Giáo án Lịch sử 10 học kì I

CHUYÊN ĐỀ: TÂY ÂU THỜI PHONG KIẾN

A. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ

I. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu

a. Các vương quốc của người Giéc- Man

- Thế kỷ III, đế quốc Rô-ma lâm vào khủng hoảng, nô lệ nổi dậy đấu tranh sản xuất sút kém, xã hội rối ren.

- Cuối thế kỷ V, đế quốc Rô-ma bị ng Giéc-man xâm chiếm, năm 476 đế quốc Rô ma bị diệt vong, thời đại phong kiến châu Âu hình thành ở châu Âu.

b. Sự hình thành các quan hệ sản xuất phong kiến

- Những việc làm của người Giéc-man:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới: Phơ-răng, Đông gốt, Tây gốt

+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.

+ Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng của nông dân.

+ Thủ lĩnh của họ tự xưng vua và phong tước vị: công tước, bá tước, nam tước

- Kết quả

+ Hình thành các tầng lớp: quý tộc, vũ sĩ, tăng lữ, quan lại có đặc quyền và giàu có

+ Nô lệ, nông dân biến thành nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa

. Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu bắt đầu hình thành, điển hình là vương quốc Phrăng

 

docx103 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 10 học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
” xuất phát từ những cơ sở sau: - Cơ sở lí luận: Xuất phát từ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch Sử và chủ trương xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong nhà trường phổ thông của Bộ giáo dục. - Cơ sở thực tiễn: Trong quá trình dạy học theo chương trình SGK kiến thức dàn trải ở các bài 6,7 không theo hệ thống mảng kiến thức khiến cho học sinh khi học khó hệ thống lại kiến thức được lô gic. Mặt khác, theo chương trình của Bộ GD đã giảm tải 1 số kiến thức ở cả 2 bài 6,7 nên việc hệ thống, sắp xếp lại kiến thức dưới dạng chủ đề là rất cần thiết và phù hợp. Chính vì những lí do đó, chúng tôi chọn chuyên đề này vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, xây dựng chuyên đề trong dạy học lịch sử của Bộ giáo dục, vừa nhằm giúp cho hoạt động dạy - học về Ấn Độ thời phong kiến đạt hiệu quả cao. II. Phương pháp xây dựng chuyên đề - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở tổng hợp kiến thức từ sách giáo khoa lịch sử lớp 10 ban cơ bản, dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng và một số tài liệu liên quan để xây dựng chuyên đề này. - Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi trao đổi, thảo luận, học hỏi từ các đợt tập huấn chuyên đề do Sở và Công ty GDTTP tổ chức đã góp phần giúp tôi rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc hoàn thành chuyên đề. III. Đối tượng, phạm vi xây dựng chuyên đề - Chuyên đề “ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN” được xây dựng dựa trên cơ sở chọn lọc kiến thức cơ bản ở các bài 6,7 Sgk lịch sử lớp 10 ban cơ bản, chuẩn kiến thức kĩ năng cùng một số tài liệu bổ sung có liên quan nhằm phục vụ cho việc giảng dạy học sinh khối 10 trong học kì I. A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ. I . SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN QUỐC GIA PHONG KIẾN ẤN ĐỘ Vương triều Gúp-ta - Trên cơ sở thống nhất miền Bắc Ấn Độ, năm 319 vương triều Gup-ta được thành lập và tồn tại qua 9 đời vua (319 - 467) -Vai trò: chống lại sự xâm lược của các tộc ở Trung Á, thống nhất miền Bắc, làm chủ miền Trung Ấn Độ. - Đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, do chính quyền trung ương suy yếu và đất nước quá rộng lớn. Lúc đó chỉ có nước Pa-la ở vùng Đông Bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam là nổi trội hơn cả. 2. Vương triều Hồi giáo Đê-li - Quá trình hình thành: + Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ. + 1206, người Hồi giáo chiếm đất Ấn Độ, lập nên Vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi là Đê-li, tồn tại đến 1526. - Chính sách thống trị : + Truyền bá, áp đặt Hồi giáo →Văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. + Tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại; phân biệt sắc tộc và tôn giáo... → Gây nên sự bất bình trong nhân dân. Mặc dù vậy, Vương triều Đêli một mặt bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây ở Ấn Độ, mặt khác góp phần truyền bá ảnh hưởng Hồi giáo ra bên ngoài. 