Tiết 3:
CHƯƠNG II: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
5. Về kiến thức
- Giải thích được xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi.
- Nêu được các ngành kinh tế chính ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi.
- Trình bày được địa điểm, thời gian hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Kể tên được các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông.
6. Về kĩ năng
- Góp phần rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, kĩ năng quan sát tranh ảnh lịch sử, kĩ năng làm việc nhóm.
19 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 tiết 1, 2, 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G iáo án lịch sử 10 Giáo viên Nguyễn Thị Thơm
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
Tiết :1
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY,
CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
BÀI 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
Về kiến thức
- Nêu được quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành người.
- Nêu được những tiến bộ kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện.
- Giải thích được khái niệm cuộc cách mạng thời đá mới.
- Trình bày được những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới.
Về kĩ năng
- Góp phần rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, kĩ năng quan sát tranh ảnh lịch sử, kĩ năng làm việc nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin; kĩ năng phân tích, đánh giá.
Về thái độ
- Trân trọng những sáng tạo của con người trong quá trình lao động, từ đó giáo dục lòng yêu lao động bởi lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản than con người.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- SGK lịch sử 10, NXB Giáo Dục.
- Nguyễn Thị Côi, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 10, NXB ĐHSP Hà Nội.
- Nguyễn Văn Ánh, Trần Thái Hà, Trịnh Đình Tùng, Tư liệu lịch sử 10, NXB Giáo Dục
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
- Lên kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị các câu hỏi.
- Chuẩn bị phiếu học tập, tranh ảnh, bản đồ.
Chuẩn bị của học sinh
- Đọc bài mới trước khi đến lớp
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Giới thiệu bài mới GV
* HS trả lời câu hỏi:
Loài người đã trải qua mấy hình thái kinh tế - xã hội. Đó là những hình thái kinh tế - xã hội nào?
* GV dẫn dắt vào bài học mới: Loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội đó là: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ở chương I này chúng ta cùng tìm hiểu hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên của loài người – Xã hội nguyên thủy.
Tổ chức hoạt động dạy học học trên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy
* GV: Kể câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam (Bà Âu Cơ với cái bọc trăm trứng) và chuyện Thượng đế sáng tạo ra loài người sau đó nêu câu hỏi:
Các câu chuyện kể trên có ý nghĩa gì?
* HS trả lời câu hỏi
* GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
- Các câu chuyện đã phản ánh ngay từ xa xưa con người đã muốn lí giải về nguồn gốc của mình, song chưa đủ cơ sở khoa học nên đã gửi gắm điều đó vào thần thánh.
- Ngày nay, với sự phát triển của khoa học đặc biệt là khảo cổ học và cổ sinh học đã tìm được bằng cứ nói lên sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao, mà đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người.
- Cách đây 6 triệu năm loài vượn cổ đã xuất hiện trên Trái Đất. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, loai vượn này dần dần đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây làm công cụ. Loài vượn này có thể tích não khoảng 900cm3.
* GV: Chặng đường chuyển biến từ vượn thành người diễn ra rất dài. Bước trung gian là Người tối cổ?
* HS hoạt động nhóm:
- Nhóm 1: Thời gian tìm được dấu tích Người tối cổ? Địa điểm? Tiến hóa trong cấu tạo cơ thể?
- Nhóm 2: Đời sống vật chất và quan hệ xã hội của Người tối cổ?
* GV nhận xét, bổ sung:
- Nhóm 1: Khoảng 4 triệu năm trước đây đã tìm thấy dấu vết của người tối cổ ở một số nơi như Đông Phi, Inđônêxia, Trung Quốc, Việt Nam. Người tối cổ hoàn toàn đi bằng hai chi sau và có thể tích não khoảng 850 – 1.100cm3.
- Nhóm 2: Đời sống vật chất đã có nhiều thay đổi:
+ Biết chế tạo công cụ lao động: Họ lấy mảnh đá hay cuội lớn đem ghè đẽo cho sắc và vừa tay cầm (rìu đá).
+ Chế tạo ra lửa (phát minh lớn), giúp cải thiện cuộc sống từ ăn sống sang ăn chín.
+ Cùng nhau lao động và tìm kiếm thức ăn, chủ yếu là hái lượm và săn bắt.
