CHUYÊN ĐỀ
TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI (02 tiết)
Tiết 15 - THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TÂY ÂU
(Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV)
CƠ SỞ HÌNH THÀNH.
- Xuất phát từ SGK hiện hành theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Phương pháp dạy học: phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: làm việc cá nhân, làm việc nhóm, phiếu học tập, khai thác kênh hình.
- Kỹ thuật đánh giá: theo định hướng năng lực HS.
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Sự hình thành vương quốc phong kiến ở Tây Âu.
Từ thế kỷ III, đế quốc Rô ma lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, giữa lúc ấy người Giéc man từ phương Nam tràn xuống xâm chiếm.
Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:
79 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 11 đến 17 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 4. Ý nào sau đây không phải là vai trò của vương triều Gúp ta?
A. Thống nhất miền Bắc Ấn Độ.
B. Tấn công cao nguyên Đê can.
C. Làm chủ toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
D. Tổ chức kháng cự, chống xâm lược từ bên ngoài.
Câu 5. Lý giải vì sao ở thời Gúp ta người dân làm nhiều chùa hang?
A. Do người dân có long tôn sùng đạo Phật.
B. Do sự truyền bá đạo Phật trong nhân dân.
C. Do người dân bắt đầu suy nghĩ đến tín ngưỡng.
D. Do sự phát triển rộng rãi của tôn giáo trong nhân dân.
Câu 6. Chữ phạn được hoàn thiện và phổ biến dưới thời Gúp ta có ý nghĩ gì?
A. Tạo điều kiện truyền bá tôn giáo Ấn Độ.
B. Tạo điều kiện chuyển tải văn hóa trong nhân dân.
C. Tạo điều kiện truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ.
D. Tạo điều kiện truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài.
Câu 7. Vì sao nói Ấn Độ có nền văn hóa phát triển lâu đời?
A. Nghệ thuật kiến trúc hình thành sớm.
B. Tôn giáo, tập tục lễ nghi hình thành sớm.
C. Kiến trúc lăng mộ hình bát úp hình thành sớm.
D. Chữ Phạn dùng để viết kinh Phật hình thành sớm.
Câu 8.Vì sao chữ Brahmi không có cơ hội để phát triển?
A. Là kiển chữ đơn sơ.
B. Là chữ viết phức tạp khó viết.
C. Không phù hợp với nhân dân.
D. Không phải là ngôn ngữ, văn tự bản địa.
Câu 9. Những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời ở Ấn Độ có giá trị như thế nào theo thời gian?
A. Vĩnh cửu, xuyên suốt.
B. Sức lan tỏa rộng.
C. Mức độ ảnh hưởng sâu sắc.
D. Giá trị thời gian dài.
Câu 10. Tôn giáo nào bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của Ấn Độ?
A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo
D. Ấn Độ giáo.
Câu 11. Yếu tố nào dưới đây được xem là nét nổi bật nhất trong nền văn hóa Ấn Độ?
A. Công trình kiến trúc chùa hang.
B. Từ chữ Brahmi sáng tạo ra chữ Phạn.
C. Sản sinh ra 2 tôn giáo: Phật giáo, Hồi giáo.
D. Sản sinh ra 2 tôn giáo: Phật giáo, Hin đu giáo.
Câu 12. Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ trên những lĩnh vực nào?
A. Tôn giáo, chữ viết, kinh tế.
B. Điêu khắc, lễ hội, chữ viết.
C. Chữ viết, văn hóa, nghệ thuật.
D. Tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, văn hóa.
Câu 13. Đánh giá nào đúng khi nói Ấn Độ là trung tâm văn minh của nhân loại?
A. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm có giá trị vĩnh cửu.
B. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, ảnh hưởng ra bên ngoài.
C. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là điều kiện phát triển đất nước.
D. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là cơ sở phát triển kinh tế,xã hội.
Câu 14. Nội dùng nào dưới đây được xem là yếu tố tích cực của văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến người dân Việt Nam?
