Bài 7. SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ
VÀ NỀN VĂN HOÁ ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong, HS:
- HS ghi nhớ được nét chính về sự phát triển của lịch sử và sự lan toả văn hoá truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ trong thời gian từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII.
- HS ghi nhớ được nét chính về Vương triều Hồi Giáo Đê- li.
- HS ghi nhớ được nét chính về Vương triều Mô- gôn.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng trình bày kết hợp với mô tả.
3. Thái độ
- Tiếp tục giáo dục tinh thần tôn trọng nền văn hoá truyền thống Ấn Độ.
- Ý thức tôn trọng và giữ gìn di sản văn hoá của dân tộc Việt Nam.
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học.
Năng lực chuyên biệt:
- Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung bài học.
75 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 10 học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a phương, .... nhà Đường mở khoa thi để tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan...
- Về đối ngoại: Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ...
4. Củng cố bài
- Xã hội phong kiến Trung Quốc thời Đường đã đạt được đỉnh cao, trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.
- Đến cuối thời Đường, do những mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh ngày càng bị áp bức bóc lột nặng nề nên đã liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo, làm cho nhà Đường ngày càng suy yếu rồi sụp đổ.
5. Luyện tập
- Hãy nối mốc thời gian với sự kiện ở bảng sau cho đúng:
Thời gian
Sự kiện
A. Năm 221 TCN- 206 TCN
1. Nhà Hán
B. Năm 206 TCN- 220
2. Nhà Tần
(Đáp án: Nối A với 2; Nối B với 1)
- Trình bày và phân tích những biểu hiện thịnh trị của nhà Đường (Yêu cầu nêu và phân tích từng mặt):
- Về kinh tế: Trong nông nghiệp biết áp dụng những kĩ thuật canh tác mới như chọn giống, xác định thời vụ; các xưởng thủ công xuất hiện ngày càng nhiều; Thương nghiệp thịnh đạt. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện và có nhiều thành tựu.
- Về chính trị: Hoàn thiện bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, có chức Tiết độ sứ.
- Về đối ngoại: Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ: đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế đô hộ ở An Nam (lãnh thổ Việt Nam) và ép Tây Tạng phải thần phục.
V. HƯỚNG DẪN BÀI TẬP
1. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài
- Câu 1. Cần nêu đủ các ý:
+ Thời gian: Nhà Tần (221 TCN- 206TCN); nhà Hán (206 TCN- 220)
+ Địa điểm: Vùng trung lưu sông Hoàng
+ Từ nhà Tần, sau đó là nhà Hán thành lập, xã hội Trung Quốc xuất hiện giai cấp mới: giai cấp địa chủ và nông dân (nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh); Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ thay thế cho quan hệ bóc lột của quí tộc đối với nông dân công xã.
Như vậy, chế độ phong kiến dã hình thành.
- Câu 2. Dựa vào hướng dẫn ở câu tự luận)
2. Bài tập về nhà
Đọc trước các mục 3, 4 của bài 5; sưu tầm tranh ảnh về kiến trúc nghệ thuật của Trung Quốc thời phong kiến.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:......./......../ 20..........
Ngày dạy:........../........./ 20.........
Tuần:...........
Tiết PPCT:.......
BÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong, HS:
- HS nhận biết và ghi nhớ được các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp phát triển kinh tế, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc như thế nào?
- HS biết cách đánh giá ảnh hưởng của chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc.
- HS ghi nhớ được những thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến
2. Kĩ năng
- Tiếp tục củng cố cách vẽ và sử dụng sơ đồ lịch sử để tự nhận thức lịch sử một cách chủ dộng
- Biết cách lập luận, phân tích sự kiện để rút ra kết luận.
3. Thái độ
- HS biết quí trọng các di sản văn hoá và nhận biết được những ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đối với Việt Nam
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học.
Năng lực chuyên biệt:
- Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung bài học; vẽ sơ đồ;
- Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của văn hoá Trung Quốc đối với Việt Nam
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của GV
* Ảnh: - Toàn cảnh Cố cung Bắc Kinh
- Một đoạn Vạn lí trường thành
- Tượng Phật bằng ngọc thạch trong cung điện
2. Chuẩn bị của HS
- Soạn bài, sưu tầm một tiểu thuyết Trung Quốc thời kì này
III. CÁC PHƯƠNG, PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
- Trao đổi đàm thoại và phát vấn.
