- Gv chiếu hình ảnh Văn bia tiến sĩ
♣ GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy cho biết tác dụng của việc dung Bia tiến sĩ?
-GV nhận xét câu trả lời HS
-GV chốt ý:
+Khuyến khích mọi người học tập
+Đề cao những người tài giỏi: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
-GV giảng: Mặc dù Nho học được chú trọng. Tuy nhiên, giáo dục Nho học do chủ yếu thiên về thiên văn học, triết học, đạo đức, chính trị, Vì vậy không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
15 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 Bài 20: Xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Diễn Châu 2
GVHD: Lê Thị Loan
GSTT: Trần Thị Phúc
MSSV: 155D1402181007
Ngày soạn: 15/02/2019
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 20:
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC
TRONG CÁC THẾ KỈ X-XV
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học sinh học xong bài học sẽ
1.Về kiến thức:
- Hiểu được trong những thế kỷ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nổ lực xây dựng một nền văn hóa dân tộc, tiên tiến.
- Nắm được trải qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ ở các thế kỷ X-XV, cuộc công xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn, nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành nền văn hóa Đại Việt (còn gọi là Văn hóa Thăng Long).
- Biết được dưới ảnh hưởng sâu sắc của ý thức làm chủ đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc.
2.Về kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, phát hiện những nét đẹp văn hóa.
3. Về tư tưởng, tình cảm
-Bồi dưỡng niềm tự hào về văn hóa đa dạng của dân tộc.
-Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
-Giáo dục ý thức phát huy năng lực sáng tạo trong văn hóa.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC:
-SGK Lịch sử 10
-SGV Lịch sử 10
-Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho việc giảng dạy
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp (3’)
2.Kiểm tra bài cũ
3.Giới thiệu bài mới (2’)
Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, trong suốt 6 thế kỷ lao động và chiến đấu, các vương triều phong kiến nước ta đã chứng kiến một sự phát triển rực rỡ về văn hóa. Đây được xem là giai đoạn phát triển thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt. Để thấy được những thành tựu văn hóa nhân dân ta xây dựng được từ thế kỷ X-XV, Cô và Trò chúng ta cùng đi vào bài 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X-XV.
4.Tổ chức hoạt động dạy-học: (40’)
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức cần truyền đạt
Thời gian
GV chuyển ý sang mục I. Nền văn hóa dân tộc thời phong kiến được chia thành 2 bộ phận chính:
1.Tư tưởng, tôn giáo
2.Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học-kĩ thuật
Đầu tiên, để tìm hiểu tình hình tư tưởng, tôn giáo trong giai đoạn này như thế nào? Chúng ta cùng đi vào mục I
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
♣ GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy dựa vào SGK và kiến thức đã học cho cô biết, trong thời kì Bắc thuộc, nước ta đã du nhập những tư tưởng, tôn giáo nào?
- HS: Xem SGK và trả lời
- GV nhận xét câu trả lời HS: Từ thời Bắc thuộc, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo vốn đã du nhập vào nước ta có điều kiện phát triển
Tìm hiểu sự phát triển của Phật giáo trong triều đại Lý-Trần thế kỷ X-XIV
- GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết nguồn gốc của Phật giáo, ai là người sáng lập ra tôn giáo này?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV chiếu hình ảnh phật Thích Ca Mâu Ni minh họa
-GV giảng: Ngay từ thời Bắc thuộc, Nho giáo đã sớm du nhập vào nước ta. Tuy nhiên, chỉ được truyền bá và phát triển trong một bộ phận quan lại, những tầng lớp trên của xã hội nên chưa có ảnh hưởng rộng rãi trong dân chúng. Trong khi đó, Phật giáo với giáo lý gần gũi với tín ngưỡng của dân gian người Việt nên được đại bộ phận dân chúng tin theo. Sau khi nước ta giành được độc lập, tự chủ thì trong thế kỷ X-XIV, Phật giáo đã giữ một vai trò quan trọng. Dưới thời Lý-Trần đặc biệt là thời Lý nó đã trở thành một tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội.
-GV cho HS ghi bài
-GV đặt câu hỏi cho HS: Tại sao trong giai đoạn thế kỷ X-XIV Phật giáo lại giữ vai trò quan trọng, phổ biến?
