Tiết 12:
Bài 11
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
A.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được: Do kinh tế phát triển, xã hội nguyên thủy đã có những chuyển biến trong quan hệ giữa người với người. Trên đất nước ta nảy sinh những vùng văn hóa lớn, đặc biệt là văn hóa Đông Sơn.
2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho HS ý thức về cội nguồn cho dân tộc.
3. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng cho HS kĩ năng nhận xét , so sánh , và sử dụng bản đồ.
4. Năng lực cần phát triển:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tu duy.
- Năng lực tự học tự giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt:
Tái hiện sự kiện, hiện tượng; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
5. Tích hợp dạy bộ sách: “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống”
- Câu chuyện “Tình yêu xuất phát từ đâu”. Chủ đề phong cách ứng xử: Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp.
=> Từ đó học sinh hiểu được: Cần khiêm tốn học hỏi và luôn giữ một thái độ lịch sự với người giao tiếp.
37 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 6 học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dấu vết của người tối cổ được phát hiện ở đâu?
- Đông phi, Nam Âu, châu Á.
2. Điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ:
- Về con người:..
- Về công cụ lao động:..
- Về tổ chức xã hội:...
3. Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào?
- Phương Đông có: Ai Cập, Lưỡng
Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
- Phương Tây: Hy Lạp và Rô-ma.
4. Các tầng lớp chính ở thời cổ đại:
- Phương Đông: Quý tộc (vua, quan), nông dân công xã và nô lệ.
- Phương Tây: Chủ nô, nô lệ.
5. Các loại nhà nước thời cổ đại:
- Nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước chuyên chế.
- Nhà nước cổ đại phương Tây là nhà nước dân chủ chủ nô Aten- “ội đồng 500”
6. Những thành tựu văn hóa cổ đại:
- Phương Đông: Sáng tạo ra lịch, thiên văn, chữ viết, toán học, kiến trúc..
- Phương Tây: Sáng tạo ra dương lịch, bảng chữ cái a,b,ckhoa học, kiến trúc
7. Đánh giá các thành tựu văn hóa lớn thời cổ đại:
Thời cổ đại loài người đã đạt được những thành tựu văn hóa phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực
3. Kiểm tra HĐNT – Bài tập:
- Kiểm tra HĐNT:
?:Nêu những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
?:Cho biết những công trình văn hóa cổ đại mà ngày nay con người đang sử dụng?
- Bài tập:
?: Người nguyên thủy đã xuất hiện ở những nơi nào trên đất nước ta?
Tiết 8:
Bài 8
THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
A.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Thây được từ xa xưa, trên đất nước ta đã có con người sinh sống.
- Trải qua hàng chục vạn năm lao động , người tối cổ đã chuyển dần thành Người tinh khôn .
- Việc chế tác đá, cải tiến công cụ trong từng giai đoạn phát triển.
2. Tư tưởng:
- HS ý thức được lịch sử lâu đời của nước ta.
- Vai trò của lao động đối với sự hoàn thiện của con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
3. Kĩ năng:
- Hoàn thành kĩ năng quan sát , nhận xét và bước đầu biết so sánh.
4. Năng lực cần phát triển:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tu duy.
- Năng lực tự học tự giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt:
Tái hiện sự kiện, hiện tượng; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
- Bản đồ Việt Nam ghi rõ các địa danh phát hiện được dấu tích của người nguyên thủy theo từng giai đoạn phát triển.
- Bộ mẫu phục chế về công cụ bằng đá thời nguyên thủy hoặc tranh ảnh phù hợp.
