3. Sự thịnh vương của Trung Quốc dưới thời Đường
a. Đối nội:
- Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện hơn.
- Cử người thân tín đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để chọn người tài.
- Thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân - thực hiện chế độ quân điền
→ Do đó sản xuất phát triển, phồn thịnh.
b. Đối ngoại:
- Đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, Triều Tiên.
- Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục.
→ Dưới thời Đường Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
2 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 7 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Ngày soạn: 27/08/2018
Tiết: 4 Ngày dạy: 31/08/2018
Bài 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Nét nổi bật sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc.
- Tình hình chính trị và kinh tế Trung Quốc các triều đại Tần – Hán, Đường.
2. Thái độ:
- Giúp học sinh hiểu: Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn, điển hình ở phương Đông. Là một nước láng giềng gần gũi Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ văn hóa đến Việt Nam.
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng so sánh, lập bảng niên.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, tranh ảnh minh họa phong kiến Trung Quốc thời Tần – Hán, Đường.
2. Học sinh:
- Học bài và đọc bài mới theo hướng dẫn tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1/)
7A1; 7A2...
2. Kiểm tra bài cũ: (4/)
Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hoá Phục hưng ? Nội dung tư tưởng của phong trào đó ?
3. Giới thiệu bài mới: (1/) Ở châu Á chúng ta cũng có sự hình thành và suy vong chế độ phong kiến, Trung Quốc là một quốc gia tiêu biểu, tiết học hôm nay chúng ta sẻ tìm hiểu về sự hình thành và tồn tại chế độ phong kiến các triều đại Tần – Hán, Đường ở nước này.
3. Bài mới: (33/)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc(11/)
? Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở trung Quốc ?
HS: Quan lại và những nông dân giàu cộng cướp đoạt ruộng đất công → địa chủ; Nông dân giữ được ruộng đất để cày cấy → tự canh. Nhân dân công xã không có ruộng đất → nông dân lĩnh canh hay tá điền.
Hoạt động 2. Tìm hiểu xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán. (10/)
Giáo viên: kể chuyện về việc thành lập nhà Tần → khẳng định là công cuộc thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc → lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Tần Thuỷ Hoàng.
? Em hãy nêu nỗi bật về chính sách cai trị của nhà Tần ?
HS: dựa vào SGK nêu nét nỗi bật về chính trị, kinh tế, đối ngoại nhà Tần.
? Em hãy nêu nỗi bật về chính sách cai trị của nhà Hán ?
HS: dựa vào SGK nêu nét nỗi bật về chính trị, kinh tế, đối ngoại nhà Hán.
Hoạt động 3. Tìm hiểu sự thịnh vương của Trung Quốc dưới thời Đường. (12/)
? Em hãy nêu chính sách đối nội của nhà Đường ?
HS: suy nghĩ trả lời.
? Thế nào là chế độ quân điền ?
HS: lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân
? Những nét chủ yếu về đối ngoại Trung Quốc qua thời Đường ?
GV mở rộng: HS xem tranh ảnh, minh họa thêm sự cường thịnh của thời Đường. Đồng thời khẳng định các triều đại Trung Quốc đều tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược, tuy vậy mỗi khi xâm lược Đại Việt chúng đều chịu thất bại nặng nề.
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc
Xã hội phong kiến hình thành từ thế kỉ III TCN, thời Tần:
- Quan lại và nông dân giàu chiến nhiều ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ.
- Nhiều nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô.
→ Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
2. Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán
a. Thời Tần:
- Chia đất nước thành các quận huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị; thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.
- Ban hành chế độ đo lường thống nhất, giảm tô thuế, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang
- Bành trướng lãnh thổ về phía bắc và nam.
b. Thời Hán
- Xoá bỏ pháp luật hà khắc của nhà Tần
- Về kinh tế ban hành nhiều chính giống nhà Tần: giảm tô thuế, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang
- Chiến tranh xâm lấn Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam.
3. Sự thịnh vương của Trung Quốc dưới thời Đường
a. Đối nội:
- Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện hơn.
- Cử người thân tín đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để chọn người tài.
- Thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân - thực hiện chế độ quân điền
→ Do đó sản xuất phát triển, phồn thịnh.
b. Đối ngoại:
- Đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, Triều Tiên.
- Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục.
→ Dưới thời Đường Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
5. Củng cố: (5/) HS làm bài tập tự luận:
1. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào ?
2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào ?
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)
- Học bài theo câu hỏi bài tập cũng cố.
- Đọc trước SGK bài 4 mục 4, 5, 6 và suy nghĩ trả lời câu hỏi mực xanh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
............
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LS7 TUAN 2 TIET 4_12415894.doc