Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 23-28

I- Mục tiêu bài học.

1.Kiến thức:

- Quân Nguyên quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba.

- Vua tôi nhà Trần quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến chống lại nhà Nguyên với các trận đánh lớn: Vân Đồn, Bạch Đằng và giành thắng lợi vẻ vang.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến

3.Tư tương:

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc và niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống gặc Mông Nguyên

II- Chuẩn bị của Gv và Hs:

1. Gv:

- Cuộc kháng chiến lần thứ III <lược đồ>.

- Chuyện kể về cuộc kháng chiến của Trần Khánh Dư.

2. Hs: Đọc trả lời các câu hỏi Sgk.

 

doc20 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 15826 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 23-28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................................................ - Phương pháp giảng dạy.............................................................................. - Hình thức tổ chức lớp học.......................................................................... - Thiết bị dạy học......................................................................................... Ngày soạn: 8/11/2011 Ngày giảng: 11/11/2011 dạy lớp 7A Tiết 24: Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤTCHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ . I. Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức: - Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ. - Chủ trương, chính sách và những việc làm của quân dân Trần. 2.Kĩ năng: - Trình bày diễn biến trận đánh qua lược đồ. - Đọc, vẽ lược đồ. - Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử. 3.Tư tương: - Giáo dục ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến. - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc. II. Chuẩn bị cuẢ Gv và Hs: 1. Gv: Chuẩn bị lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ 1258. 2. Hs: Đọc, trả lời các câu hỏi Sgk. III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) a) Câu hỏi: Nhà Trần đã làm gì để phục hồi, phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý. b) Đáp án: *Nông nghiệp: - Chú trọng khai hoang, đắp đê, nạo vét kênh mương. ->Kinh tế phát triển nhanh chóng. *Thủ công nghiệp. - Xưởng thủ công nhà nước: Gốm, dệt, vũ khí. - Trong nhân dân: Dệt, gốm, đúc đồng, làm giấy, khắc ván in... *Thương nghiệp: - Chợ ở nhiều nơi. - Thăng Long 61 phố phường. - Buôn bán tấp nập ở các cửa biển: Hội Thống-Nghệ An, Vân Đồn- Quảng Ninh, Hội Triều-Thanh Hoá. 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Thế kỉ XIII, quân Mông Cổ ở phía Bắc ngày càng mạnh mẽ và phát triển rộng lớn. Chúng tiến hành xâm lược các nước xung quanh để mở rộng bờ cõi năm 1257 vua Mông Cổ quyết định tấn công vào Nam Tống chúng lấy cớ mượn nước ta để làm bàn đạp xâm lược Nam Tống. Vua Trần đã huy động cả nước... Hoạt động của Gv và Hs Ghi bảng Hs Gv Hs ? Hs ? ? ? Hs ? Hs ? Hs Gv ? ? Hs Gv ? Hs ? Hs ? ? Hs Đọc sgk. Xác định vị trí Mông Cổ trên bản đồ và giải thích -Từ xưa các bộ lạc Mông Cổ sống du mục ở vùng Thảo Nguyên. Đầu XIII nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập đem quân xâm lược khắp nơi và xây dựng thành một đế quốc rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Bắc Hải. Người xưa nhận xét “vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu thì thành luỹ tan hoang, cỏ cây không mọc được đến đó”. Quan sát H29. Em có nhận xét gì về quân đội Mông Cổ qua H2? - Quân đội rất lớn mạnh có tổ chức, trang bị tốt “Đi thì như trên trời xuống, chạy thì nhanh như biến vào không trung, lực lượng đông, mạnh tổ chức huấn luyện quy củ, trang bị vũ khí”. Với lực lượng quân đội