Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 33 đến 36 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Bài 28

TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC

CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong yêu cầu HS nắm được.

1. Kiến thức

- Văn học Việt Nam trong các thế kỷ trước năm 1858 đã để lại cho đời sau một truyền thống yêu nước quý giá và rất đáng tự hào.

- Truyền thống yêu nước là sự kết tinh của nhiều nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử lâu dài.

- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến do tác động của tiến trình Lịch sử dân tộc với những nét riêng biết yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ địa lý Tổ quốc, trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.

2. Tư tưởng

- Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc.

- Bồi dưỡng ý thức phát huy lòng yêu nước.

3. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, liên hệ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, hợp tác

- Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức với thực tiễn

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Một số đoạn trích trong các tác phẩm hay lời của danh nhân.

- Lược đồ Việt Nam thời Minh Mạng.

 

doc20 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 33 đến 36 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân gian nở rộ. - Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng suy giảm. - Quan hệ xã hội chưa phát triển thành mâu thuẫn đối kháng. - Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở hai Đàng khủng hoảng Þ phong trào nông dân bùng nổ, tiêu biểu là phong trào công nhân Tây Sơn. Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX - Năm 1802 nhà Nguyễn thành lập, duy trì bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến. Song nền quân chủ phong kiến đã bước vào khủng hoảng suy vong. - Chính sách đóng cửa của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam trở nên lạc hậu kém phát triển. - Nho giáo được độc tôn. - Văn hóa giáo dục có những đóng góp đáng kể. - Sự cách biệt giữa các giai cấp càng lớn, mâu thuẫn xã hội tăng cao đầu tranh liên tục bùng nổ.. * Hoạt động 2: Cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. 1. Mục tiêu Giúp HS hiểu Song song với quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam liên tục phải cầm vũ khí đứng lên chống ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc. 2. Phương thức. Y.c HS đọc lại kiến thức SGK có liên quan để hoàn thành bảng thống kê với nội dung như sau: Tên cuộc đấu tranh Vương triều Lãnh đạo Kết quả 3. Dự kiến sản phẩm. Tên cuộc đấu tranh Vương triều Lãnh đạo Kết quả Cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981) Tiền Lê - Lê Hoàn - Thắng lợi nhanh chóng Kháng chiến chống Tống thời Lý Thời Lý - Lý Thường Kiệt - Năm 1077 kết thúc thắng lợi Kháng chiến chống Mông – Nguyên (thế kỷ XIII) Thời Trần - Vua Trần (lần I) - Trần quốc Tuấn (lần II – III) Cả 3 lần kháng chiến đều giành thắng lợi. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn 1407 – 1427 Thời Hồ - Kháng chiến chống quân Minh do nhà Hồ lãnh đạo. - Khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ của nhà Minh do Lê Lợi – Nguyễn Trãi lãnh đạo. - Lật đổ ách thống trị của nhà Minh giành lại độc lập Kháng chiến chống quân Xiêm 1785 Thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ - Đánh tan 5 vạn quân Xiêm Kháng chiến chống quân Thanh Thời Tây Sơn - Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) - Đánh tan 29 vạn quân Thanh C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các bài học trước đây. Giúp các em có tư duy tốt, có khả năng phân tích, đánh giá các sự kiện. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: HS trả lời các câu hỏi : 1. Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. 