Quan hệ xã hội: Có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam - nữ, cùng chăm sóc con cái, sống quay quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5 – 7 gia đình. Sống trong hang động mái đá => Bầy người nguyên thủy
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Người tinh khôn và óc sáng tạo
* HS trả lời câu hỏi:
Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế nào?
* GV nhận xét và bổ sung:
- Khoảng 4 vạn năm trước đây Người tinh khôn (hay Người hiện đại) xuất hiện.
- Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay: xương cốt nhỏ nhắn, bàn tay nhỏ, khéo léo, ngón tay linh hoạt. Hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng, lớp lông không còn nữa đưa đến sự xuất hiện của những màu da khác nhau.
* HS trả lời câu hỏi:
Trình bày những tiến bộ khi người tinh khôn xuất hiện?
* GV nhận xét, bổ sung:
Người ta biết ghè 2 cạnh của mảnh đá làm cho nó gọn và sắc hơn với nhiều kiểu loại khác nhau. Sau khi được mài nhẵn, được khoan lỗ hay nấc để tra cán. Như vậy công cụ lao động đa dạng hơn, phù hợp với từng công việc lao động, chau chốt và có hiệu quả hơn. Đến đây con người đã bước vào thời đá mới (cách đây khoảng 1 vạn năm).
* GV trình bày những tiến bộ kĩ thuật của thời đá mới: Óc sáng tạo của Người tinh khôn còn chế tạo ra nhiều loại công cụ lao động khác như: xương cá, cành cây làm lao, cung tên, lưới đánh cá, làm đồ gốm. Cũng từ đó đời sống vật chất của con người được nâng lên. Thức ăn tăng lên đáng kể. Con người rời hang động ra định cư ở địa điểm thuận lợi hơn. Cư trú nhà cửa trở nên phổ biến.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộc cách mạng thời đá mới
* GV: Giải thích khái niệm thuật ngữ “Cách mạng đá mới”
Đây là một thuật ngữ khảo cổ học nhưng rất thích hợp với thực tế phát triển của con người. Đặc trưng cơ bản của thời kì này là việc sử dụng rộng rãi công cụ bằng đá mài và chế tạo đồ gốm, đồng thời xuất hiện nông nghiệp và chăn nuôi.
* HS trả lời câu hỏi:
So với công cụ đá cũ, đá mới có điểm khác như thế nào?
* GV nhận xét, bổ sung: Đá mới là những công cụ được ghè sắc, mài nhẵn, tra cán và dùng tốt hơn. Không những vậy người ta còn sử dụng cung tên thuần thục.
* HS trả lời câu hỏi:
Sang thời đại đá mới cuộc sống vật chất của con người biến đổi như thế nào?
* GV bổ sung và kết luận:
Sang thời đại đá mới cuộc sống của con người đã có những thay đổi lớn lao:
- Từ chỗ hái lượm, săn bắn, giờ đây người ta đã biết trồng trọt và căn nuôi (trồng một số cây lương thực và thực phẩm như lúa, bầu, bí. Đi săn bắn được thú nhỏ người ta giữ lại nuôi và thuần dưỡng thành gia súc như chó, lợn, cừu).
- Biết làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và “cho có văn hóa”.
- Biết làm đồ trang sức (vòng bằng vỏ ốc và hạt xương, vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai bằng đá màu).
- Biết đến âm nhạc (cây sáo xương, đàn đá).
* GV kết luận: Như thế từng bước con người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn, sống tốt hơn và vui hơn, Cuộc sống của cin người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên và ngày càng tiến bộ.
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy
- Cách đây 6 triệu năm loài vượn cổ (Hominid) đã xuất hiện trên Trái Đất. Loài vượn này có thể tích não khoảng 900cm3.
- Khoảng 4 triệu năm trước đây vượn cổ biến thành Người tối cổ (Homo Habilis).
- Đời sống vật chất của Người tối cổ:
+ Chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ).
+ Làm ra lửa
+ Tìm kiếm thức ăn, săn bắt, hái lượm.
- Quan hệ xã hội của Người tối cổ: bầy người nguyên thủy
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo
- Khoảng 4 vạn năm trước đây Người tinh khôn (Homo Sapiens) xuất hiện. Hình dáng và cấu tạo cơ thể như người ngày nay.
- Óc tinh khôn là sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc cải tiến công cụ bằng đá và biết chế tác thêm công cụ mới.
+ Công cụ đá: đá cũ sang đá mới.
+ Công cụ mới: lao, cung tên.