mạnh như vậy quân Mông Cổ đã làm gì? Vì sao chúng cho quân xâm lược Đại Việt trước? Trước khi kéo vào nước ta, tướng MC đã làm gì? - Trước khi đem quân xâm lược Đại Việt chúng cho sứ giả đem thư dụ vua Trần đầu hàng - vua Trần bắt trói sứ giả nhốt vào ngục tối. Vua Trần đã làm gì khi các sứ giả MC đến? - Bắt tống giam vào ngục Em có suy nghĩ gì về thái độ của vua Trần qua hành động này? - Tỏ thái độ kiên quyết đánh giặc, không hề run sợ trước kẻ thù dù rất mạnh. Sử dụng bản đồ tư duy tiểu kết Chuyển ý Khi được tin quân MC XL nước ta vua Trần đã làm gì? Nhà Trần đã ở vào tư thế như thế nào? - Hoàn toàn chủ động Dùng lược đồ gt kí hiệu, giới thiệu diễn biến... Giặc theo đường sông Thao -> Bạch Hạc -> Bình Lệ Nguyên. Tai đây vua Trần đích thân chỉ huy trận đánh quyết liệt diễn ra. -Giặc vào Thăng Long vắng lặng. ->Sứ giả chết -> giặc tàn phá Thăng Long, giết người cướp của. -Vua Trần lo lắng ->Trần Thủ Độ “đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. -> Giặc khó khăn, thiếu lương thực. Em hãy thuật lại diễn biến trận đánh trên lược đồ. Nhận xét. Em hiểu như thế nào về câu nói của thái sư Trần Thủ Độ? - Ý chí quyết tâm đánh giặc, làm an tâm vua Trần Vì sao quân Mông Cổ mạnh mẽ vẫn bị ta đánh bại? Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến. Bài học lịch sử của cuộc kháng chiến. Lên bảng hoàn thiện bản đồ tư duy (theo 3 nhóm) 1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ. (15’) - Vua Mông Cổ cho quân XL Đại Việt -> Đánh lên phía nam TQ, thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống 2.Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ. (25’) a) Nhà Trần chuẩn bị: - Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí, thành lập các đội dân binh, quân đội ngày đêm luyện tập - Thái độ kiên quyết đánh giặc. b) Diễn biến: - 1/1258, 3 vạn quân Mông -> xâm lược nước ta. - Giặc mạnh ta rút khỏi Thăng Long làm vườn không nhà trống. - Giặc khó khăn, ta phản công thắng ở Đông Bộ Đầu. - 29/1/1258 Giặc rút khỏi Thăng Long bị truy kích -> tháo chạy ->Kháng chiến kết thúc. c) Nguyên nhân thắng lợi: Đoàn kết, quyết tâm quân dân cách đnáh thông minh tránh mạnh đánh chỗ yếu, chớp thời cơ. Sự chuẩn bị chu đáo, tinh thần dũng cảm, quyết chiến quyết tháng của dân tộc. d)Ý nghĩa: - Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. - Thể hiện sức mạnh của đân tộc Việt Nam. 3. Củng cố: (1’) - Nhà Trần đã chuẩn bị và tiến hành chống quân Mông Cổ ntn? 4. Hướng dẫn Hs học ở nhà: (1’) - Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK - CBB: Đọc trước mục II SGK Rút kinh nghiệm: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động......................................... - Nội dung kiến thức.................................................................................... Ngày soạn: 13/11/2011 Ngày giảng: 16/11/2011 dạy lớp 7A Tiết 25. Bài 14 II. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN – MÔNG I- Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức: - Việc chuẩn bị chống quân Nguyên của nhà Trần chu đáo hơn. - Sự chuẩn bị chu đáo, đường lối đánh giặc đúng đắn, quyết tâm cao... quân dân Đại Việt đã giành thắng lợi vẻ vang. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để thuật lại diễn biến kháng chiến. 3.Tư tương: - Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc ngoại xâm, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước. II- Chuẩn bị của Gv và Hs: 1. Gv: Chuẩn bị lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông 1285. 2. Hs: Đọc trả lời các câu hỏi Sgk. III- Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) a) Câu hỏi: Em hãy trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ. b) Đáp án: - 1/1258, 3 vạn quân Mông -> xâm lược nước ta. - Giặc mạnh ta rút khỏi Thăng Long làm vườn không nhà trống. - Giặc khó khăn, ta phản công thắng ở Đông Bộ Đầu. - 29/1/1258 Giặc rút khỏi Thăng Long bị truy kích -> tháo chạy ->Kháng chiến kết thúc. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Sau thất bại 1258 Quân Mông cổ vô cùng tức giận vẫn nuôi dã tâm xâm lược Đại Việt. Năm 1279 sau khi chiếm được toàn bộ Trung Quốc lập ra nhà Nguyên, vua Nguyên đã ráo riết chuẩn bị đánh Đại Việt. Vậy lần này chúng có giành được thắng lợi hay không. Diễn biến kết quả cuộc kháng chiến... Hoạt động của Gv và Hs Ghi bảng Gv ? Hs ? Hs ? Gv Hs ? Gv ? Hs Hs ? Gv ? Hs ? Hs Gv ? Hs Gv ? Hs ? Hs ? Hs ? Hs Giảng sgk + lược đồ. Vua Nguyên ráo riết xâm lược Cham- Pa và Đại Việt nhằm mục đích gì? - Làm cầu nối thôn tính các nước phía nam TQ Vì sao nhà Nguyên lại đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt? - Làm bàn đạp tấn công vào Đại Việt Kế họach của giặc có thực hiện được không? Vì sao? Sơ kết chuyển ý. Đọc sgk. Biết tin vua Nguyên đánh Cham-pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt- vua Trần đã làm gì? Y/c HS chú ý vào đoạn in nghiêng Em có suy nghĩ gì về tấm gương yêu nước của Hoài Văn Hầu- Trần Quốc Toản? - Tuổi trẻ, trí lớn, lòng yêu nước quyết tâm bảo vệ tổ quốc Đọc đoạn"Hịch tướng sĩ" “Ta cùng các ngươi...” “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù”. Qua đoạn trích trên em thấy Hịch Tướng Sĩ có ý nghĩa gì? Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, con của An Sinh Vương Trần Liễn là danh nhân kiệt xuất của dân tộc đồng thời là danh nhân quân sự cổ kim của thế giới. Ông là một trong 10 đại nguyên soái quân sự của thế giới do Hoàng Gia Anh công bố 1984. Từ nhỏ ông đã hội tụ đủ tài văn võ biết dùng người tài, thương yêu binh lính, ông là bậc tướng tru cột của triều đình gồm đủ đức tài “nhân, nghĩa, trí, tín, dũng”. Trước khi mất vua Anh Tông đến hỏi thăm ông trăng trối “thời bình phải khoan thư sức dân làm kê sâu dễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Ngày 20/8/1300 ông qua đời thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng chôn trong khu vườn An Lộc đất san phẳng. Triều đình phong ông là “hưng đạo Đại Vương” lập đền thờ ở Vạn Kiếp- Chí Linh. Hội nghị Diên Hồng có tác dụng gì cho cuộc kháng chiến? - Là hội nghị thẻ hiện ý chí tập trung của nhân dân Đại Việt Việc thích 2 chữ "Sát thát" có ý nghĩa gì? - Quyết tâm giết giặc Mông Cổ. Dùng lược đổ gt. Ta đánh -> lui. Nghe tin Trần Quốc Tuấn sau 1 vài trận quyết chiến với giặc đã cho quân về Vạn Kiếp để bảo toàn lực lượng, vua Trần lo lắng hỏi Trần Quốc Tuấn đã khảng khái trả lời: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”. Em có liên hệ gì với câu nói của Trần Thủ Độ trong cuộc kháng chiến lần 1? - Rất bình tĩnh tự tin, thể hiện lòng quyết tâm, tinh thần chiến đấu đến cùng không sợ hi sinh, gian khổ - Thoát Hoan -> Thăng Long trống vắng chúng dựng doanh trại phía bắc sông Nhị. - Toa Đô từ Cham-pa đánh lên Nghệ An- Thanh Hoá. - Tạo thành hai gọng kìm. - Một số quý tộc Trần hàng giặc. - Một số người bị bắt. Ta đã giải quyết tình thế khó khăn đó ra sao? - Ta rút lui, củng cố lực lượng, chuẩn bị phản công. Em hãy thuật lại diễn biến của cuộc kháng chiến trong những tháng đầu năm 1285. Trần Bình Trọng “ta thà làm ma nước Nam còn hơn là làm vương đất Bắc”. Giai đoạn : Trần Ích Tắc hàng giặc. An Tư công chúa - vợ Thoát Hoan dò la tình hình giặc. Không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần, Thoát Hoan đã làm gì? - Khó khăn, thiếu thốn. -Thoát Hoan chui vào ống đồng Toa Đô bị chém đầu - Tây kết: “Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu”. Hãy nêu cách đánh giặc lần 2. - Vừa đánh vừa lui, chờ thời cơ phản công, vườn không nhà trống” lấy ít địch nhiều. -> Thắng lợi vẻ vang 1. Âm mưu