3. Vương triều Mô-gôn - Năm 1398, tộc người Hồi giáo khác thuộc dòng dõi Mông Cổ đánh chiếm Đêli, lập ra vương triều Mô gôn (1526 – 1707). - Các đời vua đều ra sức củng cố theo hướng "Ấn Độ hoá" và xây dựng đất nước, Ấn Độ có bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605) với nhiều chính sách tích cực (xây dựng chính quyền mạnh, hoà hợp dân tộc, phát triển kinh tế, văn hoá, nghệ thuật...). - Giai đoạn cuối, do những chính sách cai trị hà khắc của giai cấp thống trị (chuyên chế, đàn áp, lao dịch nặng nề, xây dựng nhiều công trình rất tốn kém...) tạo nên sự phản ứng của nhân dân ngày càng cao, nên Ấn Độ lâm vào khủng hoảng, sau đó trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. - Đây là vương triều cuối cùng và là một trong những vương triều thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Ấn Độ: Kinh tế phát triển, chính trị ổn định, văn hóa đạt được nhiều thành tựu mới II. VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ - Tôn giáo : + Đạo Phật: phát triển từ thế kỉ III TCN, được truyền bá và ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài. + Ấn Độ giáo hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển trên cơ sở tín ngưỡng cổ xưa, tôn thờ các vị thần chủ yếu: Thần sáng tạo (Brama), thần hủy diệt (Siva), thần Bảo hộ (Visnu) và thần sấm sét (Inđra) + Hồi giáo, có nguồn gốc từ Tây Á, được truyền vào Ấn Độ dưới vương triều Đêli, từ đó tiếp tục được truyền bá sang các nước Đông Nam Á. - Chữ viết : có từ rất sớm, từ chữ đơn giản Bra-mi (Brahmi) đã nâng lên, sáng tạo và hoàn thiện thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) dùng để viết văn, khắc bia. Chữ Pa-li viết kinh Phật. - Văn học : gồm nhiều thể loại nhưng chủ yếu là kịch, điện ảnh, họa, nhạc rất phát triển . Tiêu biểu vở kịch Sơ-kun-tơ-la phỏng theo câu chuyện trong sử thi Ma-ha-ba-ra-ta. - Về kiến trúc : Các công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo (chùa Hang, tượng Phật...), kiến trúc Ấn độ giáo (các tượng thần..) và kiến trúc Hồi giáo (Lăng Ta-giơ-ma-han, lâu đài thành đỏ...tiêu biểu là kinh đô Đê-li lớn nhất thế giới lúc bấy giờ). Những giá trị và ý nghĩa đó làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hoá vĩnh cửu. - Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á, đồng thời bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây. B. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO MỖI LOẠI CÂU HỎI/BÀI TẬP TRONG CHUYÊN ĐỀ II.Bảng mô tả Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao I - SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN QUỐC GIA PHONG KIẾN ẤN ĐỘ -Trình bày được nét chính của vương triều Gúp ta. -Trình bày được nét chính của vương triều Hồi giáo Đêli -Trình bày được nét chính của vương triều Mô gôn Lập được bảng thống kê các giai đoạn chính trong lịch sử Ấn Độ về: thời gian, tên vương triều, sự kiện chính. - Rút ra được vai trò, vị trí của mỗi triều đại trong lịch sử Ấn Độ. - Rút ra được bài học lịch sử từ các chính sách thống trị của mỗi vương triều từ đó liên hệ thực tế bản thân HS trong cuộc sống. III - VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ -Trình bày được những thành tựu về văn hoá của Ấn Độ - Dựa vào hình 17sgk, hãy trình bày được nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ - Miêu tả được một công trình kiến trúc nổi tiếng của Ấn Độ -Rút ra được ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn hoá các nước trong khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. - Liên hệ được sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến một số công trình kiến trúc của VN. II. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả Nhận biết Câu 1: Trình bày nét chính của vương triều Gúp ta. Câu 2: Trình bày nét chính của vương triều Hồi giáo Đêli Câu 3: Trình bày nét chính của vương triều Mô gôn Câu 4: Trình bày những thành tựu về văn hoá của Ấn Độ Câu 5: Dựa vào hình 17sgk, hãy trình bày được nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ Thông hiểu Câu : Hãy miêu tảmột số công trình kiến trúc nổi tiếng của Ấn Độ Vận dụng thấp Câu : Lập bảng thống kê các giai đoạn chính trong lịch sử Ấn Độ về: thời gian, tên vương triều, sự kiện chính. Vận dụng cao Câu 1: Rút ra vai trò, vị trí của mỗi triều đại trong lịch sử Ấn Độ. Câu 2: Từ chính sách thống trị của vương triều Đêli và Môgôn, em hãy rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống. Câu 3: Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng như thế nào đến văn hoá các nước Đông Nam Á và Việt Nam. Câu 4: Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng đến công trình kiến trúc của VN không? Vì sao? C. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức -Trình bày được sự hình thành, phát triển của quốc gia phong kiến Ấn Độ - Lập được bảng hệ thống kiến thức về quá trình hình thành và phát triển quốc gia phong kiến Ấn Độ. - Trình bày được những thành tựu về văn hoá của Ấn Độ, qua đó hiểu được ảnh hưởng của nó đến văn hoá các nước trong khu vực Đông Nam Á và Việt Nam - Miêu tả được một công trình kiến trúc nổi tiếng của Ấn Độ 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng xác định vị tri của Ấn Độ. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng, trình bày sơ đồ. - Khai thác các hình ảnh, phim tư liệu có liên quan đến chủ đề. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử. 3. Tư tưởng: - Giáo dục trân trọng giá trị văn hóa, lịch sử - Bồi dưỡng tinh thần xây dựng văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. 4. Định hướng năng lực hình thành. - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học. - Năng lực chuyên biệt: + Khai thác và sử dụng kênh hình, sử dụng lược đồ xác định vị trí + Phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra bản chất thực sự của vấn đề. + Nhận xét, đánh giá ,xác định mối quan hệ giữa các vấn đề, hiện tượng lịch sử. + Liên hệ với VN, rút ra bài học giáo dục đạo đức cho HS trong cuộc sống II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Lược đồ, tranh ảnh, phiếu học tập, sơ đồ, phim tư liệu và tư liệu liên quan đến chuyên đề. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Sưu tầm các tranh ảnh, lược đồ và một số tư liệu liên quan. III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ. 1. Giáo viên giới thiệu. 2. Các hoạt động học tập. Tiết 1 I - SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN QUỐC GIA PHONG KIẾN ẤN ĐỘ * Hoạt động 1:Tìm hiểu về Vương triều Gupta ( Hoạt động cả lớp) - Gv treo lược đồ “Ấn Độ thời cổ đại”, yêu cầu Hs trình bày hiểu biết về Ấn Độ: Vị trí địa lí. - Gv sử dụng sơ đồ thời gian dẫn dắt vào nội dung mục 1. - Gv cung cấp tư liệu, yêu cầu Hs đọc nội dung và trả lời câu hỏi: 1.Vương triều Gúp-ta -Trên cơ sở thống nhất miền Bắc Ấn Độ, năm 319 vương triều Gup-ta được thành lập và tồn tại qua 9 đời vua (319 - 467) -Vai trò: chống lại sự xâm lược của các tộc ở Trung Á, thống nhất miền Bắc, làm chủ miền Trung Ấn Độ. - Đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, đó là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương triều này. * Câu hỏi: - Vương triều Gupta được hình thành như thế nào? - Vương triều Gupta có vai trò gì đối với lịch sử Ấn Độ thời phong kiến? + Hs dựa vào kiến thức mà Gv cung cấp để trả lời các câu hỏi trên. Gv nhận xét, chốt ý bằng sơ đồ thời gian > -Gv