3. Cuộc cách mạng thời đá mới
- Cách đây 1 vạn năm loài người tiến vào thời đá mới.
- Cuộc sống con người thay đổi lớn lao:
+ Trồng trọt, chăn nuôi.
+ Biết làm trang phục.
+ Làm nhạc cụ.
Sơ kết bài học
* GV củng cố bài học và yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi:
Câu 1: Hoàn thành bảng sau:
Nội dung
Vượn cổ
Người tối cổ
Người tinh khôn
Thời gian
Hình dáng
Thể tích não
Câu 2: Dựa vào nội dung của bài học, em hãy hoàn thành thành sơ đồ về quá trình tiến hóa từ vượn thành người.
Cách đây khoảng 6 triệu năm
Duyệt của tổ chuyên môn ..,Ngày tháng năm 2018
Giáo án lịch sử 10 Giáo viên Nguyễn Thị Thơm
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
Tiết 2
BÀI 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
Về kiến thức
- Nêu được những đặc điểm của thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
- Phân tích được ý nghĩa của sự xuất hiện công cụ bằng kim loại.
- Chứng minh được tư hữu xuất hiện đã dẫn tới những thay đổi lớn lao trong xã hội nguyên thủy.
2. Về kĩ năng
- Góp phần rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, kĩ năng quan sát tranh ảnh lịch sử, kĩ năng làm việc nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin; kĩ năng phân tích, đánh giá.
Về thái độ
- Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng, giáo dục tình cảm đoàn kết con người với con người nhất là trong họ hàng, làng xóm.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- SGK lịch sử 10, NXB Giáo Dục.
- Nguyễn Thị Côi, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 10, NXB ĐHSP Hà Nội.
- Nguyễn Văn Ánh, Trần Thái Hà, Trịnh Đình Tùng, Tư liệu lịch sử 10, NXB Giáo Dục.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
- Lên kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị các câu hỏi.
- Chuẩn bị phiếu học tập, tranh ảnh.
Chuẩn bị của học sinh
- Đọc bài mới trước khi đến lớp
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Giới thiệu bài mới
* GV dẫn dắt: Bài một cho chúng ta tìm hiểu về quá trình tiến hóa và sự hoàn thiện của con người. Sự hoàn thiện về vóc dáng, cấu tạo cơ thể; sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất. Đời sống của con người tốt hơn, đủ hơn, đẹp hơn, vui hơn. Và trong sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thủy. Tổ chức này còn mang tính giản đơn, hoang sơ và dấu ấn bầy đàn. Để hiểu rõ hơn về tổ chức thực chất, định hình đầu tiên của loài người chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
Tổ chức hoạt động dạy học học trên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thị tộc và bộ lạc
* HS trả lời câu hỏi:
Thế nào là thị tộc? Mối quan hệ trong thị tộc được biểu hiện như thế nào?
* GV nhận xét, bổ sung:
- Thị tộc là một nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình, gồm 2 - 3 thế hệ già trẻ và có chung dòng máu.
- Trong thị tộc mọi thành viên đều hợp sức, chung lưng đấu cật, phối hợp ăn ý với nhau để tìm kiếm thức ăn. Rồi được hưởng thụ bằng nhau, công bằng (Nguyên tắc cùng làm cùng hưởng). Trong thị tộc con cháu tôn kính ông bà cha mẹ và ngược lại, ông bà, cha mẹ đều yêu thương, chăm lo, đảm bảo nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.
* GV: giải thích thêm nguyên tắc lao động cùng làm cùng hưởng
Công việc lao động hàng đầu và thường xuyên của thị tộc là tìm kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc. Lúc bấy giờ với công việc săn bắn các con thú lớn, thú chạy nhanh con người không thể lao động riêng rẽ, buộc họ phải cùng hợp sức tạo thành một vòng vây, hò hét, ném đá, ném lao, bắn cung tên, dồn thú chỉ còn một con đường chạy duy nhất, đó là hố bẫy. Yêu cầu của công việc và trình độ thời đó buộc phải hợp tác nhiều người, thậm chí của cả thị tộc.
* HS trả lời câu hỏi:
Thế nào là bộc lạc? Nêu điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộc lạc?
* Gv nhận xét, bổ sung:
- Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và có chung một nguồn gốc tổ tiên.
- Điểm giống và khác nhau:
+ Giống nhau: Đều có chung một dòng máu.
