Giáo án Lịch sử lớp 6 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (XVI - XVIII)

2. Chiến tranh Trịnh Nguyễn và sự chia cắt Đàng trong – Đàng ngoài:

- 1545 Trịnh Kiểm nắm binh quyền Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hoá – Quảng Nam.

- Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.

- Từ 16271672, họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần, vùng đất Quảng Bình – Hà Tĩnh trở thành chiến trường.

- Không tiêu diệt được nhau, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước, kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII.

* Hậu quả:

- Đất nước bị chia cắt.

 

docx3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 6 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (XVI - XVIII), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: Tuần Ngày Soạn: Ngày dạy: Chương V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (XVI-XVIII) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Nắm được nội dung bài trước: nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ở thế kỉ XV về các mặt thiết chế chính trị, pháp luật, kinh tế - Đến đầu thế kỉ XVI, những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xã hội. Nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó. 2. Tư tưởng: - Sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (từ vua quan trong triều đình đến quan lại các cấp ở địa phương) dẫn đến mâu thuẫn xã hội sâu sắc và sự căm phẫn của các tầng lớp nhân dân, làm bùng nổ những cuộc khởi nghĩa. - Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ sự thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ. 3. Kĩ năng: - Xác định các vị trí địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ. II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC - Bản đồ cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều. - Bản đồ cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn . III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Tình hình tiều đình nhà Lê đầu XVI như thế nào? - Nguyên nhân, diễn biến phong trào khởi nghĩa của Trần Cảo? 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới: Cuối thời Lê vua quan ăn chơi sa đọa, không còn quan tâm đến đời sống nhân dân. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, nhiều cuộc khởi nghĩa đả nổ ra. b. Tổ chức dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN * Hoạt động1: ? Sự suy yếu của nhà Lê đã thể hiện như thế nào? (triều đình rối loạn các phe phái liên tục chém giết lẫn nhau) -GVdẫn dắt HS tìm hiểu vì sao lại có sự hình thành Nam-Bắc triều. - GV: Giảng nội dung SGK( hay hỏi Vì sao hình thành Bắc triều? Nam triều) - GV: Sử dụng bản đồ Việt Nam chỉ rõ vị trí Nam-Bắc triều. ? Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh PK Nam-Bắc triều? (do mâu thuẫn giữa nhà Lê và Mạc) - GV: Trìnhbày sơ lược chiến tranh kéo dài trên 50 năm diễn ra suốt một vùng từ Thanh-Nghệ ra Bắc - HS đọc phần in nghiêng SGK. ?Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây tai họa gì cho nhân dân ta? ? Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh?(tập đoàn phong kiến tranh chấp, nhân dân chịu cực khổ nhiều) ? Nêu kết quả của cuộc chiến tranh?(năm 1592 Nam triều chiếm Thăng Long-chiến tranh chấm dứt) * Hoạt động2: ? Sự hình thành thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong ntn? (năm 1545 Nguyễn Kim chết con rễ Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền, con thứ Nguyễn Kim trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam...) - Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa xây dựng cơ sở để đối địch với họ Trịnh (GV sử dụng bản đồ VN chỉ vị trí Đàng Trong Đàng Ngoài) ? Sự hình thành “ Vua Lê- chúa Trịnh” ở Đàng ngoài diễn ra như thế nào? ( tư năm 1592... chúa Nguyễn) -GV: hướng dẫn HS quan sát H 50 SGK. - GV: giảng phủ chúa Trịnh Đàng Ngoài... ? Cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn dẫn đến hậu quả như thế nào?(dải đất từ Nghệ An đến Quảng Bình là chiến trường khốc liệt, dân hai bên sông Gianh phải chuyển đi nơi khác . - HS đọc phần in nghiêng SGK ? Tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn?(phi nghĩa) + N thảo luận ? Nhận xét về tình hình chính trị- xã hội nước ta TK XVI-XVIII ? (không ổn định do chính quyền luôn luôn thay đổi và chiến tranh liên tiếp xãy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực) II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH NGUYỄN 1. Chiến tranh Nam – Bắc triều * Nguyên nhân: - Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc (1527) Bắc triều. - 1533 Nguyễn Kim lập dòng dõi họ Lê lên làm vua (Nam triều). - Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau hơn 50 năm (từ Thanh – Nghệ ra Bắc), gây nhiều đau khổ cho nhân dân. - Đến năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam – Bắc triều mới chấm dứt. * Hậu quả: Nhân dân bị đói khổ, đất nước bị chia cắt. 2. Chiến tranh Trịnh Nguyễn và sự chia cắt Đàng trong – Đàng ngoài: - 1545 Trịnh Kiểm nắm binh quyền Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hoá – Quảng Nam. - Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ. - Từ 1627à1672, họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần, vùng đất Quảng Bình – Hà Tĩnh trở thành chiến trường. - Không tiêu diệt được nhau, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước, kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII. * Hậu quả: - Đất nước bị chia cắt. - Ở Đàng Ngoài: + Trình Trùng xưng vương, xây phủ chúa bên cạnh triều Lê. - Họ Trịnh tuy nắm mọi quyền hành nhưng vẫn phải dựa vào vua Lê, nhân dân gọi là “vua Lê – chúa Trịnh”. - Ở Đàng Trong. - Con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn”. - Nhân dân bị đói khổ, ly tán. 4. Củng cố: - Hãy nêu hậu quả của chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng ngoài? - Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế - xã hội nước ta dưới thời Lê. 5. Hoạt động nối tiếp: Học bài, soạn bài tiếp theo . IV. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt TT Nguyễn Thị Xuân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 26 Cuoc dau tranh gianh quyen tu chu cua ho Khuc ho Duong_12398512.docx
Tài liệu liên quan