III.Gỉai phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam
- Cuối 1974 đầu 1975, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi, có lợi cho cách mạng.
- Bộ CT TW Đảng ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.
- Bộ CT nhấn mạnh: “ Cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 4983 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền nam (1973 – 1975), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Lịch Sử
Trường RLNVSP: THPT Ngô Gia Tự
Họ và tên GVHD:
Họ và tên sinh viên thực hiện: Trần Bá Hải
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 12
BÀI 23: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM
(1973 – 1975)
Gíáo viên hướng dẫn: cô Trịnh Thị Hoãn
Sinh viên thực hiện: Trần Bá Hải
Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh sẽ:
Về kiến thức:
Nêu được tình hình và nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc kể rừ sau hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết; chỉ rõ những âm mưu, hành động của Mỹ và chính quyền Sài Gòn sau khi Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam
Biết được những điều kiện lịch sử và thời cơ mới để Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam. nội dung của kế hoạch giải phóng miền Nam.
Trình bày tóm tắt được những diễn biến chính của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975. Ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Nêu và phân tích được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).
Về kĩ năng:
Rèn luyện cho HS kỉ năng phân tích, so sánh, nhận định thời cơ đối với việc giải phóng miền Nam; đánh giá âm mưu thủ đoạn của Mỹ và chíh quyền Sài Gòn sau khi hiệp định Pari năm 1973 về VN được kí kết.
Nâng cao các kĩ năng sử dụng SGK, kênh hình, trong học tập lịch sử.
Về thái độ tư tưởng:
Bồi dưỡng thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào về những thắng lợi oanh liệt của dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học:
Tài liệu tham khảo:
sách giáo khoa lịch sử 12
sách giáo giáo viên lịch sử 12
Đồ dùng dạy học:
Bảng, phấn
Lược đồ chiến dịch Hồ Chí Minh
Tiến trình tổ chức dạy học:
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp thông qua lớp trưởng.
Kiểm tra bài cũ:
Hãy kể tên những thắng lợi tiêu biểu của nhân dân miền Nam chiến đấu đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 – 1969) và chiến lược “việt Nam hóa chiến tranh 1969 – 1973 của Mỹ
Trong những năm 1965 – 1973, nhân dân miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam như thế nào?
Lập bảng so sánh về những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) như thế nào?
Những điểm giống nhau
Những điểm khác nhau
“Chiến tranh cục bộ”
“Việt Nam hóa chiến tranh”
Dẫn nhập:
Sau hiệp định Pari 1973 về Việt Nam được kí kết, Mĩ rút quân về nước nhưng thực chất nước ta vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn vì Mĩ vẫn còn để lại cố vấn và còn đó những ngụy quân Sài Gòn sẵn sàng vùng dậy để “Bình định- lấn chiếm”. Quân và dân ta sẽ làm gì trong khoảng thời gian này. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: BÀI 23:KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)
Hoạt động giảng dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM
I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - Xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam:
* Hoạt động 1:
- GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ: sau hiệp định Pari năm 1973 về VN được ki kết, miền Bắc có nhiệm vụ gì?
- HS: tìm hiểu sgk trả lời.
- GV: nhận xét, trình bày và ghi bảng
+ sau hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ đã rút khỏi nước ta. Chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”, chỉ còn lại quân đội Sài Gòn, trong khi đó quân đội miền Bác Việt Nam vẫn được ở lại. Như vậy, so sánh lực lượng giữa hai bên đã có lợi cho cách mạng nước ta, việc giải phóng miền Nam để thống nhất Tổ quốc chỉ còn là vấn đề chờ thời cơ tốt nhất.
+ Miền Bắc trở lại hòa bình nên cùng một lúc phải thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại của Mĩ, khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội, vừa tiếp tục làm hậu phương lớn, khẩn trương chi viện cho tiền tuyến miền Nam chuẩn bị giải phóng
+ HS lắng nghe và ghi bài
Hoạt động 2 : Tổ chức cho học sinh tìm hiểu sách giáo khoa gạch chân những cụm từ và số liệu phản ánh thành tích nhân dân miền Bắc đạt được trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục, phát triển kinh tế xã hội và nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam.
HS xem SGK và trả lời câu hỏi.
Hết thời gian GV gọi HS lên trả lời nhấn mạnh các số liệu trong SGK, GV nhận xét , bổ sung.
HS theo dõi , ghi bài.
Cuối cùng GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ.