-GV nhận xét câu trả lời HS:
-GV chốt ý:
+Phật giáo có ảnh hưởng đáng kể trong đời sống tâm linh người dân Việt cho cũng phần nào ảnh hưởng đến cách trị quốc của các vị vua.
+ Phật giáo ảnh hưởng đến đường lối cai trị của nhà nước phong kiến (chính sách thân dân, khoan dung) thấm nhuộm tinh thần nhân đạo, thu phục được nhân tâm. Ví dụ, như việc vua Lý Thánh Tông tha tội mưu phản cho các em của mình, việc truyền lệnh cung cấp đủ thực phẩm và chiếu mền cho tù nhân trong mùa đông, ân xá tù nhân mỗi khi khánh thành một ngôi chùa, đã cho thấy tinh thần Phật giáo đã thấm đậm trong cách trị quốc của các vị vua. đặc biệt là các vua triều Lý.
+Phật giáo đã nhập thể, nhiều nhà sư đã tham gia vào chính trị của đất nước:Vạn Hạnh, . Ngoài ra, Phật giáo còn góp phần cho việc gây dựng nên nhiều triều đại. Điển hình, Lý Công Uẩn vị vua khai sinh ra triều Lý vốn được nuôi dưỡng trong một môi trường Phật giáo.
-GV cho HS đọc SGK/tr.101 để thấy được vị trí của Phật giáo, kể cho HS nghe tên 1 số ngôi chùa nổi tiếng đến hiện nay: Chùa Keo, chùa Bái Đính..
Tìm hiểu sự phát triển của Nho học thời Lê sơ
- GV đặt câu hỏi: Nho giáo có nguồn gốc từ đâu? Do ai sáng lập? Giáo lý cơ bản của nho giáo là gì?
- Hs Trả lời
- GV nhận xét, chốt ý
- Gv chiếu hình ảnh minh họa về Nho giáo
-GV giảng tiếp: Sau khi Lê được thành lập, để hoàn thiện thể chế nhà nước trung ương tập quyền, các vua thời Lê đã sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống của nhà nước. Đề cao Nho giáo, các vua Lê sơ đã hạn chế, kiểm soát những tốn giáo phi chính thống như Phật giáo, Đạo giáo. Tuy vậy, Phật giáo và Đạo giáo trong thời Lê sơ vẫn tồn tại trong xã hội, được mọi giới thừa nhận nhất là quần chúng nhân dân.
-GV cho HS ghi bài
-GV đặt câu hỏi cho HS: Tại sao dưới thời Lê sơ Nho giáo lại được sử dụng làm hệ tư tưởng chính thống?
-GV nhận xét câu trả lời HS
-GV chốt ý:
+Phật giáo cuối thế kỷ XIV có dấu hiệu suy thoái, một bộ phân sư sãi biến chất, thoái hóa.
+Bộ máy nhà nước thời Lê là bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt đến mức độ cao, hoàn chỉnh. Để củng cố, duy trì quyền lực tối cao của nhà Vua thì Nho giáo được xem là một công cụ quan trọng. Bởi lẽ, nho giáo nhấn mạnh việc cổ vũ tôn thờ nhà Vua. Các nguyên tắc Tam cương – Ngũ thường trói buộc con người vào trật tự xã hội đương thời. Nho giáo đã được triệt để lợi dụng để trở thành công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến. Ví dụ: Quan hệ Vua-tôi: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, quan hệ cha-con “Phu xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”, quan hệ chồng-vợ “Phu xương phụ tùy” .
- Gv cho HS ghi bài
Đạo giáo: Tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo; đến TK XIV suy giảm dần
-GV chuyển ý sang mục II: Chúng ta vừa tìm hiểu tình hình tư tưởng, tôn giáo trong giai đoạn này. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sang bộ phận 2 của nền văn hóa dân tộc thời phong kiến. Chúng ta đi vào mục II
-GV chuyển ý sang II.1: Đầu tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tác động của tư tưởng ,tôn giáo đối với tình hình giáo dục trong thời kì này
Hoạt động 2: Cá nhân/ Nhóm
Tìm hiểu tình hình giáo dục thế kỷ X-XV
-GV giảng: Biện pháp chiến lược để phát triển giáo dục đó là việc xây dựng chế độ khoa cử để đào tạo nhân tài qua đó tuyển lựa quan lại có năng lực phục vụ cho bộ máy hành chính. Ngay từ triều Lý, mặc dù Phật giáo giữ vai trò quan trọng, phổ biến nhưng Nho giáo vẫn được triều đình phong kiến chú trọng.
