I – Mục tiêu đề kiểm tra:
1. Kiến thức:
a/ Thành phần ngtử, hạt nhân ngtử, nguyên tố hóa học, đồng vị, ngtử khối TB
b/ Sự chuyên động của e ngtử, obitan ngtử, lớp và phân lớp electron
c/ Bảng HTTH, sự bđổi tuần hoàn, cấu hình e, đại lượng VL, tính KL–PK, ý nghĩa bảng HTTH
d/ LK ion, LK cộng hóa trị, LK kim loại, sự lai hóa của obitan ngtử, hóa trị, số oxi hóa
e/ Phản ứng oxi hóa – khử, phân loại phản ứng hóa học trong hóa học vô cơ
f/ Tính chất của clo, axit clohiđric, hợp chất có oxi của clo
2. Kĩ năng:
a/ Giải nhanh và chính xác các bài tập trắc nghiệm
b/ Giải các BT về: Thành phần ngtử, ngtố hóa học, đồng vị, ngtử khối TB, HCl, số oxh
3. Thái độ:
a/ Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề.
b/ Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học.
71 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 1 đến tiết 36, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u học tập số 4.
1.Điền các thông tin vào bảng sau
Nguyên tố
Na
Mg
Al
Si
P
S
Cl
Oxit cao nhất
Hóa trị cao nhất với oxi
Hợp chất khí với Hiđro
Hóa trị với Hiđro
2. Nhận xét quy luật biến đổi hóa trị (trong hợp chất với H và trong oxit cao nhất của chúng)
3. Mối quan hệ giữa hóa trị trong hợp chất với H và trong oxit cao nhất của cùng một nguyên tố
+HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân.
+ HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình).
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
+Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
- Trong 1 chu kì: đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất với oxi của các nguyên tố tăng lần lượt từ 1 đến 7, hóa trị với hiđro của các PK giảm từ 4 đến 1.
- Hóa trị của nguyên tố trong oxit cao nhất bằng STT của nhóm
- Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với H + Hóa trị của nguyên tố trong oxit cao nhất bằng 8.
- Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
Hoạt động 4 : oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A( 25 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A.
- khái quát các quy luật đã học hình thành nội dung định luật tuần hoàn.
-Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
b. Phương thức tổ chức HĐ:
+GV cho HS HĐ cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 5.
Điền các thông tin vào bảng sau
Nguyên tố
Na
Mg
Al
Si
P
S
Cl
Oxit cao nhất
Tính axit- bazo
Hiđroxit tương ứng
Tính axit- bazo
2. nhận xét quy luật biến đổi tính axit- bazo của các Oxit và Hiđroxit
3. Khái quát các quy luật đã học thành định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học
+HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân.
+HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình).
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
+Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 2
Oxit
Na2O
Oxit
bazơ
MgO
Oxit
bazơ
Al2O3
Oxit
Lưỡng tính
SiO2
Oxit
axit
P2O5
Oxit
axit
SO3
Oxit axit
Cl2O7
Oxit axit
Hidroxit
NaOH
Bazơ mạnh
kiềm
Mg(OH)2
Bazơ
yếu
Al(OH)3
Hidroxit
lưỡng tính
H2SiO3
Axit
yếu
H3PO4
Axit
TB
H2SO4
Axit
mạnh
HClO4
Axit
rất
mạnh
Bazơ
Axit
- Trong 1 chu kì: từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
- Trong 1 nhóm A : Đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân : tính bazơ của các oxit và hidroxit tăng, tính axit giảm dần
- ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN :
“Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”
Tiết 18
Hoạt động 5 : Mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo, tính chất của nguyên tố( 45 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
- Từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra:
. Cấu hình electron nguyên tử
. Tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó.
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
+ GV cho HS HĐ cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 3.
Phiếu học tập số 6.
Bài 1. Cho nguyên tố X có Z=16.
a.Viết cấu e nguyên tử của nguyên tố X
b. Xác định vị trí của X trong bảng HTTH, tên nguyên tố X, X là kim loại hay phi kim
c. Lập công thức phân tử oxit cao nhất, hiđroxit tương ứng ,hợp chất với H của X.
