Giáo án Lịch sử 12 tiết 1 đến 12

Bài 11 – TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

 TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Có khả năng củng cố, hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.

- Biết phân kì và hiểu được những nội dung cơ bản về các giai đoạn phát triển của Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.

2. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích, khái quát hóa vấn đề, nhận định và đánh giá, về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.

3. Thái độ, tư tưởng

- Nhận thức được, trong học tập lịch sử cần thiết phải phân kì và khái quát hóa được những nội dung cơ bản về các giai đoạn phát triển của lịch sử. Từ đó, hiểu rõ sự phát triển của lịch sử Việt Nam luôn luôn là một bộ phận của lịch sử thế giới, gắn liền với cách mạng thế giới, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Hiểu rõ, bao trùm suốt thời kì lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay là cuộc đấu tranh vì mục tiêu: hòa bình, ổn định, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hợp tác để cùng nhau phát triển.

 

doc29 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 12 tiết 1 đến 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, Mĩ cũng ra sức tác động vào quá trình khủng hoảng, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1889 – 1991) + Mĩ giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh vùng vịnh chống Irắc (1990-1991). *Từ năm 1991 đến năm 2000 - Những năm 90, theo đuổi chiến lược “Cam kết và mở rộng” với ba trụ cột chính: + Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao. + Tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ. + Sử dụng khẩu hiệu: “dân chủ” như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác - Trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ có tham vọng thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất đóng vai trò chi phối và lãnh đạo. Tuy nhiên, vụ khủng bố 11 – 9 – 2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chinh sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI. - Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11/7/1995. Câu hỏi 2: - Trình bày sự phát triển kinh tế và khoa học – kỹ thuật của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới hai (1945). Nguyên nhân của sự phát triển và hạn chế của nó ? - Theo anh (chị), trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất và có thể giúp ích cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình ? / Tình hình kinh tế 1. Biều hiện (thành tựu) : Trong khi các đồng minh châu Âu của Mĩ bị chiến tranh tàn phá, thì Mĩ lại có điều kiện hoà bình, an toàn để ra sức phát triển kinh tế. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ giữ ưu thế về kinh tế, tài chính trên thế giới. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng. Trong khoảng nửa sau những năm 40, tổng sản phảm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 6%. - Công nghiệp: sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,5% năm 1948). - Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh. Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng của Anh + Pháp + Tây Đức + Italia + Nhật Bản. - Tài chính: Nắm ¾ trữ lượng vàng trên toàn thế giới. Là nước chủ nợ thế giới. - Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển. - Nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. ® Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới. Từ thập kỉ 70 đến nay, địa vị của Mĩ trong thế giới tư bản giảm đi song vẫn là cường quốc số một thế giới. 2. Nguyên nhân : • Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, khí hậu thuận lợi • Mĩ có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo • Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác. Hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí • Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại của thế giới. Việc áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng này đã cho phép Mĩ nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất. • Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước. Các tổ hợp công nghiệp- quân sự, các công ti và tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ ( Pho, Rốccơpheolơ) • Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển. * Trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất và có thể giúp ích cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình ? - Mĩ biết dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật. Cho nên, Mĩ đã điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng xuất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Nhờ đó mà nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân Mĩ có nhiều thay đổi. Sự phát triển về kinh tế và khoa học - kĩ thuật đã giúp Mĩ có ưu thế về chính trị trên toàn cầu. 3. Hạn chế (khó khăn) : - Sự vươn lên nhanh chóng về kinh tế, tài chính của Tây Âu và Nhật Bản, các nước này đã trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt, nguy hiểm đối với Mĩ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, tài chính (từ những năm 70 trở đi trên thế giới hình thành 3 trung tâm kinh tế, tài chính cạnh tranh gay gắt với nhau: Mĩ, Nhật, Tây Âu) - Mặt khác tuy vẫn dẫn đầu về sản xuất công nông nghiệp , tài chính nhưng kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, (năm 1949 sản xuất Công nghiệp là 56,4 %, đến những năm 90 chỉ còn 40 % dự trữ vàng và ngoại tệ kém Nhật Bản và Tây Đức) - Vì tập trung chạy đua vũ trang và quân sự hoá nền kinhtế cho nên sản xuất công nghiệp dân dụng của Mĩ ngày càng trở nên sút kém so với Tây Âu, Nhật bản, hàng hoá tiêu dùng của Mĩ không cạnh tranh nôỉ với hàng hoá của Tây Âu, Nhật Bản ngay cả trong thị trường nội địa của Mĩ. -Tuy phát triển nhưng kinh tế Mĩ không ổn định vì thường xảy ra suy thái kinh tế (1945-1990 diễn ra 8 lần suy thái kinh tế) - Sự giàu nghèo quá chênh lệnh giữa tầng lớp trong xã hội Mĩ là nguồn gốc tạo nên sự không ổn định về kinh tế , xã hội. II/ Tình hình khoa học – kĩ thuật 1. Biều hiện (thành tựu) - Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã chạy sang Mĩ vì ở đây có điều kiện hoà bình và đầy đủ phương tiện nhất để làm việc. Vì vậy Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật và là 1 trong những nước thu được nhiều thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật rực rỡ về mọi mặt. + Mĩ đi đầu trong việc sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới: máy tính, máy tự động, hệ thống tự động + Sáng chế ra nguồn năng lưọng mới: nguyên tử, mặt trời, thuỷ triều,... sáng chế ra những vật liệu mới .. chất dẻo pôlime, những vật liệu tổng hợp con người chế tạo ra những thuộc tính tự nhiên không sẵn có. + Sản xuất vũ khí ( bom nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa đạn đạo), chinh phục vũ trụ ( đưa người lên mặt trăng năm 1969, thám hiểm sao hỏa) + Tiến hành cách mạng xanh trong nông nghiệp, cách mạng giao thông vận tải, thông tin liên lạc. - Chính nhờ những thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật mà kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Mĩ đã có nhiều thay đổi khác trước. 2. Nguyên nhân phát triển : - Do yêu cầu kinh tế thúc đẩy Mĩ tiến hành cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần II và sự tác động ngược trở lại với kinh tế đối với khoa học – kĩ thuật. - Trong chiến tranh, đất nước có điều kiện hoà bình, không bị chiến tranh tàn phá, đồng thời Mĩ đã có nhiều biện pháp để thu hút những nhà khoa học – kĩ thuật lỗi lạc trên thế giới làm xảy ra hiện tượng “chảy chất xám” ở các nước nghèo Á, Phi, Mĩ Latinh. Vì vậy, nhiều nhà khoa học và phát minh khoa học được tiến hành nghiên cứu và ứng dụng tại Mĩ. - Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần II đã có tác động lớn với sự phát triển kinh tế Mĩ, làm thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống người dân. Câu hỏi 3: Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” tại châu Á từ 1945 – 1947 như thế nào ? - Cuối thế kỉ XIX, Mĩ thực hiện “chính sách mở cửa” để cùng các đế quốc khác xâu xé Trung Quốc. - Năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, chiếm Philíppin. - Mĩ tìm cách khống chế, thống trị khu vực Tây Á (Trung Đông) và thành lập khối quân sự Baghdad. - Theo thoả thuận tại Hội nghị Ianta : * Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, đến 