Những thành tích mà nhân dân miền Bắc đạt được trong hai năm 1973 – 1974 có ý nghĩa như thế nào ?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và chốt ý : Những thành tựu mà nhân dân miền Bắc đạt được có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó vừa góp phần tích cực vào giải phóng miền nam thống nhất tổ quốc và thực hiện nhiệm vụ tiếp quản xây dựng các vùng giải phóng và chuẩn bị giải phóng sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
II/ Miền Nam đấu tranh chống địch “ Bình định – lấn chiếm” , tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam:
Hoạt động 1 : GV nhắc lại kiến thức cũ của bài học trước trong nội dung Hiệp định Pari năm 1973 có 1 điều khoản : “Hoa Kì rút hết quân đội của mình và các quân đồng minh ,hủy bỏ các căn cứ quân sự , cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoạt can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.”. Sau đó GV phát vấn học sinh : Sau hiệp định Pari về Việt Nam được ký kết ( 27/1/1973 ) Mĩ có thực hiện các điều khoản như mình nêu ra hay không ? Âm mưu mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau hiệp định Pari như thế nào ?
GV nhận xét và trình bày phân tích cho HS dựa vào Hình 77 Quân đội Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam nhấn mạnh : Tuy là đế quốc Mĩ và quân đội đồng minh rút khỏi miền Nam nước ta , nhưng âm mưu , hành động của Mĩ vẫn chưa kết thúc . Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự , tiếp tục viện trợ kinh tế , quân sự cho chính quyền Sài Gòn tiến hành chiến dịch “ tràn ngập lãnh thổ” liên tiếp mở những cuộc hành quân “ bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng của ta.Thực chất vẫn đang tiếp tục chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”.
Hoạt động 2 : GV cho HS theo dõi SGK và phát vấn: Nhân dân miền Nam đã giành được những thắng lợi gì trong cuộc đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” kể từ sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? Ý nghĩa của chiến thắng Phước Long
(6/1/1974)?
GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và chốt ý : GV cần nhấn mạnh cho HS ghi nhớ về sự kiện chiến thắng Đường số 14 - Phước Long của quân giải phóng , bằng việc cho HS theo dõi đoạn phim tư liệu “ Ý nghĩa chiến thắng Phước Long” , rồi yêu cầu các em : Đánh giá ý nghĩa của nó ?
GV khẳng định một lần nữa: Chiến thắng Phước Long đã loại khỏi vòng chiến đấu 3.000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân. Sau chiến thắng này, chính quyền Sài Gòn đã phản ứng mạnh bằng việc đưa quân đội đến hòng chiếm lại, nhưng rồi bất lực và suy yếu dần. Mĩ cũng chỉ dám đứng bên ngoài nhìn vào và phản ứng yếu ớt, chỉ đe dọa từ xa.Thực tế trên giúp chúng ta hiểu rằng khả năng Mĩ can thiệp trở lại miền Nam Việt Nam bằng quân sự là rất hạn chế -> Thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến, ta phải làm ngay.
GV củng cố kết thúc tiết 1.
III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam , giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc:
1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam.
* Hoạt động 1 : Cả lớp
GV phát vấn HS : Căn cứ vào đâu mà Đảng ta đưa ra kế hoạch giải phóng miền Nam ? Nội dung của kế hoạch ?
GV nhận xét , trình bày và kết luận :
+ Sau Hiệp định Pari năm 1973 , quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ phải rút về nước , quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa , làm cho tương quan lực lượng có lợi cho ta . Mặc dù Mĩ vẫn còn viện trợ quân sự và kinh tế cho chính quyền Sài Gòn , nhưng đã giảm đi rất nhiều , vì Mĩ tin rằng sớm muộn thì miền Nam Việt Nam sẽ được giải phóng. Trong khi đó , chiến lược “ tràn ngập lãnh thổ” thất bại , quân ta liên tiếp giành được thắng lợi ở chiến trường miền Nam , vùng giải phóng của ta được mở rộng , vùng chiếm đóng của chính quyền Sài Gòn bị thu hẹp.
+ Ngày 6 – 1 – 1975 chiến thắng Đường 14 - Phước Long , Đảng ta thấy thời cơ giải phóng đã đến , quyết tâm giải phóng miền Nam.
+ Cuối năm 1974 – đầu năm 1975 trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng , Bộ chính trị TW Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.
+ Mặc dù kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 nhưng Bộ chính trị nhấn mạnh : “ cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
- GV kết hợp hình 78 : “Bộ chính trị họp Hội nghị mở rộng quyết định kế hoạch giải phóng miền Nam” để giảng giải cho HS.
2. Cuộc Tổng tiến công Xuân năm 1975.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm và Cả lớp
- GV dẫn dắt vấn đề : Thực hiện chủ trương của Đảng về giải phóng miền Nam , trong gần 2 tháng bắt đầu từ ngày 4 – 3 , chúng ta tiến hành cuộc Tổng tiến công Xuân năm 1975 trên toàn miền Nam , qua 3 chiến dịch lớn : Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng , và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử . Vậy ba chiến dịch diễn ra như thế nào và kết quả ra sao ?