dẫn dắt hoạt động 2 Hoạt động 2. Tìm hiểu về vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Mô gôn. ( Nhóm/ cá nhân/toàn lớp) - Gv chia Hs thành 2 nhóm, mỗi nhóm có nhiều cặp và cung cấp tư liệu, yêu cầu đọcthông tin suy nghĩ thảo luận để hoàn thành phiếu học tập trong 5 * Nhóm 1: Vương triều Hồi giáo Đê-li - Quá trình hình thành: + Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ. + 1206, người Hồi giáo chiếm đất Ấn Độ, lập nên Vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi là Đê-li, tồn tại đến 1526. - Chính sách thống trị : + Truyền bá, áp đặt Hồi giáo -> Văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. + Tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại; phân biệt sắc tộc và tôn giáo... à Gây nên sự bất bình trong nhân dân. Mặc dù vậy, Vương triều Đêli một mặt bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây ở Ấn Độ, mặt khác góp phần truyền bá ảnh hưởng Hồi giáo ra bên ngoài. Nội dung Vương triều Hồi giáo Đê Li Thời gian thành lập. Chính sách thống trị Vị trí/ vai trò Nhóm 2: Vương triều Mô-gôn Năm 1398, tộc người Hồi giáo khác thuộc dòng dõi Mông Cổ đánh chiếm Đêli, lập ra vương triều Mô gôn (1526 – 1707). - Các đời vua đều ra sức củng cố theo hướng "Ấn Độ hoá" và xây dựng đất nước, Ấn Độ có bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605) với nhiều chính sách tích cực (xây dựng chính quyền mạnh, hoà hợp dân tộc, phát triển kinh tế, văn hoá, nghệ thuật...). - Giai đoạn cuối, do những chính sách cai trị hà khắc của giai cấp thống trị (chuyên chế, đàn áp, lao dịch nặng nề, xây dựng nhiều công trình rất tốn kém...) tạo nên sự phản ứng của nhân dân ngày càng cao, nên Ấn Độ lâm vào khủng hoảng, sau đó trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. - Đây là vương triều cuối cùng và là một trong những vương triều thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Ấn Độ: Kinh tế phát triển, chính trị ổn định, văn hóa đạt được nhiều thành tựu mới Nội dung Vương triều Mô gôn Thời gian thành lập. Chính sách thống trị Vị trí/ vai trò - Hết thời gian, HS đại diện trình bày, nhóm HS khác bổ sung, nhận xét - GV chốt kiến thức: Hộp kiến thức: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN ẤN ĐỘ. Nội dung Vương triều Hồi giáo Đê Li Vương triều Mô gôn Thời gian thành lập. 1206-1526 1526 – 1707 Chính sách thống trị + Truyền bá, áp đặt Hồi giáo → Văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. + Tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại; phân biệt sắc tộc và tôn giáo... Củng cố theo hướng "Ấn Độ hoá" và xây dựng đất nước, Ấn Độ có bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605) với nhiều chính sách tích cực: + xây dựng chính quyền mạnh, +hoà hợp dân tộc + phát triển kinh tế, văn hoá, nghệ thuật... Vị trí/ vai trò + Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây ở Ấn Độ +Góp phần truyền bá ảnh hưởng Hồi giáo ra bên ngoài. Đây là vương triều cuối cùng và là một trong những vương triều thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Ấn Độ: Kinh tế phát triển, chính trị ổn định, văn hóa đạt được nhiều thành tựu mới Câu hỏi cá nhân/ toàn lớp: Câu 1: Em có nhận xét gì về chính sách thống trị của vương triều Hồi giáo Đêli và Vương triều Gúp ta? Câu 2: Từ chính sách thống trị của vương triều Đêli và Môgôn, em hãy rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống Tiết 2 *Hoạt động 3: Tìm hiểu về VĂN HÓA ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN Hoạt động nhóm/ cá nhân/ toàn lớp GV chia lớp thành 4 nhóm được Gv giao nhiệm vụ tìm hiểu về 1 lĩnh vực văn hóa cụ thể trước ở nhà: Tôn giáo; chữ viết; văn học; kiến trúc Hoạt động 1: chia làm 4 nhóm cùng tìm hiểu về tôn giáo GV cung cấp tư liệu và hình ảnh dưới đây: Ở Miền Bắc Ấn Độ, thành phố Ka-pi-la-va-xtu là quê hương của nhà hiền triết Sít-đác-ta, sau trở thành Phật tổ (hiệu là Thích