- Tranh ảnh, tài liệu tham khảo
C. Tiến trình dạy-học:
1. Giới thiệu bài mới:
Cũng như một số nước trên thế giới, nước ta có một lịch sử lâu đời, trải qua các thời kì của xã hội nguyên thủy và cổ đại. Các thời kì đó diễn ra như thế nào?. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
2. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: GV cần cho HS nắm được thế nào là dấu tích (Cái còn lại của thời xa xưa ,của quá khứ tương đối xa)
?Nhắc lại đăc điểm của người tối cổ
Trước hết, GV mô tả cảnh quan thời nguyên thủy ở nước ta, qua đó khẳng định: người nguyên thủy chủ yếu sống dựa vào thiên nhiên nên địa hỡnh, khớ hậu đó rất thuận lợi cho cuộc sống của họ.
? Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta? Đó là những dấu tích nào
Hoạt động 2:
- GV nêu câu hỏi về người tối cổ, HS dựa vào SGK để trình bày. GV bổ sung, hoàn thiện.
Hoạt động 3
GVcho HS đọc phần còn lại SGK.
?: Những địa điểm nào đã tìm thấy dấu tích của người tối ccoorQua các địa điểm tìm thấy , em có nhận xét gì?
Khi HS phát biểu, GV chỉ trên lược đồ những địa điểm có dấu tích của người tối cổ, gợi ý cho HS biết trả lời câu hỏi, nhận xét. GV tóm tắt và KL:
Hoạt động 4:
GV giới thiệu: Trải qua một thời gian dài hàng chục vạn năm, khoảng thời gian từ 2-3 vạn năm cách ngày nay, Người tối cổ đã chuyển thành người tinh khôn
Hoạt động 5
GV yêu cầu HS làm việc với SGK, phân công nhóm 1-2 trả lời câu hỏi. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung
?: Những địa điểm có dấu tích của người tinh khôn ở giai đoạn đầu? Em có nhận xét gì qua việc phát hiện thêm các địa điểm này?
- Nhóm1: Nêu địa điểm và nhận xét vùng cư trú.
- Nhóm 2: Nêu và nhận xét về công cụ.
HS dựa vào SGK và gợi ý của GV thảo luận, trình bày kết quả.
GV chỉ trên lược đồ.
?: Em hãy nêu những công cụ chủ yếu của họ? Quan sát hình 19,20 và cho nhận xét của em?
Sau khi đặt câu hỏi, GV treo hình 19, 20 lên bảng, gợi ý HS quan sát và giúp HS nhận biết.
HS dựa vào SGK và hình ảnh trả lời, GV nhận xét, bổ sung và KL:
Hoạt động 6:
GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK, GV nêu sơ lược về thời gian và địa điểm ( trên lược đồ) có dấu tích sinh sống của Người tinh khôn giai đoạn phát triển.
?: Ở giai đoạn này Người tinh khôn có những điểm gì mới?
GV hướng dẫn HS tìm ý ở SGK và quan sát hình 20 , 21, 22, 23 hoặc hiện vật phục chế.
GV nhắc cho HS chú ý các từ: hang động, mái đá, mài đá, rìu ngắn, rìu có vai, công cụ bằng xương, sừng, đồ gốm
?: Những tiến bộ trong chế tác công cụ có tác dụng gì?
1. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
- Phát hiện nhiều di tich của Người tối cổ ở nhiều nơi trên đất nước ta: Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai.
2. Ở giai đoạn đầu, Người tinh khôn sống như thế nào?
- Từ 3-2 vạn năm cách ngày nay, Người tối cổ chuyển biến thành Người tinh khôn
- Địa điểm: Mái đá Ngườm ( Thái Nguyên), Sơn Vi ( Phú Thọ), Lai Châu, Bắc Giang, Nghệ An
- Công cụ: Bằng đã được ghè đẽo thô sơ.
3. Gai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới?
- Công cụ bằng đá được cải tiến, được mài sắc nhọn hơn. Ngoài ra còn có công cụ bằng Xương, Sừng
- Đã biết làm đồ gốm.
3. Kiểm tra HĐNT – Bài tập:
- Kiểm tra HĐNT:
Tóm tắt các giai đoạn phát triển của Người nguyên thủy trên đất nước ta.
