C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
2. Phương thức: Giáo viên sử dụng kĩ thuật “Hỏi và trả lời”.
- Học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời với nhau dưới sự kiểm soát của giáo viên đến khi giáo viên yêu cầu dừng. Giáo viên nhận xét, kết luận.
- Cho học sinh chơi trò chơi GIẢI CỨU CHÚ ẾCH
Giáo viên mời 6 nhóm tham gia (thời gian dự kiến 3-5p) và chọn 1 học sinh làm thư kí, luật chơi:
• Lần lượt các nhóm cùng trả lờ 1 câu hỏii.
• Thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 10s.
• Nhóm nào trả lời đúng thì được cộng 10 điểm, sai thì không được điểm.
• Hết thời gian các nhóm mới được giơ đáp án, nhóm nào giơ trước coi như không được quyền trả lời câu hỏi đó.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa- ri 1871, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết CT: 49 Ngày soạn: 26/ 02/ 2018
BÀI 38: QUỐC TẾ THỨ NHẤT VÀ CÔNG XÃ PA- RI 1871
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được vài nét của Hội liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất).
- Trình bày được những nét chính về hoàn cảnh ra đời, diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari 1871.
- Hình thành được khái niệm “Nhà nước kiểu mới”.
- Phân tích được, đánh giá được chính sách của Công xã Pari.
2. Kỹ năng:
- Quan sát và khai thác tranh ảnh.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện, vấn đề lịch sử...
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ, kỹ năng học tập, thực hành bộ môn: vẽ được sơ đồ tư duy...
3. Thái độ:
Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, củng cố niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Nhận xét, lý giải, đánh giá, so sánh, xác định mối quan hệ giữa các vấn đề, hiện tượng lịch sử.
+ Khai thác, sử dụng tài liệu tranh ảnh.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
Sách giáo khoa và tư liệu liên quan đến Công xã Pari 1871.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp: Nhóm, cá nhân, ...
Kỹ thuật dạy học tích cực: “Sơ đồ tư duy”, “chia sẻ nhóm đôi”, “hỏi và trả lời”.
Phương tiện dạy học: Bảng phụ, Tivi, máy tính,
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết về Quốc tế thứ nhất và Công xã Pari 1871, trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức: Giáo viên chiếu 3 hình ảnh, trước khi chiếu, giáo viên yêu cầu học sinh xác định hình ảnh nào là của nước Pháp.
3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trả lời những thông tin khác hoặc giống nhau, GV lựa chọn thông tin phù hợp của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Quốc tế thứ nhất
1. Mục tiêu: Nêu được vài nét của Hội liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất).
2. Phương thức
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, trang 192, 193 và xác định hoàn cảnh, thời gian thành lập của Quốc tế thứ nhất.
- HS: Trả lời - GV nhận xét- chốt ý
3. Gợi ý sản phẩm
I. Quốc tế thứ nhất
- Hoàn cảnh: Do phong trào công nhân ở Châu Âu diễn ra lẻ tẻ nên vào năm 1864 Quốc tế thứ nhất được thành lập.
- Mục đích: Đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân các nước
- Vai trò:
+ Chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi.
+ Đoàn kết, thống nhất lực lượng vô sản quốc tế.
II. Công xã Paris 1871.
1. Mục tiêu
- Trình bày được những nét chính về hoàn cảnh ra đời, diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari 1871.
- Hình thành được khái niệm “Nhà nước kiểu mới”, phân tích được, đánh giá được chính sách của Công xã Pari.
2. Phương thức
- Giáo viên giao cho học sinh về nhà tìm hiểu nội dung và xác định những kiến thức cơ bản, yêu cầu học sinh trình bày và thuyết trình nội dung kiến thức trên sơ đồ tư duy.
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ tư duy (thời lượng tối đa 7 phút), sau đó chọn nhóm trình bày (thời lượng 2-3 phút).
- Sau khi học sinh thuyết trình xong, các nhóm khác đặt câu hỏi, giáo viên hỗ trợ các nhóm và chốt kiến thức.
- Một số câu hỏi dự kiến:
1. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thành lập Công xã Pari?
2. Em có nhận xét gì về các chính sách của Công xã Pari?
3. Tại sao Công xã Pa ri là Nhà nước kiểu mới?
4. Nêu ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa ri?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận và yêu cầu học sinh xem hình 77 Tr 195 Sgk.