- Kĩ thuật động não, kĩ thuật đọc tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra trong quá trình dạy bài mới.
2. Giới thiệu bài mới:
Tiết học trước, chúng ta đã thấy chế độ phong kiến Trung Quốc đến thời nhà Đường đã đạt được đỉnh cao của nó. Đến cuối thời Đường, mâu thuãn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân lại nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 874, nhà Đường bị lật đổ. Sau đó là các triều đại nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Tiết học hôm nay chúng ta học về hai triều đại cuối cùng của tiến trình lịch sử phong kiến Trung Quốc: Triều đại Minh và triều đại Thanh.
3. Tiến trình dạy học:
Các hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: HS trình bày được những biểu hiện của mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh.
- GV gọi HS đọc 11 dòng đầu của mục trong SGK (trang 31) để HS hình dung tiến trình thành lập triều đại nhà Minh.
- GV tổ chức cho HS tự đọc SGK thảo luận để trả lời câu hỏi: Hãy tìm những biểu hiện của mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh?
Hoạt động 2. HS trình bày lại được những biện pháp củng cố chế độ quân chủ chuyên chế Nhà Minh
+ GV cầu HS tự đọc SGK để trả lời câu hỏi: Nhà Minh đã thực hiện những biện pháp củng cố chế độ quân chủ chuyên chế
3. Trung Quốc thời Minh, Thanh
a. Nhà Minh:
* Sự thành lập:
- Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Minh.
* Sự phát triển kinh tế:
- Các triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế. Đến đầu thế kỉ XVI, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện với những biểu hiện:
+ Thủ công nghiệp: Xuất hiện nhiều xưởng thủ công làm gốm, dệt lớn...
+ Thương nghiệp: Xuất hiện những nhà buôn đi trao đổi khắp trong và ngoài nước... Các thành thị ngày càng nhiều và rất phồn thịnh.
* Về chính trị:
- Nhà Minh bỏ chức Thừa tướng và Thái úy, thay vào đó là các chức Thượng thư phụ trách các Bộ (có 6 Bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), các quan địa phương chịu sự chỉ đạo của các Bộ. Hoàng đế nắm mọi quyền hành và trực tiếp nắm quân đội...
Hoạt động 3. HS biết trình bày lại và giải thích vì sao nhà Minh sụp đổ.
+ GV tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi: Vì sao nhà Minh sụp đổ?
- HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý.
Hoạt động 4. HS biết đánh giá ảnh hưởng của chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc.
+ GV Cho HS đọc từ dòng 8 (dưới lên, trang 32, SGK) và 5 dòng cuối của mục 3 (trang 33) để trả lời câu hỏi: Chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với người Trung Quốc thế nào? ảnh hưởng của chính sách đó đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc như thế nào?
Hoạt động 5. HS nhận biết vai trò của Nho giáo như thế nào? Phật giáo thịnh hành ra sao trong xã hội phong kiến Trung Quốc?
+ GV nêu câu hỏi: Vai trò của Nho giáo trong xã hội phong kiến, và Phật giáo thịnh hành ở Trung Quốc như thế nào?
+ GV Yêu cầu HS tự đọc SGK để tìm câu trả lời.
+ HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 6. HS ghi nhớ được nội dung chính của thành tựu trong lĩnh vực Văn học, sử học, toán học, y dược học và đặc biệt 4 phát minh lớn về kĩ thuật
+ Từng lĩnh vực, GV cho HS tự đọc SGK để phát biểu thành tựu, GV điều chỉnh và yêu cầu ghi nhớ.
* Sự sụp đổ của nhà Minh.
- Do mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân ngày càng gay gắt, quyết liệt: Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay giai cấp quí tộc, địa chủ; nông dân không có hoặc có rất ít ruộng đất, bị sưu dịch và tô thuế nặng nề, nhiều người phải rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực. Vì vậy, nông dân ở nhiều nơi đã vùng lên khởi nghĩa. Cuộc nổi dậy lớn nhất do Lý Tự Thành lãnh đạo, đã làm cho nhà Minh sụp đổ.
b. Nhà Thanh:
- Một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh (1644- 1911).