Bài 2. Nguyên tố có STT 20, chu kì 4, nhóm IIA. Hãy cho biết:
- Số proton, số electron trong nguyên tử?
- Số lớp electron trong nguyên tử?
- Số eletron lớp ngoài cùng trong nguyên tử?
- Cấu hình e nguyên tử nguyên tố đó
- Lập công thức phân tử oxit cao nhất, hiđroxit tương ứng của nguyên tố đó
Từ bài 1,2 yêu cầu học sinh khái quát mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo, tính chất của nguyên tố
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
+Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 3
Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo của nguyên tố đó và ngược lại.
- Số thứ tự của nguyên tố « Số proton, số electron
- Số thự tự của chu kì « Số lớp electron.
- Số thứ tự của nhóm A « Số electron lớp ngoài cùng.
Biết vị trí một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó :
- Tính kim loại, tính phi kim:
.Các nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA (trừ H và B) có tính kim loại.
. Các nguyên tố ở các nhóm VA, VIA, VIIA (trừ antimon, bitmut và poloni) có tính phi kim.
- Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hiđro.
- Công thức oxit cao nhất.
- Công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có)
IA
IIA
IIIA
IVA
VA
VIA
VIIA
hchất oxit cao nhất
R2O
RO
R2O3
RO2
2O5
RO3
R2O7
Hchất khí với hiđro
RH4
RH3
RH2
RH
- Công thức hiđroxit tương ứng (nếu có) và tính axit hay bazơ của chúng.
Tiết 19; 20
Hoạt động 5. Luyện tập (2 tiết)
a) Mục tiêu hoạt động:
Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học về sự biến đổi tuần hoan cấu hình e, tính chất đơn chất, hợp chất cũng như thành phần phân tử của hợp chất
Kỹ năng: thiết lập mỗi quan hệ cấu tạo, vị trí và tính chất của một nguyên tố
Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 7.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS
HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2.
HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
Dạng 1: Mối quan hệ giữa vị trí với cấu tạo nguyên tử và tính chất nguyên tố, tính chất hợp chất
Câu 1/ Cho nguyên tử có kí hiệu 1632X
a/ Xác định các giá trị A, Z, p, n, e? Tên X? Cấu hình e ?
b/ Xác định vị trí X trong bảng tuần hoàn?
c/ X là kim loại , phi kim hay khí hiếm? Giải thích?
d/ Hóa trị cao nhất với oxi? Công thức oxit cao nhất?
e/ Hóa trị với H trong hợp chất khí? Công thức hợp chất khí với H? ( nếu có).
g/ Công thức hidroxit tương ứng ? Cho biết nó có tính axit hay bazơ?
Câu 2/ Câu hỏi tương tự cho các nguyên tử có Z = 6,7,11,12,13,14,15,17,19,20
Câu 3/ Nguyên tố Y thuộc chu kì 3, nhóm VA.
a/ Y có bao nhiêu lớp e? Y có bao nhiêu e hóa trị? Các e hóa trị này thuộc lớp e nào?
b/ Viết cấu hình e nguyên tử của Y?
Câu 4/ Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIB.
a/ Y có bao nhiêu lớp e? X có bao nhiêu e hóa trị? Các e hóa trị này thuộc lớp e nào?
b/ Viết cấu hình e nguyên tử của X?
Câu 5/ X thuộc chu kì 4, có 9 e hóa trị . Xác định cấu hinh e của X?
Câu 6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử X thuộc nhóm VIIA là 52
Viết cấu hình e và xác định vị trí của nguyên tố trong BTH?
Câu 7: Một nguyên tử R có tổng số các hạt là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 25 hạt. Xác định vị trí của R trong BTH?
Dạng 2: So sánh tính chất các nguyên tố lân cận và hợp chất oxit, hidroxit của chúng
Câu 1. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần tính phi kim? Giải thích?
O, C, N, F, B, Be, Li
Câu 2. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều giảm dần tính kim loại? Giải thích?
Na, Li, Cs, K, Rb
Câu 3. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều giảm dần tính phi kim? Giải thích?
N, O, P, F
Câu 4. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần tính kim loại? Giải thích?
Na, K, Rb, Mg, Al
Câu 5. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần tính phi kim? Giải thích?
C, S, N, F, O, H, Si, Cl.