- Giáo viên sử dụng KTDH “chia sẻ nhóm đôi” tiếp tục giao nhiệm vụ cho học sinh (2 học sinh) thảo luận rút ra Bài học kinh nghiệm từ Công xã Pa ri 1871 vào Phiếu học tập (*PHỤ LỤC ) (Thời lượng 2-3 phút). Giáo viên chọn 1 hoặc nhiều phiếu lên trình bày hoặc giáo viên đọc thông tin cho cả lớp cùng nghe, học sinh có thể nhận xét và bổ sung. (khoảng 1-2 phút).
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận và có thể đặt câu hỏi cho các nhóm cặp.
3. Gợi ý sản phẩm
-Vẽ sơ đồ tư duy (có thể vẽ thành nhiều cách) nhưng phải đảm bảo những ý sau:
7à9/1870: Chiến tranh Pháp - Phổ.
9/1870: Pháp thất bại. Nhân dân đứng lên khởi nghĩa.
Giai cấp tư sản thành lập “Chính phủ Vệ quốc”.
Quân Phổ kéo vào nước Pháp. Chính phủ Vệ quốc đầu hàng.
Cuộc cách mạng 18-3-1871
Quần chúng đứng lên khởi nghĩa.
18/3/1871: Quốc dân quân đã đánh thắng được quân Chính phủ àlàm chủ thành phố Pari.
Công xã
Pari
1871
Thành lập Công xã
26/3/1871: Tổ chức bầu cử Hội đồng Công xã.
Thành lập lực lượng vũ trang.
Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của trường học và nhà nước.
Công xã Pari
Nhà nước kiểu mới
Công nhân làm chủ xí nghiệp.
Kiểm soát chế độ tiền lương.
Chủ trương giáo dục bắt buộc..
- Bài học kinh nghiệm:
+ Phải có chính Đảng lãnh đạo.
+ Phải liên minh công nông.
+ Phải trấn áp kẻ thù triệt để.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
2. Phương thức: Giáo viên sử dụng kĩ thuật “Hỏi và trả lời”.
- Học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời với nhau dưới sự kiểm soát của giáo viên đến khi giáo viên yêu cầu dừng. Giáo viên nhận xét, kết luận.
- Cho học sinh chơi trò chơi GIẢI CỨU CHÚ ẾCH
Giáo viên mời 6 nhóm tham gia (thời gian dự kiến 3-5p) và chọn 1 học sinh làm thư kí, luật chơi:
Lần lượt các nhóm cùng trả lờ 1 câu hỏii.
Thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 10s.
Nhóm nào trả lời đúng thì được cộng 10 điểm, sai thì không được điểm.
Hết thời gian các nhóm mới được giơ đáp án, nhóm nào giơ trước coi như không được quyền trả lời câu hỏi đó.
3. Dự kiến sản phẩm
Gói câu hỏi gồm 5 câu như sau:
Câu 1. Cơ quan cao nhất trong Công xã Pari là
A. Hội đồng Công xã.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Quốc hội lập pháp.
D. Ủy ban trung ương Quốc dân quân.
Câu 2. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho Công xã Pari thất bại?
A. giai cấp vô sản Pháp còn non yếu.
B. chưa có chính Đảng lãnh đạo.
C. chưa thực hiện liên minh công nông.
D. các thế lực phản động cấu kết với nhau để tiêu diệt cách mạng.
Câu 3. Trong các sắc lệnh sau đây của Công xã, sắc lệnh nào thể hiện tính ưu việt của Công xã?
A. Tách nhà thờ ra khỏi trường học.
B. Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
C. Giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.
D. Quy định về tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt, cấm đánh đập công nhân.
Câu 4. Vì sao nói Công xã Pari là nhà nước kiểu mới?
A. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh.
B. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
C. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
D. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
Câu 5. Bài học lớn nhất từ sự thất bại của Công xã Pari là
A. Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.
B. Phải thành lập chính Đảng lãnh đạo.
C. Phải thực hiện liên minh công nông.
D. Phải thực hiện triệt để chuyên chính vô sản.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: Công xã Pari
2. Phương thức:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà:
Em hãy tìm hiểu TẠP CHÍ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
“Công xã Pa-ri với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”
- Học sinh có thể viết (đoạn văn hay trình chiếu ) hoặc trình bày nói
- Học sinh chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi
3. Gợi ý sản phẩm:
Đối với giai cấp công nhân Việt Nam, đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, giành chính quyền, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đi lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành đổi mới đạt nhiều thành tựu to lớn. Nhờ đó, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
*PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên: ................................................. Lớp: .................
Câu hỏi. Công xã Pari đã để lại bài học gì cho các phong trào đấu tranh sau này?
*PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên: ................................................. Lớp: .................
Câu hỏi: Công xã Pari đã để lại bài học gì cho các phong trào đấu tranh sau này?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12461942.docx