- Chính sách áp bức dân tộc: Bắt người Trung Quốc phải theo phong tục người Mãn...
- Ảnh hưởng: Trong tình thế đó, tư bản phương Tây nhòm ngó Trung Quốc. Chính sách “bế quan toả cảng” của triều Thanh đã gây nên cuộc xung đột kịch liệt với tư bản phương Tây, dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến Trung Quốc
4. Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến
a. Trong lĩnh vực tư tưởng:
- Nho giáo: Người khởi xướng Nho học là Khổng Tử . Từ thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành tư tưởng của chế dộ phong kiến Trung Quốc.
- Phật giáo: ở Trung Quốc khá thịnh hành nhất vào thời Đường, Tống. Các vua nhà Đường, nhà Tốngđều cử nhà sư tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật; cho xây chùa tạc tượng, in kinh
- Văn học: Các tác phẩm Tâm quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du, Hồng lâu mọngVề thơ có các nhà thơ: Lý bạch, Đõ Phủ, Bạch Cư Dị(GV hoặc HS đọc phần in nhỏ trong SGK, trang 34)
- Sử học: Thời Tây Hán có Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên; Thời Đường có cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước gọi là Sử quán.
- Các lĩnh vực Toán, Thiên văn, Y dược.đều đạt được nhiều thành tựu quan trọng ( cho HS đọc phần in nhỏ trong SGK, trang 35).
- Kĩ thuật có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Là những đóng góp lớn của nhân dân Trung Quốc đối với nền văn minh thế giới.
4. Củng cố bài
GV nhắc lại lại ý chính của tiến trình lịch sử phong kiến Trung Quốc:
- Thời gian: Thành lập từ năm 221 TCN, trải qua các triều đại Tần, Hán, Tấn, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Kết thúc vào năm 1911.
- Từ vùng đất gốc ở vùng trung lưu sông Hoàng, các triều đại phong kiến không ngừng tiến hành các cuộc thôn tính, chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ như ngày nay.
- Từ thời nhà Tần, chế dộ phong kiến được xác lập, mối quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đã thay thế cho mối quan hệ bóc lột của quí tốc đối với nông dân công xã; trong xã hội phong kiến có hai giai cấp chính: địa chủ và nông dân. Chế độ phong kiến Trung Quốc đạt được đỉnh cao ở thời nhà Đường. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ cúa các triều đại phong kiến là do mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ ngày càng sâu sắc, khởi nghĩa nông dân đã làm cho các triều đại sụp đổ.
- Thời phong kiến, nhân dân Trung Quốc đạt nhiều thành tựu to lớn về văn hoá. Đặc biệt có 4 phát minh về kĩ thuật là đóng góp lớn của nhân dân Trung Quốc đối với nền văn minh của thế giới.
5. Luyện tập
- Hãy nối đúng thời gian với triều đại phong kiến Trung Quốc dưới đây.
Thời gian
Triều đại
A. Năm 221 TCN- 206 TCN
1. Nhà Tần
B. Năm 206 TCN- 220
2. Nhà Minh
C. Năm 618- 907
3. Nhà Thanh
D. Năm 1271- 1368
4. Nhà Nguyên
E. Năm 1368-1644
5. Nhà Hán
G. Năm 1644- 1911
6. Nhà Đường
(Đáp án: Nối A với 1; B với 5; C với 6; D với 4; E với 2; G với 3)
- Trình bày và phân tích 4 đóng góp to lớn về văn hoá của nhân dân Trung Quốc đối với nền văn minh thế giới. (Cần trình bày 4 phát minh lớn: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng là những kĩ thuật do người Trung Quốc phát minh, sau đó các dân tộc khác học tập, có tác dụng rất lớn trong đời sống và sản xuất làm cho nền văn minh thế giới tiến bước phát triển cao hơn)
V. HƯỚNG DẪN BÀI TẬP
1. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài
- Về câu 1, câu 2 đã hướng dẫn ở cuối tiết 1.
