MÔN : MỸ THUẬT
TIẾT 18 : VẼ THEO MẪUTĨNH VẬT LỌ HOA VÀ QUẢ
I . MỤC TIÊU :
1 . Kiến thức :
- Giúp HS nhận biết được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng , đặc điểm .
2 . Kĩ năng :
- Giúp HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống với mẫu ; vẽ được màu theo ý thích .
3 . Thái độ :
- Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật .
II . CHUẨN BỊ :
· GV : SGK, một số bài vẽ lọ và quả của Hoạ sĩ và của HS ; Một số mẫu lọ và quả lkhác nhau.
· HS : SGK , vở ve , bút màu , mẫu vẽ .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
9 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ thuật + Mĩ thuật + Âm nhạc 4 tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN : KỸ THUẬT
TIẾT 35 : THỬ ĐỘ NẢY MẦM CỦA
HẠT GIỐNG RAU , HOA
I . MỤC TIÊU :
1 . Kiến thức :
- Biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống .
2 . Kỹ năng :
- Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống .
3 . Thái độ :
- Có ý thức làm việc cẩn thận , ngăn nắp, đúng quy trình .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : Mẫu: Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm .
- Vật liệu và dụng cụ :
+ Giấy thấm nước, bông hoặc vải mềm .
+ Hạt giống (rau, hoa, đỗ)
+ Đĩa đựng hạt bằng thuỷ tinh, nhựa hoặc tráng men)
HS : SGK .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1 phút
3 phút
1 phút
5 phút
10 phút
15 phút
3 phút
Khởi động :
Bài cũ : Làm đất , lên luống
để gieo trồng rau , hoa
- GV nhận xét về kết quả thực hành tiết trước của HS , đánh giá.
- Tuyên dương tổ nhóm thực hành tốt .
Bài mới :
Giới thiệu bài :
- Tiết học hôm nay , các em sẽ được tìm hiểu về sự nảy mầm của rau và hoa .
- GV ghi tựa bài .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu
Mục tiêu : Giúp HS nắm mục
đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống .
Cách tiến hành :
- GV giới thiệu mẫu thử độ nảy mầm của hạt để HS dựa vào đó trả lời câu hỏi :
+ Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống ?
- GV giải thích : Hạt giống nảy mầm được khi có điều kiện về độ ẩm, nhiệt độ. Thử độ nảy mầm của hạt giống chính là đem hạt giống gieo vào nơi có độ ẩm, nhiệt độ thích hợp để theo dõi, quan sát thời gian hạt nảy mầm, số hạt nảy mầm.
- Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống?
- GV chốt : Thử độ nảy mầm để biết hạt giống đó tốt hay xấu.
- GV yêu cầu nêu những vật liệu và dụng cụ cần thiết để chuẩn bị khi thử độ nảy mầm của hạt giống .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật (10’)
Mục tiêu : Giúp HS nắm kĩ
thuật thử độ nảy mầm .
Cách tiến hành :
- GV hướng dẫn đọc SGK và nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống.
- GV nhận xét, làm mẫu từng bước trong quy trình thử độ nảy mầm
- GV nhắc nhở một số điều cần lưu ý khi thực hành :
+ Đĩa để thử phải bằng phẳng .
+ Nên dùng bông thấm nước để thử độ nảy mầm. Nếu dùng vải hay giấy thì phải xếp đều 3-4 lượt .
+ Xếp các hạt cách nhau một khoảng cách nhất định để đảm bảo hạt nảy mầm tốt.
- Gọi HS lên bảng làm thử các thao tác .
- GV nhận xét và chỉ dẫn thêm những thao tác chưa đúng yêu cầu kĩ thuật .
Hoạt động : Học sinh thực hành thử độ nảy mầm
Mục tiêu : Giúp HS thực hiện
được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống .
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS nêu ghi nhớ SGK .
® Giáo dục HS có ý thức làm việc cẩn thận , ngăn nắp, đúng quy trình .
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu và dụng cụ của HS .
Củng cố – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị : “Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa ( t.t )”.
- Hát .
- HS lắng nghe .
- HS nêu lại tựa bài .
Hoạt động lớp
- HS quan sát , theo dõi .
- Trả lời câu hỏi :
+ Đem hạt giống gieo vào đĩa có lớp vải, bông hoặc giấy thấm có đủ độ ẩm để hạt nảy mầm .
- HS lắng nghe .
+ Thử độ nảy mầm để biết hạt giống đó tốt hay xấu.
- HS nhắc lại
- HS nêu (như ở phần chuẩn bị) .
Hoạt động lớp
- HS đọc SGK, nêu miệng lại các bước thực hiện
- HS theo dõi, quan sát .