+ Khác nhau: Tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc)
Mối quan hệ trong bộ lạc là sự gắn bó, giúp đỡ nhau, chứ không có quan hệ hợp sức lao động kiếm ăn.
* GV dẫn: Từ chỗ con người biết chế tạo công cụ đá và ngày càng cải biến để công cụ gọn hơn, sắc hơn, sử dụng có hiệu quả hơn. Không dừng lại ở các công cụ đá, xương, tre, gỗ mà người ta phát hiện ra kim loại, dùng kim loại để chế tạo đồ dùng và công cụ lao động. Quá trình tìm thấy kim loại - sử dụng nó như thế nào và hiệu quả ra sao chúng ta cùng tìm hiểu mục 2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về buổi đầu của thời đại kim khí
* HS trả lời câu hỏi:
Hãy cho biết mốc thời gian con người tìm thấy và sử dụng kim loại?
* GV nhận xét, bổ sung:
- Khoảng 5.500 năm trước đây, người Tây Á và Ai Cập đã biết sử dụng đồ đồng (đồng đỏ).
- Khoảng 4.000 năm trước đây, cư dân ở nhiều nơi đã biết dùng đồng thau.
- Khoảng 3.000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu đã biết đúc và dùng đồ sắt.
* GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất?
* HS trả lời:
Việc phát minh ra công cụ kim khí đã có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc sống lao động: Năng suất lao động vượt xa thời đại đồ đá, khai thác những vùng đất đai mới, cày sâu cuốc bẫm, xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm lâu đài và đặc biệt quan trọng là từ chỗ sống bấp bênh tới chỗ đủ sống tiến tới con người làm ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
* GV dẫn: Trong xã hội nguyên thủy sự công bằng và bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng” nhưng lúc ấy con người dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp. Khi bắt đầu có sản phẩm thừa thì lại không có để đem chia đều cho mọi người. Chính lượng sản phẩm thừa được các thành viên có chức phận (người chỉ huy dân binh, người chuyên trách lễ nghi, hoặc điều hành các công việc chung của thị tộc, bộ lạc) quản lí và đem ra dùng chung, sau lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm thừa khi chi cho các công việc chung.
* HS trả lời câu hỏi:
Việc chiếm sản phẩm thừa của một số người có chức phận đã tác động đến xã hội nguyên thủy như thế nào?
* GV nhận xét, bổ sung:
- Trong xã hội có người nhiều, người ít của cải. Của thừa tạo cơ hội cho một số người chủ động chiếm làm của riêng. Như vậy tư hữu xuất hiện trong cộng đồng bình đẳng, không có của cải bắt đầu bị phá vỡ.
- Trong gia đình cũng thay đổi. Đàn ông làm công việc nặng, cày bừa tạo ra nguồn thức ăn chính và thường xuyên. Gia đình phụ hệ xuất hiện.
- Khả năng lao động của mỗi gia đình cũng khác nhau. Từ đó xuất hiện giàu nghèo, giai cấp ra đời.
=> Công xã thị tộc rạn vỡ, đưa con người bước sang thời đại có giai cấp đầu tiên – thời cổ đại.
1. Thị tộc và bộ lạc
a. Thị tộc
- Thị tộc là một nhóm người, gồm 2 - 3 thế hệ và có chung dòng máu.
- Quan hệ trong thị tộc:
+ Công bằng, bình đẳng, cùng làm cùng cùng hưởng.
+ Con cháu tôn kính ông bà, cha mẹ; ông bà, cha mẹ yêu thương, chăm sóc tất cả con cháu của thị tộc.
b. Bộ lạc
- Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên.
- Quan hệ trong bộ lạc: gắn bó và giúp đỡ nhau.
2. Buổi đầu của thời đại kim khí
- Quá trình tìm và sử dụng công cụ kim loại:
+ Khoảng 5.500 năm trước đây - đồng đỏ.
+ Khoảng 4.000 năm trước đây – đồng thau.
+ Khoảng 3.000 năm trước đây - đồ sắt.
-Ý nghĩa:
+ Tăng năng suất lao động.
+ Tăng diện tích trồng trọt.
+ Tạo ra nhiều ngành nghề mới.
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
- Nguyên nhân: Do lợi dụng chức quyền chiếm làm của riêng, tư hữu xuất hiện.
- Tác động:
+ Gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ.
+ Xã hội phân chia giai cấp.