2. Hãy trình bày một cuộc kháng chiến tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX. 3. Nêu tên và sự nghiệp một số anh hùng dân tộc trong sự nghiệp giữ nước. 3. Dự kiến sản phẩm. 1. Các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Triều đại Người sáng lập Thời gian tồn tại Ngô Ngô Quyền 939-968 Đinh Đinh Bộ Lĩnh 969-981 Tiền Lê Lê Hoàn 981-1009 Lý Lý Công Uẩn 1009-1225 Trần Trần Cảnh 1225-1400 Hồ Hồ Quý Ly 1400-1407 Lê sơ Lê Lợi 1428-1527 Nguyễn Nguyễn Ánh 1802 - 1945 1. Kháng chiến chống Tống thời Lý - Thập kỉ 70 của thế kỉ XI, nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt đồng thời tích cực chuẩn bị cho xâm lược. - Trước âm mưu xâm lược của quân Tống nhà Lý đã tổ chức kháng chiến - Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh chặn thế mạnh của địch. Năm 1075, quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sng đất Tống Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ - Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc. Năm 1077, 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ Bắc sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến thắng lợi. 3. Tên và sự nghiệp một số anh hùng dân tộc trong sự nghiệp giữ nước + Ngô Quyền: Lãnh đạo nhân dân trừng trị tên phản bộ Kiều Công Tiễn, đap tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc. + Đinh Bộ Lĩnh: Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế đặt tên nước là Đại Cồ Việt + Lê Hoàn: Đập tan cuộc xâm lược của nhà Tống lần 1 + Lý Thường Kiệt: Lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 + Trần Hưng Đạo: Tổng chỉ huy quân đôi, lãnh đạo nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 2 và 3. + Lê Lợi: Lãnh đạo nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lật đổ ách thống trị của nhà Minh. Thành lập nhà Lê sơ + Nguyễn Huệ: Lãnh đao khởi nghĩa nông dân Tây Sơn , cùng nhân dân đánh tan 5 vạn quân D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG. 1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mà học sinh đã được học trong bài để giải quyết các vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về. 2. Phương thức. GV nêu một số câu hỏi để HS trả lời, nếu chưa trả lời được ở lớp thì có thể mang về nhà làm tiếp - Em có nhận xét gì về công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta? - Trách nhiệm của bản thân mỗi chúng ta trong việc giữ vững nền độc lập cho dân tộc trong giai đoạn hiện nay. - Hs tìm hiểu thêm các tài liệu sách báo, phim, tranh ảnh khác để hiểu rõ hơn về nhà Nguyễn. 3. Dự kiến sản phẩm. - Nhận xét gì về công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta + Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra ở hầu hết các thế kỷ nối tiếp từ triều đại này sang triều đại khác. + Để lại kỳ tích anh hùng đáng tự hào, những truyền thống cao quý tươi đẹp mãi mãi khắc sâu vào lòng mỗi người Việt Nam yêu nước. Trách nhiệm của bản thân mỗi chúng ta + Với HS (Theo từng độ tuổi).? + Với mỗi công dân Việt Nam.? Tuần 30 + Tiết 34 Ngày soạn: .............................................. Ngày kí duyệt: ....................................... Bài 28 TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong yêu cầu HS nắm được. 1. Kiến thức - Văn học Việt Nam trong các thế kỷ trước năm 1858 đã để lại cho đời sau một truyền thống yêu nước quý giá và rất đáng tự hào. - Truyền thống yêu nước là sự kết tinh của nhiều nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử lâu dài. - Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến do tác động của tiến trình Lịch sử dân tộc với những nét riêng biết yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ địa lý Tổ quốc, trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến. 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc. - Bồi dưỡng ý thức phát huy lòng yêu nước. 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, liên hệ. 4. Định hướng phát triển năng lực - Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, hợp tác - Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức với thực tiễn II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Một số đoạn trích trong các tác phẩm hay lời của danh nhân. - Lược đồ Việt Nam thời Minh Mạng. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Hs quan sát các lược đồ Việt Nam qua các thời kì, các em đã nắm được các kiến thức cơ bản qua các bài học. Tuy nhiên các em lại chưa hệ thống được các kiến thức theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua lược đồ và sự hướng dẫn của GV sẽ giúp HS hệ thống lại kiến thức tốt hơn, nhìn thấy rõ hơn quá trình mở rộng lãnh thổ của nước Việt Nam HS sẽ tò mò tại sao lại như vậy? 