- Về câu 3. Cần nêu ý chính từng lĩnh vực:
- Văn học: Các tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kí, Hồng lâu mộngVề thơ có các nhà thơ: Lý bạch, Đõ Phủ, Bạch Cư Dị
- Sử học: Thời Tây Hán có Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên; Thời Đường có cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước gọi là Sử quán.
Các lĩnh vực Toán, Thiên văn, Y dược.đều đạt được nhiều thành tựu quan trọng
- Kĩ thuật có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng; đó là những đóng góp lớn của nhân dân Trung Quốc đối với nền văn minh thế giới.
2. Bài tập về nhà
Đọc trước bài 6; vẽ lược đồ Ấn Độ thời cổ đại (theo SGK, trang 38).
Ngày soạn:......./......../ 20..........
Ngày dạy:........../........./ 20.........
Tuần:...........
Tiết PPCT:.......
Chương IV. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
Bài 6: CÁC QUỐC GIA ẤN
VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong, HS:
- HS nhận biết được Ấn Độ là một nước có nền văn mimh lâu đời, phát triển cao và có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á và thế giới.
- HS ghi nhớ nhớ nét chính về nội dung văn hoá truyền thống của Ấn Độ.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ
- Giáo dục tinh thần tôn trọng nền văn hoá truyền thống Ấn Độ.
- Góp phần tăng cường sự hiểu biết, quan hệ thân tình về kinh tế và văn hoá giữa hai dân tộc Việt Nam và Ấn Độ.
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học.
Năng lực chuyên biệt:
- Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung bài học; vẽ và sử dụng lược đồ để phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý của Ấn Độ.
- Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa văn hóa Ấn Độ với Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của GV
- Lược đồ: Ấn Độ thời cổ đại.
- Ảnh: Lễ đường trong chùa hang A-gian-ta (Ấn Độ).
- ChuÈn bÞ ®o¹n b¨ng video vÒ v¨n ho¸ Ên §é ( ®· ph¸t trªn VTV2 vµo th¸ng 6- 2003).
2. Chuẩn bị của HS
- Soạn bài; Vẽ lược đồ Ấn Độ thời cổ đại
III. CÁC PHƯƠNG, PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
- Trao đổi đàm thoại và phát vấn.
- Kĩ thuật động não, kĩ thuật đọc tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: MÇm mèng kinh tÕ TBCN xuÊt hiÖn ë Trung Quèc khi nµo? biÓu hiÖn? T¹i sao nã kh«ng ®îc tiÕp tôc ph¸t triÓn?
2. Giới thiệu bài mới:
Đến đầu Công nguyên, Ấn Độ bước vào thời kì phát triển cao dưới thời vương triều Gúp- ta. Nét đặc sắc của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ. Nội dung chính của nền văn hoá truyền thống Ấn Độ là gì? chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3. Tiến trình dạy học:
Các hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: HS nhận biết được những nét chính về quá trình thành lập và phát triển của Vương triều Gúp ta.
- GV hướng dẫn HS dựa vào lược đồ Ấn Độ thời cổ đại, SGK để trình bày nét chính về bối cảnh ra đời và tồn tại của Vương triều Gúp ta.
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 2. HS biết trình bày và ghi nhớ được nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống của Ấn Độ.
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân với SGK để chuẩn bị trả lời câu hỏi trước cả lớp. - GV nêu câu hỏi Nét đặc săc của nền văn hoá truyền thống của Ấn Độ thể hiện ở những yếu tố văn hoá nào?
- HS thảo luận và trả lòi câu hỏi, giáo viên bổ sung và chốt ý.
1. Thời kì các quốc gia đầu tiên.
(ND giảm tải – Không dạy)
2. Thời kì Vương triều Gúp - ta và sự phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ.
* Quá trình hình thành:
- Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất lại dưới sự trị vì của Vương triều Gúp- ta. Sau đó Vương triều Gúp - ta còn tấn công chiếm cao nguyên Đê- can, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
- Vương triều này do vua Gúp - ta thành lập tồn tại gần 150 năm (319- 467); sâu đó là thời Hậu Gúp- ta (467- 606) và Vương triều Hác- sa (606- 647).
* Nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống của Ấn Độ.
