS lần lượt trả lời – T/c nhận xét – GV chốt lại. - Gọi HS lần lượt giới thiệu chuyện định kể – Lớp theo dõi – GV góp ý. b. Kể trong nhóm - Trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện. - GV cho HS luyện kể trong nhóm đôi – Trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - GV bao quát lớp – Giúp đỡ HS còn lúng túng. c. Thi kể trước lớp: - GV treo bảng phụ – Gọi HS đọc dàn ý và tiêu chí đánh giá. - Gọi HS lần lượt lên kể – Trao đổi ND ý nghiã câu chuyện. - HS cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV y/c HS nhận xét, đánh giá theo 3 tiêu chí: ND, cách kể, khả năng hiểu truyện. - Lớp bình chọn bạn kể hay, bạn hiểu nội dung truyện, bạn nhận xét đúng nhất. - GV đánh giá và tuyên dương HS 3.Hoạt động nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. - Dặn HS về tập kể lại chuyện cho người thân nghe. BUỔI CHIỀU LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG I. Mục tiêu: Giúp HS Biết thêm được nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng; bước đầu xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung” theo 2 nhóm nghĩa và đặt câu được với một số từ trong nhóm. II. Chuẩn bị - Phiếu học tập cho BT1. - GV chép sẵn BT2 lên bảng lớp. III. Các hoạt động dạy-học : 1. Kiểm tra bài cũ(5’): Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Cho ví dụ. - Gọi 2 HS lên làm - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá và KL. 2. Bài mới: Hoạt đông1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. Hoạt động 2(12’): Hướng dẫn làm bài tập. BTập 1: Ghép từ có tiếng “Tự” - HS đọc y/c – GV cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài vào phiếu học tập. - Gọi HS lần lượt nêu – T/c nhận xét. - GV chốt kết quả đúng: Tự trọng, tự tin, tự kiêu, tự hào,... BTập 2: Rèn kĩ năng ghép từ có nghĩa. - HS đọc đề – GV chia lớp theo nhóm 4. - Cho các nhóm thảo luận và làm bài – Gọi 2 HS trình bày trên bảng. - Các nhóm khác nhận xét – GV chốt kết quả đúng. BTập 3: Củng cố nghĩa của tiếng trung. - HS đọc đề – Làm bài vào vở. - GV gọi 2 HS đọc kết quả - T/c nhận xét. - GV chốt kết quả đúng: a) Trung thu, trung tâm, trung bình. b) Trung thành, trung nghĩa, trung kiên, trung thực, trung hậu. BTập 4: Rèn kĩ năng đặt câu. - HS đọc đề – Cho HS thảo luận căp đôi, làm bài. - Gọi HS lần lượt nêu – T/c nhận xét – GV đánh giá. 3. Hoạt động nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị trước bài: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. KĨ THUẬT KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (Tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết cách khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường . - Khâu ghép được hai mảnh vải bằng mũi khâu thường.Các mũi khâu có thể chưa đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm. - Với HS khéo tay:Khâu ghép được hai mảnh vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. II. Chuẩn bị: Kim, chỉ, vải, phấn, thước. III. Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ(5’): GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS . - GV cho HS KT chéo, báo cáo - GV đánh giá. 2.Bài mới: Hoạt động1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. Hoạt động2(8’): Hướng dẫn dẫn quan sát, nhận xét mẫu. - GV giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép 2 mảnh vải và nêu ứng dụng. - Gọi HS nêu – T/c nhận xét - GV giới thiệu mẫu – Cho HS quan sát và nhận xét. GV KL: Khâu ghép 2 mảnh vải được úng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm như ráp tay áo, cổ áo ... Các mũi khâu cách đều nhau, phẳng, không dúm. Hoạt động 3(12’): Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1,2,3 SGK - Cho HS thảo luận cặp đôi: + Cách vạch dấu trên đường khâu. + Cách khâu lược, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Gọi HS nêu - T/c nhận xét – GV đánh giá và bổ sung. - GV hướng dẫn HS các thao tác kĩ thuật – Lớp theo dõi. - GV chốt lại: Khâu lược, khâu ghép 2 mảnh vải bằng mũi khâu thường. Hoạt