Câu 6. Sắp xếp các hợp chất sau theo chiều giảmdần tính bazơ?
Al2O3, Na2O, SiO2, MgO, SO3,P2O5, Cl2O7
Câu 7. Sắp xếp các hợp chất sau theo chiều tăng dần tính axit?
NaOH, H2SiO3,HClO4,, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4
Câu 8. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử? Giải thích?
Si, S, Cl, Na, Cl, P, Mg, Al.
Câu 9. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử? Giải thích?
Be, Mg, Ca, Sr, Ba
Dạng 3: Xác định hai nguyên tố cùng chu kì thuộc 2 ô liên tiếp, hai nhóm A liên tiếp.
Câu 1: Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng 1 chu kì và thuộc hai ô liên tiếp nhau trong bảng HTTH, tổng số đơn vị đthn của X và Y là 25.
a) Xác định X và Y. Viết cấu hình e của X và Y.
b) X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? CT oxit cao nhất và CT hợp chất khí với hidro của X và Y.
Câu 2: Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng chu kì ở hai ô liên tiếp nhau trong bảng HTTH, tổng số e của X và Y là 15. Xác định X và Y .
Câu 3:X và Y thuộc cùng chu kì ở hai nhóm A liên tiếp nhau trong bảng HTTH, tổng số e của X và Y là 51. Xác định X,Y
Câu 4: Phân tử X2Y có tổng số hạt proton là 23, biết X và Y ở hai ô liên tiếp trong 1 chu kì. Xác định X và Y, viết cấu hình e của X và Y, công thức hợp chất.
Câu 5: Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong BTH. B thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất A và B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của A và B là 23. Xác định A, B. Viết cấu hình e và xác định tính chất hóa học cơ bản của chúng.
Câu 6: Ba nguyên tử X, Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân là 16. Y và Z kế tiếp thuộc hai ô kế tiếp trong cùng chu kì. Tổng số e trong ion [XY3]- là 32. Xác định X, Y, Z.
Dạng 4: Xác định hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A ở hai chu kì liên tiếp.
Câu 1. Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 22.
a) Xác định A và B
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B
Câu 2. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 52.
a) Xác định A và B
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B
Câu 3. Hai nguyên tố A và B thuộc có tổng số điện tích hạt nhân là 58. Biết Avà B thuộc cùng một phân nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn.
a) Xác định A và B
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B
Câu 4. Hai nguyên tố A và B thuộc hai nhóm A liên tiếp và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton của A và B bằng 19.
Câu 5. Hai nguyên tố A và B thuộc hai nhóm A liên tiếp và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton của A và B bằng 25.
Dạng 5: Xác định tên nguyên tố dựa vào công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hidro
Câu 1. Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm IIA chứa 71,43% khối lượng của R. Xác định tên R.
Câu 2. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tử ứng với công thức RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi. Tìm nguyên tố đó.
Câu 3. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Tìm R.
Câu 4. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Trong hợp chất của nó với hidro chứa thành phần khối lượng R là 82,35%. Tìm nguyên tố đó.
Câu 5. Nguyên tố R thuộc nhóm IIIA và có tổng số hạt cơ bản là 40.
a) Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình electron của R.
b) Tính % theo khối lượng của R trong oxit cao nhất của nó.
Câu 6. Oxit cao nhất của một nguyên tử ứng với công thức RO3. Trong hợp chất của nó với hidro chứa 17,65% hidro về khối lượng. Tìm nguyên tố đó.
Câu 7. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tử ứng với công thức RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,33% khối lượng của oxi. Tìm nguyên tố đó.
Câu 8. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH2. Trong oxit cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi là 2 : 3. Tìm R.
Câu 9. Nguyên tố R thuộc nhóm VA. Tỉ lệ về khối lượng giữa hợp chất khí với hiđro và oxit cao nhất của R là 17 : 71. Xác định tên R.
Câu 10. X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Oxit cao nhất của nó có phân tử khối là 183.
a) Xác định tên X.
b) Y là kim loại hóa trị III. Cho 10,08 (lit) khí X (đkc) tác dụng Y thu được 40,05 (g) muối. Tìm tên Y.
