Giáo án Lịch sử lớp 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những nam cuối thế kỉ XIX

3. Khởi nghĩa Hương Khê

 (1885 – 1886)

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

- Địa bàn: Bao gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong đó địa bàn chính là Nghệ An – Hà Tĩnh.

- Diễn biến:

+ Giai đoạn 1885 – 1888, chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí (súng trường) tích lương thực,

+ Giai đoạn từ 1888 – 1896, chiến đấu quyết liệt. Từ 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch. Chủ động tấn công thắng nhiều trận nổi tiếng.

- Kết quả:

+ Từ cuối 1893, lực lượng hao mòn. Cao Thắng hi sinh trong trận tấn công đồn Lu (Thanh Chương) tháng 10/1893, Phan Đình Phùng hi sinh 28/12/1895, sang 1896 những thủ lĩnh cuối cùng rơi vào tay giặc. Khởi nghĩa thất bại.

- Ý nghĩa: Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.

 

docx9 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những nam cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU BÀI HỌC Về kiến thức Học sinh cần nêu được hoàn cảnh, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta vào cuối thế kỉ XIX. Phân tích, so sánh được các phong trào Cần Vương, phong trào đấu tranh tự vệ của nhân dân cuối thế kỉ XIX. Đánh giá được những đặc điểm, tính chất và rút ra được những bài học kinh nghiệm từ quá trình đấu tranh bảo vệ dân tộc của nhân dân ta trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Về thái độ, tư tưởng Hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Đánh giá đúng trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc. đề cao tinh thần đoàn kết, yêu hoà bình và chống chiến tranh phi nghĩa. Bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dẫn đến thắng lợi. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, trình bày tư liệu, rút ra nhận xét, đánh giá. Củng cố kĩ năng sử dụng SGK, lược đồ để trình bày các sự kiện liên quan. Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp tư liệu lịch sử, liên hệ và rút ra bài học kinh nghiệm. CHUẨN BỊ Giáo viên Sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy Lược đồ các cuộc khởi nghĩa vũ trang, tranh ảnh các nhân vật lịch sử liên quan (Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám) Học sinh Sách giáo khoa Tìm hiểu trước thông tin về sự kiện, nhân vật lịch sử (Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám) TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào Cần Vương? Những người lãnh đạo trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy? Dẫn dắt vào bài mới Để hiểu được phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX đã diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay: Bài 17. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV - HS Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương (nhóm) GV chia HS thành 3 nhóm: - Nhóm 1: Tìm hiểu về khởi nghĩa Bãi Sậy - Nhóm 2: Tìm hiểu về khởi nghĩa Ba Đình - Nhóm 3: Tìm hiểu về khởi nghĩa Hương Khê GV phát cho HS phiếu học tập (khổ giấy A1) và yêu cầu học sinh trình bày những nội dung kiến thức theo sự sáng tạo của nhóm (các nhóm có thể kẻ bảng, viết báo cáo, hoặc vẽ sơ đồ tư duy) Với các yêu cầu sau: + Tên cuộc khởi nghĩa (thời gian) + Người lãnh đạo + Địa bàn + Tóm lược diễn biến chính + Kết quả + Ý nghĩa Sau 15p, HS trình bày sản phẩm của mình. GV cho HS tự nhận xét và nhận xét chéo. GV nhận xét, bổ sung. - GV: giới thiệu đôi nét về Căn cứ Bãi Sậy. Bãi Sậy là một vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ của tỉnh Hưng Yên. Trước kia là những cánh đồng rộng mênh mông, rất màu mỡ của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bãi Sậy có vị trí rất trọng yếu, án ngữ những tuyến thủy, bộ quan trọng của vùng tả ngạn Sông Hồng. Tuy là vùng đồng bằng nhưng rất hiểm trở bởi những cánh rừng lau sậy rộng lớn, um tùm, sình lầy, cộng vào đó là hệ thống hầm chông, cạm bẫy của nghĩa quân đã làm