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây: + Em hiểu thế nào về hai khái niệm: truyền thống và truyền thống yêu nước? + Truyền thống yêu nước có nguồn gốc từ lòng yêu nước. Vậy lòng yêu nước có nguồn gốc từ đâu? (bắt nguồn từ những tình cảm nào?) và truyền thống yêu nước được hình thành như thế nào? 3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. Cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam thì dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm... B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam * Mục tiêu: Giúp HS nắm được quá trình hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam. * Phương thức: - Trước hết Gv có thể đặt câu hỏi để tạo sự chú ý và định hướng nhận thức cho HS: Em hiểu thế nào về hai khái niệm: truyền thống và truyền thống yêu nước? - HS vận dụng những hiệu biết của mình để trả lời. - GV nhận xét và kết luận. - GV có thể lấy ví dụ về một số truyền thống của dân tộc để minh hoạ: Truyền thống yêu nước, lao động cần cù, chịu khó, chịu đựng gian khổ, đoàn kết tính lịch sử và phong tục truyền thống như: nhuộm răng, ăn trầu. Nổi bật nhất là truyền thống yêu nước. - HS nghe, ghi chép. - GV giảng tiếp: Truyền thống yêu nước có nguồn gốc từ lòng yêu nước. Vậy lòng yêu nước có nguồn gốc từ đâu? (bắt nguồn từ những tình cảm nào?) và truyền thống yêu nước được hình thành như thế nào? - GV có thể lấy ví dụ: một con người mới sinh ra còn nhỏ tuổi không thể khẳng định em bé ấy yêu nước. Vậy với một dân tộc yêu nước có nguồn gốc từ đâu? Có từ bao giờ? Và hình thành như thế nào? - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để lý giải những vấn đề đặt ra. - HS theo dõi SGK vừa suy nghĩ liên hệ trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, và kết luận. + GV giảng tiếp lòng yêu nước ở thời kỳ này được biểu hiện ở ý thức có chung cội nguồn: cùng là con rồng cháu tiên, cùng sinh ra từ “Quả bầu mẹ ” ở ý thức xây dựng, bảo vệ quốc gia dân tộc Việt, Văn Lang – Âu Lạc. - HS nghe, ghi nhớ về quá trình hình thành truyền thống yêu nước. * Gợi ý sản phẩm: + Khái niệm: - Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay. - Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm Lịch sử. - Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: Tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (Đó là những tình cảm gắn với địa phương). - Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: văn Lang – Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn – lòng yêu nước. - Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn. + Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc. + Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam. 2. Hoạt động 2: Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỷ phong kiến độc lập. * Mục tiêu: Giúp HS nắm được quá trình hình phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập. * Phương thức: - GV: sau một nghìn năm Bắc thuộc và đấu tranh chống Bắc thuộc, đến thế kỷ X đất nước trở lại độc lập tự chủ với lãnh thổ, tiếng nói, phong tục, tập quán của quá trình đấu tranh bền bỉ của dân tộc. Bước sang thời kỳ độc lập bối cảnh Lịch sử mới cũng đặt ra những thách thức đối với lòng yêu nước của người Việt. - HS nghe, ghi nhớ - GV phát vấn: Em hãy nêu bối cảnh Lịch sử của dân tộc và cho biết bối cảnh ấy đặt ra yêu cầu gì? - HS dựa vào SGK trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận. - GV bổ sung, yêu cầu: Xây dựng đất nước mới và bảo vệ Tổ quốc là một thử thách với lòng yêu nước của người Việt Nam ® lòng yêu nước càng được phát huy cao độ. - HS nghe, ghi chép. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để trả lời câu hỏi: Trong 9 thế kỷ độc lập truyền thống yêu nước được biểu hiện như thế nào? - HS theo dõi SGK phát biểu. - GV chốt ý. - HS nghe, ghi chép. + GV Giải thích: Yêu nước gắn với thương dân vì truyền thống yêu nước ngày càng mang yếu tố nhân dân “người chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” ® Khoan thư sức dân dễ làm kế sâu rễ, bền gốc, là “Thượng sách để giữ nước”. + GV tiểu kết: Như vậy trong các thế hệ phong kiến độc lập truyền thống yêu nước càng được phát huy và tôi luyện, đã làm nên những kỳ tích anh hùng chiến thắng vẻ vang của dân tộc. - GV nêu vấn đề và giải thích cho HS hiểu: Vì sao yêu nước còn gắn liền với thương dân? - Truyền thống yêu nước ngày càng mang yếu tố nhân dân: dân là nước, triều đình như con thuyền “Mến người có nhân là dân, chở thuyền, lật thuyền cũng là dân” => Phải “khoan thư sức dân để làm kế rễ sâu bền gốc”, là “Thượng sách để giữ nước”. * Gợi ý sản phẩm a. Bối cảnh Lịch sử - Đất nước trở lại độc lập, tự chủ. - Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo. - Các thế lực phương bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm lược phương Nam. ® Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi luyện. b. Biểu hiện: - Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc. - Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Việt. - Ý thức đoàn kết mọi tầng lới nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên. - Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ – yêu nước gắn với thương dân – mang yếu tố nhân dân. 3. Hoạt động 3: Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến. * Mục tiêu: Giúp HS nắm được nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến. * Phương thức: - GV đặt vấn đề: Qua tìm hiểu ta thấy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được biểu hiện rất đa dạng ở những mức độ khác nhau: + Hy sinh, xả thân vì nước. + Tự hào về đất nước, tôn kính những vị anh hùng dân tộc. + Lao động sáng tạo làm giàu cho cộng đồng, cho đất nước. + Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập. + Giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc. + Làm những việc ích nước, lợi nhà trong đó biểu hiện đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. - HS nghe, ghi nhớ. - GV phát vấn: Tại sao có thể xem nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc? - HS theo dõi SGK kết hợp với những kiến thức đã học để trả lời. - GV bổ sung kết luận. + Để minh hoạ GV yêu cầu HS điểm lại tất cả các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa giành và giữ độc lập dân tộc của nhân dân ta trước thế kỷ XIX. Qua đó HS thấy được trên thế giới có lẽ không có dân tộc nào trải quả nhiều cuộc chiến chống xâm lược như Việt Nam. - HS nghe, ghi chép. * Gợi ý sản phẩm - Đặc trưng cơ bản nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam: đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độ lập dân tộc. - Qua quá trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc, người dân Việt luôn đoàn kết, nhất trí, phát huy mọi tài năng, trí tuệ vượt mọi khó khăn. Vì thế, ý thức, tình cảm và tâm hồn của những người yêu nước Việt Nam luôn trong sáng, chân thành và cao thượng. Tuy nhiên, do sự chi phối của chế độ phong kiến, truyền thống yêu nước không được phát huy mạnh trong thời bình. - Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng đất nước, truyền thống yêu nước cần phát huy mạnh để tạo ra khả năng chuyển hóa những nét đặc sắc, cao quý nói trên thành một động lực to lớn, đưa đất nước và dân tộc Việt Nam tiến lên. ® Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các bài học trước đây. Giúp các em có tư duy tốt, có khả năng phân tích, đánh giá các sự kiện. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: HS trả lời các câu hỏi : 1. Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. 2. Hãy trình bày một cuộc kháng chiến tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX. 3. Nêu tên và sự nghiệp một số anh hùng dân tộc trong sự nghiệp giữ nước. 3. Dự kiến sản phẩm. D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG. 1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mà học sinh đã được học trong bài để giải quyết các vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về. 2. Phương thức. GV nêu một số câu hỏi để HS trả lời, nếu chưa trả lời được ở lớp thì có thể mang về nhà làm tiếp - Em có nhận xét gì về công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta? - Trách nhiệm của bản thân mỗi chúng ta trong việc giữ vững nền độc lập cho dân tộc trong giai đoạn hiện nay. - Hs tìm hiểu thêm các tài liệu sách báo, phim, tranh ảnh khác để hiểu rõ hơn về nhà Nguyễn. 