Dạng 6: Xác định tên nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học
Câu 1. Khi cho 3,33 g một kim loại kiềm tác dụng với nước thì có 0,48 g hidro thoát ra. Cho biết tên kim loại kiềm đó.
Câu 2. Khi cho 0,6g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng với nước thì có 0,336 lít hidro thoát ra (đktc). Gọi tên kim loại đó.
Câu 3. Cho 10 (g) một kim loại A hóa trị II tác dụng hết với nước thì thu được 5,6 (l) khí H2 (đktc). Tìm tên kim loại đó.
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 5,85 (g) một kim loại B vào nước thì thu được 1,68 (l) khí (đkct). Xác định tên kim loại đó.
Câu 5. Cho 3,33 (g) một kim loại kiềm M tác dụng hoàn toàn với 100 ml nước (d = 1 g/ml) thì thu được 0,48 (g) khí H2 (đkc).
a) Tìm tên kim loại đó.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
Câu 6. Cho 0,72 (g) một kim loại M tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 672 (ml) khí H2 (đkc). Xác định tên kim loại đó.
Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 6,85 g một kim loại kiềm thổ R bằng 200 (ml) dung dịch HCl 2M. Để trung hòa lượng axit dư cần 100 ml dung dịch NaOH 3M. Xác định tên kim loại trên.
Câu 8. Để hòa tan hoàn toàn 1,16 (g) một hiđroxit kim loại R hoá trị II cần dùng 1,46 (g) HCl.
a) Xác định tên kim loại R, công thức hiđroxit.
b) Viết cấu hình e của R biết R có số proton bằng số nơtron.
Câu 9. Khi cho 5,1 (g) oxit kim loại M nhóm IIIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 20% thu được 6,675(g) muối clorua.
a) Xác định tên kim loại M.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 3,68 (g) một kim loại kiềm A vào 200 (g) nước thì thu được dung dịch X và một lượng khí H2. Nếu cho lượng khí này qua CuO dư ở nhiệt độ cao thì sinh ra 5,12 (g) Cu.
a) Xác định tên kim loại A.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
Câu 11: Khi cho 3,33 gam một kim loại tác dụng với nước thì thấy khối lượng dung dịch sau pư tăng 2,82 gam. Hãy cho biết tên kim loại đó?
Câu 12. Hòa tan một oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 15,17%. Tìm công thức của oxit kim loại đó?
Câu 13: cho 2 nguyên tố kim loại ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Biết rằng 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại này tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Xác định tên hai kim loại đó?
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 17 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì liên tiếp nhau vào nước được 6,72 lít khí ở đktc. Xác định tên hai kim loại kiềm và thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ A, B thuộc hai chu kì liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được 15,68 lít kí ở đktc. Xác định tên hai kim loại kiềm thổ và thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?
a) Tìm tên hai kim loại.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 (M) cần dùng để trung hòa dung dịch A.
Câu 16: Cho 7,2 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra khí B. Cho khí B hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76g kết tủa. Xác định 2 muối cacbonat và tính thành phần % của chúng?
Câu 17: Hòa tan 28,4 gam hai muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí ở đktc và dung dịch A.
a) Tính khối lượng muối có trong dung dịch A?
b) Xác định hai kim loại, biết chúng ở hai chu kì liên tiếp nhau trong nhóm IIA?
c) Tính % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu?