cho vùng này càng trở nên bí hiểm với những câu chuyện “ cỏ biết cắn ”, “ rắn hai đầu” Điều kiện tự nhiên ở Bãi Sậy rất thuận lợi cho nghĩa quân ẩn náu cũng như khi tiến hành tấn công giặc, đặc biệt khi chống giặc càn quét. Do đó, Nguyễn Thiện Thuật khi phát động khởi nghĩa đã chọn nơi này làm căn cứ, để từ đây nghĩa quân có thể xuất phát đánh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninhrồi tả ra khắp vùng tả ngạn, khiến địch không thể lường trước được - GV: giới thiệu đôi nét về nhân vật Nguyễn Thiện Thuật: Nguyễn Thiện Thuật (1844 – 1926), quê ở Hưng Yên. Ông là một nhà yêu nước, một trong những người lãnh đạo nổi tiếng trong phong trào Cần Vương chống Pháp. Năm 1852, ông đỗ tú tài, năm 1871, ông đậu cử nhân và sau đó làm tri phủ Từ Sơn (Bắc Ninh). Năm 1885, khi kinh thành Huế bị thất thủ, ông đưa vua Hàm Nghi lập chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) để chống Pháp, sau đó ông được thăng chức. Ngày 12/11/1889, nghĩa quân do ông chỉ huy đánh chiếm được tỉnh Hải Dương và uy hiếp các tỉnh lân cận. Lúc bấy giờ Pháp tấn công căn cứ Bãi Sậy của ông. Sau những đợt tấn công của địch, ông cho phân tán lực lượng để một số về quê, còn ông rút sang Trung Quốc ẩn náu ở nhà Lưu Vĩnh Phúc. Ông mất vào tháng 6/1926. - GV: kết hợp lược đồ khởi nghĩa Hương Khê trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương? + Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa Cần vương. + Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ. + Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tỉnh, ngoài căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác. + Chuẩn bị tương đối chu đáo: có thể chế tạo được súng trường, tích trữ lương thảo; đào đắp công sự liên hoàn. + Đánh nhiều trận nổi tiếng. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phong trào nông dân Yên Thế (cả lớp). GV đặt vấn đề: Trong phong trào dân tộc cuối thế kỉ XIX, song song với các cuộc đấu tranh Cần Vương còn có các cuộc đấu tranh tự phát của nông dân và đồng bào miền núi. Theo bước chân xâm lược của thực dân Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân ta nổ ra từ đồng bằng lan dần lên trung du, miền núi. Trong hàng loạt cuộc nổi dậy của nông dân cuối thế kỉ XIX, nổi bật nhất là phong trào nông dân Yên Thế. GV: giới thiệu đôi nét về Căn cứ Yên Thế Căn cứ Yên Thế ở phía Tây Bắc Giang, có diện tích rộng chừng 40 đến 50 km2, gồm đồi là chủ yếu, có cây cối rậm rạp, gò bụi um tùm. Từ đây có thể đi thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên... - GV: kết hợp chiếu lược đồ khởi nghĩa Yên Thế trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa. Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần vương là: - Phong trào Cần vương gồm những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần vương với mục đích giúp vua cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình. - Phong trào nông dân Yên Thế nhằm mục đích chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp, các xóm làng của nông dân từ các nơi tụ họp về nương nhờ lẫn nhau để sinh sống và chống lại các thế lực đe doạ từ bên ngoài, họ tự mình đứng lên để bảo vệ cuộc sống của mình. Đó là phong trào mang tính tự phát (tính chất tự vệ) của nông dân. Vì vậy không thể xếp phong trào nông dân Yên Thế vào phong trào Cần vương Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) - Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật, Đốc Tít - Địa bàn: Từ căn cứ chính Bãi Sậy (Hưng Yên) lan rộng sang Hải Dương, Bắc Ninh, Thái BìnhNgoài ra còn có căn cứ Hai Sông. - Hoạt động chủ yếu + Từ 1885 - 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy (khống chế các tuyến đường bộ, đường sông), xây dựng tổ chức (phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động). + Từ 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung. - Kết quả, ý nghĩa + Lực lượng nghĩa quân suy yếu, Nguyễn Thiện Thuật lánh sang Trung Quốc. + Năm 1892, những lực lượng cuối cùng về với nghĩa quân Yên Thế. + Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 -1887) - Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng - Địa bàn: ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Nga Sơn, Thanh Hóa) - Hoạt động chủ yếu + Chặn đánh các đoàn xe vận tải địch, tập kích địch. + Tháng 12/1886, Pháp tập trung quân tấn công vào Ba Đình nhưng thất bại. + Ngày 06/01/1887, địch huy động 2500 quân bao vây căn cứ. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, nghĩa quân mở đường máu rút ra ngoài. - Kết quả, ý nghĩa: + Sáng 21/01/ 1887, địch chiếm được căn cứ. Nghĩa quân rút lên Mã Cao, sáp nhập với nghĩa quân Cầm Bá Thước. + Nhiều thủ lĩnh hy sinh hoặc bị bắt. Đinh Công Tráng cố gây dựng lại phong trào. Năm 1887, ông bị Pháp giết hại, khởi nghĩa tan rã. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1886) - Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng. - Địa bàn: Bao gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong đó địa bàn chính là Nghệ An – Hà Tĩnh. - Diễn biến: + Giai đoạn 1885 – 1888, chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí (súng trường) tích lương thực, + Giai đoạn từ 1888 – 1896, chiến đấu quyết liệt. Từ 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch. Chủ động tấn công thắng nhiều trận nổi tiếng. - Kết quả: + Từ cuối 1893, lực lượng hao mòn. Cao Thắng hi sinh trong trận tấn công đồn Lu (Thanh Chương) tháng 10/1893, Phan Đình Phùng hi sinh 28/12/1895, sang 1896 những thủ lĩnh cuối cùng rơi vào tay giặc. Khởi nghĩa thất bại. - Ý nghĩa: Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) - Lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám. - GV: giới thiệu đôi nét về Căn cứ Yên Thế. - Địa bàn: Yên Thế ( Bắc Giang) - Hoạt động chủ yếu: + Từ 1884 – 1892: Do Đề nắm lãnh đạo, nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế. + Từ 1893 – 1897: Do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp hai lần, nghĩa quân làm chủ bốn tổng ở Bắc Giang. - Diễn biến + Giai đoạn 1884 – 1892: Tại Yên Thế có hàng chục toán quân hoạt động riêng lẻ chống các chính sách của thực dân Pháp, thủ lĩnh uy tín nhất là Đề Nắm. Tháng 3/1892 Pháp tấn công, Đề Nắm bị sát hại. + Giai đoạn 1893 – 1897: Do Đề Thám lãnh đạo, giảng hoà với Pháp 2 lần nhưng vẫn ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng làm chủ 4 tổng Bắc Giang (Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng). + Giai đoạn 1898 – 1908: Trong 10 năm hoà hoãn, căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước. + Giai đoạn 1909 – 1913: Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục. - Kết quả: 10/02/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. - Ý nghĩa: + Trong quá trình tồn tại, phong trào đã kết hợp được yêu cầu độc lập với nguyện vọng của nhân dân. + Là phong trào đấu tranh lớn nhất của nông dân trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nói lên ý chí, sức mạnh bền bỉ, dẻo dai của nông dân. IV. CỦNG CỐ Củng cố kiến thức Câu 1: Đêm mùng 4, rạng sáng mồng 5/7/1885, quân của Tôn Thất Thuyết tấn công vào . ? Khâm Sứ Câu 2: Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra .....? Tân Sở Câu 3: Tháng 7/1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu.. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân vì vua kêu nước. Cần Vương Câu 4: Ai là người xây dựng căn cứ Hai Sông ( Hải Dương)? Đốc Tít Câu 5: ( có 7 chữ cái) Bãi sậy thuộc tỉnh nào? Hưng Yên Dặn dò - Yêu cầu HS về nhà hoàn thành nốt các câu hỏi cuối bài, tiết sau kiểm tra bài cũ - Dặn dò HS về nhà tìm hiểu trước bài “Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp”. Thái Nguyên ngày tháng 03 năm 2018 Giáo viên hướng dẫn Hoàng Thị Đặng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 21 Phong trao yeu nuoc chong Phap cua nhan dan Viet Nam trong nhung nam cuoi the ki XIX tiet 2_1.docx
Tài liệu liên quan