Tiết số: 23
BÀI 16
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8 (1939 - 1945).
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI (tiết 1)
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1939 – 1945.
- Nội dung HN BCH TW Đảng CS Đông Dương tháng 11/1939 và lần thứ 8 tháng 5/1941.
2. Thái độ
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
- Bồi dưỡng tinh thần hăng hái, nhiệt tình cách mạng
3. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng xây dựng kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực suy nghĩ sáng tạo, năng lực ngôn ngữ/giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử;
+ Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau;
+ Thực hành với đồ dùng trực quan;
+ Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
+ Sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Lược đồ chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
- Các tranh ảnh có liên quan .
- Các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Máy tính kết nối máy chiếu.
77 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 12 - Tiết 17 đến 28 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tranh của quần chúng mạnh mẽ. Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình các em hãy trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Bối cảnh tình hình thế giới và Việt Nam trong những năm 1936-1939 như thế nào?
Câu 2: Đảng Cộng Sản Đông Dương đã có những chủ trương kịp thời, sáng tạo ra sao cho phù hợp với tình hình mới?
Câu 3: Nét nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kỳ này là gì?
3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm câu hỏi với các hình thức khác nhau. GV có thể lựa chọn một trong số các sản phẩm của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)
Hoạt động 1: Tình hình thế giới và trong nước (Cá nhân, cặp đôi và cả lớp) (12 phút)
* Mục tiêu:
HS trình bày được tình hình thế giới và trong nước. Tác động của tình hình đó đến cách mạng Việt Nam
* Phương thức:
GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh dưới đây và đọc những thông tin trong SGK để trả lời các câu hỏi sau:
+ Tình hình thế giới những năm 1936-1939 có điểm gì nổi bật? Trước tình hình đó các lực lượng tiến bộ trên thế giới làm gì?
+ Vậy tình hình nước Pháp giai đoạn này có gì thay đổi? Sự thay đổi đó có tác động như thế nào đến tình hình nước ta?
+ Chính sách của TDP đối với thuộc địa ở VN như thế nào? Tác động đối với nước ta như thế nào?
A. Hitle Đại hội VII -QTCS
Chính phủ
LeonbLum (Pháp)
- Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi và hoạt động cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:
+ Tình hình thế giới
- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở Đức, Italia, Nhật Bản đe doạ an ninh thế giới.
- Quốc tế Cộng sản họp Đại hội VII tại tại Matxcơva (1935) bàn vấn đề chống chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các nước thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít.
- Tháng 6/1936, chính phủ Mặt trận Nhân dân, Pháp lên cầm quyền, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa trong đó có Đông Dương
+ Tình hình trong nước
* Chính trị: Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, nới lỏng một số quyền như tự do báo chí.
- Trong nước có nhiều Đảng phái với xu hướng chính trị khác nhau cùng hoạt động, trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất, có chủ trương rõ ràng, tổ chức chặt chẽ.
* Kinh tế: Thực dân Pháp đã tăng cường bóc lột thuộc địa để bù đắp cho chính quốc, tạo ra những thay đổi nhưng kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế phụ thuộc vào Pháp.
* Xã hội: Mọi tầng lớp nhân dân đều khốn cùng, vì vậy họ rất hăng hái đứng dậy đấu tranh đòi tự do, cơm áo, hoà bình dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- GV nhận xét, bổ sung các sản phẩm của hs và chốt vấn đề.
Hoạt động 2: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 (Cá nhân, cặp đôi và cả lớp) (18 phút)
* Mục tiêu: HS hiểu, trình bày được chủ trương của Đảng ta trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước. Biết được một số phong trào đấu tranh tiêu biểu. Rút ra được ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của phong trào.
* Phương thức:
GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh dưới đây và đọc những thông tin trong SGK để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhiệm vụ cách mạng, hình thức và phương pháp đấu tranh, hình thức tập hợp lực lượng?
+ Phong trào đấu tranh tiêu biểu của thời kỳ 1936-1939?
+ Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của phong trào đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
+ So sánh phong trào cách mạng 1930-1931 với phong trào dân chủ 1936-1939 về một số nội dung sau: Kẻ thù, lực lượng, nhiệm vụ, hình thức đấu tranh?