♣ GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy dựa vào SGK cho cô biết, dưới triều Lý giáo dục nước ta có sự kiện gì nổi bật?
-GV nhận xét câu trả lời HS
-GV cho HS ghi bài
- Gv chiếu hình ảnh Văn Miếu và mô tả sơ lược
-GV giảng thêm về Văn miếu Quốc tử giám và khoa thi đầu tiên của nhà Lý: Văn Miếu được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng năm 1070 để thờ Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo và các bậc tiên hiền trong Nho học. Đến năm 1075, nhà nước đã tổ chức khoa thi đầu tiên. Việc nhà nước xây dựng Văn Miếu và tổ chức khoa thi đầu tiên đã cho thấy được nhận thức của các triều đại phong kiến mà cụ thể là triều Lý về vai trò của Nho học trong việc xây dựng và hoàn chỉnh thiết chế nhà nước phong kiến, đặc biệt là việc chú trọn đào tạo bộ máy quan lại cho triều đình.
-GV giảng thêm: 1 năm sau khi dựng Văn Miếu đến năm 1076, nhà Lý tiếp tục cho xây dựng một ngôi trường bên cạnh Văn Miếu để dạy Nho học mang tên Quốc Tử Giám do Chu Văn An làm Tư nghiệp (Hiệu trưởng). Đây được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Bên cạnh Quốc Tử Giám là trường học cấp cao của cả nước thì dưới thời Trần, Lê còn có mạng lưới trường học được xây dựng trải dài đến các phủ, châu, huyện, xã tạo điều kiện góp phần cho việc nâng cao dân trí, đào tạo được một tầng lớp nho sĩ cho nước nhà. Ngoài ra, nhà nước còn cho dựng Bia tiến sĩ vào năm 1448
- Gv cho HS ghi bài
- Gv chiếu hình ảnh Văn bia tiến sĩ
♣ GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy cho biết tác dụng của việc dung Bia tiến sĩ?
-GV nhận xét câu trả lời HS
-GV chốt ý:
+Khuyến khích mọi người học tập
+Đề cao những người tài giỏi: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
-GV giảng: Mặc dù Nho học được chú trọng. Tuy nhiên, giáo dục Nho học do chủ yếu thiên về thiên văn học, triết học, đạo đức, chính trị,Vì vậy không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
-GV chuyển ý sang mục II.2: Cùng với sự phat triển của giáo dục, văn học cũng đạt được nhiều thành tựu nhất định. Thầy-Trò ta cùng tim hiểu sang mục II.2
Tìm hiểu các thể loại, nội dung văn học thế kỷ X-XV
-GV giảng: Trong thế kỷ X-XV, văn học nước ta được chia thành hai bộ phận. Đó là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về dòng văn học chữ Hán
-GV đặt câu hỏi cho HS: Dòng văn học chữ Hán thời kỳ này phát triển như thể nào? Em hãy kể tên những tác phẩm chữ Hán nổi bật trong thời kì này?
-GV nhận xét câu trả lời HS + chiếu hình ảnh chữ Hán
-GV cho HS ghi bài
-GV có thê đọc một vài đoạn trong các tác phẩm kể trên.
-GV giảng: Bên cạnh dòng văn học chữ Hán, trong thời kì này đã hình thành nên một dòng văn học mang đậm dấu ấn dân tộc đó là văn học chữ Nôm.
-GV chiếu hình ảnh Chữ Nôm + cho HS ghi bài
-GV giảng thêm về chữ Nôm và một số tác phẩm văn học chữ Nôm: Dưới thời Bắc thuộc, ta chưa có chữ viết chính thức nên ta phải du nhập chữ Hán của Trung Hoa. Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt. Chính vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi do ông cha ta sáng tạo ra dựa trên cơ sở chữ Hán. Một trong những nguyên tắc tạo ra chữ Nôm có việc ghép các từ Hán lại với nhau (2,3 từ) ví dụ chữ tháng
Trời (𡗶) = chữ 天(thiên) và chữ 上(thượng)
Lời (唎) = chữ 口(khẩu) và chữ 利(lợi)
Thế kỷ XIII, chữ Nôm phổ biến.Với sự ra đời của dòng văn học chữ Nôm đã cho thấy được đây chính là một sản phẩm của tinh thần dân tộc:
-GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy cho biết nội dung văn học thời kì này?