A. Tôn giáo.
B. Chữ viết.
C. Kiến trúc.
D. văn học, nghệ thuật.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
* Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:
+ Sự truyền bá và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài.
+ HS tự sưu tầm các hình ảnh nổi tiếng liên quan
*Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
Câu 1. Hãy sưu tầm tư liệu về một công trình văn hóa ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
Câu 2. Nền văn hóa truyền thống Ấn Độ có đóng góp gì đối với văn hóa nhân loại?
+ HS có thể viết báo cáo ( Bảng thống kê hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh về các thành tựu văn hóa truyền thống Ấn Độ)
+ HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử
+ GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi
*Gợi ý sản phẩm:
Câu 1. Hãy sưu tầm tư liệu về một công trình văn hóa ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
Câu 2. Nền văn hóa truyền thống Ấn Độ có đóng góp gì đối với văn hóa nhân loại?
Tuần 15 + Tiết 13 (từ ngày ................. đến ngày ..................)
Ngày soạn: ..............................................
Ngày kí duyệt: .......................................
Chương V - ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN
BÀI 8 - SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNCÁC
VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS nắm được:
- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
- Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
2. Kỹ năng:
- Thông qua bài học, rèn luyện cho học sinh kỹ năng khái quát hóa, kĩ năng lập bảng thống kê.
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.
3. Tư tưởng:
- Giúp học sinh biết quá trình hình thành và phát triển không ngừng của các dân tộc trong khu vực, qua đó giáo dục các em tình đoàn kết và trân trọng những giá trị lịch sử.
4. Tích hợp: Tích hợp giáo dục văn hóa, địa lý khu vực và di sản văn hóa.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tư duy, vận dụng, khái quát; Năng lực hoạt động nhóm và phát biểu trước tập thể.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Bản đồ các quốc gia (cổ đại) Đông Nam Á.
- Tranh ảnh các công trình kiến trúc và văn hóa các nước Đông Nam Á.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
* Mục tiêu:
Thông qua việc quan sát và tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lược đồ các nước Đông Nam Á, giúp học sinh hình dung được ý nghĩa của biểu tượng. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á thời cổ đại, phong kiến.
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Bước 1: Quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Đây là biểu tượng của tổ chức nào?
2. Em biết gì về ý nghĩa của biểu tượng này?
Hình 1.
Bước 2:
- Quan sát Lược đồ các nước Đông Nam Á và trả lời câu hỏi sau: Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm bao nhiêu quốc gia? Hãy kể tên các quốc gia đó?
Hình 2: Lược đồ các nước Đông Nam Á.
- GV dẫn dắt và gợi mở: Trên cơ sở nền văn minh nông nghiệp lúa nước đã hình thành nên các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á, từ đó đã phát triển thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh. Đó là nền tảng của 11 nước Đông Nam Á hiện nay.
Vậy, các vương quốc cổ ở Đông Nam Á ra đời như thế nào? Quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á diễn ra như thế nào?
* Gợi ý sản phẩm:
- Học sinh trả lời được tên biểu tượng; ý nghĩa của biểu tượng ASEAN.
- Học sinh kể được tên 11 quốc gia Đông Nam Á.
- Hình dung được: Sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại và phong kiến là nền tảng cho sự phát triển của các nước Đông Nam Á hiện nay.
Trên cơ sở đó, giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
* Mục tiêu: Trình bày được điều kiện và quá trình hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
* Phương thức:
Hình 3: Lược đồ tự nhiên Đông Nam Á.
Hình 4: Lược đồ các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
- GV treo lược đồ Lược đồ tự nhiên Đông Nam Á (sau đó là lược đồ Lược đồ các vương quốc cổ ở Đông Nam Á) và yêu cầu HS quan sát lược đồ kết hợp đọc kiến thức trang 45, 46 SGK trả lời các câu hỏi:
1. Nêu nét nổi bật về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?
2. Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
3. Sự hình thành (thời gian, tên các vương quốc chính, chỉ trên lược đồ một số quốc gia chính)?
4. Nhận xét về sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
- Trong hoạt động này, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân để giải quyết các câu hỏi 1, 2, 3. Sau đó GV hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm để nhận xét câu hỏi 4.
