- Trước hành động của phe chủ chiến thì thực dân Pháp đã có những động thái nào?
Thực dân Pháp phải tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách để loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình (Ngày 31/3/1885, Hạ nghị viện Pháp thông qua 500 triệu phơrăng cho ngân sách tiếp tục xâm lược Việt Nam. Nội các Bờritxông (Brisson) đã gửi sang Việt Nam thêm 6000 quân. Ngày 31/5/1885, Tướng Cuốcxy sang Việt Nam nắm toàn quyền quân sự và chính trị, Cuốcxy gửi thư mời các viên phụ chính qua sông tới tòa Khâm sứ để thảo luận về việc triều yết vua Hàm Nghi và trình quốc thư, nhân dịp đó sẽ giữ lại Tôn Thất Thuyết không cho về. Nhưng Tôn Thất Thuyết đã cáo bệnh không đi. Biết được âm mưu của Pháp, phe chủ chiến buộc phải ra tay hành động trước nhằm giành thế chủ động.
- Khi quân Pháp phản công, chúng đã trắng trợn cướp bóc của cải và tàn sát vô cùng dã man những người dân vô tội, hầu như nhà nào cũng có người bị giết. Do đó, từ đấy về sau, hằng năm nhân dân Huế đã lấy ngày 5/7 (nhằm ngày 23/5 âm lịch) làm ngày giỗ chung.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 4070 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX ( tiết 1 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Học sinh cần nêu được hoàn cảnh, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta vào cuối thế kỉ XIX.
Phân tích, so sánh được các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương, phong trào đấu tranh tự vệ của nhân dân cuối thế kỉ XIX.
Đánh giá được những đặc điểm, tính chất và rút ra được những bài học kinh nghiệm từ quá trình đấu tranh bảo vệ dân tộc của nhân dân ta trong tiến trình dựng nước và giữ nước.
Về thái độ, tư tưởng
Hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
Đánh giá đúng trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc. đề cao tinh thần đoàn kết, yêu hoà bình và chống chiến tranh phi nghĩa.
Bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dẫn đến thắng lợi.
Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, trình bày tư liệu, rút ra nhận xét, đánh giá.
Củng cố kĩ năng sử dụng SGK, lược đồ để trình bày các sự kiện liên quan.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp tư liệu lịch sử, liên hệ và rút ra bài học kinh nghiệm.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy
Lược đồ phong trào Cần Vương, các cuộc khởi nghĩa vũ trang, tranh ảnh các nhân vật lịch sử liên quan (vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết)
Học sinh
Sách giáo khoa
Tìm hiểu trước thông tin về sự kiện, nhân vật lịch sử (vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
Dẫn dắt vào bài mới
Sau hai bản Hiệp ước 1883, 1884, Pháp đã thành công đặt ách thống trị lên toàn đất nước Việt Nam. Tuy vậy trên thực tế, trong triều đình lúc bấy giờ vẫn còn một số người yêu nước, do tình thế bắt buộc mà đành phải ngồi im, họ nuôi chí hành động khi có thời cơ, sẵn sàng đứng lên chống ách đô hộ Pháp cùng với nhân dân.
Để hiểu được phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX đã diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay: Bài 17. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự bùng nổ của phong trào Cần Vương (cả lớp/cá nhân).
Câu hỏi: Nguyên nhân nào đã dẫn đến cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế?
HS dựa vào sách giáo khoa, trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung.
GV: Cho HS xem hình ảnh Tôn Thất Thuyết và giới thiệu những nét chính về Tôn Thất Thuyết.
- Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913) quê ở thôn Phú Môn, xã Xuân Long (Huế), là người trong hoàng tộc từng giữ nhiều chức vụ. Sau khi vua Tự Đức mất, ông trở thành 1 trong 3 vị phụ chính đại thần giữ chức Thượng thư Bộ binh, nắm quyền chỉ huy quân đội. Năm 1883-1884, triều đình kí 2 hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của thực dân Pháp. Ông đã đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình kiên quyết phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp (Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc), đưa vua Hàm Nghi lên ngôi lúc mới 13 tuổi. Thẳng tay trừng trị quan lại thân Pháp (Phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành, Gia Hưng quận vương) chuẩn bị lực lượng, mở “đường thượng đạo”, xây dựng hệ thống sơn phòng dọc theo sườn đông Trường Sơn, ra sức chiêu mộ binh lính, tích trữ lương thảo, vũ khí chờ thời cơ. Người Pháp đã từng nhận xét ông: “lòng yêu nước của Tôn Thất Thuyết không chấp nhận 1 sự thỏa hiệp nào, ông ta xem quan lại chủ hòa như kẻ thù của dân tộc”
- Trước hành động của phe chủ chiến thì thực dân Pháp đã có những động thái nào?
Thực dân Pháp phải tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách để loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình (Ngày 31/3/1885, Hạ nghị viện Pháp thông qua 500 triệu phơrăng cho ngân sách tiếp tục xâm lược Việt Nam. Nội các Bờritxông (Brisson) đã gửi sang Việt Nam thêm 6000 quân. Ngày 31/5/1885, Tướng Cuốcxy sang Việt Nam nắm toàn quyền quân sự và chính trị, Cuốcxy gửi thư mời các viên phụ chính qua sông tới tòa Khâm sứ để thảo luận về việc triều yết vua Hàm Nghi và trình quốc thư, nhân dịp đó sẽ giữ lại Tôn Thất Thuyết không cho về. Nhưng Tôn Thất Thuyết đã cáo bệnh không đi. Biết được âm mưu của Pháp, phe chủ chiến buộc phải ra tay hành động trước nhằm giành thế chủ động.
