Giáo án Lịch sử 12 - Chuyên đề 1: Xã hội cổ đại ( 4 tiết)

 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

1. Điều kiện tự nhiên

 - Giáo viên chia HS thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu từng nhóm đọc đoạn thông tin dưới đây kết hợp với quan sát các hình để hoàn thành phiếu học tập .

Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và sông Trường Giang ở Trung Quốc. ngày càng đông. Ở đây có những điều kiện thiên nhiên thuận lợi như : đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm nóng. Điều kiện trên thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực. Do gần sông nên hàng năm cư dân phải đương đầu với thiên tai, lũ lụt. Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN, những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay.

 Nhìn trên bản đồ thế giới, ta sẽ thấy ở miền Nam Âu có hai bán đảo nhỏ vươn dài ra Địa Trung Hải. Đó là các bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a. Địa hình được tạo nên bởi các ngọn núi bao quanh các cánh đồng nhỏ hẹp. Phần lớn lãnh thổ là đồi núi, đất đai khô cằn khó canh tác. Vào khoảng thế kỉ VIII TCN, các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô-ma đã ra đời.

 

docx22 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 12 - Chuyên đề 1: Xã hội cổ đại ( 4 tiết), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ, đào hố và kênh,máng dẫn nước. Công việc trị thủy khiến mọi người liên kết với nhau, gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhờ những tiến bộ về mặt công cụ sản xuất và thủy lợi, cư dân trên lưu vực các con sông lớn vùng ven bờ sông Nin và khu vực Lưỡng Hà đã bắt đầu biết trồng lúa. Họ đã biết trồng mỗi năm hai vụ lúa. Cư dân trên lực vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi sống chủ yếu bằng nghề nông và sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp tưới nước. Đây là ngành kinh tế quan trọng, chủ yếu, là cơ sở kinh tế của tất cả các quốc gia cổ đại phương Đông. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp dựa trên công tác thủy lợi chính là nền tảng dẫn đến sự hình thành những đặc điểm riêng về chính trị, xã hội và văn hóa của các quốc gia này. Cơ sở kinh tế của xã hội lấy nghề nông làm gốc. Ngoài ra, các cư dân nông nghiệp cổ còn kết hợp nuôi gia súc, làm đồ gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình. Họ tiến hành trao đổi sản phẩm giữa các vùng khác nhau. Đó là những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông. Các ngành kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp ở phương Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của xã hội có giai cấp và nhà nước ở phương Đông ra đời từ rất sớm. 2. Các quốc gia cổ đại phương Tây Hình thành trên hai bán đải lớn- bán đảo Ban Căng và Italia cùng rất nhiều đảo nhỏ, các quốc gia Hi Lạp và Rô ma nhìn ra Địa Trung Hải, đối diện với các quốc gia cổ đại phương Đông ở vùng Tây Á và Bắc Phi. Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây này là một sự tương phản với các đồng bằng do các dòng sông lớn tạo nên của các quốc gia cổ đại phương Đông. Cảnh sông, núi, biển ở vùng Địa Trung Hải rất đẹp đẽ, muôn màu, khí hậu ấm áp, trong lành. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên. Đất đai canh tác ở đây vừa ít, vừa thiếu màu mỡ, phần lớn là đất đồi, khô cứng. Chỉ có vùng đồng bằng Pêlôp ône ở miền Nam bán đảo Ban Căng và đồng bằng sông Pô ở Bắc Italia là tương đối màu mỡ và trù phú. Do đó, lưỡi , lưỡi cày bằng đồng không có tác dụng; Đầu thiên niên kỷ I TCM, cư dân vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt. Nhờ có đồ sắt xuất hiện, diện tích canh tác tăng lên, việc trồng trọt mới có kết qua. Tuy nhiên, những vùng đất mềm và tốt mới có thể trồng lúa, còn phần lớn là đất đồi chỉ thích hợp cho việc trồng cây ăn quả và cây lâu niên như : nho, ôlui, cam, chanh. Con người phải gian khổ khai phá từng mảnh đất, phải lao động khó nhọc mới bảo đảm được một phần lương thực. Lúa mì ở HiLapj và Rôma phần lớn phải nhập từ bên ngoài. Thiếu đất để canh tác nông nghiệp nhưng thiên nhiên lại ưu đãi cho người Hi Lạp và Rôma khoáng sản, gỗ quý và nhiều loại cây công nghiệp có giá trị. Nhờ công cụ bằng sắt, thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Chế rượu nho là một nghề cổ truyền của người Hi Lạp và