* Gợi ý sản phẩm:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình bị chia cắt, nhỏ, manh mún.
+ Có gió mùa kèm theo mưa, thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước
- Điều kiện hình thành:
+ Sự phát triển của các ngành kinh tế: nông nghiệp trồng lúa nước, các ngành thủ công truyền thống, buôn bán
+ Tiếp thu và vận dụng văn hóa Ấn Độ để sáng tạo văn hoá riêng của dân tộc mình.
- Quá trình hình thành: Khoảng 10 thế kỷ đầu sau Công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ được hình thành: Cham-pa, Phù Nam
- GV chuyển ý: Các vương quốc cổ Đông Nam Á lúc đó còn nhỏ bé, phân tán trên địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi còn tranh chấp nhau, đó là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ, để rồi, trên cơ sở đó hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
* Mục tiêu:
Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
* Phương thức:
- GV hướng dẫn HS hoạt động trao đổi cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập để nắm được thời gian hình thành, khái niệm, tên và địa bàn các “quốc gia phong kiến dân tộc”.
- GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS kể tên và chỉ trên lược đồ một số quốc gia phong kiến tiêu biểu ở Đông Nam Á.
Hình 5: Lược đồ các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- GV tiếp tục hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập để tìm hiểu giai đoạn phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Thời gian: .......
Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:
+ Chính trị:
+ Kinh tế:
+ Văn hóa:
- GV nhận xét trình bày và phân tích: Từ khoảng nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- GV hướng dẫn HS trao đổi cặp đôi để tìm hiểu: Sự kiện nào đánh dấu mốc phát triển của lịch sử khu vực?
- GV nhận xét và nhấn mạnh: Thế kỷ XIII là mốc quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử khu vực:
+ Thế kỷ XIII, vương quốc Su-khô-thay ra đời (tiền thân của Thái Lan).
+ Giữa thế kỷ XIV, vương quốc Lan-Xang (Lào) thành lập.
- GV hướng dẫn HS đọc SGK để nắm được thời kì suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái và trước sự xâm lược của tư bản phương Tây.
Trong hoạt động này, giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh để minh họa cho sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
* Gợi ý sản phẩm:
a. Sự hình thành:
- Từ thế kỷ VII đến X, đã hình thành một số “quốc gia phong kiến dân tộc”: Lấy một bộ tộc đông nhất và phát triển nhất làm nòng cốt.
b. Giai đoạn phát triển:
- Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Tiêu biểu: Đại Việt, Ăng-co, Pagan
- Biểu hiện:
+ Chính trị ổn định và mở rộng lãnh thổ.
+ Kinh tế phát triển.
+ Xây dựng nền văn hóa riêng, độc đáo.
* Thời kì suy thoái:
- Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.
- Biểu hiện: Khủng hoảng kinh tế, chính trị; trở thành đối tượng xâm lược của CNTD.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, giúp HS củng cố, hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài học:
- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
- Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến dân tộc Đông Nam Á.
* Phương thức:
- GV vẽ sơ đồ các giai đoạn phát triển của lịch sử Đông Nam Á (đầu CN đến TK XIX) lên bảng và yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời theo từng mốc thời gian.
* Gợi ý sản phẩm:
Câu 1. Đông Nam Á từ lâu được coi là một khu vực địa lý - lịch sử - văn hóa riêng biệt và còn được gọi là khu vực gì?
A. "Châu á gió mùa".
B. "Châu á thức tĩnh".
C. "Châu á lục địa" .
D. "Châu á bùng cháy".
Câu 2. Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là
A. Chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa
B. Chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới.
C. Chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ôn đới
D. Chịu sự ảnh hưởng của khí hậu hàn đới.
Câu 3. Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là
A. Mùa khô và mùa hanh.
B. Mùa khô và mùa mưa .
C. Mùa đông và mùa xuân.
D. Mùa thu và mùa hạ.
Câu 4. Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?