- Khi quân Pháp phản công, chúng đã trắng trợn cướp bóc của cải và tàn sát vô cùng dã man những người dân vô tội, hầu như nhà nào cũng có người bị giết. Do đó, từ đấy về sau, hằng năm nhân dân Huế đã lấy ngày 5/7 (nhằm ngày 23/5 âm lịch) làm ngày giỗ chung.
GV giới thiệu cho HS vài nét về vua Hàm Nghi
- Vua Hàm Nghi (1872-1943) tên thật là Ưng Lịch. Lên ngôi năm 184 khi mới 13 tuổi. khi kinh thành Huế thất thủ, vua cùng Tôn Thất Thuyết chạy lên căn cứ Tân Sở. Tại đây vua phê chuẩn chiếu Cần Vương do Tôn Thất Thuyết biên soạn.
Em hiểu thế nào là Cần Vương và việc xuống chiếu Cần Vương nhằm mục đích gì?
Cần : Giúp đỡ
Vương : Vua
- Cần Vương là giúp Vua cứu nước giành độc lập cho dân tộc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương (cả lớp/cá nhân).
GV đưa ra bảng sau và yêu cầu HS dựa vào SGK tìm hiểu các nội dung trong bảng.
Nội dung
Gđ1
Gđ2
Lãnh đạo
Thành phần t.gia
Kết quả
Đặc điểm
HS dựa vào SGK và tìm hiểu
GV mở rộng: Tại sao phạm vi của phong trào Cần Vương không diễn ra ở Nam Kì ?
- Vì Nam Kì đã bị Pháp thôn tính và đã trở thành thuộc địa của Pháp từ trước.
Phong trào Cần Vương
Phong trào Cần Vương bùng nổ
* Nguyên nhân
- Sau hiệp ước Hác măng và Patơnốt, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền thực dân ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Phong trào chống Pháp trong nhân dân diễn ra sôi nổi, phái chủ chiến trong triều đình đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động.
- Pháp nhận ra nguy cơ, âm mưu loại bỏ phe chủ chiến.
- Phe chủ chiến quyết định hành động trước, tạo nên cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- Đêm mồng 4, rạng sáng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Sáng 5/7/1885, Pháp phản công.
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy lên Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
=> Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân, tạo nên phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, kéo dài hơn 10 năm.
* Các giai đoạn phát triển
* Gợi ý sản phẩm:
Nội dung
Gđ1
Gđ2
Lãnh đạo
- Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết
- Các văn thân, sĩ phu yêu nước
Địa bàn
- Từ Bắc đến Nam Trung Kì
- Thu hẹp hơn, quy tụ thành trung tâm tại trung du, miền núi
Thành phần
tham gia
- Văn thân, sĩ phu yêu nước, quần chúng nhân dân
- Văn thân, sĩ phu yêu nước, quần chúng nhân dân
Kết quả
- Cuối 1888, Vua Hàm Nghi bị bắt, lưu đày sang châu Phi
- Sauk hi khởi nghĩa Hương Khê thất bại, phong trào chấm dứt
Đặc điểm
- Quy mô rộng rãi, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của vua
- Thu hẹp, mang tính chất dịa phương, không có vua lãnh đạo
Hoạt động 3: Tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX (cả lớp/cá nhân).
Trong tiết này, GV yêu cầu HS tìm hiểu các nội dung của 4 cuộc khởi nghĩa trong SGK với các nội dung sau:
- Lãnh đạo
- Địa bàn
- Hoạt động chủ yếu
- Kết quả, ý nghĩa
HS dựa vào SGK để tìm hiểu.
GV nhận xét, bổ sung.
GV: giới thiệu đôi nét về Căn cứ Bãi Sậy.
- Bãi Sậy là một vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ của tỉnh Hưng Yên. Trước kia là những cánh đồng rộng mênh mông, rất màu mỡ của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bãi Sậy có vị trí rất trọng yếu, án ngữ những tuyến thủy, bộ quan trọng của vùng tả ngạn Sông Hồng. Tuy là vùng đồng bằng nhưng rất hiểm trở bởi những cánh rừng lau sậy rộng lớn, um tùm, sình lầy, cộng vào đó là hệ thống hầm chông, cạm bẫy của nghĩa quân đã làm cho vùng này càng trở nên bí hiểm với những câu chuyện “ cỏ biết cắn ”, “ rắn hai đầu”
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)
- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật, Đốc Tít
- Căn cứ chính: từ Bãi Sậy (Hưng Yên) lan rộng sang Hải Dương, Bắc Ninh, Thái BìnhNgoài ra còn có căn cứ Hai Sông.
- Hoạt động chủ yếu
+ Từ năm 1885 đến 1887, xây dựng căn cứ (khống chế các tuyến đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống), tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động .
+ Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung.
- Kết quả, ý nghĩa
+ Phong trào suy yếu, lực lượng giảm sút, Nguyễn Thiện Thuật lánh sang Trung Quốc.
+ Năm 1892, những lực lượng cuối cùng về với nghĩa quân Yên Thế.
+ Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng.
IV. CỦNG CỐ
- Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương?
- Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu trước các cuộc khởi nghĩa còn lại, tìm hiểu câu hỏi 1,2 cuối bài.
Thái Nguyên ngày tháng 03 năm 2018
Giáo viên hướng dẫn
Hoàng Thị Đặng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 21 tiet 1_12305964.docx