Các giai đoạn
Thời gian (cách ngày nay)
Đặc điểm
Công cụ
Người tối cổ
Người tinh khôn
+ Giai đoạn đầu
+ Gai đoạn phát triển
Tiết 9:
Bài 9
ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI
NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
A.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được những điểm mới về đời sống vật chất, tinh thần, xã hội, của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn- Hạ Long.
- Thấy được ý nghĩa quan trọng của sự đổi mới trong đời sống vật chất của người nguyên thủy.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục ý thức lao động và tinh thần cộng đồng.
3. Kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, so sánh hiện vật.
4. Năng lực cần phát triển:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tu duy.
- Năng lực tự học tự giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt:
Tái hiện sự kiện, hiện tượng; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
- Tranh ảnh, mẫu vật phục chế phục vụ cho bài học.
C. Tiến trình dạy-học:
1. Giới thiệu bài mới:
Việc cải tiến công cụ sản xuất đã đưa lại cuộc sống ngày càng tốt hơn. Nhu cầu tổ chức xã hội và đời sống tinh thần cũng thay đổi. Sự thay đổi đó biểu hiện ở Người nguyên thủy thời Hòa Bình-Bắc Sơn- Hạ Long như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài 9 để hiểu rõ vấn đề này.
2. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
?: Những điểm mới về công cụ và sản xuất của thời Hòa Bình- Bắc Sơn là gì?
GV cho HS đọc SGK, hướng dẫn quan sát hình 21, 22, 23, 25, gải thich ý nghĩa các tên gọi Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long được dùng trong bài.
Câu hỏi trên được chia thành 2 câu hỏi nhỏ
+ ?: Điểm mới về công cụ và đồ dùng?
HS trả lời xong, GV hỏi tiếp:
?: Việc làm đồ gốm khác gì với làm công cụ đá?
( Gợi ý: muốn làm gốm phải phát hiện đất, nhào nặn, nung→ chứng tỏ bộ óc con người phát triển hơn, bàn tay khéo léo hơn, đồ dùng nặn theo ý muốnSự tiến bộ này là một phát minh của người nguyên thủy).
+ ?:Điểm mới về công cụ sản xuất?
HS trả lời xong, GV hỏi tiếp:
?: Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi?
HS dựa vào SGK trả lời, HS khác bổ sung, GV nhận xét và KL:
Hoạt động 2:
Trước hết, GV trình bày về nơi ở của người nguyên thủy ( ngoài hang động , mái đá → biết làm túp lều bằng cỏ hoặc lá cây).
Sau đó GV chốt lại và chuyển ý: Khi cuộc sống được bảo đảm hơn → xuất hiện nhu cầu mới về tổ chức xã hội và tinh thần
Hoạt động 3
?: Dựa vào kiến thức đã học ở bài 3: Hãy cho biết Bầy và Nhóm khác nhau thế nào? Nhóm người có cùng huyết thống sống với nhau gọi là gì?
HS dựa vào kiến thức đã học trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, GV KL:
Hoạt động 4:
GV gọi HS đọc SGK .
?: Căn cứ vào đâu để khẳng định: Người nguyên thủy đã biết sống thành từng nhóm và định cư lâu dài ở một nơi?
HS dựa vào SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung và KL, đồng thời nhấn mạnh: điều đó chứng tỏ nơi đó có nhiều người sinh sống rất lâu
?: Tại sao số người tăng lên lại cần người đứng đầu?
GV gợi ý: Trong một gia đình, trong một lớp học
Có thể mở rộng: Vì sao lại tôn người phụ nữ cao tuổi nhất? ( Vai trò người phụ nữ trong việc đưa lại nguồn thức ăn thường xuyên)
Hoạt động 5
GV yêu cầu HS làm việc với SGK, quan sát hình 26 và nghe một HS đọc đoạn thứ nhất của mục 3.
:? Hãy đọc tên các hiện vật ở hình 26 và cho biết: Những hiện vật đó được người nguyên thủy dùng để làm gì?