A. Mùa khô tương đối lạnh, mát .
B. Mùa mưa tương đối nóng .
C. Gió mùa kèm theo mưa.
D. Khí hậu mát, ẩm.
Câu 5. Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại gì?
A. Sắt
B. Đồng
C. Vàng
D. Thiếc
Câu 6. Vào giai đoạn nào ở Đông Nam Á đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nông nghiệp trồng rau, củ sang nông nghiệp trồng lúa nước?
A. Sơ kì đá mới.
B.Trung kì đá mới.
C. Hậu kì đá mới.
D. Sơ kì đồ sắt.
Câu 7. Ngoài nông nghiệp trồng lúa nước, còn có những ngành nào ra đời ở Đông Nam Á trong thời hậu kì đá mới?
A. Đánh bắt cá.
B. Chăn nuôi gia súc.
C. Đúc đồng, rèn sắt .
D. Làm đồ gốm và dệt vải.
Câu 8. Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay có Vương quốc nào ra đời?
A. Vương quốc Pa-gan.
B. Vương quốc Cham-pa.
C. Vương quốc Phù Nam
D. Vương quốc của người Môn.
Câu 9. Từ thế kỉ IX, Vương quốc nào đã trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất trong khu vực Đông Nam á?
A. Pa-gan.
B. Phù Nam .
C. Cam-pu-chia.
D. Cham-pa.
Câu 10. Vào thế kỉ IX, trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, người Miến đã lập ra Vương quốc nào?
A. Vương quốc Pa-gan
B. Vương quốc Cham-pa
C. Vương quốc Phù Nam.
D. Vương quốc của người Môn-ha-ri-pun-giay-a
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội trong bài học để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống:
+ Trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa chung và riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
+ Tinh thần đoàn kết, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để góp phần xây dựng và phát triển tổ chức ASEAN vững mạnh.
- Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học: Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu ở địa phương (hoặc cả nước) được hình thành, phát triển trong giai đoạn đầu CN đến TK XIX.
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà để rèn luyện thêm kĩ năng tự học) như:
+ Theo em, vấn đề chung của các nước Đông Nam Á hiện nay là gì? (Gợi ý: trả lời các vấn đề: Kinh tế, văn hóa, an ninh chung).
+ Trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khu vực?
- Học sinh sử dụng phương pháp tự học, trao đổi với bạn bè để hoàn thành và thể hiện trực tiếp vào vở hoặc bằng các tư liệu, hình ảnh đính kèm vào bài học, chia sẻ thông qua các hình thức trao đổi trực tiếp, email...
* Gợi ý sản phẩm:
- Vấn đề chung của các nước Đông Nam Á hiện nay:
+ Kinh tế: Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực thịnh vượng.
+ Văn hóa: Gìn giữ bản sắc văn hóa.
+ An ninh chung: Bất ổn chính trị, chủ nghĩa khủng bố...
- Trách nhiệm của bản thân: Không ngừng học hỏi, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức...
Tuần 16 + Tiết 14 (từ ngày ................. đến ngày ..................)
Ngày soạn: ..............................................
Ngày kí duyệt: .......................................
Chương V - ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN
BÀI 9 – VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS nắm được:
- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc Campuchia và Lào thời phong kiến
- Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Campuchia và Lào.
2. Kỹ năng:
- Thông qua bài học, rèn luyện cho học sinh kỹ năng khái quát hóa, kĩ năng lập bảng thống kê.
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.
3. Tư tưởng:
- Giúp học sinh biết quá trình hình thành và phát triển không ngừng của các dân tộc trong khu vực, qua đó giáo dục các em tình đoàn kết và trân trọng những giá trị lịch sử.