Sơ kết bài học
* GV củng cố bài học và yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi:
Câu 1: Sự xuất hiện công cụ kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất:
Tăng năng suất lao động
Tăng diện tích trồng trọt
Tạo ra nhiều ngành nghề mới
Cả A, B, C
Câu 2: Tư hữu xuất hiện đã tác động đến xẫ hội nguyên thủy như thế nào?
A. Gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ.
B. Khả năng lao động của mỗi gia đình khác nhau từ đó xuất hiện giàu nghèo.
C. Xã hội phân chia giai cấp.
D. Cả 3 đáp án trên
Duyệt của tổ chuyên môn ..,Ngày tháng năm 2018
Giáo án lịch sử 10 Giáo viên Nguyễn Thị Thơm
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
Tiết 3:
CHƯƠNG II: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
Về kiến thức
- Giải thích được xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi.
- Nêu được các ngành kinh tế chính ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi.
- Trình bày được địa điểm, thời gian hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Kể tên được các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông.
Về kĩ năng
- Góp phần rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, kĩ năng quan sát tranh ảnh lịch sử, kĩ năng làm việc nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin; kĩ năng phân tích, đánh giá.
Về thái độ
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- SGK lịch sử 10, NXB Giáo Dục.
- Nguyễn Thị Côi, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 10, NXB ĐHSP Hà Nội.
- Nguyễn Văn Ánh, Trần Thái Hà, Trịnh Đình Tùng, Tư liệu lịch sử 10, NXB Giáo Dục
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
- Lên kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị các câu hỏi.
- Chuẩn bị phiếu học tập, tranh ảnh, video, bản đồ.
Chuẩn bị của học sinh
- Đọc bài mới trước khi đến lớp
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Giới thiệu bài mới GV
* GV dẫn dắt: Trên lưu vực các dong sông ở châu Á và châu Phi từ thiên niên kỉ IV TCN, cư dân phương Đông đã biết tới nghề luyện kim, làm nông nghiệp, chăn nuôi gia súc. Họ đã xây dựng các quốc gia đầu tiên của mình, đó là xã hội có giai cấp đầu tiên mà trong đó thiểu số qúy tộc thống trị đa số nông dân công xã và nô lệ. quá trình hình thành và phát triển của nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế, mà trong đó vua là người nắm mọi quyền hành và được cha truyền, con nối.
Tổ chức hoạt động dạy học học trên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương của các quốc gia cổ đại phương Đông
* HS trả lời câu hỏi:
Các quốc gia cổ đại phương Đông nằm ở đâu?
* GV nhận xét và bổ sung:
- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn thuộc châu Á và châu Phi:
+ Ai cập: sông Nin
+ Lưỡng Hà: sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát
+ Ấn Độ: sống Hằng, sống Ấn
+ Trung Quốc: sông Hoàng Hà
* HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
Với điều kiện tự nhiên như vậy có những thuận lợi và khó khăn gì?
* GV nhận xét và bổ sung:
- Thuận lợi:
+ Đất đai màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng.
+ Nguồn nước dồi dào, nguồn thuyr sản phong phú.
+ Tuyến giao thông huyết mạch của đất nước.
- Khó khăn: Các dòng sông thường xuyên gây ra lũ lụt, hạn hán, gây mất mùa, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
- Muốn bảo vệ mùa màng và cuộc sống của mình ngay từ đầu cư dân phương Đông đã phải đắp đê, trị thủy, làm thủy lợi. Công việc này đòi hỏi công sức của nhiều người, vừa tạo nên nhu cầu để mọi người sống quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức xã hội.
* GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Theo em với điều kiện tự nhiên như vậy nền kinh tế chính của các quốc gia cổ ddaị phương Đông là gì?
* HS trả lời:
Nông nghiệp tưới nước, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trao đổi hàng hóa, trong đó nông nghiệp tưới nước là ngành kinh tế chính, chủ đạo đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông
* HS trả lời câu hỏi:
Tại sao chỉ bằng công cụ chủ yếu bằng đá và gỗ, cư dân trên lưu vực các con sông lớn ở châu Á, châu Phi đã sớm xây dựng nhà nước của mình?
* GV bổ sung:
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển mà không cần đợi đến khi xuất hiện công cụ bằng sắt, trong xã hội đã xuất hiện của cải dư thừa dẫn đến sự phân hóa xã hội giàu nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân. Trên cơ sở đó nhà nước ra đời.