GV gợi ý cho HS hiểu: đây là điểm mới của người nguyên thủy, chứng tỏ đời sống vật chất đã cao hơn ==> xuất hiện nhu cầu làm đẹp
GV cho Lớp đọc phần còn lại, quan sát hình 27.
?: Hãy nêu thêm những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy?
?: Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ sản xuất theo người chết?
1. Đời sống vật chất:
- Công cụ thời Hòa Bình- Bắc Sơn chủ yếu là đá được mài, ngoài ra còn dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ.
- Đời sống: trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt, hái lượm.
2. Tổ chức xã hội:
- Họ sống thành từng bầy, trong các hang động.
- Quan hệ xã hội hình thành: Quan hệ huyết thống - Mẫu hệ.
3. Đời sống tinh thần:
- Biết dùng đồ trang sức bằng đá, đất nung.
- Hình thành quan niệm tôn giáo.
3. Kiểm tra HĐNT – Bài tập:
- Kiểm tra HĐNT:
?: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người nguyên thủy thời Bắc Sơn-Hòa Bình- Hạ Long?
- Bài tập:
Tiết 10 KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
A. Mục tiêu bài học: Qua giờ kiểm tra, H cần có được
1. Về kiến thức – Củng cố toàn bộ kiến thức đã học từ đầu: Phần I: Khái quát lịch sủ thế giới cổ đại + Phần II Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X.
2. Về kĩ năng - Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm và tự luận.
3. Tích hợp:
- Lịch sử thế giới cổ đại:
+ Xã hội nguyên thủy.
+ Các quốc gia cổ đại phương Đông.
+ Các quốc gia cổ đại phương Tây.
+ Văn hóa cổ đại.
_ Lịch sử Việt Nam:
+ Buổi đầu lịch sử nước ta.
4. Năng lực cần phát triển:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tu duy.
- Năng lực tự học tự giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt:
Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
B: Tiến trình giờ kiểm tra:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Phát đề kiểm tra ( đề kiểm tra chung – trong số lưu đề nhóm)
C: Thu bài nhận xét giờ kiểm tra.
Tiết 11-
Bài 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
A.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được những chuyển biến lớn trong đời sống của người nguyên thủy: nâng cao kĩ thuật mài đá, phát minh ra thuật luyện kim, nghề trồng lúa nước ra đời.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục ý thức sáng tạo trong lao động .
3. Kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng nhận xét, so sánh , liên hệ thực tế.
4. Năng lực cần phát triển:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tu duy.
- Năng lực tự học tự giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt:
Tái hiện sự kiện, hiện tượng; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
- Tranh ảnh, mẫu vật phục chế phục vụ cho bài học.
- Bản đồ.
C. Tiến trình dạy-học:
1. Giới thiệu bài mới:
Cách đây khoảng trên dưới 3000 năm, người nguyên thủy sống trên đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọnh trong đời sống kinh tế, tạo ra những chuyển biến quan trọng.
2. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
GV cho HS thảo luận nhóm:
?:Vào cuối thời nguyên thủy, công cụ sản xuất của người Việt cổ đã được cải tiến như thế nào?
GV hướng dẫn HS thảo luận .
HS đọc mục 1-SGK và xem hình 28,29,30.
HS thảo luận . trình bày kết quả, GV bổ sung, nhận xét và KL: Mài đá và nâng cao chất lượng đồ gốm.
Đồng thời chuyển ý: Thời đó, người Việt cổ không chỉ biết mài đá cho sắc, nâng cao chất lượng đồ gốm, mà họ còn biết sử dụng kim loại; biết luyện kim để tạo ra những hợp chất của đồng , cứng hơn đồng nguyên chất.
Hoạt động 2:
?: Thế nào là thuật luyện kim?
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và KL: Là cách nấu kim loại để chế tác công cụ lao động và đồ dùng.
Hoạt động 3
?:Bằng chứng nào chứng tỏ người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã biết luyện kim?
