III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Tổ chức trò chơi khởi động (6’p)
3. Giới thiệu bài mới
Từ buổi đầu dựng nước cho đến giữa thế kỷ XIX, dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lao động, chiến đấu đầy hi sinh gian khổ, song cũng hết sức anh dũng, kiên cường. Để khái quát lại các thời kỳ xây dựng phát triển đất nước và công cuộc bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cùng học bài 27.
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT CAO THẮNG
-----&-----
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Giáo viên hướng dẫn: Thầy giáo Võ Thanh Bắc
Sinh viên thực tập: Phạm Thị Oanh Ngành: Lịch sử
Tiết (PPCT): 34 Lớp: 10B9
SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX
BÀI 27: QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được
1. Kiến thức
- Nước Việt Nam có lịch sử giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm.
- Trong quá trình tồn tại, phát triển nhân dân ta đã từng bước hợp nhất, đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng ổn định, có nền văn hóa tươi đẹp giàu bản sắc riêng đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp.
- Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục cầm vũ khí chung sức, đồng lòng tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ độc lập Tổ quốc.
2. Về tư tưởng, tình cảm
- Bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp vấn đề, so sánh, phân tích.
4. Đinh hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện, khái quát kiến thức lịch sử, giải thích, nhận xét,
Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I.Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước.
Biết được các thời kì xây dựng và phát triển đất nước.
Lập bảng thống kê những quốc gia ra đời đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam
II.Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X-XVIII.
Phân tích được nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Tổ chức trò chơi khởi động (6’p)
3. Giới thiệu bài mới
Từ buổi đầu dựng nước cho đến giữa thế kỷ XIX, dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lao động, chiến đấu đầy hi sinh gian khổ, song cũng hết sức anh dũng, kiên cường. Để khái quát lại các thời kỳ xây dựng phát triển đất nước và công cuộc bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cùng học bài 27.
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học
T/g
Hoạt động thầy – trò
Kiến thức cơ bản
15p
15p
* Hoạt động 1: Cả lớp – cá nhân
- GV phát vấn: Lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỷ XIX chia làm mấy thời kỳ? Đó là những thời kỳ nào?
- HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức đã học để trả lời:
- GV nhận xét và phân kỳ lịch sử dân tộc theo SGK:
+ Thời kỳ dựng nước thế kỷ XII TCN đến đầu thế kỷ II TCN (thời Bắc thuộc thời từ thế kỷ I - X).
+ Giai đoạn đầu của thế kỷ thời kỳ phong kiến độc lập X - XV.
+ Thời kỳ đất nước bị chia cắt XVI - XVIII.
+ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.
GV: Lập bảng thống kê những quốc gia ra đời đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam
Nội dung
Văn Lang – Âu Lạc
Cham-Pa
Phù Nam
Thời gian tồn tại
Địa bàn
Kinh tế
Chính trị
Văn hóa
HS: phát biểu và hoàn thiện bảng thống kê.
*Hoạt động 2: Cả lớp – cá nhân
GV phát vấn: Từ thế kỷ X - XV có mấy triều đại phong kiến Việt Nam ?Nêu những nét chung về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thời kì này?
Stt
Triều đại
Thời gian
Người sáng lập
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
- HS suy nghĩ ghi nhớ kiến thức để trả lời
- GV: Sau khi các HS trình bày xong GV đưa ra thông tin phản hồi bằng cách chiếu lên màn hình một bảng thống kê đã chuẩn bị sẵn theo mẫu trên.
- HS ghi chép bài
- GV: Tổ 2 hãy trình bày cho cô biết tình hình chính trị, kinh tế và xã hội giai đoạn này như thế nào?
-HS trình bày kết quả và đối chiếu với kết quả với giáo viên.
Hoạt động 3: Cả lớp – cá nhân
- GV phát vấn: Thời kì này, đất nước bị bao nhiêu lần chia cắt?
Hs: theo dõi SGK trả lời
- GV phát vấn: Tổ 3 Trình bày những nét chính về tình hình chính trị, xã hội và kinh tế nước ta thời kì bị chia cắt?
Hs: theo dõi SGK trả lời
- GV: Bổ sung và kết luận
Hoạt động 4: Cả lớp – cá nhân
-GV phát vấn: Tổ 4 khái quát những nét cơ bản về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục, xã hội nữa đầu thế kỉ XIX?
-Hs: theo dõi SGK trả lời
-GV: Bổ sung và kết luận
Hoạt động 5: Nhóm
GV khái quát: Song song với quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam liên tục phải cầm vũ khí đứng lên chống ngoại xâm bảo vệ độc lập Tổ quốc.
- GV: cung cấp cho HS bảng thống kê (theo mẫu) các cuộc kháng chiến tiêu biểu của dân tộc ta từ thế kỉ X-XVIII.
- Sau đó, GV chia HS thành 4 nhóm:
GV phát vấn: Em có nhận xét gì về công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta?
- HS thảo luận nhóm trong 5 phút, sau đó mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời:
(+ Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra ở hầu hết các thế kỷ nối tiếp từ triều đại này sang triều đại khác.
+ Để lại kỳ tích anh hùng đáng tự hào, những truyền thống cao quý tươi đẹp mãi khắc sâu vào lòng mỗi người dân Việt Nam yêu nước.)