TBT Lê Hồng Phong
Mít tinh Kỷ niệm ngày 1/5/1938 tại Sài Gòn
Kỷ niệm ngày 1/5/1938 tại Nhà Đấu Xảo Cuộc đón rước Gôđa
- Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi và hoạt động cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:
1. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ĐD tháng 7-1936
- HN họp tại Thượng Hải, do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì
- Nội dung Hội nghị:
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Việt Nam là chống đế quốc, chống phong kiến.
+ Mục tiêu : Đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
+ Phương pháp đấu tranh: kết hợp đấu tranh công khai, bán công khai kết hợp với bí mật.
+ Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương).
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
- Phong trào Đông Dương đại hội: Đảng chủ trương phát động và tổ chức phong trào Đông Dương đại hội để thu thập “dân nguyện” gửi lên phái đoàn của Pháp sẽ sang Đông Dương.
- Phong trào “đón rước” Gôđa: quần chúng đã biến cuộc đón rước phái viên của chính phủ thành cuộc biểu tình, thị uy lực lượng.
- Phong trào biểu tình mít tinh của quần chúng phát triển mạnh từ 1937 – 1939, tiêu biểu là cuộc mít tinh tại quảng trường Nhà Đấu Xảo HN, thu hút hơn 2,5 vạn người.
3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của PT dân chủ 1936- 1939
- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể về dân sinh dân chủ. Quần chúng được giác ngộ và tham gia vào lực lượng chính trị hùng hậu.
- Là cuộc diễn tập lần thứ hai của Đảng ta chuẩn bị cho cách mạng Tháng Tám 1945
- Kinh nghiệm xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức lãnh đạo quần chúng, đấu tranh công khai, hợp pháp, đấu tranh nội bọ và Đảng cũng nhận ra hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào. Thông qua một số gợi ý sau
- Đây là phong trào diễn ra trong bối cảnh thế nào?
- Có gì thay đổi về phương pháp đấu tranh?
- Những kết quả mà phong trào này đạt được tác động như thế nào đến sự phát triển cách mạng.
- Những yếu tố nào cho thấy đây là sự sáng tạo của Đảng ta.
HS dựa vào kiến thức vừa học và SGK và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét và kết luận
HS ghi chép ý chính
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút)
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Bối cảnh tình hình thế giới và Việt Nam trong những năm 1936-1939; Chủ trương kịp thời, sáng tạo của Đảng ; một số phong trào đấu tranh tiêu biểu, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
Câu 1: Vì sao Đảng Cộng sản Đông Dương lại đề ra chủ trương đấu tranh mới của thời kỳ 1936-1939.
Câu 2: Hội nghị BCH Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định những nhiệm vụ gì cho cách mạng Đông Dương trong những năm 1936-1939
Câu 3: Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939.
3. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh dựa vào nội dung đã học hoàn thành những câu hỏi trên.
Câu 1 và câu 2 như sách giáo khoa.
Câu 3: Nhận xét
- Quy mô: Rộng lớn khắp cả nước
- Lực lượng: Đông đảo quần chúng nhân dân
- Hình thức đấu tranh: Phong phú
D. VÂN DỤNG, MỞ RỘNG (3 phút)
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:
+ Tác động của tình hình thế giới đến Việt Nam .
+ So sánh được chủ trương, hình thức, tính chất của phong trào dân chủ 1936-1939 với các phong trào cách mạng trước và sau đó
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): Lập bảng thống kê so sánh theo các nội dung sau và rút ra nhận xét sự khác nhau giữa phong trào 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939?
3. Dự kiến sản phẩm:
Nội dung
1930-1931
1936-1939
Kẻ thù
Đế quốc và phong kiến
Thực dân Pháp phản động, tay sai , phát xít
Nhiệm vụ
Chống đế quốc giành độc lập, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
Chống phát xít và chiến tranh .Chống thực dân phản động .
Đòi tự do, dân chủ , cơm áo , hòa bình
Mặt trận
Bước đầu thực hiện liên minh công nông
Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương sau đổi là Mặt trận Dân chủ Đông Dương .
Hình thức ,
phương pháp đấu tranh
Bí mật , bất hợp pháp .