Ca Mâu Ni). Đạo Phật được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới các triều Vua Gúp ta, Hác-sa, đến thế kỉ VII. Cùng với sự truyền bá đạo Phật, người ta đã cho xây dựng hàng chục ngôi chùa hang cùng với những pho tượng Phật được điên khắc bằng đá rất đẹp. Cùng với Phật giáo, Ấn độ giáo (Hin đu giáo) cũng ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn, Thờ rất nhiều thần, chủ yếu là các vị thần chủ yếu:Thần sáng tạo (Brama), thần hủy diệt (Siva), thần Bảo hộ (Visnu) và thần sấm sét (Inđra). Người ta xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi là nơi ngự trị của thần thánh. - Hồi giáo, có nguồn gốc từ Tây Á, được truyền vào Ấn Độ dưới vương triều Đêli, từ đó tiếp tục được truyền bá sang các nước Đông Nam Á. + Ấn Độ thời phong kiến gồm những tôn giáo chính nào? + Nêu nét cơ bản về sự ra đời và biểu hiện của sự phát triển của các tôn giáo đó? +Nhận xét về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Ấn Độ? Hoạt động 2: tìm hiểu về chữ viết: - Gv cung cấp tư liệu: Người Ấn Độ sớm có chữ viết, như chữ cổ vùng sông Ấn có từ 3000 năm trước Công nguyên, chữ cổ vùng sông Hằng có khoảng từ 1000 năm trước Công nguyên. Ban đầu là kiểu chữ đơn giản Bra-mi (Brahmi), được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit), được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. Ngôn ngữ Phạn dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta trong việc viết bia. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn, dùng để viết văn, ghi tài liệu, khắc bia và chữ Pa-li dùng để viết kinh Phật. - Phát vấn: + Chữ viết Ấn Độ ra đời như thế nào? + Ý nghĩa? Hoạt động 3: Tìm hiểu về văn học: GV cung cấp hình ảnh và phim tư liệu Ra-ma buộc tội: + Gồm những thể loại nào? + Những tác phẩm văn học nổi tiếng của Ấn Độ thời phong kiến? + Nội dung cơ bản của văn học thời kì này là gì? Nhóm 4: tìm hiểu về kiến trúc: Gv cung cấp hình ảnh: + Kiến trúc Ấn Độ thời phong kiến chịu ảnh hưởng của yếu tố (lĩnh vực) nào? + Hãy giới thiệu một số công trình em biết và ấn tượng nhất. -Liên hệ: Gv cung cấp hình ảnh: 1 2 3 4 - Hãy nhận diện các hình ảnh trên thuộc công trình kiến trúc của những nước nào? - Chịu ảnh hưởng kiến trúc của nước nào? - GV yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét, đặt câu hỏi tạo ra sự tương tác giữa các HS, các nhóm - GV nhận xét, phản hồi bằng hộp kiến thức: Hộp kiến thức: VĂN HÓA ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN Lĩnh vực Nội dung Ý nghĩa Tôn giáo Có 3 tôn giáo chính: + Đạo Phật: phát triển từ thế kỉ III TCN, được truyền bá và ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài. + Ấn Độ giáo(đạo Hin-đu) ra đời và phát triển trên cơ sở tín ngưỡng cổ xưa, tôn thờ các vị thần chủ yếu: Thần sáng tạo (Brama), thần hủy diệt (Siva), thần Bảo hộ (Visnu) và thần sấm sét (Inđra) + Hồi giáo, có nguồn gốc từ Tây Á, được truyền vào Ấn Độ dưới vương triều Đêli, được truyền bá sang các nước Đông Nam Á. - Làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hoá vĩnh cửu. - Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á, đồng thời bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây Chữ viết -Có từ rất sớm, từ chữ đơn giản Bra-mi (Brahmi) đã nâng lên, sáng tạo và hoàn thiện thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) àdùng để viết văn, khắc bia. Chữ Pa-li viết kinh Phật. Văn học + Thể loại chủ yếu là kịch, điện ảnh, họa, nhạc rất phát triển + Tiêu biểu vở kịch Sơ-kun-tơ-la phỏng theo câu chuyện trong sử thi (trường ca)Ma-ha-ba-ra-ta. Kiến trúc -Kiến trúc Phật giáo (chùa Hang, tượng Phật...), - Kiến trúc Ấn độ giáo (các tượng thần..) -Kiến trúc Hồi giáo (Lăng Ta-giơ-ma-han, lâu đài thành đỏ...tiêu biểu là kinh đô Đê-li lớn nhất thế giới lúc bấy giờ). 