động 4(8’): HS thực hành. - GV cho 1-2 HS lên bảng thực hành khâu 2 mép vải bằng mũi khâu thường. - HS khác và GV nhận xét. - GV chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn. - 2-3 HS đọc phần ghi nhớ cuối bài. 3. Hoạt động nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành ÔN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP VỀ DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG I. Mục tiêu: Giúp Hs - Năm vững quy tắc viết danh từ riêng và danh từ chung. - Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập. II. Chuẩn bị : Bảng phụ ghi bài tập luyện tập III.Các hoạt động dạy –học 1. Bài cũ(5’): Hs nêu danh từ chung và danh từ riêng là gì? - Lấy ví dụ .GV cùng Hs cả lớp nhận xét KL 2. Luyện tập Hoạt động 1(15’) Dành cho Hs trung bình và yếu. - Gv đưa bảng phụ hướng dẫn. - Hs làm và nêu kết quả. Hoạt động 2(13’) :Dành cho Hs khá -GV cũng hướng dẫn như HĐ 1. Hoạt động nối tiếp(2’): GV nhận xét tiết học – Về nhà làm thêm bài tập về danh từ ...................................................................................................... Thứ năm, ngày 12 tháng 10 năm 2017. TOÁN PHÉP CỘNG I. Mục tiêu: Giúp HS Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp. II. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra bài cũ(5’): GV gọi HS lên bảng làm BT 3-VBT. - Gọi 1 HS lên làm - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá và KL. 2. Bài mới: Hoạt động1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. Hoạt động2(10’): Củng cố kĩ năng làm tính cộng. - Gọi HS đọc phép cộng – GV ghi lên bảng. - GV gọi HS nêu cách đặt tính – Lớp theo dõi và nhận xét. - GV hướng dẫn HS đặt tính – Gọi HS đúng tại chỗ cộng. - GV viết kết quả - T/c nhận xét. - HS rút ra KL: + Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột. + Cộng từ phải sang trái Hoạt động3(20’): Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng. - HS đọc đề – GV cho HS làm bài vào vở. - GV gọi HS lên làm – T/c nhận xét – GV đánh giá. Bài 2 dòng1,3: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng - HS đọc đề, nêu yc bài tập. - HS làm bài cá nhân, nêu miệng kq. - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá. Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán. - HS đọc đề – XĐ y/c – GV cho HS làm bài vào vở. - GV theo dõi và giúp HS còn yếu. - Gọi HS lên làm – T/c nhận xét – GV đánh giá. Giải Số cây huyện đó trồng là: 325164 + 60830 = 385994 (cây) Đáp số: 3885994 cây. 3. Hoạt độngnối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ I. Mục tiêu: Giúp HS Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư ( đúng ý , bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. II. Chuẩn bị: - GV chấm bài, tổng hợp điểm. - Liệt kê những lỗi sai phổ biến của HS, hướng sửa chữa. III. Các hoạt động dạy –học: 1. Kiểm tra bài cũ(5’): GV kiểm tra vở của HS. - Phân loại bài viết: Gỏi, khá, trung bình, yếu. 2.Bài mới: Hoạt động1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. Hoạt động2(10’): Nhận xét kết quả làm bài. - GV nêu những ưu điểm và nhược điểm chính trong bài viết của HS. - Ưu điểm: Bài viết sạch, đẹp, đúng bố cục, thể hiện tình cảm, câu văn rõ ràng mạch lạc là: Yến Ngọc Lan Anh, Thanh Xuân, Hằng, ... - Hạn chế: + Một số bài trình bày chưa rõ ràng bố cục, chữ viết chưa đẹp: Đạt, Phượng, .. + Lời văn còn lủng củng: Sắc, Xuân Dương, ... + Câu văn nghèo cảm xúc: Thảo, Linh, ... Hoạt động 3(20’): Hướng dẫn sửa lỗi. - GV phát bài cho HS - HS đọc lời nhận xét của GV - Đọc những chỗ GV chỉ lỗi sai trong bài – HS ghi ra giấy nháp và sửa lỗi. - GV cho HS đổi chéo vở KT - GV theo dõi kiểm tra HS làm việc. - GV đọc một số đoạn, cả lá thư viết hay của HS trong lớp. - HS trao đổi thảo luận - HS trao đổi về những cái hay, cái đáng học tập ở đoạn, ở lá thư đã đọc. - GV bổ sung và chốt lại. 3. Hoạt động nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học - Biểu dương những học sinh đạt điểm cao. - Yêu cầu những học sinh viết thư chưa