xâm lược Chăm pa và Đại Việt của nhà Nguyên. (9’) - Sau khi thống trị hoàn toàn TQ, vua Nguyên ráo riết chuẩn bị XL Đại Việt và Cham-pa -1283, 10 vạn Nguyên- Toa Đô tấn công Chăm Pa-> thất bại. 2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến. (15’) -Vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc. -Trần Quốc Tuấn- chỉ huy cuộc kháng chiến “Hịch tướng sĩ” -> khích lệ tinh thần kháng chiến. -Năm 1285 các bô lão có uy tín trong nước về dự hội nghị Diên Hồng. =>Ý chí quyết tâm đánh giặc. - Quân đội tập trận ở Đông Bộ Đầu. - Nhân dân sẵn sàng chiến đấu. - Binh sĩ thích vào cánh tay 2 chữ Sát thát”. 3.Cuộc kháng chiến bùng nổ và thắng lợi. (15’) - 1/1285 khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy -> xâm lược ta. - Ta lui về Vạn Kiếp-> Thăng Long-> Thiên Trường thực hiện chủ chương “vườn không nhà trống” để bảo toàn lực lượng - Cùng 1 lúc Toa Đô từ Cham-Pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá, Thoát Hoan tấn công xuống phía nam hòng tạo thế gọng kìm tiêu diệt quân ta - Giặc rút về Thăng Long cố thủ -> gặp khó khăn. -5/1285 ta phản công giành thắng lợi ở Tây Kết, Hàm Tử, bến Chương Dương. - Kết quả: Giặc phần bị chết, phần còn lại rút chạy về nước, Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước, Toa Đô bị chém đầ - Cách đánh: Vừa đánh vừa lui, chờ thời cơ phản công, "vườn không nhà trống” lấy ít địch nhiều. 3. Củng cố: (2’) - Hãy cho biết cách đánh quân Nguyên của nhà trần trong cuộc kháng chiến lầ thứ 2. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK - CBB: Đọc trước mục III SGK Rút kinh nghiệm: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động......................................... - Nội dung kiến thức.................................................................................... - Phương pháp giảng dạy.............................................................................. - Hình thức tổ chức lớp học.......................................................................... - Thiết bị dạy học......................................................................................... Ngày soạn: 15/11/2011 Ngày giảng: 18/11/2011 dạy lớp 7A Tiết 26: Bài 14 III. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN . I- Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức: - Quân Nguyên quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba. - Vua tôi nhà Trần quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến chống lại nhà Nguyên với các trận đánh lớn: Vân Đồn, Bạch Đằng và giành thắng lợi vẻ vang. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến 3.Tư tương: - Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc và niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống gặc Mông Nguyên II- Chuẩn bị của Gv và Hs: 1. Gv: - Cuộc kháng chiến lần thứ III . - Chuyện kể về cuộc kháng chiến của Trần Khánh Dư. 2. Hs: Đọc trả lời các câu hỏi Sgk. III- Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra bài cũ: a) Câu hỏi: (5’) Hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên xâm lược của nhà Trần. b) Đáp án: - 1/1285 khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy -> xâm lược ta. - Ta lui về Vạn Kiếp-> Thăng Long-> Thiên Trường thực hiện chủ chương “vườn không nhà trống” để bảo toàn lực lượng - Cùng 1 lúc Toa Đô từ Cham-Pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá, Thoát Hoan tấn công xuống phía nam hòng tạo thế gọng kìm tiêu diệt quân ta - Giặc rút về Thăng Long cố thủ -> gặp khó khăn. - 5/1285 ta phản công giành thắng lợi ở Tây Kết, Hàm Tử, bến Chương Dương. - Kết quả: Giặc phần bị chết, phần còn lại rút chạy về nước, Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước, Toa Đô bị chém đầ - Cách đánh: Vừa đánh vừa lui, chờ thời cơ phản công, "vườn không nhà trống” lấy ít địch nhiều. 