3. Dự kiến sản phẩm. - Nhận xét gì về công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta + Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra ở hầu hết các thế kỷ nối tiếp từ triều đại này sang triều đại khác. + Để lại kỳ tích anh hùng đáng tự hào, những truyền thống cao quý tươi đẹp mãi mãi khắc sâu vào lòng mỗi người Việt Nam yêu nước. - Trách nhiệm của bản thân mỗi chúng ta + Với HS (Theo từng độ tuổi).? + Với mỗi công dân Việt Nam.? Tuần 31 + Tiết 35 Ngày soạn: .............................................. Ngày kí duyệt: ....................................... LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này, HS: 1. Về kiến thức - Biết được những nét khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình khi tái lập năm 1992. - Biết được những kết quả đạt được và hạn chế về kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ đổi mới (từ 1992 đến nay). Hiểu được ý nghĩa to lớn của các thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. - Trách nhiệm của người thanh niên học sinh tham gia xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn. 2. Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá yêu cầu của việc tái lập tỉnh, con đường đổi mới của đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội và quá trình phát triển từ sau khi tái lập tỉnh Ninh Bình, thực hiện đường lối đổi mới. - 3. Thái độ - Tự hào về những thành tựu đã đạt được của quê hương Ninh Bình. - Giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, yêu đất nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tinh thần đổi mới trong lao động, công tác, học tập, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới đất nước. - Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý chí quyết tâm rèn luyện bản thân, học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp hơn. 4. Định hướng năng lực cần hình thành: - Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, sưu tầm, phân tích, chọn lọc tư liệu, minh chứng. 5. Tích hợp, liên môn: Địa lí địa phương II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý Nội dung bài học đề cập đến giai đoạn từ sau khi tái lập tỉnh (1992) đến nay, tỉnh Ninh Bình thực hiện đường lối đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, văn hoá của địa phương; Để tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, để tăng cường đầu tư các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh và các tổ chức quốc tế Thực hiện Nghị quyết Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 10 phiên họp ngày 26-12-1991 về việc điều chỉnh phân định lại địa giới tỉnh Hà Nam Ninh, tỉnh Ninh Bình được tái lập trên cơ sở giữ nguyên trạng vị trí địa lý, địa giới hành chính của tỉnh Ninh Bình thời điểm hợp nhất thành lập tỉnh Hà Nam Ninh (02-1976). Tháng 4-1992, tỉnh Ninh Bình chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Chặng đường lịch sử từ năm 1992 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tỉnh uỷ Ninh Bình, Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình đoàn kết phấn đấu, khắc phục khó khăn, khôi phục và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội, tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. III. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY – HỌC - Sử dụng tranh ảnh trong Tập tài liệu dạy học LSĐP; các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996), lần thứ IX (4-2001), lần thứ X (4-2005); Các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (8-1992), lần thứ XIII (4-1996), lần thứ XIV(1-2001), lần thứ XIX (12-2005), lần thứ XX (11-2010). - Tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về công cuộc đổi mới ở địa phương. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC 1. Giới thiệu bài học Sau khi tái lập tỉnh từ năm 1992 đến nay, Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình đã quyết tâm phấn đấu đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khắc phục khó khăn, khai thác phát huy tiềm năng thế mạnh, huy động các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; cơ sở vật chất – kỹ thuật được tăng cường, văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện nhiều mặt, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được tăng cường, hệ thống chính trị được củng cố. Vị thế Ninh Bình được khẳng định và nâng cao, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Để hiểu rõ hơn, chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2. Tổ chức các hoạt động dạy – học Mục 