2. Những chuyển biến về xã hội.
* Mục tiêu
- Trình bày được cơ cấu xã hội Việt Nam đầu TK XX dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp; sự hình thành và phân hoá các giai cấp trong xã hội. Phân tích được nguyên nhân, hệ quả của sự chuyển biến sâu sắc về xã hội
- Bước đầu đánh giá được vị trí, vai trò của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đối với công cuộc giải phóng dân tộc.
* Phương thức
- Gv yêu cầu 4 nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu ở nhà, chuẩn bị từ 1-2p trước khi lên trình bày và đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của nhóm khác, giáo viên:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về giai cấp địa chủ và câu hỏi (có thể liên quan nội dung của nhóm hoặc của nhóm khác)
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về giai cấp nông dân và câu hỏi (có thể liên quan nội dung của nhóm hoặc của nhóm khác.)
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về công nhân và câu hỏi (có thể liên quan nội dung của nhóm hoặc của nhóm khác.)
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về tư sản và tiểu tư sản và câu hỏi (có thể liên quan nội dung của nhóm hoặc của nhóm khác)
- Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho các nhóm, cho các nhóm bình chọn nhóm nào trình bày hay nhất, giáo viên nhận xét, kết luận.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết CT: 14 Ngày soạn: 26/ 02/ 2018
Bài 22: XÃ HỘI VIỆT NAM
TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Biết được những nội dung cơ bản của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, từ đó hiểu rõ vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa nước ta trên quy mô lớn từ đầu TK XX.
- Trình bày và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế, cơ cấu xã hội Việt Nam đầu TK XX dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp; sự hình thành và phân hoá giữa các giai cấp trong xã hội.
- Bước đầu đánh giá được vị trí, vai trò của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đối với công cuộc giải phóng dân tộc.
2. Kỹ năng:
- Quan sát tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử.
- Phân tích, đánh giá thái độ và khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới những tác động, ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần I.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ, kỹ năng học tập, thực hành bộ môn: vẽ được sơ đồ tư duy, lập bảng biểu so sánh cơ cấu KT- XH...
3. Thái độ:
- Thông cảm, chia sẻ đối với người dân lao động, nhất là giai cấp nông dân, công nhân luôn phải chịu ách áp bức, thống trị của bọn thực dân, phong kiến và tay sai dưới thời thuộc Pháp.
- Đánh giá khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp trong xã hội.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Nhận xét, lý giải, đánh giá, so sánh, xác định mối quan hệ giữa các vấn đề, hiện tượng lịch sử.
+ Khai thác, sử dụng tài liệu tranh ảnh.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
Video, tranh ảnh và tư liệu liên quan đến cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và đời sống nhân dân Việt Nam thời Pháp thuộc
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu
- Kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết về xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức
- Yêu cầu HS xem 1 đoạn video về Việt Nam cuối thế kỉ XIX và yêu cầu mỗi nhóm học sinh phải ghi nhanh được ít nhất 2 thông tin đã được học có trong đoạn video đó trên bảng phụ hoặc giấy.
3. Gợi ý sản phẩm
- Mỗi HS có thể ghi những thông tin khác hoặc giống nhau, gv gọi 1-2 hs trình bày, GV lựa chọn thông tin nào đó phù hợp của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Những chuyển biến về kinh tế.
* Mục tiêu
- Trình bày được nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, sự chuyển biến về kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
- Hiểu được nguyên nhân và phân tích được tác động của sự chuyển biến kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
* Phương thức
GV giao nhiệm vụ cho HS: Yêu cầu Hs đọc sgk và xem hình 69. Sgk. Tr 138, HS có thể trả lời hoặc thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
- Mục đích, nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần I của Pháp ở nước ta là gì?
- Hãy kể tên một số công trình được xây dựng trong thời kì Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta và ở Biên Hòa?
- Dưới những tác động của cuộc khai thác thuộc địa của TD Pháp, tình hình kinh tế nước ta có những sự chuyển biến như thế nào?
- Phân biệt được cơ cấu của nền kinh tế phong kiến và kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.
- Sự chuyển biến về kinh tế có tác động đến xã hội nước ta trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp không?
HS: Thảo luận- Trả lời - GV nhận xét- chốt ý
*Gợi ý sản phẩm
- Về nông nghiệp: Pháp chiếm đất làm đồn điền, khiến cho phần lớn nông dân mất đất
- Về công nghiệp: Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ. Ngoài ra ngành dịch vụ, chế biến và sản xuất vật liệu ra đời.
- Về thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế.
- Về giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông, để chuyên chở hàng hoá, nguyên liệu và phục vụ mục đích quân sự.
* Công trình xây dựng: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tuyền ( Huế), cầu Ghềnh (Biên Hòa)
2. Những chuyển biến về xã hội.
* Mục tiêu
- Trình bày được cơ cấu xã hội Việt Nam đầu TK XX dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp; sự hình thành và phân hoá các giai cấp trong xã hội. Phân tích được nguyên nhân, hệ quả của sự chuyển biến sâu sắc về xã hội
- Bước đầu đánh giá được vị trí, vai trò của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đối với công cuộc giải phóng dân tộc.
* Phương thức
- Gv yêu cầu 4 nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu ở nhà, chuẩn bị từ 1-2p trước khi lên trình bày và đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của nhóm khác, giáo viên:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về giai cấp địa chủ và câu hỏi (có thể liên quan nội dung của nhóm hoặc của nhóm khác)
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về giai cấp nông dân và câu hỏi (có thể liên quan nội dung của nhóm hoặc của nhóm khác.)