-GV nhận xét câu trả lời HS
-GV cho HS ghi bài
-GV chuyển ý sang mục II.3: Trong hơn 5 thế kỷ, các triều đại phong kiến đã để lại nhiều loại hình nghệ thuật nổi tiếng và đặc sắc. Trong đó có nhiều loại hình còn tồn tại cho đến ngày nay. Để cùng nhau tìm hiểu sự phát triển của nghệ thuật trong giai đoạn này Thầy-Trò chúng ta cùng vào phần 3
Tìm hiểu những thành tựu của nghệ thuật thế kỷ X-XV (Nhóm)
-GV giảng: Đối với nghệ thuật chúng ta sẽ tìm hiểu ở 4 khía cạnh: Nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điều khắc và nghệ thuật sân khấu và âm nhạc.
Gv chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Hãy kể tên một số công trình kiến trúc ở giai đoạn này?
+ Nhóm 2: Hãy kể tên một số công trình Điêu khắc ở giai đoạn này?
+ Nhóm 3: Hãy kể tên một số nghệ thuật sân khấu ở giai đoạn này?
+ Nhóm 4: Hãy kể tên một số nhạc cụ âm nhac ở giai đoạn này?
- HS từng nhóm lần lượt trả lời
- Gv nhận xét, chốt ý
Đầu tiên, đó là nghệ thuật kiến trúc
- Gv chiếu hình ảnh chùa Một Cột và mô tả
- Gv giảng: Lý – Trần – Hồ là giai đoạn để lại nhiều công trình nghệ thuật kiến trúc-điêu khắc. Kiến trúc tiêu biểu Phật giáo thời kỳ này đó chính là kiến trúc chùa tháp, ngoài ra còn cho đúc tượng, chuông rất nhiều.
-GV cho HS ghi bài
.
Điêu khắc:
-GV chiếu 1 vài hình ảnh về điêu khắc và mô tả
-GV giảng: Hình rồng này tượng trưng cho sự uy quyền phon kiến, phản ánh trình độ điều khắc mang tính sắc sảo, điêu luyện.
- HS ghi bài
- Nghệ thuật sân khấu-âm nhạc trong giai đoạn này rất phong phú và đa dạng. Đối với loại hình sân khấu thì múa rối là môn nghệ đặc sắc phát triển từ thời nhà Lý. Ngoài ra, còn là sự phát triển của các loại hình chèo, tuồng Đối với âm nhạc là sự phong phú của các loại nhạc cụ mang đậm tính dân tộc. Bên cạnh đó, trong các lễ hội còn có tổ chức các trò chơi dân gian: đấu vật, đánh đu, leo dây, đá cầu Tất cả tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam
-GV cho HS ghi bài
-GV chuyển ý sang mục II.4: Khoa học-kĩ thuật nước ta đã có những bước tiến bộ. Để tìm hiểu những thành tựu của khoa học-kĩ thuật, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu mục II.4
Khoa học kỹ thuật
+Về Sử học: Có được nhiều bộ sử nổi tiếng như Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục
-GV giảng thêm về các bộ sử trên: Đại Việt sử ký là bộ Quốc sử đầu tiên của nước ta do Lê Văn Hưu biên soạn, bao gồm 30 quyển, ghi chép lịch sử nước ta từ thời kì Triều Đà cho đến Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử ký toàn thư do nhà sử gia Ngô Sĩ Liên biên soạn trên cơ sở kế thừa bộ Đại Việt sử ký, bao gồm 24 quyển ghi chép lịch sử nước ta từ thời sơ kỳ cho đến nhà Lê
-Về địa lý: Không thể không kể đến Dư địa chí và Hồng Đức bản đồ. Đây là hai công trình góp phần giúp nhà Vua và triều đình có được những nhận thức cơ bản về cương vực, hành chính đất nước, con người, tài nguyên của dân tộc góp phần cho việc xây dựng quốc gia.
-Về mặt chính trị: Có cuốn Thiên Nam dư hạ. Thông qua nghiên cứu Thiên Nam Dư Hạ Tập, các sử gia có thể hiểu thêm được phần nào tình hình chính trị ,kinh tế dưới sự cai trị của vua Lê Thánh Tông, một trong những vị vua thông minh và tận tâm nhất trong triều đại nhà Lê.