- Đạo Phật:
+ Xuất hiện ngay từ buổi đầu nước Ma- ga- đa, Nơi phát tích Đạo Phật là thành phố Ka- pi- la-va- xtu, chân núi Hi- ma- lay-a (miền Bắc Ấn Độ), đó cũng là quê hương của nhà hiền triết Sít- đác- ta, sau trở thành Phật tổ, hiệu là Sa- ky-a- Mu- ni (Thích Ca Màu Ni).
+ Đạo Phật được truyền bá mạnh mẽ ra khắp miền Bắc Ấn Độ và rộng ra đến nhiều nơi từ thời vua A- sô- ca, và tiếp tục phát triển kéo dài dưới các triều đại Gúp- ta, Hậu Gúp- ta và Hác- sa (từ thế kỉ V TCN dến thế kỉ V).
- Đạo Hinđu (Ấn Độ giáo): Ra đời cùng với Phật giáo. Đây là tôn giáo thờ rất nhiều thần, trong đó chủ yếu là 4 thần: Bộ ba Brama (thần sáng tạo thế giới), Siva (thần hủy diệt), Visnu (thần bảo hộ) và Indra (thần sấm sét)...
- Chữ viết được hoàn thiện: Chữ cổ vùng sông Ấn có từ 3000 năm TCN, chữ cổ vùng sông Hằng có từ 1000 năm TCN là những kiểu chữ đơn giản, từ thời A- sô- ca được nâng lên, sáng tạo thành hệ chữ Phạn. Hệ chữ Phạn được dùng phổ biến từ thời Gúp- ta trong việc viết văn, bia. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn hoá Ấn Độ.
- Kiến trúc và điêu khắc: Thời Gúp- ta, có nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.
4. Củng cố bài
GV có thể yêu cầu HS nhắc lại ý chính về:
- Nhà nước Ma- ga- đa
- Vương triều Gúp- ta và văn hoá truyền thống của Ấn Độ
5. Luyện tập
- Hãy hoàn thành bảng kê về Vương triều Gúp- ta (Ấn Độ) dưới đây:
Vương triều
Thời gian tồn tại
Gúp- ta
319- 467
Hác- sa
( Gúp- ta: 319- 467; Hậu Gúp- ta: 467- 606; Hác – sa: 606- 647)
- Trình bày ngắn gọn các yếu tố văn hoá truyền thống Ấn Độ và giảithích vì sao các yếu tố đó định hình và phát triển được?
(Các yếu tố: Phật giáo, Hinđu (Ấn Độ giáo), chữ Phạn và kiến trúc, điêu khắc. Vì sao phát triển; Do thống nhất được miền Bắc, miền Trung Ấn Độ và thời gian tồn tại kéo dài suốt từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII, Vương triều Gúp ta (319-467), sau đó là thời Hậu Gúp- ta (467- 606) và Vương triều Hác- sa (606- 647) tạo cơ sở cho các yếu tố văn hoá truyền thống để định hình và phát triển.
V. HƯỚNG DẪN BÀI TẬP
1. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài
- Về câu 1. Đã hướng dẫn ở câu tự luận.
- Về câu 2. Cần nêu được các ý: Đạo Phật, chữ Phạn, kiến trúc, điêu khắc có ảnh hưởng tới nhiều nước ở châu Á, khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất.
2. Bài tập về nhà
Đọc trước bài 7 và chuẩn bị trả lời câu hỏi cuối bài (dự kiến thắc mắc yêu cầu GV giải thích.
Ngày soạn:......./......../ 20..........
Ngày dạy:........../........./ 20.........
Tuần:...........
Tiết PPCT:.......
Bài 7. SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ
VÀ NỀN VĂN HOÁ ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong, HS:
- HS ghi nhớ được nét chính về sự phát triển của lịch sử và sự lan toả văn hoá truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ trong thời gian từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII.
- HS ghi nhớ được nét chính về Vương triều Hồi Giáo Đê- li.
- HS ghi nhớ được nét chính về Vương triều Mô- gôn.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng trình bày kết hợp với mô tả.
3. Thái độ
- Tiếp tục giáo dục tinh thần tôn trọng nền văn hoá truyền thống Ấn Độ.