4. Tích hợp: Tích hợp giáo dục văn hóa, địa lý khu vực và di sản văn hóa.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tư duy, vận dụng, khái quát; Năng lực hoạt động nhóm và phát biểu trước tập thể.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Bản đồ các quốc gia (cổ đại) Đông Nam Á.
- Tranh ảnh các công trình kiến trúc và văn hóa các nước Lào và CPC.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
* Mục tiêu:
Thông qua việc quan sát và tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lược đồ các nước Đông Nam Á, giúp học sinh hình dung được ý nghĩa của biểu tượng. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Lào, CPC thời cổ đại, phong kiến.
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Quan sát Lược đồ các nước Đông Nam Á và trả lời câu hỏi sau: Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm bao nhiêu quốc gia? Hãy kể tên các quốc gia đó? Xác định vị trí 2 quốc gia có quan hệ gần gũi với lịch sử VN?
- GV dẫn dắt và gợi mở: Trên cơ sở nền văn minh nông nghiệp lúa nước đã hình thành nên các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á, từ đó đã phát triển thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh. Đó là nền tảng của 11 nước Đông Nam Á hiện nay. Chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 quốc gia có quan hệ gần gũi và nhiều nét tương đồng với lịch sử VN: Lào, CPC
Vậy, các vương quốc CPC và Lào ra đời như thế nào? Quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia CPC, Lào diễn ra như thế nào?
Trên cơ sở đó, giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vương quốc Campu chia
Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Campuchia thời phong kiến
Phương thức: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (cặp đôi) tìm hiểu về các vấn đề về vương quốc CPC:
Nhóm 1: Những cơ sở dẫn đến sự hình thành vương quốc CPC
Nhóm 2: Vương quốc CPC phát triển chia thành mấy giai đoạn? Em hiểu thế nào về tên gọi thời kì Ăng co? Biểu hiện cho sự phát triển của thời kì Ăng co.
Nhóm 3: Tìm hiểu những thành tựu văn hóa chính của CPC? Miêu tả 1 công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của CPC
GV hướng dẫn HS khia thác kiến thức SGK và kênh hình do GV cung cấp để trả lời và hoàn thiện sản phẩm.
Địa hình của CPC
Campuchia thời Ăng -co
Chữ viết Khơ – me cổ
* Gợi ý sản phẩm:
Nhóm 1: Những cơ sở hình thành vướng quốc Campuchia:
+ Địa hình: Là 1 quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, địa hình như 1 lòng chảo, bao bọc bởi rừng và cao nguyên, đáy là biển hồ.
+ Dân cư: Chủ yếu là người KHơ me
+ Kinh tế; Nông nghiệp, thủ công.
+ Văn hóa: ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ
Thế kỉ VI, vương quốc CPC ra đời.
+ Nhóm 2: Quá trình phát triển của vương quốc CPC chia làm 3 giai đoạn:
+ GĐ 1: thế kỉ VI: Hình thành.
+ GĐ 2: Thê kỉ IX – XIII: Giai đoạn phát triển thịnh đạt (Biểu hiện ....)
+ GĐ 3: Từ thế kỉ XV – nửa sau TK XVII: suy yếu khủng hoảng
Nhóm 3: Các thành tựu văn hóa tiêu biểu của CPC:
Tôn giáo: Phật giáo, Hin du giáo
Chữ viết: Sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở cải biến chữ Ấn Độ.
Văn học: Phát triển với nhiều thể loại: thơ, truyện dân gian, cười, ...
Kiến trúc: Công trình kiến trúc Ăng co Vát và Ăng co Thom (Miêu tả về công trình tiêu biểu)
GV nhận xét và chốt ý để học sinh tóm tắt vào vở
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vương quốc Lào
Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào thời phong kiến
Phương thức: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (cặp đôi) tìm hiểu về các vấn đề về vương quốc Lào:
Nhóm 1: Những cơ sở dẫn đến sự hình thành vương quốc Lào
Nhóm 2: Vương quốc Lào phát triển chia thành mấy giai đoạn? Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất gắn liền với thời kì trị vì của ông vua nào? Biểu hiện.