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về công nhân và câu hỏi (có thể liên quan nội dung của nhóm hoặc của nhóm khác.)
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về tư sản và tiểu tư sản và câu hỏi (có thể liên quan nội dung của nhóm hoặc của nhóm khác)
- Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho các nhóm, cho các nhóm bình chọn nhóm nào trình bày hay nhất, giáo viên nhận xét, kết luận.
- Giáo viên sử dụng kĩ thuật Động não: Theo em, những tầng lớp, giai cấp mới xuất hiện sẽ tác động như thế nào đến cuộc vận động giải phóng dân tộc ở đầu thế kỉ XX? Hãy nêu những dự đoán cụ thể cho vấn đề này. Học sinh suy nghĩ 1-2p (có thể thảo luận), gv yêu cầu một vài hs trình bày câu trả lời của mình.
* Gợi ý sản phẩm
a. Những chuyển biến:
- Những biến động lớn của giai cấp cũ:
+ Địa chủ phong kiến:
• Một bộ phận nhỏ trở nên giàu có, được Pháp nâng đỡ, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
• Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần yêu nước.
+ Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức, bóc lột nặng nề, căm thù đế quốc và phong kiến.
- Các giai cấp, tầng lớp xã hội mới:
+ Công nhân: (xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX)
• Số lượng ngày càng công đảo.
• Có nguồn gốc từ nông dân.
• Làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy...
• Bị bóc lột thậm tệ, lương thấp nên đời sống khổ cực.
• Sớm có tinh thần yêu nước, tích cực tham gia phong trào chống đế quốc, cải thiện đời sống.
+ Tầng lớp tư sản: xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn,... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chén ép.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: gồm những chủ các xưởng thủ công, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do...
b. Nguyên nhân của sự chuyển biến: Những chuyển biến trong nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất.
* Cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới ở đầu thế kỉ XX. Xu hướng dân chủ tư sản.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức: Những chuyển biến về kinh tế - Những chuyển biến về xã hội.
2. Phương thức
- Cho HS chơi trò chơi CON ONG TÌM CHỮ
Giáo viên yêu cầu 4 nhóm được chia ở trên cùng tham gia và cử ra 1 hs đứng lên cầm đáp án khi cả nhóm đưa ra kết quả cuối cùng. ( thời gian dự kiến (3-5p), luật chơi:
Lần lượt mỗi nhóm chọn 1 một câu hỏi và 4 nhóm cùng trả lời.
Thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 20s.
Mỗi nhóm trả lời đúng thì được cộng 10, nhóm nào chọn câu hỏi thì được ưu tiên lật ô.
Nhóm nào tìm được ô chữ “CÔNG NHÂN” thì nhóm đó giành chiến thắng và được cộng 50.
Hết 20s các nhóm mới được giơ đáp án, nhóm nào giơ trước coi như không được quyền trả lời câu hỏi đó.
3. Dự kiến sản phẩm
Gói câu hỏi gồm 8 câu như sau:
Câu 1. Chính sách khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam tập trung vào:
A. Nông nghiệp - công nghiệp - quân sự.
B. Ngoại thương - quân sự - giao thông.
C. Phát triển nông nghiệp - công thương nghiệp.
D. Cướp đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế.
Câu 2. Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là
A. Nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.
B. Nền kinh tế phong kiến.
C. Nền kinh tế thuộc địa .
D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 3. Xuất thân của công nhân Việt Nam chủ yếu từ
A. Tầng lớp tiểu tư sản.
B. Giai cấp địa chủ vừa và nhỏ.
C. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
D. Tầng lớp tư sản bị thực dân Pháp đình chỉ hoạt động kinh doanh.
Câu 4. Giai tầng nào chịu nhiều khốn khổ, bần cùng dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần nhất của Pháp?
A. Tầng lớp công nhân. B. Tầng lớp tiểu tư sản.
C. Giai cấp nông dân. D. Tầng lớp tư sản.
Câu 5. Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm phân hóa xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là
A. địa chủ – tư sản – tiểu tư sản.
B. công nhân – nông dân – tư sản.
C. công nhân – tư sản- tiểu tư sản.
D. địa chủ, công nhân, nông dân.
Câu 6. Mục đích của Pháp khi xây dựng hệ thống giao thông là
A. phục vụ mục đích quân sự và khai thác lâu dài.
B. phục vụ cho việc đi lại của nhân dân ta.
C. phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa và thu thuế.
D. để dễ dàng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
Câu 7. Xác định đâu là mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Vô sản – Tư sản.
B. Nông dân – Địa chủ phong kiến.
C. Tư sản – thực dân Pháp.
D. Dân tộc Việt Nam – thực dân Pháp.
Câu 8. Đâu là đặc điểm nổi bật của công nhân Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX mà giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay cần kế thừa và phát huy?
A. Nhiệt huyết yêu nước.
B. Kỉ luật lao động nghiêm túc.
C. Quan hệ gắn bó với nông dân.
D. Ý thức giai cấp cao.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: Những chuyển biến về kinh tế - Những chuyển biến về xã hội.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà:
Em hãy tìm hiểu vai trò hoặc những đóng góp của giai cấp công nhân trong việc phát triển kinh tế nước ta hiện nay?
- HS có thể viết (đoạn văn hay trình chiếu ) hoặc trình bày nói
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi
3. Gợi ý sản phẩm:
- Tham gia vào đủ các thành phần kinh tế. GCCN Việt Nam là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HÐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và đã có nhiều cố gắng để phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng.
- Về mặt sản xuất, GCCN là lực lượng cơ bản, chủ yếu, có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12461932.docx