- Ý thức tôn trọng và giữ gìn di sản văn hoá của dân tộc Việt Nam.
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học.
Năng lực chuyên biệt:
- Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung bài học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của GV
- Lược đồ: Ấn Độ thời cổ đại
- Ảnh: Cổng lăng A-cơ-ba ở Xi-can-đra (đầu thế kỉ XVII)
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc, soạn bài trước; Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến ND bài học.
III. CÁC PHƯƠNG, PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
- Trao đổi đàm thoại và phát vấn.
- Kĩ thuật động não, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra trong quá trình dạy bài mới.
2. Giới thiệu bài mới:
Sự tiếp nối và phát triển lịch sử của Ấn Độ từ sau Vương triều Hác- sa là thời kì phát triển thịnh vượng, đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến ở Ấn Độ.
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự tồn tại và phát triển của hai Vương triều ngoại tộc: Vương triều Đê- li và Vương triều Mô- gôn. Qua đó có thể biết được sự phát triển của lịch sử và nền văn hoá đa dạng của Ấn Độ.
3. Tiến trình dạy học:
Các hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: HS nhận biết nét chính về quá trình thiết lập Vương triều Hồi giáo Đê- li.
- GV trình bày nét chính về quá trình thiết lập Vương triều Hồi giáo Đê- li;
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi: Vì sao Ấn Độ không chống cự được cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ?
- HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
Hoạt động 2. HS ghi nhớ nét chính của Vương triều Hồi giáo Đê- li.
- GV nêu câu hỏi: Theo em, Vương triều Hồi giáo Đê li để lại dấu ấn gì trong lịch sử Ấn Độ?
- HS tự đọc SGK nghiên cứu để trả lời.
- GV GV nhận xét, bổ sung và chốt ý
Hoạt động 3. HS nhận biết nét chính về quá trình thiết lập Vương triều Mô- gôn
- GV nêu câu hỏi: Em hãy trình bày nét chính về quá trình thiết lập Vương triều Mô-gôn. HS tự đọc SGK để tìm câu trả lời.
Hoạt động 4. HS ghi nhớ nét chính về Vương triều Mô- gôn dưới thời A-cơ- ba
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (chia thành nhiều nhóm nhỏ) theo câu hỏi: Vì sao nói Ấn Độ thời Vương triều A- cơ- ba phát triển thịnh vượng và đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến?
- GV gọi 2 đến 3 nhóm lên trình bày và gọi các nhóm khác nhận xét; GV bổ sung và chốt ý.
Hoạt động 5. HS ghi nhớ nét chính về Vương triều Mô- gôn từ sau thời A-cơ-ba
- GV nêu câu hỏi: Em trình bày nét chính về Vương triều Mô-gôn từ sau thời A-cơ-ba
- HS tự đọc SGK để tìm câu trả lời.
- GV gọi HS lên trình bày, nhận xét, bổ sung và chốt ý.
1. Sự phát triển của lịch sử và văn hoá truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ.
(ND giảm tải – Không dạy)
2. Vương triều Hồi giáo Đê- li
* Quá trình hình thành:
- Năm 1055, Thổ chiếm Bát- đa rồi cải theo Hồi giáo lập nên Vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Khi Đạo Hồi truyền bá đến I- ran và Trung Á, lập nên một Vương quốc Hồi giáo nữa trên vùng giáp Tây Bắc Ấn Độ. Từ đó, người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành cuộc chinh chiến vào Ấn Độ rồi lập nên Vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê- li, tồn tại từ 1206 đến 1526.
- Lúc này Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán nên không có đủ sức mạnh chống lại sự xâm nhập của người Hồi giáo gốc Trung Á
* Chính sách của vương triều Hồi giáo Đề - li.
- Truyền bá Đạo Hồi vào Ấn Độ, đó là sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đắc là Ấn Độ Hinđu giáo và A- rập Hồi giáo
- Một số công trình kiến trúc mang đậm phong cách Hồi giáo
- Xây dựng kinh đô Đê- li thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới lúc đó.