Rôma. Các nghề luyện kim, thuộc da, làm đồ mỹ nghệ, đồ gốm cũng rất nổi tiếng. Trong các xưởng thủ công nghiệp xuất hiện các thợ giỏi có khả năng đúc, trạm trổ,làm đồ trang sức bằng vàng, bạc tinh xảo. Nhiều xưởng có quy mô khá lớn, có sự chuyên môn hóa giữa các ngành nghề. Người HI Lạp và Rôma sống trên những hòn đảo ở gần nhau,bờ biển khúc khuỷu, tạo ra nhiều vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn cho sự đi lại của thuyền. Sự phát triển của các nghề thủ công nghiệp lầm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh cùng với những điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi đã làm cho ngành thương nghiệp được phát triển, quan hệ thương mại được mở rộng. Người Hi Lạp và Rôma đem các sản phẩm của mình như rượu nho, dầu ôliu, đỗ mỹ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải, Ai Cập tơ lụa, hương liệu từ các nước phương Đông. Thương mại phát đạt đã thúc đẩy sự mở rộng và lưu thông tiền tệ và các hoạt động tín dụng. Tiền tệ ra đời. Mỗi bang đều đúc tiền riêng của mình. Như vậy, nền kinh tế của các nhà nước vùng Địa Trung Hải phát triển nhanh chóng và đath được trình độ cao. Đó là nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ cổ đại dựa trên sự phát triển của các ngành công thương nghiệp. Hi Lạp và Rôma sớm trở thành các quốc gia giàu mạnh. II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ Quá trình hình thành nhà nước Sản xuất phát triển tất yếu dẫn đến sự phân hóa xã hội. Trên cơ sở đó giai cấp và Nhà nước đã ra đời. Tuy nhiên, quá trình ra đời của Nhà nước diễn ra ở mỗi nơi lại không giống nhau. Nếu như các quốc gia cổ đại phương Đông, Nhà nước được hình thành từ rất sớm nhưng lại trên cơ sở trình độ phát triển tương đối thấp của sức sản xuất thì ở khu vực Địa Trung Hải, Nhà nước được hình thành muộn hơn và trên cơ sở một lực lượng sản xuất phát triển cao hơn nhiều. Ở phương Đông: Những điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự phát triển kinh tế của các ngành kinh tế nông nghiệp tưới nước, chăn nuôi, thủ công nghiệp ở phương Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của xã hội có giai cấp và nhà nước ở phương Đông từ rất sớm khoảng từ thiên niên kỷ thứ IV đến thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên. Đây là những nhà nước ra đời sớm nhất thế giới, sớm hơn so với các nhà nước cổ đại phương Tây tới 1000 năm. Nhà nước cổ đại phương Đông ra đời trên cơ sở liên kết các thị tộc, bộ lạc và liên minh bộ lạc, trong đó quan hệ thân tộc và những truyền thống của xã hội nguyên thủy vẫn được bảo tồn. Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta buộc phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi, các công xã liên kết với nhau thành công xã thị tộc. Sự liên kết đó được củng cố và gắn bó chặt chẽ với nhau hơn nhờ quan hệ huyết tộc. Vậy sự ra đời của nhà nước cổ đại phương Đông dựa trên các yếu tố cơ bản sau: - Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và cho năng suất cao, xuất hiện của cải dư thừa ngay từ khi chưa có đồ sắt. - Do nhu cầu của công tác trị thủy các dòng sông và xây dựng các công trình thủy lợi đã làm cho những người nông dân ở những vùng gắn bó với nhau và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn. Vì công tác thủy lợi đòi hỏi phải có sự hợp sức và sáng tạo. - Về mặt xã hội: Do sản xuất phát triển tất yếu dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, quý tộc và bình dân. Trên cơ sở đó dẫn đến sự xuất hiện của giai cấp. Rõ ràng, do những điều kiện kinh tế - xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông, sau khi xã hội nguyên thủy tan rã đã hình thành nên sự ra đời của Nhà nước ở phương Đông từ rất sớm: Từ thiên niên kỷ IV TCN đến cuối thiên niên kỷ III TCN: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt ra đời. Ở phương Tây: Do điều kiện tự nhiên cách trở, có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi. Mặt khác, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công thương đã dẫn đến hình thành nhanh chóng hàng chục nước nhỏ. Mỗi vùng, mỗi bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Mỗi thành viên là công dân của nước mình. Nước thì nhỏ, nghề buôn bán lại phát triển nên cư dân sống tập trung ở các thành thị. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn có bến cảng và người ta gọi các nước này là thị quốc. Về mặt xã hội: nền kinh tế công thương là giữa chủ nô và giữa các công dân tự do với nhau không giàng buộc bởi những quan hệ huyết thống, những tôn tị, trật tự của bộ lạc mà là quan hệ trao đổi buôn bán, tự do. Quá trình hình thành các nhà nước thành bang là quá trình thủ tiêu hoàn toàn các tàn tích của chế độ nguyên thủy, hình thành chế độ đẳng cấp xã hội trên cơ sở địa vị kinh tế giàu – nghèo và phân chia hành chính theo địa vực. Thể chế chính trị Ở phương Đông: Do xã hội có giai cấp được hình thành từ liên minh bộ lạc, nhiều bộ lạc có quan hệ thân thuộc với nhau, liên kết với nhau do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lý xã hội. Cơ cấu và bộ máy nhà nước đó mang tính chất của một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là Vua. Vua là hiện thân cho sự tập hợp hay thống nhẩt lãnh thổ và tập trung quyền lực. Vua là người đứng đầu quan lại và tăng lữ, có quyền tối cao, tuyệt đối. + Quyền lực của vua: nắm cả pháp quyền và thần quyền. Để cai trị nông dân công xã và nô lệ, vua đã dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua tự coi mình là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc. Vua trở thành vua chuyên chế. Ở mỗi quốc gia, vua có những tên gọi khác nhau: Ai cập gọi là Pha ra ôn;Lươngx Hà gọi là Enxi và Trung Quốc gọi là Thiên tử... + Cơ cấu này mang tính chất của một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, vua là người có quyền lực tối cao, tự coi mình là người tối thượng. Do những điều kinh kinh tế - xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông đã hình thành nên nhà nước đều mang tính chất thống nhất và tập quyền với một thể chế chính trị duy nhất, đó là chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Ở phương Tây: Quá trình hình thành các nhà nước thành bang là quá trình thủ tiêu hoàn toàn các tàn tích của chế độ nguyên thủy, hình thành chế độ đẳng cấp xã hội trên cơ sở địa vị kinh tế (giàu – nghèo) và phân chia hành chính theo địa vực. Đồng thời với việc xóa bỏ quan hệ thân tộc và địa vị của quý tộc thị tộc là mở rộng quyền tự do dân chủ cả các tầng lớp có của mà không cần biết đến nguồn gốc xuất thân. Kết quả của những cuộc cải cách và đấu tranh đó đã thiết lập được một bộ máy nhà nước hoàn toàn dựa trên quan hệ địa vực – hành chính với một thể chế mang tính chất dân chủ cộng hòa. Thể chế này, dù dưới hình thức dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc đều có một đặc điểm chung, đó là không có vua chuyên chế và quyền hành tập trung vào Ban chấp chính để điều hành công việc của nhà nước một cách tập thể. + Ở Aten (Hi Lạp) gọi là nhà nước Nền dân chủ chủ nô: cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng công dân gồm tất cả nam giới từ 18 tuổi trở lên. Đại hội thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của nhà nước bằng cách biểu quyết đa số. Cơ quan quan trọng thứ hai là Hội đồng 500 đại biểu. Hội đồng 500 đại biểu. Thành viên của cơ quan này được bầu bằng cách bốc thăm theo đơn vị hành chính. Ở Aten còn có Tòa án hội thẩm gồm 6000 người và chia làm nhiều ban. Như vậy, chính quyền Aten thuộc về các công dân Aten. Đây là Nhà nước theo thể chế cộng hòa mang tính chất dân chủ. + Ở Rôma, năm 500 TCN, chế độ cộng hòa được thiết lập gọi là nhà nước "Cộng hòa quý tộc Rôma" : Vua bị phế truất, quyền hành trong nước do Hội đồng đại biểu quý tộc là Viện Nguyên lão nắm giữ. Viện có quyết định ra những chính sách về hành chính, ngân sách, ngoại giao, tôn giáo. Viện Nguyên lão cử ra hai chấp chính quan đứng đầu nhà nước để điều hành đất nước. Họ bình đẳng với nhau về quyền lực, cùng bàn bạc giải quyết công việc. Trong trường hợp quốc gia có lâm nguy. Một trong hai người được cử làm độc tài, có quyền tối cao. Bên cạnh chấp chính quan còn có các quan Bảo dân được tham gia Viện Nguyên lão, có quyền giám sát mọi chủ trương liên quân đến quyền lợi của người bình dân.. III. VỀ CƠ CẤU VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI Ở phương Đông: Xã hội cổ đại phương Đông phân hóa thành các tầng lớp: + Nông dân công xã: Do sản xuất đóng vai trò chủ đạo, nên bộ phận đông đảo nhẩt và có vai trò chủ yếu trong sản xuất ở các nước phương Đông là nông dân công xã. Họ nhận ruộng đất để canh tác và nộp thuế . Nông dân công xã là lực lượng