4. Củng cố: GV nhấn mạnh về văn hóa. 5. Dặn dò - Học bài cũ: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến. - Tìm hiểu trước: Các giai đoạn phát triển của quốc gia ĐNA. IV. RÚT KINH NGHIỆM. Tiết CT: 12 Ngày soạn: 25/07/2018 Chủ đề 5 : ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN (T1) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nêu được những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. - Trình bày được sự ra đời và phát triển của các quốc gia PK Đông Nam Á. 2. Kỹ năng - Rèn luyện cho HS kỹ năng khái quát hóa, kĩ năng về lập bảng thống kê về phát triển của các quốc gia Đông Nam Á qua các thời kỳ lịch sử. - Biết khai thác nội dung tranh ảnh. 3. Thái độ: Giúp HS biết quá trình hình thành và phát triển không ngừng của các dân tộc trong khu vực, qua đó giáo dục các em tình đoàn kết và trân trọng những giá trị lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh và tài liệu tham khảo liên quan đến bài học. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà - Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Phát vấn, nhóm 2. Kỹ thuật dạy học tích cực: Sơ đồ tư duy, mảnh ghép. IV . TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động (3 phút) Gv chiếu video Giới thiệu Đông Nam Á https://www.youtube.com/watch?v=wbT2MJ_DILw Gv nêu câu hỏi: Em biết gì về khu vực Đông Nam Á? 2. Hoạt động hình thành kiến thức (39 phút) Thao tác 1 (10 phút): Cả lớp, cá nhân Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt H: Nêu những nét chung, những điểm tương đồng của các nước trong khu vực? - HS dựa vào vốn kiến thức của mình và SGK trả lời câu hỏi. H: Về mặt văn hóa, khu vực Đông Nam Á còn bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa nào? Ý nghĩa của sự ảnh hưởng đó? - HS dựa vào kiến thức đã học ở bài Ấn Độ và đọc SGK để trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng khu vực, sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ gắn liền với việc các nước phát triển văn hóa cổ của mình. Nổi bật mỗi nước đều sáng tạo ra chữ viết riêng. - GV trình bày trên lược đồ về tên gọi, vị trí tương đối và khoảng thời gian ra đời của các vương quốc Đông Nam Á. - GV giới thiệu trên lược đồ Đông Nam Á tên gọi và vị trí của từng nước. I. Sự hình thành, phát triển suy thoái của các quốc gia Đông Nam Á. 1. Sự hình thành. a. Điều kiện tự nhiên: - Gió mùa và ảnh hưởng của nó tới khí hậu Đông Nam Á. - Địa hình bị chia cắt, nhỏ, manh mún. b. Sự ra đời các quốc gia cổ đại : - Điều kiện hình thành: sự xuất hiện kĩ thuật luyện kim; sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước; ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa. - Quá trình hình thành: một số vương quốc đã được hình thành trong giai đoạn này: Cham-pa, Phù Nam... c. Kinh tế, chính trị – xã hội : - Kĩ thuật luyện kim, trồng cây ăn quả, ăn củ, nông nghiệp trồng lúa nước, dệt vải, làm gốm. - Là những quốc gia nhỏ, phân tán trên những địa bàn nhỏ hẹp. Thao tác 2 (15 phút): Nhóm/ mảnh ghép/ sơ đồ tư duy Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - GV chia lớp thành 3 nhóm. - Bước 1: Nhóm chuyên sâu (5p) + Nhóm 1: Sự hình thành của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á + Nhóm 2: Sự phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á + Nhóm 3: Sự suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á -Bước 2: Nhóm mảnh ghép (5p) Thành viên của các nhóm chuyên sâu tách ra và tạo thành nhóm mới ( gồm có thành viên của nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3) Gv giao nhiệm vụ mới: Hoàn thành SĐTD đủ nội dung Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Sau thời gian 5 phút GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm (5p), các nhóm nhận xét giáo viên chuẩn hóa kiến thức - GV nêu câu hỏi: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển nhất vào thời gian nào? Đó là những nước nào? * Phụ lục 1 3. Hoạt động luyện tập (3 phút) Kiểm tra sự nhận thức của HS đối với bài học bằng việc yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào? 4. Hoạt động vận dụng (2 phút) Tìm hiểu những nét tương đồng trong quá trình phát triển nước ta thời phong kiến. 