Bạo động vũ trang như bãi công , chuyển sang biểu tình vũ trang ở Hưng Nguyên , Thanh Chương , Vinh
Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai hay nửa công khai.
Lực lượng
tham gia
Công nhân .
Nông dân
Đông đảo , không phân biệt thành phần , giai cấp.Ở thành thị rất sôi nổi tạo nên đội quân chính trị hùng hậu.
Nhận xét :
- Sự khác nhau giữa phong trào 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 cho thấy do hoàn cảnh thế giới và trong nước khác nhau ,nên chủ trương sách lược ,hình thức tập hợp lực lượng và hình thức đấu tranh phải khác nhau mới phù hợp.
- Chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1936-1939 chỉ có tính chất sách lược nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình mới , tạo ra cao trào đấu tranh sôi nổi. Qua đó chứng tỏ Đảng ta đã trưởng thành , có khả năng đối phó với mọi tình huống , đưa cách mạng tiến lên không ngừng
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
Tam Điệp, ngày tháng năm 2018
NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thành Chung Phạm Thị Loan
Ngày soạn:
Ngày dạy: ..
Tiết số: 23
BÀI 16
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8 (1939 - 1945).
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI (tiết 1)
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1939 – 1945.
- Nội dung HN BCH TW Đảng CS Đông Dương tháng 11/1939 và lần thứ 8 tháng 5/1941.
2. Thái độ
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
- Bồi dưỡng tinh thần hăng hái, nhiệt tình cách mạng
3. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng xây dựng kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực suy nghĩ sáng tạo, năng lực ngôn ngữ/giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử;
+ Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau;
+ Thực hành với đồ dùng trực quan;
+ Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
+ Sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Lược đồ chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
- Các tranh ảnh có liên quan ...
- Các tài liệu tham khảo có liên quan.
- MÁY TÍNH KẾT NỐI MÁY CHIẾU.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút).
* Mục tiêu: Với việc Giáo viên khái quát lại cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các em có thể nhớ lại sự kiện bắt đầu, kết thúc cũng như sự khốc liệt khốc liệt của cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết hậu quả và tác động của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với tình hình chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
1. Trong giai đoạn 1939 – 1945 tình hình chính trị Việt Nam chịu tác động rất mạnh bởi tình hình thế giới và nước Pháp.Vậy em hãy cho biết những sự kiện nào của lịch sử thế giới và nước Pháp tác động đến Việt Nam?
2. Những chính sách bóc lột về kinh tế của Pháp – Nhật đã gây nên hậu quả gì đối với nhân dân ta?
3. Tình hình nổi bật của nước ta khi chiến tranh thế giới bùng nổ là gì? Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới gì?
* Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 - 1945
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình chính trị Việt Nam trong giai đoạn 1939 – 1945 (8 phút).
* Mục tiêu:
- Trình bày được những đặc điểm về tình hình chính trị Việt Nam trong giai đoạn 1939 – 1945.
* Phương thức: (hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm)
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin trong SGK trang 103, cho biết:
+ Sau khi Pháp đầu hàng Đức, chính sách của Pháp ở Đông Dương thay đổi ntn?
+ Tại sao Pháp và Nhật lại hòa hoãn cấu kết với nhau ngay từ đầu mà không lật đổ nhau?
+ Nhật đã thi hành những thủ đoạn chính trị ntn sau khi vào Đông Dương ?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:
- Ngày 1/9/1939, CTTG II bùng nổ. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức, thực hiện chính sách thù địch với cách mạng thuộc địa.
+ Ở Đông Dương, Pháp thực hiện chính sách vơ vét sức, người sức của để dốc vào cuộc chiến tranh.
- Tháng 9/1940, quân Nhật vào miền Bắc Việt Nam, Pháp đầu hàng,cấu kết với Nhật. (Pháp đã hàng Đức, cả thế và lực đều suy yếu nên đã san sẻ quyền lợi cho Nhật ở Đông Dương. Còn Nhật vì không đủ quân số rải khắp Đông Dương nên tạm hòa hoãn với Pháp, lợi dụng bộ máy có sẵn của Pháp để vơ vét, bóc lột)
- Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế phục vụ cho chiến tranh.