1951, “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật” ra đời và Nhật trở thành “căn cứ chiến lược” của Mĩ trong âm mưu thực hiện “chiến lược toàn cầu”. * Quân đội Mĩ chiếm đóng Nam Triều Tiên và dựng lên chính quyền Lý Thừa Vãn. - Ở Đông Nam Á : * Thông qua viện trợ kinh tế, quân sự, ...Mĩ hất cẳng Anh ra khỏi Thái Lan, lôi kéo Thái Lan chống 3 nước Đông Dương. * Mĩ lợi dụng khó khăn của Pháp, ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương. - Ở Trung Quốc, Mĩ ra sức giúp chính quyền Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến, âm mưu biến Trung Quốc thành 1 thuộc địa kiểu mới. ® Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong những năm 1945 – 1947, Mĩ đã phát triển thế lực toàn cầu đối với châu Á. 4, Củng cố: - Chính sách đối ngoại của mĩ sau CTTG II được chia làm mấy giai đoạn, Nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại? IV. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 11 Tiết TC: 09 Ngày soạn: 1/11 /2015 Tuần dạy: 2->7/11/2015 Ngày ký duyệt: 2/11/2015 Bài 11 – TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức - Có khả năng củng cố, hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. - Biết phân kì và hiểu được những nội dung cơ bản về các giai đoạn phát triển của Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích, khái quát hóa vấn đề, nhận định và đánh giá, về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. 3. Thái độ, tư tưởng - Nhận thức được, trong học tập lịch sử cần thiết phải phân kì và khái quát hóa được những nội dung cơ bản về các giai đoạn phát triển của lịch sử. Từ đó, hiểu rõ sự phát triển của lịch sử Việt Nam luôn luôn là một bộ phận của lịch sử thế giới, gắn liền với cách mạng thế giới, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Hiểu rõ, bao trùm suốt thời kì lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay là cuộc đấu tranh vì mục tiêu: hòa bình, ổn định, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hợp tác để cùng nhau phát triển. 4. Năng lực: Qua bài học phát triển một số năng lực cho học sinh: - Giải quyết vấn đề - Tư duy - Sử dụng bản đồ - Sáng tạo.. 5. Tích hợp liên môn (Không) II. Chuẩn bị của thầy và trò: 1. Giáo viên: - Soạn Giáo án - SGK, STK.. 2. Học sinh: Ôn lại tất cả phần kiến thức lịch sử thế giới thời hiện đại (1945-2000) III.Phương pháp dạy học Nêu vấn đề Thuyết trình Hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó? 3. Giới thiệu bài mới (1’) Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân loại bước vào một giai đoạn mới của Lịch sử thế giới hiện đại với hi vọng sẽ được sống trong hòa bình, ổn định, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hợp tác để cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới, hiếm có một giai đoạn nào lại có nhiều thay đổi, biến động và căng thẳng như giai đoạn nửa sau thế kỉ XX. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới ở các châu lục đã diễn biến hết sức phức tạp, đem lại những thay đổi lớn lao và cả những đảo lộn bất ngờ. Hôm nay, chúng ta sẽ học bài tổng kết để phân kì các giai đoạn phát triển và khái quát lại những nội dung chủ yếu của Lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (năm 2000). 4. Dạy, học bài mới: Hoạt động của Gv và HS Nội dung kiến thức cần đạt Câu 1: Nêu nội dung cơ bản của lích sử thế giới hiện đại 1945-2000? HS suy nghĩ trả lời: 1. Trật tự hai cực Ianta hình thành do Mĩ, Liên Xô đứng đầu mỗi cực, chi phối quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991. 2. CNXH vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới kéo dài từ châu Âu sang châu Á và khu vực Mĩ Latinh. 3. Cao trào giải phóng dân tộc dấy lên mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và khu vực Mi Latinh, đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. 4. Hệ thống chủ nghĩa đế quốc có nhiều biến chuyển: Mĩ trở thành cường quốc kinh tế số 1, Tây Âu và Nhật Bản là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới, 5. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn trước 6. Cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đạt được nhiều thành tựu Câu 2: Hội nghị Ianta ( 2- 1945) và những thoả thuận của ba cường quốc - HS suy nghĩ trả lời *. Hoàn cảnh: - Đầu năm 1945 chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề đặt ra trong phe đồng minh đòi hỏi cần phải giải quyết: + Việc nhanh chóng đánh bại các nước phát xít + Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh + Việc phân chia thành quả thắng lợi giữa các nước thắng trận - Thời gian: Từ 4 – 11/2/1945 một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta với sự tham gia của những người đứng đầu ba cường quốc: LX, Mĩ, Anh (Nó được gọi là hội nghị tam cường vì LX, Mĩ, Anh là ba nước có lực lượng lớn nhất, giữ vai trò chủ chốt trong cuộc chiến tranh chống PX và được coi là nòng cốt của Mặt trận Đồng minh ( nhưng thực chất là 2 nước Mĩ và LX). Mỗi nước tham gia chiến tranh đều gắn với lợi ích giai cấp cầm quyền và lợi ích dân tộc của mỗi nước. Do đó hội nghị trở thành nơi thực hiện những mục tiêu của mỗi nước, là nơi để tranh giành, phân chia thành quả của chiến tranh tương ứng với so sánh tương quan lực lượng của mỗi nước trong chiến tranh. Do đó Hn đã diễn ra rất gay gắt và quyết liệt) *. Nội dung: HN đã đưa ra những quyết định quan trọng: + Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc CNPX Đức - Nhật. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian 2,3 tháng sau khi đánh bại nước Đức phát xít, LX sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật ở Châu Á + Thành lập tổ chức LHQ nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới + Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội PX, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á. Cụ thể: ++ Ở Châu Âu: Quân đội LX chiếm đóng miền ĐÔng Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ chiếm đóng miền Tây nước Đức,Tây Beclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của LX, Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập. + +Ở Châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của LX để tham gia chiến tranh chống Nhật:Giữ nguyên trạng Mông Cổ; Trả lại cho LX miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh, quốc tế hóa thương cảng Đại Liên (TQ), cho LX thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân, LX chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin. ++ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; Ở bán đảo Triều Tiên, quân đội LX chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng MN, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới; TQ trở thành một quốc gia thống nhất, Chính phủ TQ cần cải tổ lại với sự tham gia của Đảng cộng sản và các đảng phái dân chủ, trả lại cho TQ vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ; Các vùng còn lại của Châu Á (ĐNA, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. KL: Những quyết định của HN Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh, thường gọi là trật tự hai cực Ianta. (Việc phân chia thành quả chiến tranh thực chất là việc phân chia phạm vi ảnh hưởng của hai cường quốc: LX, Mĩ => có sở cho việc thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Việc thiết lập trật tự và phân chia phạm vi ảnh hưởng chủ yếu được thực hiện và định đoạt bởi hai nước, 2 siêu cường đại diện cho 2 chế độ chính trị đối lập nhau là LX ( XHCN ) và Mĩ ( TBCN ). Do đó người ta thường gọi là trật tự hai cực Ianta.) Câu 3: Mĩ đã phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” như thế nào? Ảnh hưởng của “ Chiến tranh lạnh” đối với tình hình thế giới? - HS suy nghĩ trả lời a. Mĩ đã phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” * Bối cảnh lịch sử: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ, các nước Đông Âu và Liên Xô trở thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng hùng mạnh và ảnh hưởng ngày càng lớn. - Tháng 3/1947, Tổng thống Mĩ Truman chính thức phát động “Chiến tranh lạnh” * Mục đích: - Mĩ cấu kết với các nước tư bản phương Tây chống lại phong trào cách mạng thế giới để thực hiện chiến lược toàn cầu. * Mĩ phát động “ Chiến tranh lạnh”: - Mĩ và các nước tư bản phương Tây ra sức chạy đua vũ trang, chi tiêu quân sự khổng lồ, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Lập ra các khối quân sự