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG ĐỀ THI ĐHCĐ
Câu 1: (ĐH khối A – 2007) Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là
A. K+, Cl-, Ar B. Li+, F-, Ne C. Na+, Cl-, Ar D. Na+, F-, Ne
Câu 2: (ĐH khối A – 2007) Anion X-, và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng TH các nguyên tố hóa học là
A. X có STT 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA
B. X có STT 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA
C. X có STT 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA
D. X có STT 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA
Câu 3: (CĐ khối A – 2007) Cho các nguyên tố M(Z=11), X(Z=17), Y(Z=9) và R(Z=19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. M<X<Y<R B. M<X<R<Y
C. Y<M<X<R D. R<M<X<Y
Câu 4: (CĐ khối A – 2007) Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị là
A. 73% B. 50% C. 54% D. 27%
Câu 5: (ĐH khối B – 2007) Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần
B. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
Câu 6: (ĐH khối B – 2007) Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức của XY là
A. AlN B. NaF C. LiF D. MgO
Câu 7: (ĐH khối A – 2008) Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải là
A. F, O, Li, Na B. F, Na, O, Li C. F, Li, O, Na D. Li, Na, O, F
Câu 8: (ĐH khối B – 2008) Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nto R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,04% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S B. As C. N D. P
Câu 9: Tổng số hạt p, n, e, của nguyên tử X là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu hóa học và vị trí của X (chu kỳ, nhóm) là
A. Na, chu kỳ 3, nhóm IA B. Mg, chu kỳ 3, nhóm IIA
C. F, chu kỳ 2, nhóm VIIA D. Ne, chu kỳ 2, nhómVII IA
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là
A. 1s22s22p63s23p1 B. 1s22s22p63s2
C. 1s22s22p63s23p2 D. 1s22s22p6
Câu 11: (ĐH khối A – 2009) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của n.tố X trong oxit cao nhất là
A. 50,00%. B. 27,27%. C. 60,00%. D. 40,00%.
Câu 12: (ĐH khối A – 2009) Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIA. B. chu kì 4, nhóm IIA.
C. chu kì 3, nhóm VIB. D. chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 13: (ĐH khối B – 2009) Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là
A. N, Si, Mg, K. B. Mg, K, Si, N.
C. K, Mg, N, Si. D. K, Mg, Si, N.
Câu 14: (CĐ khối A – 2009)Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. khí hiếm và kim loại. B. kim loại và kim loại.
C. kim loại và khí hiếm. D. phi kim và kim loại.
Câu 15: (CĐ khối A – 2009) Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 15. B. 17. C. 23. D. 18.
Câu 16: (CĐ khối A, B – 2011) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là
A. X3Y2. B. X2Y3. C. X5Y2. D. X2Y5.
Câu 17: Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là
A. Z, Y, X. B. X, Y, Z. C. Y, Z, X. D. Z, X, Y.
Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử
A. X và Z có cùng số khối. B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.
C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học. D. X và Y có cùng số nơtron.
Câu 14: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
Câu 15: (ĐH khối A – 2011) Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các ntử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính n.tử Ca tính theo lí thuyết là
A. 0,155 nm. B. 0,196 nm. C. 0,185 nm. D. 0,168 nm.
Câu 16: (CĐ khối A, B – 2012) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bàng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A.chu kỳ 3, nhóm VA. B. chu kỳ 3, nhóm VIIA.
C. chu kỳ 2, nhóm VA. D. chu kỳ 2, nhóm VIIA.
Câu 17: (ĐH khối B – 2012) Phát biểu nào sau đây là sai?
Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
Trong một CK, bán kính nguyên tử KL nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
Các KL thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
Câu 18: (ĐH khối B – 2012) Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tốt Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là
A. Zn B. Cu C. Mg D. Fe
Câu 19: (ĐH khối A – 2012) Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là
A. 11. B. 10. C. 22. D. 23.
Câu 20: (ĐH khối A – 2012) Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
B. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.
C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.
D. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực.
Câu 21: (ĐH khối A – 2012) X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?
A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
B. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.
D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
Câu 22: (CĐ khối A, B – 2013) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là
A. 7. B. 6. C. 8. D. 5.
Câu 23: (ĐH khối A – 2013) Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s22s22p53s2. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p43s1.
Câu 24: (ĐH khối B – 2013) Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. NaF. B. CH4. C. H2O. D. CO2
Câu 25: (ĐH khối B – 2013) Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm () lần lượt là
A. 13 và 13. B. 13 và 14. C. 12 và 14. D. 13 và 15.
Câu 26: (CĐ khối A, B – 2014) Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kì 3, nhóm VIIIA B. chu kì 4, nhóm IIA
C. chu kì 3, nhóm VIIA D. chu kì 4, nhóm IA
Câu 27: (ĐH khối B – 2014) Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản . Nguyên tố X là
A. Ne (Z = 10) B. Mg (Z = 12) C. Na (Z = 11) D. O (Z = 8) .
Câu 28: (ĐH khối A – 2014) Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là
A. Al (Z = 13) B. Cl (Z = 17) C.O (Z = 8) D. Si (Z = 14)
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 7.
Kiểm tra, đánh giá HĐ:
Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12317658.doc