- Toán học: Đây là tác phẩm gắn liền tên tuổi của Trạng Nguyên Lương Thế Vinh và danh thần nhà Lê là Vũ Hữu. Đây được xem là hai nhà toán học lớn của nước ta thời trung đại.
- Về mặt kĩ thuật đặc biệt là lĩnh vực quân sự đã có những tiến bộ với việc chế tạo được súng thần cơ, thuyền chiến có lầu và kĩ thuật xây dựng thành quách
I.Tư tưởng, tôn giáo
-.
- Phật giáo:
+ Truyền bá từ thời Bắc thuộc
+ Phát triển nhất từ thời Lý ( TK XI)
- Nho giáo:
+ Truyền bá vào nước ta từ thời Bắc thuộc
+ Phát triển nhất từ thời Lê Sơ TK XV
Vai trò Nho giáo:
+ Hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến
+ Công cụ thống trị của giai cấp cầm quyền
+ Góp phần sắp đặt tôn ti trật tự xã hội
- Đạo giáo: Khá mờ nhạt
II.Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học-kĩ thuật
1.Giáo dục:
- Thời Lý:
+1070, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu
+1075, khoa thi đầu tiên được tổ chức
- Thời Lê Sơ: Tổ chức đều đặn các kì thi Hương, Hội, Đình
- 1484: Dựng Bia tiến sĩ
2.Văn học:
-Văn học chữ Hán, vời nhiều bài thơ, hịch, phú nổi tiếng: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú
-Văn học chữ Nôm bước đầu được hình thành ( Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông)
-Nội dung: thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ca ngơi đất nước
3.Nghệ thuật
-Nghệ thuật kiến trúc phát triển theo hướng Phật giáo (chùa Một Cột, tháp Phổ Minh), thành quách (thành nhà Hồ)
-Nghệ thuật điêu khắc mang họa tiết, hoa văn độc đáo
-Nghệ thuật sân khấu, ca múa, âm nhạc mang đậm tính dân gian
4.Khoa học – Kĩ thuật
Lĩnh vực
Nội dung
Sử học
Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Lam Sơn Thực Lục
Địa lý
Dư đại chí, Hồng Đức bản đồ
Chính trị
Thiên Nam Dư Hạ, Hoàng Triều đại điển
Toán học
Đại hành toán Pháp, lập thành toán pháp
Kĩ thuật-quân sự
Binh Thư Yếu Lược, Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến có lầu (Nhà Hồ).
-
15’
25’
5. Củng cố bài học: Tổ chức trò chơi: “Nhà sử học thông thái” cho HS củng cố và nắm bắt nội dung cơ bản của bài học
Gv đưa ra 5 ô chữ và HS sẽ mở từng ô để trả lời các câu hỏi
Câu 1: Hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là:
A. Nho Giáo
B. Phật Giáo
C. Hồi Giáo
D. Đạo Giáo
=> B
Câu 2: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn ở nước ta từ thế kỉ nào?
A. TK XIV
B. TK XV
C. TK XII-XV
D. TK XIII
=> B
Câu 3: Ý nào không chính xác về biểu hiện đạo Phật luôn luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng dưới thời Lý – Trần?
A. Nhà nước cấm các tôn giáo khác hoạt động, trừ đạo Phật
B. Vua quan nhiều người cũng theo đạo Phật, đã góp tiền để xây dựng chùa đúc chuông, tô tượng
C. Nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc cùng tham gia bàn việc nước
D. Khắp nơi trong cả nước, đâu đâu cũng có chùa chiền được xây dựng
=> A
Câu 4: Trong các TK X-XIV , xuất hiện hàng loạt những công trình nghệ thuật kiến trúc liên quan đến Phật giáo là:
A. Đền
B. Đạo, quán
C. Chùa, tháp
D. Văn miếu
=> C
Câu 5: Nghệ thuật chèo, tuồng, múa rối nước ở nước ta phát triển từ thời:
Đinh-Tiền Lê
Trần
Lý
Lê Sơ
=> C
6.Bài tập cho học sinh
7.Dặn dò
-Học sinh học bài 20
-Xem trước bài 21
IV. GVHD NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
GVHD kí tên
Ngày Tháng Năm 2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 20 Xay dung va phat trien van hoa dan toc trong cac the ky XXV_12540316.docx