- HS chú ý lắng nghe .
- 2 HS lên bảng thực hiện thử thao tác vừa được hướng dẫn .
- Lớp nhận xét .
Hoạt động nhóm, lớp
- 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK / 55 .
- HS làm việc theo nhóm 4 .
- HS lắng nghe .
Đánh giá
Trực quan
Hỏi đáp
Giảng giải
Hỏi đáp
Truyền đạt
Hỏi đáp
Trực quan
Quan sát
Truyền đạt
Thực hành
Trực quan
Thực hành
MÔN : KỸ THUẬT
Tiết 36 : THỬ ĐỘ NẢY MẦM CỦA
HẠT GIỐNG RAU, HOA
I . MỤC TIÊU :
1 . Kiến thức :
- Biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống.
2 . Kỹ năng :
- Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống
3 . Thái độ :
- Có ý thức làm việc cẩn thận , ngăn nắp, đúng quy trình.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : Mẫu : Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm .
- Vật liệu và dụng cụ :
+ Giấy thấm nước, bông hoặc vải mềm.
+ Hạt giống (rau, hoa, đỗ)
+ Đĩa đựng hạt bằng thuỷ tinh, nhựa hoặc tráng men)
HS : SGK .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P .PHÁP
1 phút
3 phút
1phút
5 phút
20 phút
3 phút
Khởi động :
Bài cũ : Thử độ nảy mầm của
hạt giống rau, hoa .
- Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống ?
+ Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống ?
- GV nhận xét, đánh giá
Bài mới :
Giới thiệu bài :
- Tiết học hôm nay , các em sẽ được thực hành thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa .
- GV ghi tựa bài .
Hoạt động 1 : Nhắc lại các nội dung chủ yếu ở tiết 1
Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại các
kiến thức về thử độ nảy mầm của hạt giống .
Cách tiến hành :
- GV hỏi :
+ Hãy nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống?
+ Nêu lên những điểm cần lưu ý khi tiến hành thử độ nảy mầm của hạt giống ?
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập .
Mục tiêu : Giúp HS đánh giá
được kết quả học tập của mình và các bạn, triển lãm sản phẩm.
Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS triển lãm sản phẩm và báo cáo kết quả thực hành, nhận xét .
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá công việc theo các tiêu chuẩn :
+ Vật liệu, dụng cụ thực hành đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.
+ Tiến hành thử độ nảy mầm của hạt giống đúng các bước trong quy trình kĩ thuật.
+ Thử độ nảy mầm của hạt có kết quả.
+ Ghi chép được kết quả theo dõi, quan sát hạt nảy mầm và rút ra được nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS .
Củng cố – Dăn dò :
- Nhận xét tiết học về sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành.
Chuẩn bị : Gieo hạt giống cho rau
giống rau, hoa .
- Hát
- Thử độ nảy mầm của hạt giống chính là đem hạt giống gieo vào nơi có độ ẩm, nhiệt độ thích hợp để theo dõi quan sát thời gian hạt nảy mầm, số hạt nảy mầm
+ Thử độ nảy mầm để biết hạt giống đó tốt hay xấu .
Hoạt động nhóm .
- HS nêu lại tựa bài .
- HS trả lời .
+ Gồm 3 bước :Đếm hạt giống từ 30 –50 hạt hopặc 20- 30 hạt ;xếp giấy thấm lên đĩa và thấm ướt đều . Xếp đều các hạt giống lên giấy, bông hoặc vải trong đĩa .
+ Đĩa để thử phải bằng phẳng.
+ Nên dùng bông thấm nước để thử độ nảy mầm. Nếu dùng vải hay giấy thì phải xếp đều 3-4 lượt.
+ Xếp các hạt cách nhau một khoảng cách nhất định để đảm bảo hạt nảy mầm tốt.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân
- HS triển lãm sản phẩm theo nhóm
- HS tự nhận xét , đánh giá công việc của nhóm và bản thân .
- HS lắng nghe .
Kiểm tra
Đàm thoại
Đàm thoại
Thực hành
Đánh giá
MÔN : MỸ THUẬT
TIẾT 18 : VẼ THEO MẪUTĨNH VẬT LỌ HOA VÀ QUẢ
I . MỤC TIÊU :
1 . Kiến thức :
- Giúp HS nhận biết được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng , đặc điểm .
2 . Kĩ năng :
- Giúp HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống với mẫu ; vẽ được màu theo ý thích .
3 . Thái độ :
- Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật .
II . CHUẨN BỊ :
GV : SGK, một số bài vẽ lọ và quả của Hoạ sĩ và của HS ; Một số mẫu lọ và quả lkhác nhau.