1. Tình hình tỉnh Ninh Bình khi tái lập (1992) Giáo viên trình bày bài giảng theo ba ý: * Yêu cầu của việc tái lập tỉnh GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: “Yêu cầu của việc tái thành lập tỉnh Ninh Bình là gì?” Giáo viên bổ sung chốt ý: Trước yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, văn hoá của địa phương; Để tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, để tăng cường đầu tư các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh và các tổ chức quốc tế Thực hiện Nghị quyết Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 10 phiên họp ngày 26-12-1991 về việc điều chỉnh phân định lại địa giới tỉnh Hà Nam Ninh, tỉnh Ninh Bình được tái lập trên cơ sở giữ nguyên trạng vị trí địa lý, địa giới hành chính của tỉnh Ninh Bình thời điểm hợp nhất thành lập tỉnh Hà Nam Ninh (2-1976). Tháng 4-1992, tỉnh Ninh Bình chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. * Khái quát tình hình Ninh Bình sau khi tái lập tỉnh GV không nên trình bày kỹ về diện tích, dân số, giao thông chỉ nêu những nét khái quát nhất mà tập trung hướng dẫn học sinh tìm hiểu về: “Thực trạng về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình vào thời điểm tái lập tỉnh? Sau đó, GV nhấn mạnh: Thực trạng Ninh Bình khi tách tỉnh có nhiều khó khăn lớn, thách thức gay gắt nhất là trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. * Ý nghĩa của việc tái lập tỉnh Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: “Việc tái thành lập tỉnh có ý nghĩa như thế nào?”. Sau đó, GV kết luận và bổ sung: Việc tách tỉnh, thành lập tỉnh Ninh Bình là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử Ninh Bình. Với truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời, từ đây, nhân dân Ninh Bình tiếp tục sát cánh với nhân dân tỉnh Hà Nam và Nam Định đạt nhiều thành tựu trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Mục 2. Tỉnh Ninh Bình từ sau khi tái lập đến nay - Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình từ 1992 đến nay (kết quả đạt được và những hạn chế): GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu thông tin: Một số kết quả đạt được của tỉnh Ninh Bình từ 1992 đến nay và thảo luận theo các gợi ý sau: + Em có nhận xét chung như thế nào về những thành tựu mà tỉnh Ninh Bình đã đạt được từ khi tái lập tỉnh (1992) đến nay? + Theo em, những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua đã tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương chưa? + Theo em, việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (huyện/thành phố, xã/phường/thị trấn) em hiện nay, có những thuận lợi và khó khăn gì? - Ý nghĩa của các thành tựu trong công cuộc đổi mới: Giáo viên kết hợp phương pháp nêu vấn đề với giảng giải bằng cách nêu câu hỏi để học sinh tự nghiên cứu tài liệu. Giáo viên phân tích làm rõ, kết luận 3 ý nghĩa cơ bản sau: Những thành tựu đạt được tạo nên sự ổn định kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên; Khẳng định đường lối đổi mới đất nước của Đảng là đúng đắn, phù hợp nguyện vọng của nhân dân. Thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sáng tạo của Tỉnh uỷ, HĐND và Uỷ ban nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá; Nhân dân Ninh Bình luôn đoàn kết phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo của tỉnh Ninh Bình. - Học sinh Ninh Bình với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế trên quê hương. GV giúp HS nhận thức được việc tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người nhằm bảo đảm có một cuộc sống ổn định cho bản thân, gia đình và góp phần phát triển vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế trên quê hương. GV cho HS tự liên hệ thấy được trách nhiệm của mỗi học sinh, thanh niên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải luôn tích cực học tập, suy nghĩ, lao động sáng tạo để tìm ra những hướng đi, cách làm mới nhằm đánh thức những tiềm năng thế mạnh của quê hương, góp phần làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. 3. Sơ kết bài học Giáo viên tóm tắt lại những nội dung chính của bài học, sau đó ra câu hỏi cho học sinh trả lời. 4. Bài tập về nhà Câu hỏi 1: Ý nghĩa của nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12473850.doc
Tài liệu liên quan