chủ yếu trong xã hội. +Tầng lớp quý tộc: bao gồm các quan lại ở trung ương và địa phương, những người chỉ huy quân đội và quý tộc tăng lữ, vốn xuất thân từ những bô lão đứng đầu các thị tộc, bộ lạc. Những người này vừa giàu có và có quyền thế. Họ sống sung sướng dựa trên sự bóc lột nông dân bằng tô, thuế. Họ thu thuế trực tiếp của nông dân dướ quyền hoăc nhận bổng lộc của nhà nước cũng do thu thuế. Đây là giai cấp thống trị xã hội. + Nô lệ: là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ có nguồn gốc chủ yếu là những tù binh bị bắt trong chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả nợ được. Họ chuyên làm làm những công việc nặng nhọc, chủ yếu phục vụ, hầu hạ tầng lớp quý tộc. Ở phương Tây: Xã hội cổ đại phương Tây phân hóa thành các tầng lớp: + Tầng lớp chủ nô: Do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế công thương nghiệp đã hình thành một bộ phận nhỏ dân cư là những chủ xưởng, chủ các thuyền buôn hay trang trại giàu có. Đó là chủ nô. Họ có thế lực về kinh tế và chính trị, họ sống cực kỳ sung sướng trong những dinh thự lộng lẫy nhưng lại không hề lao động chân tay. Chủ nô chỉ làm việc trong những lĩnh vực nghệ thuật, khoa học hay chính trị. Họ sử dụng và bóc lột sức lao động của người nô lệ. +Tầng lớp bình dân: là những người dân tự do, có nghề nghiệp và chút tài sản riêng để tự sinh sống bằng lao động của chính mình. Song phần đông họ lại thích rong chơi, an nhàn, sống nhờ trợ cấp xã hội hoặc phụ thuộc vào các chủ nô giàu có, kinh miệt lao động chân tay. + Nô lệ: đây là lực lượng lao động chính trong xã hội, họ là người nước ngoài, số đông là tù binh , bị bắt đồi đem ra chợ bán như súc vật. Số lượng nô lệ ở Hi Lạp và Rôma rất đông đảo. Nô lệ không có quyền có gia đình riêng và tài sản riêng. Chủ nô có toàn quyền đối với thân phận của nô lệ. Như vậy, Nô lệ đã trở thành một lực lượng quan trọng trong xã hội. Họ chính là những người đảm bảo sự sống, sự tồn tại và phát triển của xã hội nhưng lại bị khinh bỉ và loại trừ. Những cuộc khởi nghĩa và đấu tranh của nô lệ đã thường xuyên diễn ra ở các nước cổ đại Phương Tây. B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau khi học xong chuyên đề, học sinh: - Trình bày được được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến quá trình hình thành sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây. Giải thích được vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại ra đời sớm hơn phương Tây. - Phân tích được những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơ cấu xã hội, tổ chức bộ máy nhà nước và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại. - Trình bày được thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây về các lĩnh vực : lịch, chữ viết, khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng xác định vị trí các quốc gia cổ đại trên lược đồ. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử. - Kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề. 3. Thái độ - Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam. - Giáo dục cho HS thái độ trân trọng và có ý thức gìn giữ và bảo tồn các di sản văn hóa của nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ông cha ta. 4. Định các năng lực hình thành Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực: - Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề - Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự hình thành và ra đời nhà nước cổ đại phương Đông và phương Tây. - So sánh, phân tích các sự kiện, nội dung về sự giống và khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây: Điều kiện tự nhiên, chế độ chính trị - xã hội, tổ chức bộ máy nhà nước II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ các quốc gia cổ đại. - Bản đồ thế giới hiện nay. - Tranh ảnh nói về những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. - Các tư liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của HS - Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến văn hóa cổ đại. III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ 1. Giáo viên giới thiệu: Thời cổ đại, con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại có giai cấp và nhà nước đầu tiên trong lịch sử. Vậy điều kiện nào dẫn đến hình thành quốc gia cổ đại. Quá trình hình thành được diễn ra như thế nào? Có đặc điểm gì? Chuyên đề này sẽ giúp ta tìm hiểu về vấn đề này. Các hoạt động học tập TIẾT 1 Ngày dạy Lớp I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY 1. Điều kiện tự nhiên - Giáo viên chia HS thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu từng nhóm đọc đoạn thông tin dưới đây kết hợp với quan sát các hình để hoàn thành phiếu học tập . Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và sông Trường Giang ở Trung Quốc... ngày càng đông. Ở đây có những điều kiện thiên nhiên thuận lợi như : đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm nóng... Điều kiện trên thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực. Do gần sông nên hàng năm cư dân phải đương đầu với thiên tai, lũ lụt. Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN, những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay. Nhìn trên bản đồ thế giới, ta sẽ thấy ở miền Nam Âu có hai bán đảo nhỏ vươn dài ra Địa Trung Hải. Đó là các bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a. Địa hình được tạo nên bởi các ngọn núi bao quanh các cánh đồng nhỏ hẹp. Phần lớn lãnh thổ là đồi núi, đất đai khô cằn khó canh tác. Vào khoảng thế kỉ VIII TCN, các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô-ma đã ra đời. Hình1. Lược đồ các quốc gia cổ đại điển hình trên thế giới Hình 2. Sông Nin ở Ai Cập Hình 3. Sông Hoàng Hà ở Trung Quốc Hình 4. Sông Hằng ở Ấn Độ Hình 5. Bản đồ các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tiêu chí Phương Đông cổ đại Phương Tây cổ đại Tên quốc gia Thời gian hình thành Địa bàn xuất hiện Thuận lợi Khó khăn 2. Về kinh tế - GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin dưới đây và kết hợp quan sát hình 6, 7 để trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: Đất ven sông màu mỡ nên dễ trồng trọt. Nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính. Ngoài ra, cư dân còn kết hợp chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải,... Cư dân phương Đông cổ đại biết làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng. Hình 6. Trồng lúa ở Ai Cập Đất đai khô cằn, chủ yếu là đồi núi, nên cư dân Hi Lạp và Rô-ma chủ yếu trồng lúa mì, ô liu, nho. Các nghề thủ công nghiệp như luyện kim, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu,... phát triển. Bờ biển Hi Lạp, Rôma có nhiều cảng tốt nên thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương rất phát triển. Hình 7. Hải Cảng Pirê của Hi Lạp - Qua việc quan sát các hình 6, 7, học viên hãy miêu tả những hoạt động kinh tế chủ yếu ở Ai Cập và Hi Lạp. Nền kinh tế phương Đông và phương Tây cổ đại khác nhau như thế nào? Tại sao có sự khác nhau đó. Sau khi học sinh thảo luận và hoàn thành bài tập, GV bổ sung và chốt ý. Tiêu chí Phương Đông cổ đại Phương Tây cổ đại Tên quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc Hi Lạp và Rôma Thời gian hình thành Thiên niên kỷ IV – III TCN Thiên niên kỷ I TCN Địa bàn xuất hiện Lưu vực các con sông lớn: Sông Nin (Ai Cập), Sông Hằng ( Ấn Độ), Sông Hoàng Hà ( Trung Quốc) ... Bán đảo Bancăng; vùng biển Địa Trung Hải... Thuận lợi - Đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống. - Thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúa nước. - Hy Lạp, Rôma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và cứng Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển. Khó khăn Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập khẩu. Về kinh tế Nông nghiệp trồng lúa và hoa màu. - Thủ công nghiệp, thương nghiệp và kinh tế hàng hóa tiền tệ. TIẾT 2 Ngày dạy Lớp II. CƠ CẤU GIAI CẤP VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ TRONG XÃ HỘI CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY - Giáo viên giới thiệu do sự phát triển của kinh tế dẫn đến sự sự phát triển của xã hội. Ở phương Đông nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển tất yếu dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, quý tộc và bình dân, trên cơ sở đó giai cấp và nhà nước gia đời rất sớm. Khác với phươnng Đông, ở phương Tây do nền kinh tế công thương là chủ yếu nên xã hội xuất hiện mối quan hệ giữa chủ nô và nô lệ là chủ yếu. Vậy cơ cấu giai cấp và chế độ chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây như thế nào? - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc tài liệu và quan sát các