HS : SGK , vở ve õ, bút màu , mẫu vẽ .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P. PHÁP
1 phút
3 phút
1 phút
5 phút
5 phút
15 phút
5 phút
3 phút
Khởi động :
Bài cũ : Vẽ trang trí hình vuông
- GV nhận xét về bài vẽ trước của HS tuyên dương những em vẽ đẹp, biết chọn và tô màu đều , tự nhiên .
Bài mới :
Giới thiệu bài :
- Tiết học hôm nay , các em sẽ được vẽ theo mẫu : Tĩnh vật lọ hoa và quả .
- GV ghi tựa bài .
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét
Mục tiêu : Giúp học sinh quan
sát nhận xét hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của tĩnh vật lọ và quả.
Cách tiến hành :
- GV gợi ý HS nhận xét hình SGK:
+ Bố cục của mẫu : chiều rộng , chiều cao của toàn bộ mẫu ; vị trí của lọ và quả .
+ Hình dáng , tỉ lệ của lọ và quả.
+ Độ đậm nhạt và màu sắc của mẫu .
- GV bày mẫu để học sinh nhận xét :
+ Vật mẫu nào trước ? Vật mẫu nào ở sau ? Các vật mẫu có che khuất nhau không ?
+ Khoảng cách giữa hai vật mẫu như thế nào ?
- GV kết luận : Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau , vị trí các vật mẫu sẽ thay đổi khác nhau. Mỗi người cần vẽ đúng theo vị trí quan sát mẫu của mình .
Hoạt động 2 : Cách vẽ lọ và quả
Mục tiêu : Giúp học sinh biết
cách vẽ hai đồ vậ ï.
Cách tiến hành :
- GV giới thiệu mẫu và hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu HS nhớ lại trình tự vẽ theo mẫu :
+ So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu.
+ Ước lượng, so sánh tỉ lệ: chiều cao, chiều ngang của vật mẫu và vẽ phác khung hình cho cân đối với khổ giấy, sau đó phác đường trục của đồ vật.
+ Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ các bộ phận: miệng, cổ, vai, thân
+ Vẽ nét chính, vẽ nét chi tiết sau và sửa hình cho giống mẫu. Nét vẽ cần có đậm, nhạt.
+ Vẽ đậm, nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3 : Thực hành
Mục tiêu : HS biết cách vẽ và
vẽ được hình gần giống mẫu , vẽ được màu theo ý thích .
Cách tiến hành :
- GV gợi ý HS quan sát mẫu và vẽ
theo cách đã hướng dẫn :
+ Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ .
+ Vẽ khung hình phù hợp với tờ giấy.
+ So sánh, ước lượng để tìm tỉ lệ khung hình chung và khung hình của lọ và quả.
+ Phác các nét chính của hình lọ và quả ( các nét thẳng, mờ) .
+ Nhìn mẫu vẽ hình cho giống mẫu .
+ Vẽ hình xong có thể vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu .
- GV đến từng bàn theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn bổ sung.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét và xếp loại :
+ Bố cục .
+ Hình dáng, tỉ lệ của hình vẽ ( so với mẫu) .
+ Đậm, nhạt và màu sắc .
- Khen ngợi những học sinh vẽ đúng và đẹp .
- Giáo dục tư tưởng .
Củng cố – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị: Sưu tầm và tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam.
- Hát .
- HS theo dõi .
- HS nêu lại tựa bài .
Hoạt động lớp
- HS theo dõi, quan sát, nêu nhận xét
+
+ Lọ cao , quả nhỏ bằng ¼ lọ .
+ Vật đứng trước có độ đậm hơn vật đứng sau .
+ Quả đứng trước , lọ hoa đứng sau .
+ Các vật mẫu không che khuất nhau.
+ Khoảng cách giữa 2 vật gần nhau .
H - HS bày mẫu vẽ theo nhóm .
- HS cùng trao đổi về cách bày mẫu.
- HS lắng nghe .
Hoạt động cả lớp
- HS quan sát hình SGK , nhận xét , tìm ra cách vẽ .
- HS theo dõi .
Hoạt động cá nhân
- HS vẽ cá nhân .
- HS nhìn mẫu chung hoặc riêng để vẽ vào vở .
Hoạt động cả lớp
- HS nhận xét , xếp loại các bài vẽ của mình và của bạn .
- HS lắng nghe .
Nêu gương
Trực quan
Đàm thoại
Trực quan
Đàm thoại
Thực hành
Truyền đạt
Trực quan
Truyền đạt
Thực hành
Đánh giá
Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2008
ÂM NHẠC
TIẾT 18 : KIỂM TRA HỌC KÌ I - TẬP BIỂU DIỄN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KY THUAT MY THUAT AM NHAC.doc