đạt về nhà viết lại cho tốt hơn. ĐỊA LÍ TÂY NGUYÊN (Mức độ tích hợp GDBVMT: Bộ phận) I. Mục tiêu: Giúp HS - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên. + Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Viên, Di Linh. + Khí hậu hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô. -Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiênViệtNam: Kon Tum, Plây- cu, Đắc Lắc, Lâm Viên, Di Linh. BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi trung du. TKNL: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông,các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh.Bởi vậy TN có tiềm năng thủy điệnto lớn. BĐKH: TN.có hai mùa rõ rệt :Mùa mưa và mùa khô.Giá trị của TN,biết nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ở TN II. Chuẩn bị: Bản đồ địa lí Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học : A/ Kiểm tra(5’): Em hãy nêu điều kiện tự nhiên và cây trồng chủ yếu ở Trung du Bắc Bộ ? - Gọi 2 HS lên trả lời - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá và ghi điểm. B/ Bài mới: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(12’): Tìm hiểu về Tây Nguyên - Đặc điểm tự nhiên. - GV treo bản đồ, chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lý tự nhiên VN. - HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam - HS quan sát, nhận xét. - GV cho HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao: Đắk Lắk, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên. - GV chia lớp theo nhóm 4 – Cho các nhóm thảo luận nêu đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên. - Gọi đại diện các nhóm trình bày – T/c nhận xét – GV đánh giá. - Qua bài học giúp HS hiểu được giá trị về điều kiện TN ở Tây Nguyên qua đó GD ý thức bảo vệ MT HĐ3(12’): Tìm hiểu khí hậu ở Tây Nguyên. - GV nêu câu hỏi – Cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời: + Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào ? + Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào ? + Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở TN ? - T/c nhận xét - GV sửa chữa, bổ sung giúp HS hoàn thiện câu trả lời, chốt kiến thức. C/ HĐ nối tiếp(3’): - Gọi 2-3 HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK. - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG (Chủ đề 2) KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI I. Mục tiêu: - Giúp HS biết: Lịch sự trong giao tiếp là việc mình cần thực hiện hằng ngày trong cuộc sống. - Rèn cho HS có kỹ năng giao tiếp phù hợp trong từng tình huống cụ thể trong cuộc sống biết quan tâm đến mọi người, bênh vực kẻ yếu; biết động viên an ủi và giúp đỡ , chia sẻ với bạn bè có cảnh buồn hoặc khó khăn. - Biết xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác hoặc có khách đến chơi nhà mình - Biết lựa chọn lời nói nhẹ nhàng để không làm tổn thương lòng tự trọng của người khác. II. Chuẩn bị: - Tài liệu kỹ năng sống lớp 4. III. Các hoạt động dạy học: Tiết 8: Bài tập 7 ( Tr. 13 ) 1. Kiểm tra: (5’) Khi được người khác quan tâm giúp đỡ nên làm gì? - HS nêu ý kiến – HS khác nhận xét. - GV nhận xét 2. Bài mới: Hoạt động 1(5’) Giới thiệu bài: - Gv nêu yêu cầu thực hiện của tiết học. Hoạt động 2(20’): Nội dung bài: - Hướng dẫn HS làm bài tập 7 (Tr.13): * Tình huống 1: - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp. - Các cặp lên báo cáo kết quả. - HS khác nêu ý kiến của nhóm mình. HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt ý đúng. * Tình huống 2: - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm bàn. - HS nêu ý kiến về cách xử lí của bản thân. - HS khác nêu ý kiến của nhóm mình. HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt ý đúng. 3. Hoạt động nối tiếp(3’): GV cho HS đọc phần ghi nhớ. ............................................................................................... Thứ sáu, ngày 13 tháng 10 năm 2017. TOÁN PHÉP TRỪ I. Mục tiêu: Giúp HS Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 6.doc
Tài liệu liên quan