- GV mời các nhóm lên thuyết trình phần nhiệm vụ đã được phân công.
- Kết hợp với phần thuyết trình của từng nhóm GV nhận xét , bổ sung và đặt vấn đề cho các nhóm :
+ Tại sao ta chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu và mở màn là Buôn Ma Thuột ? ( Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng ở Đông Dương , nhưng địch lại bố trí ở đây 1 lực lượng mỏng , bố phòng sơ hở).
+ Vì sao Bộ chính trị TW Đảng lại quyết định mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng trong khi chiến dịch Tây Nguyên đang diễn ra ? ( Sau khi Tây Nguyên bị mất, quân Sài Gòn mất tinh thần nên ngày 14/3/1975, Tổng thống miền Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho quân đội bỏ Tây Nguyên rút về vùng duyên hải miền Trung " lúc này thời cơ đang đến rất nhanh, là cơ hội cho quân ta giải phóng Sài Gòn. Nhưng muốn giải phóng Sài Gòn, trước hết phải giải phóng Huế - Đà Nẵng. Đà Nẵng chính là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ ở miền Nam).
+ Vì sao Đảng ta lại quyết định kế hoạch giải phóng miền Nam trước mùa mưa? (Miền Nam có hai mùa – mùa mưa và mùa khô. Việc giải phóng miền Nam trước mùa mưa sẽ tạo cho ta nhiều điều kiện thuận lợi khi hành quân, vận chuyển vũ khí, đưa của cải vật chất từ Bắc vào Nam; mặt khác thời cơ giải phóng miền Nam đang đến rất nhanh và cũng có thể trôi qua nhanh, nếu chậm trễ sẽ có tội với lịch sử, nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy cần phải nhanh hơn nữa, thần tốc hơn nữa,)
Sau khi các nhóm thuyết trình xong , thì GV phát cho HS phiếu học tập để hoàn thành 3 chiến dịch.
GV cho HS xem lại lược đồ của các chiến dịch , phim tư liệu và hoàn thành phiếu học tập.
GV cho HS thời gian 5 phút để hoàn thành phiếu học tập và gọi 1 số HS trình bày lại , nếu tốt có thể khuyến khích bằng cách cho điểm cộng để động viên HS.
IV/ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.( 1954 – 1975)
* Hoạt động 3 : Cả lớp
GV phát vấn HS :
+ Những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) ? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
+ Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
GV cần giúp HS hiểu được những nguyên nhân chủ quan và khách quan, cũng như ý nghĩa thắng lợi trong nước và quốc tế: * Nguyên nhân thắng lợi:
+ Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi trước hết do có sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo. Đó là đường lối tiến hành cùng lúc hai chiến lược cách mạng ở hai miền: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Đây là sự sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam trong tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, có tinh thần đoàn kết nhất trí, lao động cần cù và chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước do Đảng lãnh đạo, những truyền thống đó lại được phát huy cao độ, vì vậy sức mạnh dân tộc Việt Nam được phát huy đến mức cao nhất. Hơn nữa, chế độ XHCN ở miền Bắc được bảo vệ vững vàng đã trở thành hậu phương lớn, đáp ứng ngày càng lớn yêu cầu chi viên sức người, sức của cho miền Nam.
+ Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta thắng lợi còn có tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước trên bán đảo Đông Dương là Việt Nam, Lào và Campuchia.
+ Sự đồng tình, ủng hộ giúp đỡ to lớn về vật chất và tinh thần của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, trước tiên là Liên Xô và Trung Quốc; phong trào phản đối chiến tranh Mĩ xâm lược Việt Nam của nhân dân thế giới và nhân dân Mĩ.
2. Ý nghĩa lịch sử
* Trong nước
- Kết thúc 21 năm cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945 – 1975) - Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc: cả nước độc lập, thống nhất, cùng đi lên CNXH
* Quốc tế: Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trên thế giới, nhất là những nước có hoàn cảnh như Việt Nam
+ Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ cứu nước, đồng thời kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 – 1975), chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến, rửa sạch cái nhục và nỗi đau mất nước hơn một thế kỷ qua. Trên cơ sở đó, hoàn thành về cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, bảo vệ thành công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, xóa bỏ mọi cản trở trên con đường thống nhất nước nhà.
+ Thắng lợi này đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên độc lập dân tộc và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta " Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) khẳng định: Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người , và đi vào lịch sử thế giới như 1 chiến công vĩ đại của TKXX , một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc”.
+ Thắng lợi của nhân dân ta và thất bại của đế quốc Mỉ đã tác động đến nội bộ nước Mĩ và cục diện thế giới , là nguồn cỗ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới , các dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và tự giải phóng cho mình.
Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - Xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam:
*Hoàn cảnh lịch sử
Mĩ và quân đồng minh của Mĩ rút khỏi nước ta -> so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng.
Miền Bắc có nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, vừa tiếp tục làm hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
*Thành tích:
- Việc tháo gỡ bom mìn và thủy lợi của Mĩ phong tỏa căn bản hoàn thành, đảm bảo việc đi lại bình thường.
- Cuối năm 1974, các cơ sở kinh tế, hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông về cơ bản được khôi phục và đi vào hoạt động; sản xuất công nghiệp tăng mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện.
- Đưa vào chiến trường miền Nam hàng chục vạn bộ đội, thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn.. ; đảm bảo đầy đủ và kịp thời các yêu cầu về vật chất- kĩ thuật để phục vụ các chiến dịch giải phóng miền Nam.
Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định- lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
1. Âm mưu của địch:
Tiếp tục “VN hóa chiến tranh’’
-Về Mĩ:
+Để lại 2 vạn cố vấn quân sự, lập bộ chỉ huy quân sự
+Tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.
-Về phía chính quyền Sài Gòn:ngang nhiên phá hoại hiệp định Pari.
Thực hiện chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” bằng những cuộc hành quân “Bình Định lấn chiếm”.
2. Diễn biến, kết quả:7/1973, BCH TW Đảng họp hội nghị lần thứ 21: tiếp tục cách mạng DTDCND bằng bạo lực cách mạng, nắm vững chiến lược tiến công trên cả 3 mặt trận: Quân sự, chính trị, ngoại giao.
- quân sự:
+ Cuối 1973: Đánh trả các cuộc hành quân “BĐ lấn chiếm” và tiến công địch, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng.
+ Cuối 1974 đầu 1975: chủ động tấn công địch ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ -> giải phóng đường 14 và tỉnh Phước Long.
-chính trị- ngoại giao:
+Tố cáo Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định, hòa hợp dân tộc.
+Đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, quyền tự do dân chủ
Các vùng giải phóng đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ quê hương, khôi phục và sản xuất.
III.Gỉai phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam
Cuối 1974 đầu 1975, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi, có lợi cho cách mạng.
Bộ CT TW Đảng ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.
Bộ CT nhấn mạnh: “ Cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 -> 24/3)
4/3 ta đánh nghi binh Plâyku và Kon Tum
10/3 tập trung tấn công Buôn Ma Thuột.
11/3 giành thắng lợi
24/3 giải phóng toàn bộ Tây Nguyên với 60 vạn dân
Chiến dịch Huế- Đà Nẵng (21/3 -> 29/3)
21/3 ta đánh vào các căn cứ địch và chặn các đường rút lui, tạo thành thế bao vây địch trong thành Huế.
10 giờ 30 phút ngày 25/3 quân ta tiến vào Huế -> 26/3 giải phóng Huế, tỉnh thừa thiên và các vùng lân cận.
Sáng 29/3 ta tấn công và đến 15 giờ ngày 29/3 ta giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng.
Cuối tháng 3 đầu tháng 4, giải phóng các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và 1 số tỉnh Nam Bộ.
Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 -> 30/4)
*Chủ trương của Đảng:
- “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật , giải phóng miền Nam trước mùa mưa (5/1975)”
- Đặt tên chiến dịch giải phóng SG – Gia Định là “chiến dịch Hồ Chí Minh”
*Diễn biến:
- 17 giờ ngày 26/4 cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến công vào SG, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
- 10 giờ 45 phút ngày 30/4 xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh độc lập , bắt sống toàn bộ chính quyền SG, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
-> 11 giờ 30 phút cùng ngày cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh độc lập.
- 2/5 miền Nam hoàn toàn giải phóng.
IV.Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)
Nguyên nhân thắng lợi
Đường lối chính trị, quân sự, ngoại giao tự chủ , đúng đắn và sáng tạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sức mạnh của tình đoàn kết, truyền thống dân tộc, yêu nước của toàn dân Việt Nam của hậu phương miền Bắc.
Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Ý nghĩa lịch sử:
Kết thúc 21 năm chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân- đế quốc, hoàn thành cách mạng DTDCND, thống nhất đất nước.
Mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc: độc lập, thống nhất và đi lên CNXH.
Tác động mạnh đến nước Mĩ và thế giới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
4. Củng cố và dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cơ bản của bài học.
- Làm bài tập trong SGK tr 198, học bài cũ.
- Đọc trước bài 24.
IV. Rút kinh nghiệm:
NHẬN XÉT CỦA GVHD:
Tp Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 03 năm 2017
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Trần Bá Hải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lich su lop 12 bai 23_12392395.docx