Nhóm 3: Tìm hiểu những thành tựu văn hóa chính của Lào? Miêu tả 1 công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Lào
GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức SGK và kênh hình do GV cung cấp để trả lời và hoàn thiện sản phẩm.
Một số hình ảnh về đất nước Lào
Pha Ngừm – người có công thống nhất các Mường Lào
Thạt Luổng – biểu tượng văn hóa Lào
* Gợi ý sản phẩm
- Nhóm 1: Cơ sở hình thành vương quốc Lào:
+ Nằm trên bán đảo Đông Dương, hoàn toàn là lục địa, gắn với dòng sông Mê kong
+ Dân cư: Cư dân cổ là người Lào Thoong, sau này là người Lào Lùm.
+ Kinh tế: Nông nghiệp trồng lúa nước
+ Văn hóa: ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.
=> năm 1353, Pham Ngừm thống nhất các bộ tộc Lào thành lập vương quốc Lan Xang (Triệu Voi)
- Nhóm 2: - Từ thế kỉ XIV: hình thành
- Thế kỉ XV đến nửa sau TK 18: Phát triển thịnh đạt, thời Sulinha Vông xa
- Từ nửa sau TK XVIII, suy yếu, bị thực dân phương Tây nhòm ngó xâm lược
- Nhóm 3: Thành tựu văn hóa:
+ Tôn giáo: Đạo Phật.
+ Chữ viết: Cải biến chữ CPC và Mianma.
+ Kiến trúc: ảnh hưởng của tôn giáo: Thạt Luổng
GV nhận xét, chốt ý và hướng dẫn HS ghi chép ý chính SGK.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, giúp HS củng cố, hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài học:
- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc CPC và Lào
- Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia CPC và Lào
* Phương thức: GV giao bài tập dạng trắc nghiệm để học sinh làm, nhận xét cho nhau.
Câu 1. Ở Campuchia, tộc người chiếm đa số là
A. Khơ me. B. Chăm. C. La Hủ. D. Vân Kiều.
Câu 2. Vương quốc của người Khơme được hình thành ở thế kỉ VI với tên gọi là gì?
A. Ăngco. B. Campuchia. C. Phù Nam. D. Chămpa.
Câu 3. Thời kì dài nhất và phát triển nhất của vương quốc Camphuchia là thời kì
A. Ăngco. B. Ăngcovát. C. Ăngcothom. D. Uđông.
Câu 4. Ngành kinh tế chủ yếu của Campuchia thời phong kiến là
A. công nghiệp. B. thương nghiệp.
C. thủ công nghiệp. D. nông nghiệp lúa nước.
Câu 5. Văn hoá của người Campuchia chịu ảnh hưởng của nền văn hoá nào?
A. Ấn Độ. B. Việt Nam. C. Lào. D. Trung Quốc.
Câu 6. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Campuchia thời phong kiến là
A. Ăngcovát và Ăngcothom. B. Bôrôbuđua.
C. Thạt Luổng. D. Chùa hang.
Câu 7. Nghệ thuật kiến trúc của Campuchia chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
A. Hin đu giáo và Phật giáo. B. Phật giáo và Hồi giáo.
C. Hồi giáo và Hin đu giáo. D. Ấn Độ giáo.
Câu 8. Trong các thế kỉ X –XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc
A. mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
B. mạnh và chinh phục vương quốc Phù Nam.
C. mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
D. yếu và phục tùng các nước khác.
Câu 9. Chủ nhân đầu tiên của nước Lào là người
A. Lào Thơng. B. Lào Lùm. C. Lào Thái. D. Khơme.
Câu 10. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất đối với sự phát triển nước Lào là
A. sông Mê Công chạy dọc theo chiều dài của đất nước.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.
C. có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu.
D. có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã.
Câu 11. Chủ nhân của nền văn hoá “cự thạch” (chum đá) là người
A. Lào Thơng. B. Lào Lùm. C. Lào Thái. D. Chămpa.
Câu 12. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các
A. mường cổ. B. bộ lạc. C. làng bản. D. buôn sóc.
Câu 13. Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là gì?
