ÂM NHẠC
TIẾT 4 : HỌC HÁT BÀI : BẠN ƠI , LẮNG NGHE
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I . MỤC TIÊU :
1 . Kiến thức :
- Biết bài hát “ Bạn ơi , lắng nghe ! ” là dân ca của dân tộc Ba-na ( vùng Tây Nguyên )
2 . Kỹ năng :
- Rèn HS hát đúng lời , nhịp và thuộc bài hát .
3 . Thái độ :
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , cảnh đẹp của đất nước .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
· GV : Chép bài hát ở bảng phụ - Bản đồ Việt Nam .
- Nhạc cụ quen dùng , băng nhạc .
· HS : SGK - Vở chép nhạc .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
9 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ thuật + Mĩ thuật + Âm nhạc 4 tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2014
KỸ THUẬT
TIẾT 7 : KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (t.t)
I. MỤC TIÊU :
1 . Kiến thức:
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
2 . Kĩ năng:
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường .
3 . Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS
quan sát được và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải .
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết :Hai mảnh vải hoa giống nhau , mỗi mảnh có kích thước 20 x 30 cm .
+ Len , chỉ khâu .Kim khâu , thước , kéo , phấn vạch .
HS : Vải , kim khâu , thước , kéo , phấn vạch
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1 phút
4 phút
1 phút
22 phút
5 phút
3 phút
1 phút
Khởi động :
Bài cũ : Khâu ghép hai mép vải
bằng mũi khâu thường(tt)
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của cả lớp
- GV nhận xét .
Bài mới :
- GV giới thiệu, ghi trựa bài .
Hoạt động 1 : Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
Mục tiêu : Giúp HS thực hành được việc khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- GV nhận xét và nêu các bước thực hiện :
+ Vạch dấu đường khâu .
+ Khâu lược .
+ Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường .
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian , yêu cầu thực hành .
- GV quan sát , uốn nắn những HS có thao tác chưa đúng .
à Lưu ý : Bảo đảm an toàn khi lao động
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập của HS .
Mục tiêu : Giúp HS đánh giá sản phẩm của mình và các bạn .
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá :
+ Khâu ghép được 2 mép vải theo cạnh dài của mảnh vải . Đường khâu cách đều mép vải .
+ Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải tương đối phẳng .
+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau .
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định .
- GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Củng cố :
- Giáo dục HS có ý thức rèn kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống .
Dặn dò :
- GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành .
- Chuẩn bị : đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để học bài : Khâu đột thưa .
- Hát .
- HS để dụng cụ cắt may lên bàn .
- HS nêu lại tựa bài .
Hoạt động lớp
- 2 HS nhắc lại quy trình .
- HS thực hành .
Hoạt động lớp
- HS trưng bày sản phẩm của mình .
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn .
- HS lắng nghe .
Kiểm tra
Đàm thoại
Thực hành
Trình bày
Rút kinh nghiệm :
Thứ ngày tháng năm 2014
KỸ THUẬT
TIẾT 8 : KHÂU ĐỘT THƯA
I . MỤC TIÊU :
1 . Kiến thức :
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
2 . Kỹ năng :
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu .
3 . Thái độ :
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì , cẩn thận .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : Tranh quy trình khâu mũi đột thưa .
- Mẫu đường khâu đột thưa bằng len hoặc sợi trên bìa , vải khác màu .
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết : Một mảnh vải trắng hoặc màu , kích thước 20 x 30 cm .
+ Len hoặc sợi khác màu vải .Kim khâu len , kim khâu chỉ , kéo , thước , phấn vạch .
HS : Vải , kim , chỉ thêu , kéo .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1 phút
4 phút
1 phút
10 phút
15 phút
3 phút
1 phút
Khởi động :
Bài cũ : Khâu ghép hai mép
vải bằng mũi khâu thường (tt)
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- GV nhận xét .
Bài mới :
- GV giới thiệu, ghi tựa bài .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu .
Mục tiêu : Giúp HS nắm các đặc điểm của mẫu khâu mũi đột thưa .
- GV giới thiệu mẫu , hướng dẫn quan sát để nêu nhận xét .
- Em có nhận xét gì về mũi khâu ?
à GV giải thích : Khi khâu đột thưa phải khâu từng mũi một , không khâu được nhiều mũi mới rút chỉ được 1 lần như khâu thường .
- GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa .
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
Mục tiêu : Giúp HS nắm cách thực hiện kĩ thuật mũi khâu đột thưa
- GV treo tranh quy trình ở bảng .
- GV hướng dẫn thao tác khâu mũi thứ nhất , thứ hai bằng kim khâu len .
- GV nhận xét và hướng dẫn cách kết thúc đường khâu đột thưa .
à Lưu ý :
+ Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái .
+ Thực hiện mũi khâu theo quy tắc “lùi 1 , tiến 3” .
+ Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng .
+ Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như khâu thường .
- Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK .
Củng cố :
- Yêu cầu HS nêu quy trình khâu mũi đột thưa .
- Giáo dục HS hình thành thói quen làm việc kiên trì , cẩn thận .
Dặn dò :
- GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS .
- Dặn về nhà thực hành khâu mũi đột thưa trên giấy bìa .
- Chuẩn bị : Khâu đột thưa ( tt ) .
- Hát .
- HS nêu lại tựa bài .
Hoạt động lớp
- HS quan sát , nhận xét .
- Mặt phải đường khâu có các mũi khâu cách đều nhau giống như mũi khâu thường . Mặt trái đường khâu có mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề .
- HS nêu ghi nhớ SGK .
Hoạt động lớp - cá nhân
- HS quan sát hình 2 , 3 , 4 để nêu các bước khâu đột thưa .
- 2 HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 3 để trả lời các câu hỏi .
- 2 em thực hiện các mũi tiếp theo .
- 1 HS nêu cách kết thúc đường khâu đột thưa và lên thực hiện thao tác khâu lại mũi , nút chỉ cuối đường khâu .
- 2 HS đọc mục 2 của ghi nhớ SGK .
- 1 HS nêu quy trình khâu mũi đột thưa
Kiểm tra
Trực quan
Đàm thoại
Trực quan
Thực hành
Đàm thoại
Thực hành
Củng cố
Rút kinh nghiệm :
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2 007
ÂM NHẠC
TIẾT 4 : HỌC HÁT BÀI : BẠN ƠI , LẮNG NGHE
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I . MỤC TIÊU :
1 . Kiến thức :
- Biết bài hát “ Bạn ơi , lắng nghe ! ” là dân ca của dân tộc Ba-na ( vùng Tây Nguyên )
2 . Kỹ năng :
- Rèn HS hát đúng lời , nhịp và thuộc bài hát .
3 . Thái độ :
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , cảnh đẹp của đất nước .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : Chép bài hát ở bảng phụ - Bản đồ Việt Nam .
- Nhạc cụ quen dùng , băng nhạc .
HS : SGK - Vở chép nhạc .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1 phút
4 phút
1 phút
15 phút
12 phút
2 phút
1 phút
Khởi động :
Bài cũ :Ôn tập bài hát : Em
yêu hoà bình – Bài tập cao độ và tiết tấu .
- Yêu cầu HS hát lại bài Em yêu hoà bình .
- GV cho HS nghe cao độ các nốt nhạc : Do ; Mi ; Sol ; La ( dùng đàn)
- GV cho HS đọc lại bài tập cao độ và bài tiết tấu .
- GV nhận xét .
Bài mới :
Giới thiệu bài :
- Tiết trước , các em đã được học hát bài Em yêu hoà bình . hôm nay , cô sẽ hướng dẫn các em học hát bài mới : Bạn ơi lắng nghe ! Và nghe kể chuyện âm nhạc .
- GV ghi tựa bài .
Hoạt động 1 : Dạy bài hát “ Bạn ơi , lắng nghe ! ” .