3. Vương triều Mô- gôn
* Quá trình thành lập:
- Năm 1398, một bộ phận dân Trung Á khác cũng theo đạo Hồi do vua Ti- mua Leng chỉ huy tấn công Ấn Độ, nhưng phải đến đời cháu nội ông là Ba- bua mới chiếm được và lập ra Vương triều Mô-gôn tồn tại (1556- 1605). Các vua của Vương triều Mô-gôn củng cố Vương triều theo hướng “Ấn Độ hoá” và xây dựng đất nước.
* Vương triều Mô-gôn dưới thời kỳ vua A-cơ-ba.
- Ấn Độ thời Vương triều A-cơ-ba phát triển thịnh vượng và đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến vì:
+ Xây dựng bộ máy chính quyền mạnh mẽ, dựa trên cơ sở liên kết tầng lớp quí tộc và không phân biệt nguồn gốc.
+ Xây dựng khối hoà hợp dân tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của địa chủ, quí tộc.
+ Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.
=> A-cơ-ba được coi như một vị anh hùng dân tộc, xứng với danh hiệu của Ông Đấng Chí tôn A- cơ-ba.
* Vương triều Mô- gôn từ sau thời A-cơ-ba:
- Các vua của Vương triều đều áp dụng chính sách cai trị chuyên quyền độc đoán, đàn áp khắc nghiệt, bóc lột tàn tệvì vậy, sự bất mãn và những âm mưu không vì thế mà giảm bớt làm cho Vương triều Mô-gôn đầy rối ren và biến động.
- Xây dựng hai công trình lớn và tuyệt đẹp: Thành đô và lăng Ta-giơ Ma-han
4. Củng cố bài
Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi: Sự đa dạng của nền văn hoá Ấn Độ ở thời phong kiến thể hiện như thế nào?
Chú ý các nội dung chính:
- Văn hoá truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển từ thời kì Vương triều Gúp- ta, với các sự kiện văn hoá nổi bật: Phật giáo, Hinđu (Ấn Độ giáo), chữ Phạn và kiến trúc, điêu khắc.
- Sự xâm nhập của ngoại tộc, người Thổ và sự truyền bá của Đạo Hồi, với các công trình kiến trúc, lâu đài, lăng mộ.
5. Luyện tập
- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà anh (chị) cho là đúng.
Vương triều Hồi giáo Đê- li tồn tại trong khoảng thời gian:
1556- 1605 B. 1526- 1707 C. 1206- 1526 D. 1206- 1426
(Đáp án: C)
- Trình bày vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô- gôn trong lịch sử Ấn Độ.
(Tuy Vương triều Hồi giáo Đê li áp dụng chính sách cai trị, phân biệt đối xử đối với dân Ấn Độ theo Hinđu giáo, nhưng rồi đã nhanh chóng tự biến thành một vương triều của nước Ấn Độ, của người Ấn Độ.
Vương triều Mô- gôn cũng đã nhanh chóng tự biến thành một vương triều của nước Ấn Độ, của người Ấn Độ. Thời vua A- cơ- ba là đỉnh cao của chế độ phong kiến Ấn Độ.
Như vậy, vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê- li và Vương triều Mô- gôn trong lịch sử Ấn Độ, như là sự tiếp nối, phát triển liên tục của lịch sử Ấn Độ).
V. HƯỚNG DẪN BÀI TẬP
1. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài
- Về câu 1. Cần nêu được các ý:
+ Xây dựng bộ máy chính quyền mạnh mẽ, dựa trên cơ sở liên kết tầng lớp quý tộc và không phân biệt nguồn gốc. nguồn gốc.
+ Xây dựng khối hoà hợp dân tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của địa chủ, quý tộc.
+ Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.
A- cơ ba được coi như một vị anh hùng dân tộc, xứng với danh hiệu của Ông Đấng Chí tôn A- cơ ba.
- Câu 2. đã hướng dẫn ở câu tự luận
2. Bài tập về nhà
Đọc trước bài 8, vẽ lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến (theo SGK, trang 47)
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRUNG TÂM GDTX NGHĨA TÂN
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – BÀI SỐ 1
Môn: Lịch sử 10
(Đề kiểm tra gồm 2 trang)
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
(Mỗi câu trả lời đúng đúng đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12378045.doc