hình sau và trả lời các câu hỏi của từng nhóm như sau: Nhóm 1: Đọc tài liệu kết hợp với quan sát hình 8 để trình bày về cơ cấu giai cấp của các quốc gia cổ đại phương Đông. Ở phương Đông, quý tộc và quan lại là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế. Là giai cấp thống trị. Đứng đầu tầng lớp này là một ông vua nắm quyền hành. Nông dân là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò chủ yếu trong sản xuất, họ nhận ruộng đất để canh tác và nộp tô thuế. Nô lệ là tầng lớp hầu hạ, phục dịch tầng lớp quý tộc, có thân phận thấp kém. Hình 8. Nông dân Lưỡng Hà thu hoạch lúa Nhóm 2: Đọc tài liệu kết hợp với quan sát hình 9 để trình bày cơ cấu giai cấp của các quốc gia cổ đại phương Tây. Ở các nước phương Tây, chủ nô là tầng lớp có thế lực chính trị và giàu có. Họ là những chủ xưởng, chủ các thuyền buôn hay trang trại giàu có, sở hữu nhiều nô lệ. Chủ nô chỉ làm việc trong những lĩnh vực nghệ thuật, khoa học hay chính trị. Nô lệ: là tầng lớp chiếm số đông trong xã hội, là lực lượng lao động chính trong xã hội. Số lượng nô lệ ở Hi Lạp và Rôma rất đông đảo. Nô lệ phải làm những công việc cực nhọc ở các trang trại, trong các xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa... Tầng lớp bình dân: là những người dân tự do, có nghề nghiệp và chút tài sản riêng để tự sinh sống bằng lao động của chính mình. Song phần đông họ lại thích rong chơi, an nhàn, sống nhờ trợ cấp xã hội hoặc phụ thuộc vào các chủ nô giàu có, kinh miệt lao động chân tay. Hình 9. Chợ nô lệ ở Roma Nhóm 3: Đọc tài liệu kết hợp với quan sát hình 10 để trình bầy về thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông. Chế độ Nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành. Vua:nắm cả pháp quyền và thần quyền. Vua tự coi mình là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc. Vua trở thành vua chuyên chế. Ở mỗi quốc gia, vua có những tên gọi khác nhau: Ai cập gọi là Pharaôn; Lưỡng Hà gọi là Enxi và Trung Quốc gọi là Thiên tử... Hình 10. Tượng Nhân sư – biểu hiện quyền lực và sức mạnh của các Pharaôn – Aai Cập Nhóm 4: Đọc tài liệu kết hợp với quan sát hình 11, để trình bầy về thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây. “Ở vị trí tối cao là Nhà nước Athens, được điều hành bởi một hội đồng gồm 500 đại biểu, quản lí Nhà nước này chính là đại hội nhân dân, ở đó mọi công dân Athens đều có quyền tham gia và biểu quyết.” Hình 11. Hôi đồng đại biểu 500 người - Sau khi học viên trao đổi, thảo luận nhóm và các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. Giáo viên bổ sung và chốt lại những ý chính về cơ cấu xã hội và tổ chức bộ máy và thể chế nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. GV vẽ sơ đồ về cơ cấu xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây. Hình 12. Sơ đồ cơ cấu xã hội cổ đại phương Đông Hình 13. Sơ đồ cơ cấu xã hội cổ đại phương Tây Tiếp theo, GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Tại sao gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại? Học sinh suy nghĩ, trả lời. Giáo viên bổ sung thêm và chốt ý: Chế độ Nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành, thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại. C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề Nội dung Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây Trình bày được sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. - Giải thích được sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây - Xác định được vị trí địa lý của các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây trên bản đồ. So sánh được sự khác nhau (về thời gian và địa điểm) xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây. Tổ chức nhà nước và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại. Trình bày được các đặc điểm về tổ chức nhà nước và đời sống ở các quốc gia cổ đại Phương Đông và phương Tây. Phân biệt được các đặc trưng về tổ chức bộ máy và đời sống xã hội của các quốc cổ đại phương Đông và phương Tây. So sánh được sự khác nhau về tổ chức bộ máy và đời sống xã hội của các quốc cổ đại phương Đông và phương Tây. Thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn hố cổ đại phương Đông và phương Tây. Lý giải được những thành tựu văn hóa đặc trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchuyen de_12434701.docx