C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Liên Xô – Đông Âu 1945-1991, Liên bang Nga 1991-2000
2. Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
1.Liên Xô đã có những thành tựu gì trong giai đoạn 1945 đến đầu những năm 70? Tác động đến tình hình thế giới như thế nào?
2. Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu? Ảnh hưởng của sự kiện này đối với thế giới và Việt Nam.
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: chủ yếu HS làm việc ở nhà
- Báo cáo sản phẩm: báo cáo hoặc GV kiểm tra nếu bài tập được giao về nhà
- Nhận xét, đánh giá: Gv nhận xét, bổ sung việc thực hiện bài tập của HS
3. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh dựa vào nội dung đã học hoàn thành những câu hỏi trên.
Câu 1 và câu 2 như sách giáo khoa.
D. VÂN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:
+ Quan hệ quốc tế hiện nay.
+ Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới và hội nhập, mở rộng quan hệ với quốc tế.
- Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học sau như: các chính sách của Liên Xô và Liên bang Nga đối với thế giới và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc củaViệt Nam.
- HS tự sưu tầm các hình ảnh nổi tiếng liên quan tới Liên Xô, Liên bang Nga.
10 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông âu (1945-1991) Liên Bang Nga (1991- 2000), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn......../......./.........
Ngày dạy......../......./..........
Dạy các lớp.......................
Tiết ......... Bài 2.LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU( 1945-1991)
LIÊN BANG NGA (1991- 2000)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa 1970.
- Phân tích được những ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu đối với sự phát triển của thế giới và quan hệ quốc tế.
- Nêu được một số dẫn chứng sự giúp đỡ của Liên Xô và Đông Âu đối với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam từ 1945-1975
- Nhận xét, đánh giá được cuộc khủng hoảng của Liên Xô và các nước Đông Âu, nguyên nhân tan rã chế độ XHCN ở các nước này. Liên hệ với tình hình các nước, trong đó có nước ta.
- Tình hình Liên bang Nga trong thập niên 90 (1991 – 2000) sau khi Liên Xô tan rã.
2. Thái độ, tư tưởng
- Học sinh khâm phục những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô và các nước Đông Âu; hiểu được nguyên nhân tan rã của các nước này là do đã xây dựng mô hình CNXH chưa đúng đắn, chưa khoa học và chậm sửa chửa sai lầm. Qua đó, tiếp tục củng cố cho các em niềm tin vào CNXH, vào công cuộc xây dựng đất nước.
3. Kĩ năng
- Thông qua việc tìm hiểu những giai đoạn của Liên Xô và Đông Âu từ 1945-1991, Liên bang Nga 1991-2000 để giáo dục học sinh biết được sự khó khăn của một chế độ mới trong quá trình ra đời và phát triển. Những sai lầm và bài học rút ra để các nước khác tránh lặp lại con đường.
- Rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình,
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện; thực hành khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học; liên hệ, so sánh, đối chiếu, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử...
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu và châu Á
- Máy vi tính kết nối máy chiếu
Ghi chú: GV có thể liên hệ với khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội để khai thác tư liệu hình ảnh trên, hoặc tìm mua đĩa CD - Encatar và cuốn Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12 THPT (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009).
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/ KHỞI ĐỘNG/ GIỚI THIỆU/ DẪN DẮT/ NÊU VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu:
Với việc đưa ra một số câu hỏi về sự phát triển của Liên bang Xô viết trong giai đoạn 1921-1941. Qua đây HS có thể huy động kiến thức đã học lớp 11 để trả lời câu hỏi về nhưng không thể trả lời đầy đủ. Vì thế HS sẽ mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết qua bài học: Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000)
2. Phương thức:
GV giao nhiệm vụ cho HS: Chương trình lịch sử lớp 11 phần thế giới kết thúc với bài Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình các em hãy trả lời câu hỏi sau:
Câu 1. Sau CTTG II, Liên Xô bước ra cuộc chiến với vị thế như thế nào?
Câu 2. Từ năm 1945-Nay, Liên bang Xô viết đã trải qua các giai đoạn ra sao? Tại sao nó lại sụp đổ vào năm 1991? Từ sau năm 1991 thì quốc gia kế tục của nó như thế nào?
Câu 3. Vậy những biến động của Liên bang Xô viết đã tác động đến lịch sử thế giới như thế nào và Việt Nam đã rút ra những bài học gì từ những biến động đó.