I.Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước.
1. Thời kì dựng nước đầu tiên
Nội dung
Văn Lang – Âu Lạc
Cham-Pa
Phù Nam
Thời gian tồn tại
TK VII -179TCN
TK II-XV
TK I-VI
Địa bàn
Bắc Bộ Và Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nam Bộ
Kinh tế
Nông nghiệp lúa nước
Chính trị
Bộ máy nhà nước quân chủ còn sơ khai
Văn hóa
Tín ngưỡng đa thần, đời sống tinh thần phong phú.
2. Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập
Stt
Triều đại
Thời gian
Người sáng lập
1.
Ngô
(939-968)
Ngô Quyền
2.
Đinh
(969-981)
Đinh Bộ Lĩnh
3.
Tiền lê
(981-1009)
Lê Hoàn
4.
Lý
(1009-1225)
Lý Công Uẩn
5.
Trần
(1225-1400)
Trần Cảnh
6.
Hồ
(1400-1407)
Hồ Quý Ly
7.
Lê sơ
(1428-1527)
Lê Lợi
Nội dung
Chính trị
Kinh tế
Văn hóa
Thời kỳ
Nước Đại Việt phong kiến độc lập (X – X.V)
Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế
-Nông nghiệp được quan tâm
-Thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển.
-Nho giáo, phật giáo phát triển
-Văn hóa chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
3. Thời kì đất nước bị chia cắt
Nội dung
Chính trị
Kinh tế
Văn hóa
Thời kì
Đất nước bị chia cắt (cuối TK XVII – cuối TK XVIII)
-Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ và kéo dài tới TK XVI.
-Hai đàng: Đàng Ngoài và Đàng Trong với 2 chính quyền khác nhau-> quân chủ không còn vững chắc
-Từ thế kỷ XVIII kinh tế được phục hồi và phát triển
-Thiên Chúa giáo được truyền bá
-Tín ngưỡng dân gian phát triển
-Giáo dục chất lượng giám sút
4. Đất nước nửa đầu thế kỷ XIX
Nội dung
Chính trị
Kinh tế
Văn hóa
Thời kì
Nửa đầu TK XIX
-Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế cao độ. Trong khi nền quân chủ đã bước vào khủng hoảng
-Nhà nước có chính sách trọng nông ức thương. Hạn chế sự phát triển kinh tế
Tuy có những yếu tố lạc hậu nhưng vẫn đạt được một số thành tựu
II. Các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
Tên cuộc đấu tranh
Vương triều
Lãnh đạo
Kết quả
-Cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)
- Kháng chiến chống Tống thời Lý
-Kháng chiến chống Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)
- Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn 1407 - 1427
-Kháng chiến chống
quân Xiêm 1785
- Kháng chiến chống quân Thanh
Tiền Lê
Thời Lý
Thời Trần
Thời Hồ
Thời Tây Sơn
Thời Tây Sơn
- Lê Hoàn
- Lý Thường Kiệt
- Vua Trần (lần I)
- Trần Quốc Tuấn (Lần II - Lần III)
- Kháng chiến chống quân Minh do nhà Hồ lãnh đạo.
- Khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ của nhà Minh so Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo
- Nguyễn Huệ
- Vua Quang Trung
(Nguyễn Huệ)
- Thắng lợi nhanh chóng
- Năm 1077 kết thúc thắng lợi
- Cả 3 lần kháng chiến đều giành thắng lợi.
- Thất bại
- Lật đổ ách thống trị của nhà Minh giành lại độc lập
- Đánh tan 5 vạn quân Xiêm
- Đánh tan 29 vạn quân Thanh
Kết luận: Lịch sử dân tộc việt Nam trải qua gần 3000 năm vừa dựng nước vừa giữ nước. Nhân dân ta đã lập nhiều kỳ tích đáng tự hào: vừa anh dũng trong đấu tranh chống ngoại xâm vừa xây dựng đất nước hoàn chỉnh thống nhất và phát triển, đặt cơ sở bền vững cho những bước đi sau này của dân tộc.
4. Củng cố (5p)
Câu 1: Hãy điền sự kiện vào niên đại đã cho sẵn sau đây:
Niên đại Sự kiện
Năm 981 1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
Năm 1075 – 1077 2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Năm 1258 3. Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ Nhất
Năm 1285 4. Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai
Năm 1288 5. Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba
Năm 1418 – 1427 6. Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược nhà Minh
Câu 2: Chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần thứ hai diễn ra vào năm nào?
1287
938
1288
1175
Câu 3: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Lê Hoàn
Đinh Bộ Lĩnh
Lê Lợi
Lý Thường Kiệt
Câu 4: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Xiêm?
Nguyễn Ánh
Nguyễn Nhạc
Nguyễn Huệ
Nguyễn Lữ
5. Dặn dò, bài tập về nhà (1p)
- Làm bài tập SGK
- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Nguyễn
- Xem trước bài truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến, sưu tầm các câu ca dao nói về truyền thống yêu nước.
Huế, ngày 03 tháng 03 năm 2018
Duyệt của GVHDGD Sinh viên thực tập
Võ Thanh Bắc Phạm Thị Oanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 27 Qua trinh dung nuoc va giu nuoc_12306082.docx