HS dựa vào kiến thức đã học trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, GV KL: tìm thấy cục đồng, xỉ đồng, dây đồng và dùi đồng.
Hoạt động 4:
?:Tại sao nói nghề làm gốm phát triển đã tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim?
HS dựa vào SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung và KL, đồng thời nhấn mạnh: có lò nung được đồ gốm mới có nồi nấu quặng. Muốn đúc được kim loại phải có khuôn đúc bằng đất sét
Hoạt động 5
GV yêu cầu HS làm việc với SGK
?Hãy nêu ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim?
HS trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và KL:
Hoạt động 6:
?: Những dấu tích nào chứng tỏ người bấy giờ đã biết trồng lúa?
HS dựa vào SGK trả lời, HS khác bổ sung.
GV nhận xét và KL: Dấu vết gạo cháy, thóc lúa trên các bình vò
Hoạt động 7:
?:Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu?
HS: ở ven sông, đồng bằng ven biển
?: Vì sao từ đây, con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn?
HS dựa vào SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và KL:
1. Công cụ sản xuấy được cải tiến như thế nào?
- Công cụ được cải tiến: mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng.
- Đồ gốm với kĩ thuật cao hơn.
2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?
- Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm đã phát minh ra thuật luyện kim.
- Kim loại đầu tiên là đồng.
- Mở ra một kỉ nguyên mới trong việc chế tạo công cụ lao động, năng suất lao động tăng nhanh.
3. Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
- Nước ta là quê hương của nghề trồng lua nước.
- Địa điểm trồng lúa nước ở đồng bằng ven sông, ven biển.
- Đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới, thuận lợi cho sinh hoạt.
3. Kiểm tra HĐNT – Bài tập:
- Kiểm tra HĐNT:
?Trình bày những chuyển biến mới trong đời sống của người Việt cổ?
- Bài tập:
?:Tìm hiểu về những chuyển biến trong đời sống xã hội cuối thời nguyên thủy?
Tiết 12:
Bài 11
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
A.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được: Do kinh tế phát triển, xã hội nguyên thủy đã có những chuyển biến trong quan hệ giữa người với người. Trên đất nước ta nảy sinh những vùng văn hóa lớn, đặc biệt là văn hóa Đông Sơn.
2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho HS ý thức về cội nguồn cho dân tộc.
3. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng cho HS kĩ năng nhận xét , so sánh , và sử dụng bản đồ.
4. Năng lực cần phát triển:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tu duy.
- Năng lực tự học tự giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt:
Tái hiện sự kiện, hiện tượng; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
5. Tích hợp dạy bộ sách: “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống”
- Câu chuyện “Tình yêu xuất phát từ đâu”. Chủ đề phong cách ứng xử: Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp.
=> Từ đó học sinh hiểu được: Cần khiêm tốn học hỏi và luôn giữ một thái độ lịch sự với người giao tiếp.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
- Tranh ảnh, công cụ phục chế.
- Bản đồ.
C. Tiến trình dạy-học:
1. Giới thiệu bài mới:
Do kinh tế phát triển nên xã hội của người nguyên thủy đã có những chuyển biến trong quan hệ giữa người với người. Trên đất nước ta đã nảy sinh những vùng văn hóa lớn, đặc biệt là văn hóa đông sơn. Nước ta chuẩn bị bước sang một thời đại mới.
2. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
Trước hết, GV cho HS đọc mục 1-SGK. HS thảo luận nhóm:
?:Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm một đồ dùng bằng đất nung so với việc làm một công cụ bằng đá?
?: Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
HS thảo luận, trình bày kết quả.
GV nhận xét , bổ sung và KL. Đồng thời nhấn mạnh:
+ Phân công lao động theo giới tính: Phụ nữ làm việc nhà , nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt vải. Nam giới một bộ phận làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá; một bộ phận phụ trách việc chế tác công cụ , làm đồ trang sức..
+ Phân công lao động theo nghề nghiệp: nông nghiệp và thủ công nghiệp.