NATO (Châu Âu), SEATO (Đông Nam Á), CENTO (Trung Cận Đông)...và các căn cứ quân sự ở nhiều nơi trên thế giới (Philippin, Thái Lan, Nhật Bản...), nhằm bao vây Liên Xô và các nước XHCN. Ngoài ra còn bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập về chính trị, tổ chức nhiều cuộc đảo chính, lật đổ...chống lại các nước XHCN. - Phát động hàng chục cuộc chiến tranh can thiệp vũ trang bằng nhiều hình thức khác nhau để chống lại để chống lại phong trào giải phóng dân tộc (Việt Nam, Palextin)...gây ra cuộc đối đầu giữa hai khối quân sự NATO và VÁCSAVA, làm cho mối quan hệ thế giới luôn căng thẳng. b. Ảnh hưởng của “ Chiến tranh lạnh” đối với tình hình thế giới ( hậu quả) - “Chiến tranh lạnh” của Mĩ với những “chính sách thế mạnh”, “Chính sách đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản”...đã dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang và tình trạng đối đầu nguy hiểm giữa hai khối quân sự NATO và VÁCSAVA làm cho mối quan hệ thế giới luôn căng thẳng phức tạp - Tuy đang trong thời kì hòa bình song các cường quốc phải chi một khoảng công sức, tiền của, sức người để sản xuất các loại vũ khí nguy hiểm, hủy diệt, xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự. Trong khi đó, nhân loại phải đối mặt với đói nghèo, bệnh tật thiên tai nhất là đối với các nước ở Châu Á, Châu Phi. Câu 4: Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh Hs suy nghĩ trả lời 1. Tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm. 2. Các nước điều chỉnh mối quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh sự xung đột trực tiếp để từng bước xác lập vị thế của mình trong trật tự thế giới mới. 3. Hòa bình, ổn định là xu thế chủ đạo của thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra cuộc nội chiến, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, 4. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Câu 1: Nêu nội dung cơ bản của lích sử thế giới hiện đại 1945-2000? 1. Trật tự hai cực Ianta hình thành do Mĩ, Liên Xô đứng đầu mỗi cực, chi phối quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991. 2. CNXH vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới kéo dài từ châu Âu sang châu Á và khu vực Mĩ Latinh. 3. Cao trào giải phóng dân tộc dấy lên mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và khu vực Mi Latinh, đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. 4. Hệ thống chủ nghĩa đế quốc có nhiều biến chuyển: Mĩ trở thành cường quốc kinh tế số 1, Tây Âu và Nhật Bản là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới, 5. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn trước 6. Cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đạt được nhiều thành tựu Câu 2: Hội nghị Ianta ( 2- 1945) và những thoả thuận của ba cường quốc *. Hoàn cảnh: - Đầu năm 1945 chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề đặt ra trong phe đồng minh đòi hỏi cần phải giải quyết: + Việc nhanh chóng đánh bại các nước phát xít + Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh + Việc phân chia thành quả thắng lợi giữa các nước thắng trận - Thời gian: Từ 4 – 11/2/1945 một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta với sự tham gia của những người đứng đầu ba cường quốc: LX, Mĩ, Anh (Nó được gọi là hội nghị tam cường vì LX, Mĩ, Anh là ba nước có lực lượng lớn nhất, giữ vai trò chủ chốt trong cuộc chiến tranh chống PX và được coi là nòng cốt của Mặt trận Đồng minh ( nhưng thực chất là 2 nước Mĩ và LX). Mỗi nước tham gia chiến tranh đều gắn với lợi ích giai cấp cầm quyền và lợi ích dân tộc của mỗi nước. Do đó hội nghị trở thành nơi thực hiện những mục tiêu của mỗi nước, là nơi để tranh giành, phân chia thành quả của chiến tranh tương ứng với so sánh tương quan lực lượng của mỗi nước trong chiến tranh. Do đó Hn đã diễn ra rất gay gắt và quyết liệt) *. Nội dung: HN đã đưa ra những quyết định quan trọng: + Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc CNPX Đức - Nhật. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian 2,3 tháng sau khi đánh bại nước Đức phát xít, LX sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật ở Châu Á + Thành lập tổ chức LHQ nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới + Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội PX, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á. Cụ thể: ++ Ở Châu Âu: Quân đội LX chiếm đóng miền ĐÔng Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ chiếm đóng miền Tây nước Đức,Tây Beclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của LX, Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập. + +Ở Châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của LX để tham gia chiến tranh chống Nhật:Giữ nguyên trạng Mông Cổ; Trả lại cho LX miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh, quốc tế hóa thương cảng Đại Liên (TQ), cho LX thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân, LX chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin. ++ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; Ở bán đảo Triều Tiên, quân đội LX chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng MN, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới; TQ trở thành một quốc gia thống nhất, Chính phủ TQ cần cải tổ lại với sự tham gia của Đảng cộng sản và các đảng phái dân chủ, trả lại cho TQ vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ; Các vùng còn lại của Châu Á (ĐNA, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. KL: Những quyết định của HN Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh, thường gọi là trật tự hai cực Ianta. (Việc phân chia thành quả chiến tranh thực chất là việc phân chia phạm vi ảnh hưởng của hai cường quốc: LX, Mĩ => có sở cho việc thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Việc thiết lập trật tự và phân chia phạm vi ảnh hưởng chủ yếu được thực hiện và định đoạt bởi hai nước, 2 siêu cường đại diện cho 2 chế độ chính trị đối lập nhau là LX ( XHCN ) và Mĩ ( TBCN ). Do đó người ta thường gọi là trật tự hai cực Ianta.) Câu 3: Mĩ đã phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” như thế nào? Ảnh hưởng của “ Chiến tranh lạnh” đối với tình hình thế giới? a. Mĩ đã phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” * Bối cảnh lịch sử: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ, các nước Đông Âu và Liên Xô trở thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng hùng mạnh và ảnh hưởng ngày càng lớn. - Tháng 3/1947, Tổng thống Mĩ Truman chính thức phát động “Chiến tranh lạnh” * Mục đích: - Mĩ cấu kết với các nước tư bản phương Tây chống lại phong trào cách mạng thế giới để thực hiện chiến lược toàn cầu. * Mĩ phát động “ Chiến tranh lạnh”: - Mĩ và các nước tư bản phương Tây ra sức chạy đua vũ trang, chi tiêu quân sự khổng lồ, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Lập ra các khối quân sự NATO (Châu Âu), SEATO (Đông Nam Á), CENTO (Trung Cận Đông)...và các căn cứ quân sự ở nhiều nơi trên thế giới (Philippin, Thái Lan, Nhật Bản...), nhằm bao vây Liên Xô và các nước XHCN. Ngoài ra còn bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập về chính trị, tổ chức nhiều cuộc đảo chính, lật đổ...chống lại các nước XHCN. - Phát động hàng chục cuộc chiến tranh can thiệp vũ trang bằng nhiều hình thức khác nhau để chống lại để chống lại phong trào giải phóng dân tộc (Việt Nam, Palextin)...gây ra cuộc đối đầu giữa hai khối quân sự NATO và VÁCSAVA, làm cho mối quan hệ thế giới luôn căng thẳng. b. Ảnh hưởng của “ Chiến tranh lạnh” đối với tình hình thế giới ( hậu quả) - “Chiến tranh lạnh” của Mĩ với những “chính sách thế mạnh”, “Chính sách đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản”...đã dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang và tình trạng đối đầu nguy hiểm giữa hai khối quân sự NATO và VÁCSAVA làm cho mối quan hệ thế giới luôn căng thẳng phức tạp - Tuy đang trong thời kì hòa bình song các cường quốc phải chi một khoảng công sức, tiền của, sức người để sản xuất các loại vũ khí nguy hiểm, hủy diệt, xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự. Trong khi đó, nhân loại phải đối mặt với đói nghèo, bệnh tật thiên tai nhất là đối với các nước ở Châu Á, Châu Phi. Câu 4: Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh 1. Tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12476318.doc
Tài liệu liên quan