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( phút) IV. DẶN DÒ - Học bài cũ, đọc trước bài mới: Vương quốc Campuchia và Vương quốc Lào. - Sưu tầm tranh ảnh về đất nước và con người Lào, Cam-pu-chia thời phong kiến. - Lập niên biểu về quá trình phát triển lịch sử Lào, CPC thời phong kiến. RÚT KINH NGHIỆM Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Kinh tế: Phát triển Quốc gia tiêu biểu: In- đô- nê- xi- a, Đại Việt, Chăm pa, Ăng co Thời gian: TK X - XVIII Quốc gia tiêu biểu: Campuchia, Người Môn, Người Mán Thời gian: TK VII - X Suy thoái Phát triển Hình thành Chính trị: Ổn định Thời gian: Nửa sau TK XVIII đến giữa TK XIX Chính trị: Bất ổn Kinh tế: Khủng hoảng *Phụ lục 1: Tiết CT: 13 Ngày soạn: 29/07/2018 Chủ đề 5: ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN (T2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của vương quốc Campuchia và Lào. - Nêu được những giai đoạn phát triển lịch sử của hai vương quốc Lào và Campuchia. - Phân tích được ảnh hưởng của VH Ấn Độ và xây dựng nền VHDT của hai nước này. 2. Kỹ năng - Rèn luyện cho HS kỹ năng tổng hợp, phân tích các sự kiện lịch sử về các giai đoạn phát triển của Campuchia và Lào. - Kỹ năng lập niên biểu các giai đoạn phát triển của vương quốc Lào và Campuchia. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng HS tình cảm yêu quý trân trọng những giá trị lịch sử truyền thống của hai dân tộc láng giềng gần gũi với Việt Nam. - Giáo dục HS ý thức xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa 3 quốc gia trên bán đảo Đông Dương. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh và tài liệu tham khảo liên quan đến bài học, máy tính... 2. Học sinh: Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học. III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: giải quyết vấn đề, nhóm 2. Kỹ thuật dạy học tích cực: Động não, phiếu học tập IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động (3 phút) GV cho HS xem các hình ảnh về đất nước Camphuchia và Lào. Yêu cầu HS nối các dữ liệu và trình bày 1 số hiểu biết về 2 quốc gia này? 2. Hoạt động hình thành kiến thức ( phút) Thao tác 1 (2 phút): Cá nhân Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Giáo viên thông báo thay đổi cấu trúc bài Sử dụng bản đồ “Vương quốc Lào và vương quốc Campuchia” để giới thiệu sơ nét về quá trình thành lập vương quốc Campuchia. H: Ở Campuchia dân tộc nào chiếm đa số? Họ sống ở khu vực nào? H: Ở Lào dân tộc nào sinh sống đầu tiên? TKXIII còn dân tộc nào đến sinh sống với họ nữa? Mở rộng: TKXIII, trước sự dồn đuổi của quân Mông Cổ 1 bộ phận người Thái (ở Trung Quốc) họ di cư về phía Nam, 1 bộ phận dừng chân ở VN (dân tộc Thái), 1 bộ phận dừng chân ở Lào (Lào Lùm) 1 bộ phận dừng chân ở Thái Lan (lập nước Su-khô –thay- a-út –thay a nổi tiếng của Thái Lan) II. Các chặng đường lịch sử và những thành tựu văn hóa đặc sắc của Campuchia và Lào. Thao tác 2 (10 phút): Cặp/ Phiếu học tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Theo cặp Học sinh hoàn thành phiếu học tập trong vòng 5 phút, 2 học sinh làm 1 phiếu theo mẫu sau: Vương quốc campuchia. Vương quốc Lào. Các giai đoạn Thời kì hình thành Thời kì phát triển Thời kì suy yếu Học sinh sử dụng SGK điền thông tin Gv thu phiếu học tập, chọn phiếu bất kì gọi học sinh trình bày Gv chốt kiến thức bằng bảng phụ và cho xem 1 số hình ảnh. Vương quốc Campuchia. Vương quốc Lào. 1. Đặc điểm - Dân tộc: người Khơme. - Địa bàn sinh sống ban đầu là phía Bắc nước Campuchia ngày nay. - Dân tộc: người Lào Thơng. và người Lào Lùm . - Sinh sống dọc sông Mê Kông. 2. Các giai đoạn Thời kì hình thành Tk V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 1_12472983.docx
Tài liệu liên quan