Mục tiêu : Giúp HS hát đúng
cao độ , trường độ bài hát và thuộc bài hát .
Cách tiến hành :
- GV hát mẫu bài hát cho HS nghe .
- Cho nghe bài hát từ băng nhạc .
- GV dạy hát từng câu ( chú ý hát những chỗ nửa cung thật chính xác ) .
- GV gợi ý HS nêu nhận xét về bài hát
Hoạt động 2 : Kể chuyện âm nhạc .
Mục tiêu : Giúp HS cảm thụ
câu chuyện “ Tiếng hát Đào Thị Huệ ” trong SGK .
Cách tiến hành :
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn truyện và trả lời các câu hỏisau :
+ Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy ?
+ Câu chuyện xảy ra ở giai đoạn nào trong lịch sử nước ta ?
Củng cố :
- Cả lớp hát lại bài : “ Bạn ơi lắng nghe !” cùng đàn .
- Giáo dục tư tưởng .
Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .
- Tập lại bài hát ở nhà .
- Chuẩn bị : Ôn bài hát “ Bạn ơi lắng nghe !” .
- Hát .
- 2 HS hát .
- HS lắng nghe và nêu nốt nhạc .
- 3 HS đọc bài tập cao độ .
- Lớp đọc .
- HS nêu lại tựa bài .
Hoạt động lớp .
- HS lắng nghe .
- HS hát theo từng câu .
- Bài hát này gồm 4 tiết nhạc :
+ Tiết 1 và 2 gần giống nhau ( chỉ khác ở cuối tiết ) .
+ Tiết 3 và 4 gần giống nhau ( chỉ khác ở cuối tiết ) .
- Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo tiết tấu .
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp , theo phách .
Hoạt động lớp .
- HS đọc từng đoạn truyện và trả lời:
+ Nhân dân lập đền thờ để ghi nhớ công ơn người con gái có giọng hát hay ấy đã đem lại tiếng hát góp phần giải phóng quê hương mình .
+ Câu chuyện xảy ra ở giai đoạn giặc Minh sang xâm chiếm nước ta .
- Lớp hát lại bài hát : “Bạn ơi lắng nghe !” .
Kiểm tra
Trực quan
Thực hành
Đàm thoại
Trực quan
Đàm thoại
Củng cố
THỂ DỤC
GV bộ môn
Thứ sáu 28 ngày 9 tháng năm 2 007
MỸ THUẬT
TIẾT 4 : VẼ TRANG TRÍ : CHÉP HỌA TIẾT
TRANG TRÍ DÂN TỘC
I . MỤC TIÊU :
1 . Kiến thức :
- Tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc .
2 . Kỹ năng :
- Biết cách chép và chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc .
3 . Thái độ :
- Giáo dục HS yêu quý , trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc
II . CHUẨN BỊ :
GV : SGK , SGV .
- Sưu tầm một số mẫu họa tiết trang trí dân tộc . Nếu có điều kiện , có thể sưu tầm thêm một số hình ảnh về họa tiết trang trí dân tộc trên trang phục , đồ gốm hoặc trang trí ở đình , chùa
- Hình gợi ý cách chép họa tiết trang trí dân tộc .
- Bài vẽ của HS các lớp trước .
HS : SGK – Vở tập vẽ – bút màu , bút chì , tẩy .
- Sưu tầm họa tiết trang trí dân tộc .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1 phút
4 phút
1 phút
5 phút
5 phút
12 phút
3 phút
2 phút
1 phút
Khởi động :
Bài cũ : Vẽ tranh đề tài : Các
con vật quen thuộc .
- Yêu cầu vài em nêu lại cách vẽ con vật .
- GV cho HS xem những bài vẽ đẹp
- GV nhận xét – Tuyên dương
Bài mới :
Giới thiệu bài :
- Tiết học hôm nay , cô sẽ hướng dẫn các em cách vẽ trang trí : chép hoạ tiết trang trí dân tộc .