A. Lan Xang. B. Chân Lạp. C. Champa. D. Phù Nam.
Câu 14. Trong các thế kỉ XV - XVII, vương quốc Lào bước vào giai đoạn
A. thịnh vượng. B. suy yếu. C. khủng hoảng. D. tan rã.
Câu 15. Trong nửa sau thế kỉ XVI, Lan Xang phải chiến đấu chống quân xâm lược nào để bảo vệ Tổ quốc ?
A. Mianma. B. Champa C. Xiêm. D. Trung Quốc.
Câu 16. Trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, Lan Xang luôn thực hiện chính sách gì?
A. Quan hệ hoà hiếu. B. Quan hệ căng thẳng.
C. Quan hệ xung đột. D. Bế quan toả cảng.
Câu 17. Một trong những nguyên dẫn tới sự suy yếu của vương quốc Lan Xang là
A. những cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc.
B. do tiến hành chiến tranh liên miên.
C. do kinh tế phát triển chậm.
D. thực hiện chính sách đóng cửa.
B. THÔNG HIỂU
Câu 18. Sau khi vua Xulinha Vôngxa chết, Lan Xang bị phân liệt thành những tiểu quốc nào?
A. Luông Pha băng, Viêng Chăn và Chăm-pa-xắc. B. Luông Pha băng, Thà Khẹt.
C. Viêng Chăn, Luông Pha băng. D. Chăm-pa-xắc, Luông Pha băng
Câu 19. Đến thế kỉ XVIII, Lan Xang luôn phải chiến đấu chống quân xâm lược nào?
A. Xiêm. B. Campuchia. C. Trung Quốc. D. Mianma.
Câu 20. Tôn giáo chủ yếu của người Lào là
A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Hin đu giáo. D. Nho giáo.
Câu 21. Công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào là
A. Thạt Luổng. B. Ăngcovát. C. Ăngcothom. D. Chùa Vàng.
Câu 22. Văn hoá của người Lào chịu ảnh hưởng chủ yếu của nền văn hoá nào?
A. Ấn Độ. B. Việt Nam. C. Campuchia. D. Trung Quốc.
Câu 23. Thạt Luổng là một công trình kiến trúc của tôn giáo nào?
A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Hin đu giáo. D. Nho giáo.
C. VẬN DỤNG
Câu 24.Điểm khác nhau trong chính sách ngoại giao của Lào và Campuchia thời phong kiến?
A. Hai nước thần phục Việt Nam.
B. Campuchia ham chiến còn Lào hòa hiếu.
C. Lào hòa hiếu còn Campuchia ham chiến.
D. Hai nước có quan hệ ngoại giao hòa hiếu.
Câu 25. Đền Ăngcovát của Campuchia có nét tương đồng với công trình kiến trúc nào của Việt Nam?
A.Chùa Một Cột B. Kinh thành Huế. C. Thánh địa Mỹ Sơn. D. Chùa phật tích.
III.CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu những điều kiện hình thành vương quốc Campuchia.
Câu 2. Khái quát các giai đoạn phát triển của lịch sử phong kiến Campuchia.
Câu 3.Trình bày các thành tựu văn hoá tiêu biểu của Campuchia thời phong kiến. Theo em, văn hoá Campuchia chịu ảnh hưởng của nền văn hoá nào?
Câu 4. Khái quát các giai đoạn phát triển của lịch sử vương quốc Lào.
Câu 5. Kể tên và nhận xét những công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào, Campuchia.
Tuần 17 + Tiết 15(Từ ngày.................đến ngày.........................)
Ngày soạn: ..............
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12473841.doc