3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
Vậy thế giới sau CTTGII đã có những thay đổi như thế nào?. Một trong những quốc gia chủ chốt góp phần đánh thắng chủ nghĩa phát xít và giữ cho thế giới trong khuôn khổ nhất định đó đã trải qua những giai đoạn ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu và phương thức hoạt động
Gợi ý sản phẩm
1.Hoạt động 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 ( cá nhân, cả lớp).(Dự kiến 40 phút)
* Mục tiêu:
HS trình bày được hoàn cảnh, những thành tựu của Liên Xô và tác động nó đối với tình hình thế giới.
* Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu hs quan sát hình ảnh dưới đây và đọc thông tin SGK 12 để trả lời các câu hỏi sau:
Tại sao Liên Xô phải tiến hành khôi phục kinh tế (1945 – 1950)?
Thắng lợi của kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế có ý nghĩa quan trọng gì?
Liên Xô tiến hành xây dựng cơ sở vật chất của CNXH trong giai đoạn đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 như thế nào?
Ý nghĩa của những thành tựu nói trên đối với thế giới?
- Tiếp nhận nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi và hoạt động cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi kết hợp sử dụng SGK, lược đồ
2.Hoạt động 2: Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu(cá nhân, nhóm) (Dự kiến 25 phút)
* Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Những bài học mà Việt Nam rút ra được từ sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu.
* Phương thức: Hoạt động nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm.
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu Mô hình CNXH đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu nguyên nhân không bắt kịp bước phát triển của KHKT tiên tiến.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu khi tiến hành cải tổ, đã phạm phải những sai lầm trên nhiều mặt, xa rời những nguyên lí cơ bản của CN Mác – Lênin.
+ Nhóm 4: Những hoạt động chống phá từ bên ngoài.
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: các nhóm làm việc
- Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và trao đổi đàm thoại nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
- Báo cáo sản phẩm: Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm, các học sinh khác theo dõi và góp ý dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
-Nhận xét, đánh giá: Gv nhận xét, bổ sung các sản phẩm của hs và chốt vấn đề.
3.Hoạt động 3: Liên bang Nga ( 1991 – 2000) (cá nhân, cả lớp)(Dự kiến 15 phút)
* Mục tiêu:
HS trình bày được hoàn cảnh, những thành tựu của Liên bang Nga và tác động nó đối với tình hình thế giới.
* Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu hs quan sát hình ảnh dưới đây và đọc thông tin SGK 12 để trả lời các câu hỏi sau:
- Tiếp nhận nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi và hoạt động cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
- Báo cáo sản phẩm:HS trình bày những thông tin về liên bang Nga, tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại...
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
-Nhận xét, đánh giá: Gv nhận xét, bổ sung các sản phẩm của hs và chốt vấn đề.
1. a. Liên Xô tiến hành kế hoạch 5 năm 1945-1950
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau CTTG thứ hai, mặc dù là nước thắng trận, song LX lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất. Do vậy LX thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946- 1950)
* Kết quả:
- Công – nông nghiệp đều được phục hồi, khoa học - kỹ thuật phát triển nhanh chóng. Năm 1949, LX chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
* Tác động:
Liên Xô đứng vững trước những khó khăn, ảnh hưởng sâu sắc đến trật tự thế giới mới.
b.Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH (1950 đến nửa đầu những năm 70)
-Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, LX tiếp tục thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng CSVC-KT của CNXH.
- Thành tựu đạt đựơc rất to lớn:
+ Công nghiệp: LX trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới ( Sau Mĩ), đi đầu thế giới nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp vũ trụ, nghiệp điện hạt nhân.
+ Nông nghiệp: Trung bình hàng năm tăng 16% dù gặp nhiều khó khăn.
+ KHKT đạt nhiều tiến bộ vượt bậc. Năm 1957, LX là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961 đã phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phụcvũ trụ của loài người.
+ Văn hoá – xã hội có nhiều biến đổi, ¾ dân số có trình độ đại học và trung học. Xã hội luôn ổn định về chính trị.
* Ý nghĩa: Những thành tựu đạt đựơc đã củng cố và tăng cường sức mạnh cho nhà nước Xô Viết, nâng cao uy tín và vị trí của LX trên trường quốc tế, làm cho LX trở thành nước XHCN lớn nhất và là chỗ dựa cho PTCM.
Gv nhận xét, bổ sung các sản phẩm của hs và chốt vấn đề.
2. : Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu(cá nhân, nhóm)
* Gợi ý sản phẩm của nhóm 1.
Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, thiếu dân chủ và công bằng xã hội(dẫn chứng, liên hệ thực tế...)
* Gợi ý sản phẩm của nhóm 2.
không bắt kịp bước phát triển của KHKT tiên tiến(dẫn chứng, liên hệ thực tế...)
* Gợi ý sản phẩm của nhóm 3
Khi tiến hành cải tổ, đã phạm phải những sai lầm trên nhiều mặt, xa rời những nguyên lí cơ bản của CN Mác – Lênin(dẫn chứng, liên hệ thực tế...)
*Gợi ý sản phẩm của nhóm 4
Những hoạt động chống phá từ bên ngoài(dẫn chứng, liên hệ thực tế...)
* Liên hệ thực tế:
- Đối với thế giới.
- Đối với VN.
Gv nhận xét, bổ sung các sản phẩm của hs và chốt vấn đề.
3. Liên bang Nga ( 1991 – 2000)
Sau khi LX tan rã, LB Nga là quốc gia kế tục LX, trong thập niên 90, đất nước có nhiều biến đổi:
+ Kinh tế: Từ 1990 – 1995, kinh tế liên tục suy thoái. Song từ 1996 đã phục hồi và tăng trưởng.
+ Chính trị: Thể chế Tổng thống .
+ Đối nội: Phải đối mặt với nhiều thách thức lớn do sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc.
+ Đối ngoại: Thực hiện đường lối thân phương Tây, đồng thới phát triển các mối quan hệ cới các nước châu Á ( T.Quốc, ASEAN)
- Từ năm 2000, Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan và triển vọng phát triển.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Liên Xô – Đông Âu 1945-1991, Liên bang Nga 1991-2000
2. Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
1.Liên Xô đã có những thành tựu gì trong giai đoạn 1945 đến đầu những năm 70? Tác động đến tình hình thế giới như thế nào?
2. Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu? Ảnh hưởng của sự kiện này đối với thế giới và Việt Nam.
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: chủ yếu HS làm việc ở nhà
- Báo cáo sản phẩm: báo cáo hoặc GV kiểm tra nếu bài tập được giao về nhà
- Nhận xét, đánh giá: Gv nhận xét, bổ sung việc thực hiện bài tập của HS
3. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh dựa vào nội dung đã học hoàn thành những câu hỏi trên.
Câu 1 và câu 2 như sách giáo khoa.
D. VÂN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:
+ Quan hệ quốc tế hiện nay.
+ Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới và hội nhập, mở rộng quan hệ với quốc tế.
- Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học sau như: các chính sách của Liên Xô và Liên bang Nga đối với thế giới và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc củaViệt Nam...
- HS tự sưu tầm các hình ảnh nổi tiếng liên quan tới Liên Xô, Liên bang Nga...
2. Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ:GV giao nhiệm vụ cho HS
1. Cho những ví dụ cụ thể để minh họa cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên Xô.
2. Liên bang Nga có những chính sách ngoại giao ra sao trong trật tự thế giới hiện nay?
-Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS có thể làm bài tập ở nhà:
-Báo cáo sản phẩm: GV kiểm tra bài tập sau khi về nhà hoàn thành
3. Gợi ý sản phẩm:
Câu 1: Học sinh trả lời là :
- Liên Xô giúp đỡ về vật chất...
- Liên Xô giúp đỡ về ảnh hưởng quốc tế...
Câu 2: .Những chính sách ngoại giao..
Chủ trương duy trì trật tự đa cực, không chấp nhận việc Mĩ thiết lập trật tự một cực... Giải quyết nhiều vấn đề quốc tế theo nguyên tắc của LHQ
Phụ lục: MỘT SỐ TRANH ẢNH PHỤC VỤ BÀI DẠY
Quang cảnh đổ nát ở một thành phố của Liên Xô sau CTTG II
Bản đồ Liên bang Xô viết
Tranh cổ động về sự kiện Gagarin bay vòng quanh thế giới
Liên Xô phát triển vũ khí hạt nhân
Lược đồ Liên bang Nga
Khai thác dầu khí
Tổng thống đầu tiên (B.Enxin) và tổng thống thứ hai (V. Putin) LB Nga
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 2 Lien Xo va cac nuoc Dong Au 1945 1991 Lien bang Nga 1991 2000_12399136.docx