* HS trả lời câu hỏi:
Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu? Trong khoảng thời gian nào?
* GV bổ sung và nhận xét
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN.
Hoạt động 3: Tìm hiểu xã hội cổ đại phương Đông
* HS quan sát sơ đồ sau và nhận xét trong xã hội cổ đại phương Đông có những tầng lớp nào
* HS hoạt động nhóm:
Nhóm 1: Nguồn gốc và vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông?
Nhóm 2: Nguồn gốc của quy tộc
Nhóm 2: Nguồn gốc và cuộc sống của nô lệ?
* GV nhận xét và bổ sung:
- Nhóm 1: Do vai trò trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi khiến nông dân vùng này gắn bó trong khuôn khổ của công xã nông thôn. Ở học vừa tồn tại “cái cũ” (những tàn dư của xã hội nguyên thủy: cùng làm chung ruộng của công xã, cùng trị thủy) vừa tồn tại “cái mới” (đã là thành viên của xã hội có giai cấp: sống theo gia đình phụ hệ, có tài sản tư hữu), họ được gọi là nông dân công xã. Với nghề nông là chính nên nông dân công xã là lực lượng dông đảo nhất, có vai trò tơ lớn trong sản xuất, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp thuế cho quý tộc. Ngoài ra học còn phải làm một số nghĩa vụ khác như đi lính, xây dựng các công trình.
- Nhóm 2: Xuất thân từ các bô lão đứng đầu các thị tộc, họ gồm các quan lại từ Trung ương đến địa phương. Tầng lớp này sống sung sướng dựa trên sự bóc lột nông dân và nhận bổng lộc từ nhà nước.
- Nhóm 3: Nô lệ chủ yếu là tù binh và nông dân công xã bị mắc nợ. Họ phải làm các công việc nặng nhọc hoặc hầu hạ quý tộc, họ cũng là nguồn bổ sung cho nông dân công xã.
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
a. Điều kiện tự nhiên
- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn:
+ Ai cập: sông Nin
+ Lưỡng Hà: sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát
+ Ấn Độ: sống Hằng, sống Ấn
+ Trung Quốc: sông Hoàng Hà
- Thuận lợi:
+ Đất đai màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng.
+ Nguồn nước dồi dào, nguồn thuyr sản phong phú.
+ Tuyến giao thong huyết mạch của đất nước.
- Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, hạn hán, gây mất mùa.
- Ngay từ sớm cư dân phương Đông đã quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn để cùng sản xuất nông nghiệp và đắp đê làm thủy lợi.
b. Sự phát triển kinh tế
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chính, đóng vai trò chủ đạo, ngoài ra còn làm thủ công và trao đổi hàng hóa.
=> Điều kiện tự nhiên quyết định nền tảng kinh tế.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
- Cơ sở hình thành: Do sản xuất phát triển dẫn đến phân hóa xã hội thành giai cấp và tầng lớp. Trên cơ sở đó nhà nước ra đời.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN.
3. Xã hội cổ đại phương Đông
- Nông dân công xã: Chiếm số lượng lớn, có vai trò quan trọng, họ nuôi sống xã hội và thự hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Qúy tộc: Bao gồm vua và quan lại, họ sống sung sướng dựa trên sự bóc lột nông dân và hưởng bổng lộc của nhà nước.
- Nô lệ: Có nguồn gốc là tù binh hoặc những nông dân nghèo không trả được nợ, công việc của họ là hầu hạ cung vua hoặc gia đình quý tộc.
Sơ kết bài học
* GV củng cố bài học và yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi:
Câu 1. Ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là ngành nào?
Nông Nghiệp C. Thủ công nghiệp
Chăn nuôi D. Thương nghiệp
Câu 2. Giai cấp nào giữ vai trò to lớn trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
Nông nô C. Nô lệ
Nông dân công xã D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3. Nối tên các quốc gia cổ đại phương Đông với tên các dòng sông cho phù hợp:
Các quốc gia
Ai Cập
Lưỡng Hà
Ấn Độ
Trung Quốc
Các dòng sông
Sông Hoàng Hà
Sông Ấn
Sông Ơ-phơ-rát
Sông Hằng
Sông Nin
Sông Ti-gơ-rơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 1 Su xuat hien loai nguoi va bay nguoi nguyen thuy_12428256.docx