- Ở Việt Nam, các đảng phái thân Nhật ra sức truyền bá văn minh, sức mạnh Nhật Bản, thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho Nhật đảo chính Pháp.
- Bước sang năm 1945, ở châu Âu, Đức thất bại nặng nề ; Ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật thua to. Tại Đông Dương, ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, các đảng phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sôi sục khí thế, sẵn sàng khởi nghĩa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm 1939 – 1945 (7 phút).
* Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1939- 1945.
* Phương thức: (hoạt động cá nhân, cặp đôi)
HS hoạt động cá nhân, cặp đôi tìm hiểu thông tin SGK trang 103 – 104 trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu những thủ đoạn về kinh tế của Pháp – Nhật với nhân dân Đông Dương?
+ Các thủ đoạn về kinh tế, chính trị của Nhật – Pháp đã ảnh hưởng ntn đối với đời sống của nhân dân ta ?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:
- Về kinh tế :
+ Chính sách của Pháp : thi hành chính sách kinh tế chỉ huy, tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, kiểm soát việc sản xuất và phân phối, ấn định giá cảsa thải công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm...
+ Chính sách của Nhật : cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu, yêu cầu Pháp xuất các ngyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ. Nhật đầu tư vào những ngành phục vụ cho quân sự như mangan, sắt...
- Về xã hội :
+ Chính sách bóc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực. Cuối 1944 đầu năm 1945, có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.
+ Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp – Nhật.
- Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, Đảng phải kịp thời đề ra đường lối đấu tranh phù hợp.
II. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9 - 1939 đến tháng 3 - 1945
Hoạt động 3: Tìm hiểu Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 – 1939. (15 phút)
* Mục tiêu:
- Trình bày được hoàn cảnh, nội dung của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11 – 1939
- Biết lập bảng so sánh Hội nghị BCH TƯ tháng 11 – 1939 với Hội nghị BCH TƯ tháng 7 - 1936
* Phương thức: Hoạt động cá nhân, cặp đôi....
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Quan sát hình ảnh, kết hợp tìm hiểu mục II.1 sách giáo khoa hãy cho biết
+ Hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11 – 1939
+ Nội dung, ý nghĩa của Hội nghị
+ Điểm khác nhau căn bản trong chỉ đạo cách mạng nước ta được phản ánh qua Hội nghị BCHTƯ tháng 7 -1936 và Hội nghị BCHTƯ tháng 11-1939 là gi?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:
- Tháng 11-1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
- Nội dung Hội nghị
+ Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
+ Chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng.
+ Khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công nông binh thay thế bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa.
+ Về mục tiêu, phương pháp đấu tranh: Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai. Từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp
+ Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận Phản đế Đông Dương) thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Ý nghĩa : Đánh dấu bước chuyển quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút)
* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945; Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939
* Phương thức: (hoạt động cá nhân)
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
1. Sự chuyển biến về chính trị, kinh tế - xã hội ở nước ta trong những năm 1939 – 1945 ảnh hưởng như thế nào đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta?
2. Lập bảng so sánh Hội nghị BCHTƯ tháng 7 – 1936 và Hội nghị BCHTƯ tháng 11 – 1939 theo yêu cầu sau:
Nội dung
Hội nghị BCHTƯ
(7 – 1936)
Hội nghị BCHTƯ
(11 – 1939)
Nhiệm vụ
Mục tiêu trước mắt
Khẩu hiệu
Phương pháp đấu tranh
Mặt trận
*Dự kiến sản phẩm
1. Ảnh hưởng của sự chuyển biến về chính trị, kinh tế - xã hội đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta:
Mâu thuẫn Nhật – Pháp là không thể điều hòa được. Trong khi tình cảnh cùng cực của nhân dân Đông Dương ngày một tăng, cho thấy sớm hay muộn thì cuộc đấu tranh quyết liệt sẽ bùng nổ, những chuyển biến khách quan trong tương quan lực lượng giữa quân các nước đồng minh và chủ nghĩa phát xít đã dần tạo ra những cơ hội khách quan thuận lợi cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
2. Lập bảng so sánh
Nội dung
Hội nghị BCHTƯ
(7 – 1936)
Hội nghị BCHTƯ
(11 – 1939)
Nhiệm vụ
Chống đế quốc, phong kiến
Chống đế quốc, phong kiến
Mục tiêu trước mắt
Chống chế độ thuộc địa, phát xít, chống chiến tranh, đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình
Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập
Khẩu hiệu
Tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc, địa chủ phản bội, chống tô cao, lãi nặng
Phương pháp đấu tranh
Công khai, bí mật, hợp pháp, nửa hợp pháp
Bí mật, bất hợp pháp
Mặt trận
- Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
- Mặt trận dân chủ Đông Dương
Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (3 phút).
* Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập về:
- Cách giải quyết vấn đề nhiệm vụ và lực lượng cách mạng của Đảng giai đoạn từ 1930 – 1939.
*Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Vấn đề nhiệm vụ và lực lượng cách mạng được giải quyết như thế nào trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, trong Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 của đồng chí Trần Phú và trong Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/ 1939?
*Gợi ý sản phẩm:
+ vấn đề nhiệm vụ cách mạng:
- Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Nguyễn Ái Quốc đăt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên nhiệm vụ giải phóng giai cấp.Cương lĩnh nêu rõ: Nhiệm vụ của cách mạng Việt nam là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và bọn phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập , tự do.
- trong luận cương chính trị tháng 10/1930: Xác định nhiệm vụ đánh phong kiến trước đánh đế quốc sau, luân cương nêu rõ: Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc, hai nhiệm vụ này có quan hệ với nhau.
- Trong Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/ 1939: Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc , đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp thiết.
=> Như vậy so với cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và chủ trương của Hội nghị tháng 11/ 1939 thì Luận cương tháng 10/ 193º còn hạn chế đó là chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương...
+ Vấn đề lực lượng cách mạng:
- Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, TTS, Trí thức. Đối với phú nông , trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập.
- trong luận cương chính trị tháng 10/1930: xác định lực lượng cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân
- Trong Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/ 1939: xác định lực lượng cách mạng là toàn thể dân tộc Việt Nam. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương để tập hợp mọi lực lượng của dân tộc vào nhiệm vụ chủ yếu là chống chiến tranh đế quốc và ách thống trị phát xít thuộc địa.
=> Như vậy về lực lượng cách mạng thì Luận cương còn hạn chế đó là không đánh giá đúng khả năng cách mang của tầng lớp TTS, khả năng chống đế quốc và PK ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhât chống đế quốc và tay sai.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
Tam Điệp, ngày tháng năm 2018
NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thành Chung Phạm Thị Loan
Ngày soạn:
Ngày dạy: ..
Tiết số: 24
Bài 16
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939 - 1945)
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức
- Đường lối cách mạng đúng đắn, sự lãnh đạo tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Công cuộc chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa của Đảng
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
3. Về thái độ
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
- Bồi dưỡng tinh thần hăng hái, nhiệt tình cách mạng, không quản gian khổ, hi sinh vì sự nghiệp cách mạng; noi gương tinh thần đấu tranh cách mạng của ông cha, trân trọng giữ gìn và biết phát huy thành quả cách mạng tháng Tám.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Hình thành năng lực tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh...
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Các tài liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học
- Các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Máy tính kết nối máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút).
* Mục tiêu:
- Đường lối cách mạng đúng đắn, sự lãnh đạo tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh. Công cuộc chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa của Đảng. Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quá trình hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
Hình 1. Nguyễn Ái Quốc gặp đồng bào dân tộc thiểu số
Hình 3. Nguyễn Ái Quốc tại Pác-Pó (Cao Bằng)
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây:
+ các bức ảnh trên đều liên quan đến Nguyễn Ái Quốc. Em hãy nêu những hiểu biết của em về nhân vật Nguyễn Ái Quốc?
+ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước khi nào? Trong hoàn cảnh lịch sử nào?
+ Tại sao NAQ lại chọn thời điểm đầu năm 1941 để về nước?
* Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)
3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941)
Hoạt động 1: Hoàn cảnh Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) (5 phút)
* Mục tiêu: Trình bày được sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước để đưa đến quyết định của Nguyễn Ái Quốc trở về nước triệu tập Hội nghị 8
* Phương thức: (hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm)
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: nhớ lại kiến thức ở tiết 1 và d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12474843.doc