GV giải thích thêm: các nghề thủ công ra đời rồi thủ công tách khỏi nông nghiệp là một bước tiến của xã hội.
Sản xuất ngày càng phát triển dẫn đến sự cần thiết phải phân công lao động. Từ đó, trong xã hội có sự thay đổi mới.
Hoạt động 2:
?:Vào cuối thời nguyên thủy xã hội có gì đổi mới?
GV có thể nêu câu hỏi gợi ý:
?: Em có nhận xét gì về những ngôi mộ cổ này?
( xã hội bắt đầu phân hóa)
HS dựa vào SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung và KL, ghi bảng:
Hoạt động 3
GV cho HS thảo luận nhóm với các câu hỏi nhận thức cho cả mục:
?: Nêu những nền văn hóa lớn nảy sinh ở đâu? Vào lúc nào?
?: Nền văn hóa Đông Sơn hình thành trên những vùng nào?
?: Những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội?
GV nêu những câu hỏi gợi mở và hướng dẫn HS thảo luận.
HS trả lời, GV nhận xét bổ sung và KL:
Đồng thời GV nhấn mạnh thêm:
- Vào khoảng các thế kỉ VIII- I TCN, trên đất nước ta hình thành 3 nền văn hõa lớn: Óc Eo ở Tây Nam Bộ, Sa Huỳnh ở Nam Trung Bộ, Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Nền văn hóa Đông Sơn hình thành chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Chủ nhân của văn hóa Đông Sơn là người Lạc Việt.
- Những công cụ góp phần tạo nên bước chuyển xã hội thời Đông Sơn là các công cụ đồng đã thay thế cho các công cụ đá, có vũ khí đồng, đặc biệt là sự xuất hiện lưỡi cày đồng.
1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
- Xã hội có sự phân công lao động.
- Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải,. Nam giới: Một bộ phận làm nông nghiệp, Săn bát, đánh cá; một bộ phận chế tác công cụ, làm đồ trang sức.
2. Xã hội có gì đổi mới?
- Hình thành chiềng chạ và bộ lạc.
- Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ.
- Người lớn tuổi có vai trò quan trọng.
- Có người giàu, người nghèo.
3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
- Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN đã hình thành những nền văn hóa phát triển: Óc Eo ở Tây Nam Bộ, Sa Huỳnh ở Nam Trung Bộ và Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Công cụ, đồ đựng, đồ trang sức phát triển hơn.
3. Kiểm tra HĐNT – Bài tập:
- Kiểm tra HĐNT:
?:Nêu lại những chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy trên đất nước ta?
- Bài tập:
?: Tìm hiểu về sự ra đời nhà nước Văn Lang?
Tiết 13:
Bài 12
NƯỚC VĂN LANG
A.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu và biết được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang.
- Đó là một thời kì sơ khai, một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
2. Tư tưởng:
- Bồi dướng cho HS lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng.
3. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, đánh giá và vẽ sơ đồ.
4. Năng lực cần phát triển:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tu duy.
- Năng lực tự học tự giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt:
Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
- Bản đồ .
- Bộ mẫu phục chế. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Hùng Vương.
- Tranh ảnh, tài liệu tham khảo
C. Tiến trình dạy-học:
1. Giới thiệu bài mới:
Vào khoảng thế kỉ VII TCN , người Việt Nam chúng ta đã thành lập một nhà nước riêng do mình làm chủ. Học bài 12, chúng ta sẽ biết được rằng nước Văn Lang được thành lập và được tổ chức như thế nào?
2. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
Trước hết, GV cho HS đọc mục 1-SGK.
Cho HS thảo luận nhóm:
?: Nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV hướng dẫn HS thảo luận – HS dựa vào SGK thảo luận, trình bày kết quả, GV nhận xét bổ sung và KL:
?: Truyện Sơn Tinh- Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?
