Giáo án Kĩ thuật khối 4 - Tuần 1

I. Mục tiêu:

- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.

- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và nút chỉ (gút chỉ).

II. Đồ dùng dạy - học:

- Mẫu vải và chỉ khâu, chỉ thêu các màu; kim; kéo; khung thêu cầm tay; phấn màu.

- Thước dẹt, thước dây, đê, khuy cài, khuy bấm; 1 số sản phẩm may, khâu, thêu.

III. Hoạt động dạy - học:

 

docx6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kĩ thuật khối 4 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỦ CÔNG KHỐI 3 Tuần 1 Từ 27/08/2018 – 31/08/2018 Tiết 1 BỌC VỞ (BAO TẬP SÁCH) (tiết 1) I. Mục tiêu: - HS biết cách bọc vở, bằng nhựa, giấy tự chọn. Có ý thức giữ gìn vở sạch đẹp. II. Đồ dùng học tập: - Giấy bao tập, một cuốn tập mới. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: Hát. 2. Ktbc: - GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. - GV nhận xét đánh giá. 3 .Bài mới: - GTB: - Bọc vở (Bao tập sách). * HĐ 1: - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: - Cho quan sát mẫu một quyển vở đã bọc sẵn và đặt câu hỏi. - GV gợi ý cho HSTL các câu hỏi về cách lựa chọn giấy. * HĐ 2: Bước 1: Hướng dẫn HS bọc vở. - Gọi 1 HS lên bảng làm mẫu. - Chọn và gấp giấy để bọc vở. Giấy bọc vở ’ Cuốn vở ’ - Giấy bọc vở có kích thườc lớn hơn cuốn vở mỗi chiều từ 3 đến 4cm. Bước 2: - GV gọi HS nhắc lại cách bọc vở. - GV nhận xét. * HĐ 3: - HS thực hành bọc vở. - GV tổ chức cho HS bọc vở. - GV quan sát các thao tác. - GV cho HS trưng bày sản phẩm. * HĐ 4: - Gợi ý sáng tạo. 4. Củng cố: - Y/c HS nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn về nhà tập bọc lại vở và chuẩn bị trước dụng cụ cho tiết sau. - HS hát. - Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình. - Lớp theo dõi giới thiệu bài. - HS nhắc lại tên bài. - Lớp tiến hành quan sát mẫu và theo hướng dẫn của GV. - HS trả lời cách lựa chọn giấy. - HS quan sát, theo dõi. 1 HS lên thực hiện. - HS xem tr.10 sách Thủ công. - Lật mặt màu giấy bao vở ra phía sau, đặt cuốn vở lên trên. 2 HS nhắc lại cách bọc vở. - HS lắng nghe. - HS thực hành bọc vở. - HS trưng bày sản phẩm của mình. - HS xem hình tr.10. - HS nhắc lại nội dung bài học. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe về nhà thực hiện. KĨ THUẬT KHỐI 4 Tuần 1 Từ 27/08/2018 – 31/08/2018 Tiết 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và nút chỉ (gút chỉ). II. Đồ dùng dạy - học: - Mẫu vải và chỉ khâu, chỉ thêu các màu; kim; kéo; khung thêu cầm tay; phấn màu. - Thước dẹt, thước dây, đê, khuy cài, khuy bấm; 1 số sản phẩm may, khâu, thêu. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: - GV nêu mục đích, yêu cầu, tác dụng của cắt, khâu, thêu. 3. Bài mới: - GTB: - Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu. HĐ 1: - Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu. a) Vải: - GV HD HS quan sát và nêu đặc điểm của vải. - GV nhận xét các ý kiến. - HD HS chọn loại vải để khâu, thêu. Chọn vải trắng sợi thô như vải bông, vải sợi pha b) Chỉ: Chỉ may - HS đọc SGK trả lời câu hỏi hình 1. - Giới thiệu một số mẫu chỉ khâu, chỉ thêu. HĐ 2: - Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo Hình 2 Kéo cắt may - Yêu cầu HS quan sát hình 2 và trả lời các câu hỏi về cấu tạo kéo; so sánh sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. Cho HS quan sát thêm một số loại kéo. - Yêu cầu HS quan sát tiếp hình 3 để trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải. Chỉ định vài HS thao tác mẫu. - GV nhận xét đánh giá. 4. Củng cố: - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS chuẩn bị bài: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu. (tiết 2) - HS hát. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài. - Cả lớp lắng nghe. - HS quan sát vải. - HS lắng nghe. - Xem các loại vải dùng cần dùng cho môn học. Chỉ thêu - Đọc SGK và trả lời câu hỏi. - Quan sát các mẫu chỉ. Kéo cắt chỉ - HS quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi. Hình 3 - HS quan sát hình 3 và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. KĨ THUẬT KHỐI 5 Tuần 1 Từ 27/08/2018 – 31/08/2018 Tiết 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - Biết cách đính khuy hai lỗ. - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Mẫu đính khuy hai lỗ. + Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ. + Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, chỉ khâu, kim, phấn vạch, thước có chia xăng-ti-mét, kéo, khuy. - HS: Một số khuy 2, 3 lỗ; vải; chỉ khâu. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: - GTB: - Đính khuy hai lỗ. HĐ 1: - Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. - Yêu cầu HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a/SGK. + Nêu hình dạng, màu sắc, kích thuớc của khuy hai lỗ? - GV nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS và kết luận: * Khuy còn gọi là nút hoặc cúc được làm bằng các vật liệu khác nhau như trai, gỗvới nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau, khuy có hai lỗ hoặc bốn lỗ. - Hướng dẫn HS chọn loại vải để khâu, thêu. Nên chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha. Không nên chọn vải lụa, xa tanh, ni lông vì những vải này mềm nhũn, khó cắt, khó khâu, thêu. - Giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn HS quan sát mẫu khuy đính trên áo, trên vỏ gối, kết hợp với quan sát hình 1b SGK và nhận xét về đường chỉ, đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm. Kết luận: - Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải (dưới khuy) . Trên hai nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết. Khuy được cài qua hai khuyết để gài hai nẹp của sản phẩm vào nhau. HĐ 2: - Hướng dẫn các thao tác kĩ thuật. - Hãy đọc các nội dung mục II SGK và nêu tên các bước trong qui trình đính khuy: Vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy vào các điểm vạch dấu. + Hãy nêu và thực hiện cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ? + Hãy nêu cách chuẩn bị đính khuy hai lỗ và thực hiện đính khuy hai lỗ vào vải? - GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu các điểm đính khuy, đính khuy vào các điểm đã vạch dấu. Lưu ý: Khi đính khuy, mũi kim phải đâm xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy. Mỗi khuy phải đính 3- 4 lần cho chắc chắn. Đính xong phải quấn chỉ quanh chân khuy chặt vừa phải để đường quấn chỉ chắc chắn nhưng vải không bị dúm. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố: + Gọi 2 HS nhắc lại đặc điểm của khuy, cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ? - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Đính khuy hai lỗ. (tiết 2) - HS hát. - Các tổ trưởng báo cáo. - HS nhắc lại tên bài. - HS quan sát mẫu khuy hai lỗ và hình 1a/SGK. - HS nhận xét, bổ sung. *HS lắng nghe; 2 HS nhắc lại. - HS theo dõi. - HS quan sát, nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe; 2 HS nhắc lại. - Cả lớp đọc, vài HS nêu. + HS đọc và nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy. + HS đọc và nêu cách chuẩn bị đính khuy, đính khuy hai lỗ vào vải. 2 HS lên bảng thực hiện, dưới lớp cùng làm. - HS lắng nghe. - HS nhận xét, đánh giá. + 2 HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThu cong 3 Ki thuat 45 Tuan 1_12415242.docx
Tài liệu liên quan