2. Bài mới * Giới thiệu bài: - Hai lần đem quân xâm lược đều thất bại thảm hại vua Nguyên vô cùng tức giận hạ quyết tâm xâm lược lần nữa hòng nuốt trôi Đại Việt, lần này vua Nguyên chuẩn bị rất kĩ càng có cả thuyền trở vũ khí và lương thực để khỏi phải rơi vào tình cảnh như lần xâm lược trước. Vậy với sự chuẩn bị rất chu đáo cuộc xâm lược của quân Nguyên có giành được thắng lợi hay không. Hôm nay thầy cùng các em trở lại với cuộc kháng chiến lần thứ ba của vua tôi nhà Trần. Hoạt động của Gv và Hs Ghi bảng Gv Hs ? Hs ? Hs ? Hs ? Hs ? Hs Gv Hs ? ? ? ? Gv Hs ? Hs ? Hs Gv ? Hs Gv Hs ? Hs ? Hs ? Hs ? ? ? ? Hs Hai lần thất bại-> Nguyên tức giận quyết định đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản để tập trung lực lượng đánh Đại Việt-> quyết tâm thắng lợi. Đọc chữ nhỏ “trong lần xâm lược... khinh thường”. Nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba như thế nào? - Đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản-> Đại Việt. Vua Nguyên căn dặn con “không được...khinh thường” cử tướng giỏi. Em có suy nghĩ gì về lực lượng của nhà Nguyên trong cuộc xâm lược Đại Việt lần 3? - Tướng – giỏi - Quân- đông - Vũ khí- mạnh - Lương thảo- đầy đủ =>Chu đáo, kĩ lưỡng. Hai lần xâm lược trước giặc bị thất bại nguyên nhân lớn là do đâu? - Thiếu lương thực. Lần này chúng chuẩn bị chu đáo định đánh lâu dài với ta. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Nguyên vua tôi nhà Trần đã làm gì? - Trần chuẩn bị đánh giặc. - Ta chặn đánh->rút lui khỏi Vạn Kiếp về sông Đuống. Em thấy thế của giặc trong những ngày đầu như thế nào? - Mạnh. Nếu chúng hội quân ở Vạn Kiếp với đầy đủ vũ khí- lương thảo để đánh lâu dài với ta thì ta rất khó khăn. Sơ kết- chuyển ý. Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ, đoàn thuyền lương nhưng cho rằng ta không thể ngăn được đoàn thuyền lương này nên đã hội quân ở Vạn Kiếp. Trần Khánh Dư được cử canh giữ mạn Đông Bắc nhưng lại để Ô Mã Nhi chạy thoát dễ dàng vì vậy bị vua Trần trách mắng đòi về trị tội. Trần Khánh Dư xin vua để thư thư cho Trần vài ba ngày nữa về trị tội chưa muộn, ông đoán rằng thuyền lương nặng nề đang đi sau vì vậy đã bố trí trận địa mai phục quả nhiên mấy ngày sau đoàn thuyền lương nặng nề đến đồn Vân Đồn-> bị mai phục. Đọc sgk. Em hẵy tường thuật lại diễn biến trận Vân Đồn? Kết quả trận Vân Đồn như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của trận Vân Đồn? Em có thể tiên đoán trước điều gì sẽ xảy ra? Chuyển ý. Đọc sgk “cuối 1/1288-> thuỷ bộ”. Sau trận Vân Đồn tình thế của quân Nguyên như thế nào? - Khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng Đợi mãi không thấy đoàn thuyền lương đến, Thoát Hoan đã làm gì? - Cho quân vào chiếm thành Thăng Long Giảng: Nhân dân TL đã thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống" để đối phó với giặc. Thoát hoan điên cuồng cho quân đánh các căn cứ của nhà trần, đuổi bắt 2 vua Trần (thái thượng hoàng và vua) Trước tình thế đó quân Nguyên đã làm gì? - Binh lính tàn phá cướp bóc của dân - Cho khai quật lăng mộ họ Trần Giảng: Quân lính đi đến đâu nhân dân căm ghét đuổi đánh. Thoát Hoan tuyệt vọng, cho quân rút về Vạn Kiếp và từ đây rút về nước. Đọc chữ nhỏ “Bạch Đằng... Mai phục”. Trước tình hình đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì? - Quyết định mở cuộc phản công và mai phục trên sông BĐ Tại sao ta quyết định mai phục ở cửa sông Bạch Đằng?. - Là nơi hiểm yếu, giặc vào sông Bạch Đằng ... ra sông Bạch Đằng là nơi chứng kiến 2 trận thắng lớn 938 của Ngô Quyền, 981 của Lê Hoàn Trận địa Bạch Đằng đã được bố trí như thế nào? - Đóng cọc, mai phục, lợi dụng con nước thuỷ triều. Dựa vào lược đồ em hãy trình bày lại diễn biến trận đánh Bạch Đằng 4/1288? Kết quả? Trận Bạch Đằng 4/1288 thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Cách đánh của nhà Trần trong lần thứ ba có gì khác, giống so với lần thứ hai? - Giống: Làm vườn không, nhà trống tránh chỗ mạnh-> yếu. - Khác: I, II.... phản công. III... mai phục, nhử giặc vào trận địa, triệt đường lương thực. 1.Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt. (11’) -Lần thứ ba xâm lược Đại Việt. Vua Nguyên: +Huy động 30 vạn quân. +Hàng trăm thuyền chiến. +Đoàn thuyền lương - Cuối 12/1287 quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta: +Quân bộ- Thoát Hoan-> Lạng Sơn-> Bắc Giang-> Vạn Kiếp. +Quân thuỷ- Ô Mã Nhi-> Vạn Kiếp. 2.Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. (11’) - Trần Khánh Dư mai phục đoàn thuyền lương của địch ở Vân Đồn - Khi đoàn thuyền lương qua Vân Đồn, bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đánh ra dữ dội - Kết quả: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm. - Ý nghĩa: Ta phấn khởi vui mừng. 3. Chiến thắng Bạch Đằng. (15’) -1/1288 Thoát Hoan-> Thăng Long trống vắng-> tình thế nguy khốn, tuyệt vọng địch rút quân về nước. -Vua Trần quyết định phản công, chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến - Diễn biến: + 4/1288 Đoàn thuyền Ô Mã Nhi về theo sông BĐ + Ta nhử chúng vào trận địa mai phục. + Lúc nước rút, thuyền bị xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ - Kết quả: Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống -Ý nghĩa: Đập tan mộng xâm lăng của giặc Nguyên. 3. Củng cố: (2’) - Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên. - Em có suy nghĩ gì về ba lần chíên thắng chống xâm lược... 4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK - CBB: Đọc trước bài 3SGK Rút kinh nghiệm: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động......................................... - Nội dung kiến thức.................................................................................... - Phương pháp giảng dạy.............................................................................. - Hình thức tổ chức lớp học.......................................................................... - Thiết bị dạy học......................................................................................... Ngày soạn: 20/11/2011 Ngày giảng: 23/11/2011 dạy lớp 7A Tiết 27. Bài 14 IV.NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN. I- Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Vì sao ở thế kỉ XIII trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thì cả ba lần quân dân Đại Việt đều thắng lợi. - Ý Nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên. 2. Kĩ năng: - Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung 3. Tư tương: - Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước. - Bài học lịch sử về tinh thần đoàn kết quân dân. II- Chuẩn bị của Gv và Hs: - Bản đồ đế quốc Mông - Nguyên thế kỉ XIII. - Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. - Tư liệu về nhân vật lịch sử trong ba lần kháng chiến chống xâm lược... III- Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) a) Câu hỏi: Em hãy thuật lại diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng? b) Đáp án: - Diễn biến: + 4/1288 Đoàn thuyền Ô Mã Nhi về theo sông BĐ + Ta nhử chúng vào trận địa mai phục. + Lúc nước rút, thuyền bị xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ - Kết quả: Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống -Ý nghĩa: Đập tan mộng xâm lăng của giặc Nguyên. 