- GV ghi tựa bài .
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
Mục tiêu : Giúp HS nhận biết
được các họa tiết trang trí dân tộc .
Cách tiến hành :
- GV giới thiệu hình ảnh về họa tiết trang trí dân tộc ở bộ ĐDDH hoặc hình 1 SGK ; gợi ý bằng các câu hỏi để HS quan sát , nhận xét :
- Các họa tiết trang trí là những hình gì
- Hình ở các họa tiết có đặc điểm gì?
- Đường nét , cách sắp xếp họa tiết trang trí thế nào ?
- Họa tiết được dùng để trang trí ở đâu
- Ngoài các con vật trong tranh , ảnh em còn biết những con vật nào nữa ? Em thích con vật nào nhất ? Vì sao ?
- Em sẽ vẽ con vật nào ?
- Hãy miêu tả hình dáng , đặc điểm màu sắc của con vật em định vẽ
- GV bổ sung và nhấn mạnh : Họa tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quý báu của ông cha ta để lại . Chúng ta cần phải học tập , giữ gìn và bảo vệ di sản ấy .
Hoạt động 2 : Cách chép họa tiết trang trí dân tộc .
Mục tiêu : Giúp HS nắm cách
chép họa tiết trang trí dân tộc .
Cách tiến hành :
- GV chọn một vài hình họa tiết trang trí đơn giản để hướng dẫn HS vẽ từng bước :
+ Tìm và vẽ phác hình dáng chung của họa tiết .
+ Vẽ các đường trục dọc , ngang để tìm vị trí các phần của họa tiết .
+ Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng .
+ Quan sát , so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu
+ Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích .
Hoạt động 3 : Thực hành .
Mục tiêu : Giúp HS chọn và
chép được một họa tiết dân tộc .
Cách tiến hành :
- GV yêu cầu HS :
- Chọn và chép hình họa tiết trang trí dân tộc ở SGK .
- Quan sát kĩ hình họa tiết trước khi vẽ
- Vẽ theo các bước đã hướng dẫn , chú ý xác định hình dáng chung của họa tiết cho cân đối với phần giấy .
- Vẽ màu theo ý thích tạo cho hình vẽ sinh động .
- GV quan sát và gợi ý , hướng dẫn bổ sung cho từng em .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
Mục tiêu : Giúp HS đánh giá
được bài vẽ của mình và các bạn .
Cách tiến hành :
- GV chọn một số bài có ưu điểm , nhược điểm rõ nét và gợi ý để HS nhận xét .
- GV gợi ý để HS xếp loại các bài đã nhận xét .
Củng cố :
- Giáo dục HS yêu quý , trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc
Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .
- Về sưu tầm Vẽ trang trí các hoạ tiết .
- Chuẩn bị : Thường thức mỹ thuật xem tranh phong cảnh .
- Hát .
- 2 HS nêu lại cách vẽ con vật .
- HS quan sát – nhận xét .
- HS nêu lại tựa bài .
Hoạt động lớp .
- Hình hoa , lá , con vật .
- Đã được đơn giản và cách điệu .
- Đường nét hài hòa , cách sắp xếp cân đối , chặt chẽ .
- Đình , chùa , lăng , tẩm , bia đá , đồ gốm , vải , khăn , áo
- HS tự do phát biểu .
Hoạt động lớp
- HS quan sát .
- HS nêu các bước vẽ .
Hoạt động cá nhân
- HS lắng nghe .
- HS thực hành theo yêu cầu GV .
- HS thực hành vẽ và tô màu tuỳ ý .
Hoạt động lớp .
- HS quan sát – nhận xét về :
+ Cách vẽ hình .
+ Cách vẽ nét .
+ Cách vẽ màu
- HS lắng nghe .
Kiểm tra
Trực quan
Đàm thoại
Trực quan
Đàm thoại
Giảng giải
Thực hành
Thực hành
Đánh giá
Củng cố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KY THUAT MY THUAT AM NHAC.doc