HS trả lời , GV nhận xét, bổ sung : Truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh chứng tỏ bấy giờ đã xảy ra lũ lụt và hằng năm nhân dân ta đã phải đắp đất ngăn nước, chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng , xóm làng.
?: Em nghĩ gì về vũ khí trong các hình SGK bài 11? Hãy liên hệ các loại vũ khí đó với truyện Thánh Gióng?
HS quan sát hình trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2:
?: Em hãy nêu nguyên nhân ra đời của nước Văn Lang?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và KL: Muốn có an ninh yên ổn làm ăn phải có nhà nước vì:
+ Xã hội đã phân chia thành người giàu, người nghèo.
+ Nghề nông và cuộc sống ở các làng bản bị lũ lụt đe dọa.
+ Giữa các vùng, các bộ lạc đã xảy ra tranh chấp, xung đột hoặc bị giặc bên ngoài đe dọa.
Hoạt động 3
GVcho HS đọc mục 2 SGK.
Cho HS thảo luận nhóm:
?:Nước Văn Lang được thành lập như thế nào, thời gian, địa điểm, do ai đứng đầu, đóng đô ở đâu?
GV hướng dẫn HS thảo luận, trìng bày kết quả.
GV nhận xét, bổ sung và KL:
Hoạt động 4:
GV yêu cầu HS làm việc với SGK . Cho HS thảo luận nhóm:
?:Nhà nước Văn Lang được chia làm mấy cấp, Với những chức vụ gì? Em có nhận xét gì về nhà nước thời Hùng Vương?.
HS dựa vào SGK và gợi ý của GV thảo luận, trình bày kết quả.
GV nhận xét, đồng thời treo bảng sơ đồ nhà nước Văn Lang lên bảng để đối chiếu.
Nêu nhận xét :
+Bộ máy nhà nước đơn giản, chỉ có vài chức quan. Chưa có quân đội, chưa có pháp luật.
+ Đã có các cấp từ trung ương đến làng xã, có người chỉ huy cao nhất và có người chỉ huy từng bộ phận.
Hoạt động 5:
GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK,
?: Sự ra đời nhà nước Văn Lang có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt Nam chúng ta?
GV hướng dẫn HS tìm ý ở SGK, trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh: Sự ra đời nhà nước Văn Lang chứng tỏ cách đây khoảng 2700 năm, người Việt Nam chúng ta đã có một nước riêng do mình thành lập và làm chủ, không còn là những làng bản, chiềng chạ riêng rẽ, không có quan hệ gì với nhau.
1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Hình thành các bộ lạc lớn.
- Có sự phân chia giàu nghèo.
- Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm cần có người đứng đầu lãnh đạo.
2. Nước Văn Lang thành lập
- Thời gian: Khoảng thế kỉ VII TCN.
- Địa điểm: Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
- Người đứng đầu: Hùng Vương.
- Nơi đóng đô: Văn Lang ( Bạch Hạc-Phú Thọ ngày nay)
3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
- Nhà nước Văn Lang được chia làm 3 cấp:
+ Trung ương do Hùng Vương đứng đầu, có Lạc Hầu, Lạc Tướng giúp.
+ Bộ: do Lạc Tướng đứng đầu.
+ Làng, bản ( chiềng chạ) do Bồ chính đứng đầu.
- Có một nhà nước riêng, tuy tổ chức còn đơn giản.
3. Kiểm tra HĐNT – Bài tập:
- Kiểm tra HĐNT:
?: Những lí do ra đời nhà nước Hùng Vương?
?: Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
- Bài tập:
?:Tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của người Văn Lang?
Tiết 14:
Bài 13
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT
VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
A.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
Thời Văn Lang, người dân Việt Nam đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất, tinh thần riêng, vừa đầy đu, vừa phong phú, tuy còn sơ khai.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hóa dân tộc..
3. Kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng liên hệ thực tế , quan sát hình ảnh và nhận xét.
4. Năng lực cần phát triển:
a. Năng lực chung:
- N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 31 Xay dung de cuong dien thuyet_12539026.doc