2. Bài mới * Giới thiệu bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần đã diễn ra trong điều kiện rất khó khăn, gian khổ nhưng đã giành được thắng lợi vẻ vang ở cả ba lần. Nguyên nhân thắng lợi do đâu? Những thắng lợi đó có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Hoạt động của Gv và Hs Ghi bảng ? Hs ? ? Hs ? Hs ? Hs ? Gv ? Hs Gv ? Hs Hs Em hãy điểm lại những thắng lợi của ta trong cả ba lần kháng chiến... - Trận Đông Bộ Đầu 1/1258. - 1288 Trận Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. - 12/1287 Trận Vân Đồn, sông Bạch Đằng 4/1288. Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của ta trong cả ba lần kháng chiến. Em hãy nêu dẫn chứng về sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. - Làm vườn không nhà trống. - Tự vũ trang, sắm vũ khí. - Luyện tập ngày đêm, tập trung đông nhất lực lượng, ý chí, lòng quyết tâm-> giặc khó khăn. Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn? Trần Quốc Tuấn- Trần Liễu. -Trần Quang Khải - Trần Cảnh. =>Mâu thuẫn lớn từ trước =>xoá bỏ ><. - Trần Quốc Tuấn: Chỉ huy tài giỏi nhà lí luận quân sự tài ba. - Viết cuốn: Binh thư yếu lược; vạn kiếp tông...; hịch tướng sĩ. =>Kháng chiến lần 2,3- tổng chỉ huy lực lượng quân đội, trực tiếp xông pha trận mạc, biết dùng người tài. Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo là gì? - Vườn không nhà trống. - Tránh mạnh đánh yếu, phát huy dân tộc. - Giặc từ đánh nhanh->đánh lâu dài. Em hãy nêu lại những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên. Sơ lược chuyển ý. Thế kỉ XIII vó ngựa Mông Cổ đã tung hoành ngang dọc thế giới chiếm các nước Châu Âu, Châu Á, Trung Quốc mở rộng bờ cõi xuống Đông Nam á chúng chưa hề biết đến thất bại là gì. Vậy mà 3 lần sang xâm lược Đại Việt nhỏ bé thì cả 3 lần chúng đều thất bại. Từ đó giặc Mông Cổ đã phải từ bỏ mộng xâm lăng. Em hãy nêu lại lực lượng quân Mông-Nguyên xâm lược Đại Việt ở cả 3 lần như thế nào? - 1259 lực lượng 3 vạn quân. - 1285 lực lượng -50 vạn quân. - 1287-1288 lực lượng 30 vạn quân+thuyền lương, chiến. Trong tình thế đất nước ta rất khó khăn vậy mà cả ba lần đều thắng lợi. Thắng lợi của ta trong cả ba lần kháng chiến... có ý nghĩa lịch sử như thế nào? “Khoan thư sức dân làm kế sâu dễ, bền gốc”. Đây là thắng lợi vẻ vang của dân tộc mẫi mãi được lịch sử trân trọng, học tập... 1.Nguyên nhân thắng lợi. (24’) - Sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. - Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần. - Sự đoàn kết dân tộc-> sức mạnh. - Tinh thần chiến đấu hy sinh quân dân. - Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy 2. Ý nghĩa lịch sử. (12’) - Đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược và tham vọng của đế chế Nguyên bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. - Góp phần xây đắp thêm truyền thống chống giặc giữ nước của dân tộc ta. - Để lại bài học lịch sử quý giá, đoàn kết dân tộc, lấy dân làm gốc. - Ngăn chặn cuộc xâm lăng vào Nhật. 3. Củng cố: (3’) - Hệ thống kiến thức toàn bài. - Em hãy nhắc lại ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên 4. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’) - Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK - CBB: Đọc trước bài 15 SGK Rút kinh nghiệm: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động......................................... - Nội dung kiến thức.................................................................................... - Phương pháp giảng dạy.............................................................................. - Hình thức tổ chức lớp học.......................................................................... - Thiết bị dạy học......................................................................................... Ngày soạn: 22/11/2011 Ngày giảng: 25/11/2011 dạy lớp 7A Tiết 28: Bài 15 SỰ PHÁT TRIỂN K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLịch sử 7 - NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII.doc
Tài liệu liên quan